• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 21/11/1996
QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 6 tháng 11 năm 1996

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh

_______________________________

Căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 2 của Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào đề nghị của Chính phủ;

QUYẾT NGHỊ

I- Chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh sau đây:

1- Chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên:

a) Tỉnh Bắc Kạn có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Kạn và năm huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn và Ba Bể (hai huyện Ngân Sơn, Ba Bể do tỉnh Cao Bằng quản lý, nay chuyển giao cho tỉnh Bắc Kạn quản lý); và chín xã một thị trấn: Yên Hân, Yên Cư, Như Cố, Bình Văn, Quản Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, Nông Thịnh, và thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Phú Lương, nay thuộc tỉnh Thái Nguyên chuyển giao về huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn quản lý; có diện tích 4.795,54 km2, với số dân 268.047 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn.

b) Tỉnh Thái Nguyên có chín đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và bảy huyện: Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú lương, Phú Bình, Phổ Yên; có diện tích 3541,10 km2, với số dân 1.019.299 người.

Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên.

2- Chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh:

a) Tỉnh Bắc Giang có mười đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Giang và chín huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên; có diện tích 3816,7 km2 với số dân 1.441.044 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Giang.

b) Tỉnh Bắc Ninh có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Ninh và năm huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương; có diện tích 797,9 km2, với số dân 922.210 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Ninh.

3- Chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh là tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên:

a) Tỉnh Hải Dương có chín đơn vị hành chính gồm: Thị xã Hải Dương và tám huyện: Chí Linh, Nam Thanh, Kim Môn, Cẩm Bình, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện; có diện tích 1661,22 km2, với số dân 1.685.486 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Hải Dương.

b) Tỉnh Hưng Yên có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Hưng Yên và năm huyện: Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Tiên, Kim Động, Ân Thi; có diện tích 894,79 km2 với số dân 1.075.517 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Hưng Yên.

4- Chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau:

a) Tỉnh Bạc Liêu có bốn đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bạc Liêu và ba huyện: Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai; có diện tích 2.484,96 km2, với số dân 772.078 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Bạc Liêu.

b) Tỉnh Cà Mau có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Cà Mau và năm huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình; có diện tích 5.204,41 km2, với số dân 1.067.925 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Cà Mau.

5- Chia tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định:

a) Tỉnh Hà Nam có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Phủ Lý và năm huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên; có diện tích 826,66 km2, với số dân 804.800 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Phủ Lý.

b) Tỉnh Nam Định có bảy đơn vị hành chính gồm: Thành phố Nam Định và sáu huyện: Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, ý Yên, Vụ Bản và 7 xã Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ Thắng, Mỹ Hưng thuộc huyện Bình Lục nay chuyển giao về thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định quản lý; có diện tích 1.669,36 km2, với số dân 1.898.100 người.

Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định.

6- Tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương:

a) Tỉnh Quảng Nam có mười bốn đơn vị hành chính gồm: Thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ và mười hai huyện: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Núi Thành, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà Mi, Giằng, Hiên; có diện tích 10.406,34 km2, với số dân 1.364.599 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ.

b) Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương có bảy đơn vị hành chính các quận: Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, huyện Hoà Vang và huyện Đảo Hoàng Sa; có diện tích 942,46 km2, với số dân 663.115 người.

7- Chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước:

a) Tỉnh Bình Dương có bốn đơn vị hành chính gồm: Thị xã Thủ Dầu Một và ba huyện: Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, và bốn xã Minh Hoà, Minh Thạnh, Minh Tân, Trừ Văn Thố thuộc huyện Bình Long nay thuộc tỉnh Bình Phước chuyển giao cho huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương quản lý và năm xã: An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, An Bình, Vĩnh Hoà và thị trấn Phước Vĩnh thuộc huyện Đồng Phú nay thuộc tỉnh Bình Phước chuyển giao cho huyện Tân Yên, tỉnh Bình Dương quản lý; có diện tích 2718,50 km2, với số dân 646.317 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Thủ Dầu Một.

b) Tỉnh Bình Phước có năm đơn vị hành chính gồm các huyện: Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú; có diện tích tự nhiên 6.814,22 km2, với số dân 531.557 người.

Tỉnh lỵ: Thị trấn Đồng Xoài thuộc huyện Đồng Phú.

8- Chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc:

a) Tỉnh Phú Thọ có mười đơn vị hành chính gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và tám huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Sông Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Thanh, Phong Châu; có diện tích 3465,12 km2, với số dân 1.261.949 người.

Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì.

b) Tỉnh Vĩnh Phúc có sáu đơn vị hành chính gồm: Thị xã Vĩnh Yên và năm huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Mê Linh; có diện tích 1.370,73 km2, với số dân 1.066.522 người.

Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên.

II- Giao Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này, nhanh chóng ổn định tổ chức để phát triển sản xuất, bảo đảm đoàn kết, tiết kiệm, gọn nhẹ về tổ chức và biên chế; trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức lại các đơn vị hành chính ở các tỉnh, thành phố nói trên.

Giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu về địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Hà Tây tỉnh mới vùng Đồng Tháp Mười. Đồng thời, nghiên cứu tổng thể về địa giới các đơn vị hành chính trong cả nước cho phù hợp với yêu cầu mới.

III- Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này; hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở các tỉnh, thành phố nói trên.

IV- Giao Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thẩm quyền của mình hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân ở các tỉnh, thành phố nói trên.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 06 tháng 11 năm 1996.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nông Đức Mạnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.