• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 09/10/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2007
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 28/2000/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 25 tháng 9 năm 2000
No tile

PHÁP LỆNH

số 28/2000/PL-UBTVQH10 ngày 25/9/2000

THỂ DỤC, THỂ THAO

 

Thể dục, thể thao là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; tăng cường hiệu lực quảnlý nhà nước về thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực toàndân, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, phục vụcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 6 về Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000,

Pháp lệnh này quy định về thể dục, thể thao;

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động thể dục, thể thao xác định quyền vànghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.

Điều 2.Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhândân.

Nhànước thống nhất quản lý sự nghiệp thể dục, thể thao; hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện kế hoạch phát triển thể dục, thể thao; đầu tư thỏa đáng cho thể dụcthể thao; quy hoạch sử dụng đất đai làm sân bãi, cơ sở vật chất thể dục thểthao, công trình thể thao công cộng.

Điều 3.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tham gia hoạt động thể dục,thể thao và hưởng thụ giá trị thể dục thể thao; phát triển thể thao thành tíchcao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; giữ gìn và phát triển thể thao dân tộckết hợp với phát triển thể thao hiện đại phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Điều 4.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục,thể thao; thực hiện đa dạng hóa các cơ sở thể dục thể thao và các hình thứchoạt động thể dục, thể thao; huy động mọi nguồn lực để xây dựng và phát triểnthể dục, thể thao.

Điều 5.

1.Nhà nước có chính sách và biện pháp đào tạo bồi dưỡng vận động viên, huấn luyệnviên, trọng tài thể thao, cán bộ, giáo viên, giảng viên chuyên ngành thể dụcthể thao đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

2.Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích nghiên cứu khoa học, tổ chức triển khaiứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong hoạt động thể dục, thể thao.

Điều 6.Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong hoạt động thể dục, thể thao; lợi dụnghoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối trật tự côngcộng, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục. 

Chương II

THỂ DỤC, THỂ THAO QUẦN CHÚNG

Điều 7.Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu thểdục thể thao mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân.

Nhànước phát triển thể dục, thể thao quần chúng nhằm tăng cường sức khỏe, pháttriển hài hòa các yếu tố về thể chất và tinh thần của con người.

Điều 8. quan quản lý nhà nước về thểdục thể thao các cấp phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân để đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn phươngpháp tập luyện thể dục, thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể hàngngày cho mọi người; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao quầnchúng.

Điều 9.Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và cáctổ chức khác có trách nhiệm động viên, giúp đỡ thành viên tham gia hoạt độngthể dục, thể thao, xây dựng gia đình thể thao; xây dựng chương trình hoạt độngthể dục, thể thao, tổ chức các hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu thểdục thể thao quần chúng của tổ chức mình.

Điều 10.

1.Bộ Quốc phòng, BộCông an phối hợpvới Uỷ ban Thể dục thể thao quy định chế độ rèn luyện thể lực trong Quân độinhân dân và Công an nhân dân.

2.Các đơn vị vũ trang nhân dân tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ tham gia hoạtđộng thể dục, thể thao.

Điều 11.Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ người cao tuổi, người tàntật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội tham gia hoạt động thể dục,thể thao; trợ giúp phương tiện, điều kiện tập luyện và thi đấu những môn thểthao dành riêng cho người cao tuổi, người tàn tật.

Điều 12.Uỷ ban Thể dục thể thao phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin, các ngành, các địa phương để khai thác và pháttriển thể thao dân tộc, chú trọng các loại hình thể thao của các dân tộc thiểusố. Trong các lễ hội, hội thi thể thao - văn hóa phải coi trọng các môn thểthao dân tộc.

Điều 13.

1.Nhà nước khuyến khích các hình thức tổ chức thi đấu thể dục thể thao quầnchúng.

2.Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể dục thể thao quần chúng phảiphù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương, đơn vị; thuận tiện cho quầnchúng tham gia.

3.Các giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng của ngành, tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trở lên phải tuân theo điều lệ giải được cơ quan quản lý nhà nướcvề thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt.

4.Vận động viên thi đấu thể dục thể thao quần chúng đạt thành tích cao được xétphong cấp vận động viên và công nhận kỷ lục thể thao quốc gia. 

Chương III

THỂ DỤC, THỂ THAO TRƯỜNG HỌC

Điều 14.

1.Thể dục, thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động thể dục,thể thao ngoại khóa cho người học.

2.Giáo đục thể chất trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cườngsức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đápứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học.

3.Nhà nước khuyến khích hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa trong nhà trường.

Điều 15.Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới Uỷ ban Thể dục thể thao trong việc thực hiện các nhiệm vụ:

1.Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất;

2.Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thểcủa người học;

3.Đào tạo, bồi dưỡng và bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao;

4.Quy định hệ thống thi đấu thể dục thể thao trường học.

Điều 16. Nhàtrường có trách nhiệm:

1.Thực hiện chương trình giáo dục thể chất cho người học;

2.Tổ chức hoạt động thể dục, thểthao ngoại khóa;

3.Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động thể dục,thể thao trong nhà trường.

Điều 17.Giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong trường học có nhiệm vụ giảng dạyđầy đủ, có chất lượng theo chương trình giáo dục thể chất; tổ chức các hoạtđộng thể dục, thể thao ngoại khóa; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.

Giáoviên, giảng viên thể dục thể thao được hưởng phụ cấp nghề nghiệp về thể dục thểthao theo quy định của Chính phủ.

Điều 18.Người học có nhiệm vụ học tập theo chương trình giáo dục thể chất; được khuyếnkhích và tạo điều kiện tham gia hoạt động thể dục, thể thao; được bồi dưỡngphát triển năng khiếu thể thao.

Điều 19.Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cha mẹ học sinh trongtrường học có trách nhiệm động viên, giúp đỡ người học tham gia hoạt động thểdục, thể thao. 

Chương IV

THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO

Điều 20.

1.Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của vận độngviên, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, làsức mạnh và năng lực sáng tạo của con người.

2.Nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thểlực, ý chí và trình độ kỹ thuật thể thao của vận động viên để đạt được thànhtích cao trong thi đấu thể thao.

Điều 21.

1.Nội dung đào tạo, huấn luyện thể thao phải đảm bảo tính toàn diện, khoa học,kết hợp việc đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao thành tích thể thao với việc giáodục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa cho vận động viên.

2.Phương pháp đào tạo, huấn luyện thể thao phải phát huy tối đa năng lực, tínhtích cực, tự giác, tính tập thể, ý chí trong tập luyện và thi đấu, đề cao tráchnhiệm công dân của vận động viên. .

3.Nội dung, phương pháp đào tạo, huấn luyện thể thao phải được thể hiện thành chươngtrình đào tạo, huấn luyện thể thao phù hợp với mục tiêu đào tạo, huấn luyện thểthao.

Điều 22.Nhà nước có chính sách và biện pháp phát triển thể thao thành tích cao; xâydựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham giađào tạo và bồi dưỡng tài năng thể thao; tạo điều kiện cho vận động viên họctập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, lập thành tích xuất sắc trong thiđấu thể thao.

Điều 23.

1.Vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao quốc gia phải có đủ cácđiều kiện:

a)Là công dân Việt Nam;

b)Có năng lực, trình độ chuyên mônphù hợp với tiêu chuẩn tuyển chọn của từng môn thể thao;

c)Có phẩm chất đạo đức tốt.

2.Người Việt Nam định cư ởnước ngoài có đủcác điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được tuyển chọn vào đội tuyển thểthao quốc gia để thi đấu quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định củagiải thi đấu thể thao quốc tế.

3.Ngành, địa phương, cơ sở có vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thểthao quốc gia có trách nhiệm tạo điều kiện cho vận động viên hoàn thành nhiệmvụ tập huấn và thi đấu thể thao quốc tế.

Uỷban Thể dục thể thao quy định cụ thể việc tuyển chọn vận động viên vào độituyển thể thao quốc gia.

Điều 24.

1.Vận động viên được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao để thi đấu tại các giảithể thao phải có đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 củaPháp lệnh này.

2.Người Việt Nam định cư ởnước ngoài, ngườinước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có đủ điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều này được tham gia thi đấu giải thể thao trong nước theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam.

Cơquan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền quy định cụ thể việctuyển chọn vận động viên vào các đội tuyển thể thao.

Điều 25.Uỷ ban Thể dục thể thao quy định tiêu chuẩn phong cấp vận động viên, huấn luyệnviên, trọng tài thể thao; quyết định phong cấp thể thao cho vận động viên, huấnluyện viên, trọng tài thể thao; công nhận việc phong cấp của các tổ chức thểthao quốc tế đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao ViệtNam.

Điều 26.Nhà nước từng bước xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp đối với nhữngmôn thể thao có đủ điều kiện.

Chínhphủ quy định cụ thể về thể thao chuyên nghiệp.

Điều 27.

1.Hình thức thi đấu thể thao thành tích cao được tổ chức tại Việt Nam bao gồm:

a)Đại hội thể thao, giải thi đấu thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chứctại Việt Nam;

b)Đại hội thể dục thể thao toàn quốc;

c)Giải thi đấu quốc gia hàng năm từng môn thể thao;

d)Đại hội thể dục thể thao, giải thi đấu các môn thể thao của ngành, tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

2.Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các giải thi đấu thể thao quy định tạiđiểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao cho phép tổ chức các giải thi đấuthể thao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương cho phép tổ chức các giải thi đấu thể thao quyđịnh tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 28.

1.Điều kiện để tổ chức giải thi đấu thể thao thành tích cao bao gồm:

a)Có điều lệ giải thi đấu thể thao đượccơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền chấp thuận;

b)Có ban tổ chức giải thi đấu thểthao do cơ quan, tổ chức đăng cai tổ chức giải thành lập;

c)Có cơ sở vật chất, trang thiết bịkỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu thể thao và được cơ quan quản lýnhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt.

2.Người tổ chức giải thi đấu thể thao, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viêntham gia thi đấu phải trung thực, thể hiện đạo đức thể thao; không được sử dụngdược liệu và phương pháp bị cấm trong thi đấu thể thao.

Điều 29.

1.Hình thức công nhận thành tích thi đấu thể thao thành tích cao cho vận độngviên bao gồm:

a)Công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao;

b)Tặng huy chương thể thao.

c)Công nhận thành tích thi đấu thể thao trong các giải thi đấu thể thao quốc tế.

2.Uỷ ban Thể dục thể thao công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao công nhậnthành tích thi đấu thể thao trong các giải thể thao quốc tế, tặng huy chươngthể thao.

Điều 30.Tên gọi, huy chương thể thao, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải thi đấuthể thao thành tích cao và các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong thể thaophải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và các quy định của pháp luật ViệtNam.

Điều 31.

1.Vận động viên là người có tài năng thể thao, tập luyện thường xuyên và có hệthống về một môn hay nhiều môn thể thao để tham gia thi đấu thể thao thành tíchcao và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền côngnhận.

Vậnđộng viên có cống hiến lớn cho sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam, có đủ điềukiện về văn hóa được ưu tiên tuyển chọn để đào tạo và tuyển dụng vào làm việctại các cơ sở thể dục thể thao.

2.Huấn luyện viên là người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ huấn luyện thể thao,có phẩm chất đạo đức tốt và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thaocó thẩm quyền công nhận.

3.Trọng tài thể thao là người điều khiển và xác định kết quả thi đấu thể thaotheo luật thi đấu của từng môn thể thao, được đào tạo chuyên môn, có phẩm chấtđạo đức tốt và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyềncông nhận.

4.Quyền và nghĩa vụ của vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài thể thao doChính phủ quy định.

5.Vận động viên, huấn luyện viên là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cóquyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã ký với tổ chức sử dụng và các quyđịnh của pháp luật có liên quan. 

Chương V

CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO, ỦY BAN Ô-LIM-PÍCH VIỆT NAM,

LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC GIA

Mục 1.

CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 32.

1.Cơ sở thể dục thể thao được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch phát triển thểdục, thể thao của Nhà nước, ngành, địa phương; được tổ chức theo loại hình cơsở thể dục thể thao công lập, cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập.

2.Nhà nước thành lập cơ sở thể dục thể thao công lập để bảo đảm yêu cầu pháttriển sự nghiệp thể dục, thể thao; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơsở thể dục thể thao ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu hoạt động thể dục, thểthao của xã hội.

Điều 33.

1.Cơ sở thể dục thể thao bao gồm:

a)Trường đại học thể dục thể thao, trường cao đẳng thể dục thể thao được thànhlập để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên,trọng tài thể thao; nghiên cứu khoa học thể dục thể thao; tham gia đào tạo tàinăng thể thao;

b)Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia được thành lập để thực hiện kế hoạch tậphuấn đội tuyển thể thao quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia các môn thể thao;

c)Trung tâm thể dục thể thao được thành lập để huấn luyện, đào tạo, tập huấn cácđội tuyển thể thao của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao;

d)Trường nghiệp vụ thể dục thể thao được thành lập để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,giáo viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao ở cơ sở;

đ)Trường, trung tâm thể thao thanh thiếu niên được thành lập để tổ chức, hướngdẫn tập luyện thể thao cho thanh thiếu niên; phát hiện, bồi dưỡng tài năng thểthao trẻ;

e)Câu lạc bộ thể dục thể thao được thành lập để tổ chức, hướng dẫn các hoạt độngthể dục, thể thao cho người tập;

g)Cơ sở dịch vụ hoạt động thể dục,thể thao được thành lập để cung cấp dịch vụ về tập luyện, biểu diễn, thi đấuthể dục thể thao theo yêu cầu.

2.Cơ sở thể dục thể thao phải hoạtđộng đúng mục đích, theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về thể dụcthể thao có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng cán bộ, nhân viên trong cơsở, đất đai, công trình, trang thiết bị và tài chính theo quy định của phápluật.

Cơsở thể dục thể thao được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổchức, cá nhân theo quy định của pháp luật

Điều 34.Điều kiện thành lập cơ sở thể dục thể thao bao gồm:

1.Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn về thể dục thể thao phù hợp với nộidung hoạt động;

2.Có cơ sở vật chất, trang thiết bịkỹ thuật cần thiết;

3.Có phương án hoạt động được cơquan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 35.

1.Thẩm quyền thành lập cơ sở thể dục thể thao được quy định như sau:

a)Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học thể dục thể thao;

b)Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoquyết định thành lập trường cao đẳng thể dục thể thao;

c)Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thểdục thể thao quyết định thành lập trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia;

d)Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở thể dụcthể thao trực thuộc;

đ)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập cơ sở thể dục thể thao docấp mình quản lý.

Cấpcó thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở thể dục thể thao nào thì có thẩm quyềnđình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở thể dục thể thao đó.

2.Cơ sở dịch vụ hoạt động thể dục,thể thao do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội dung hoạt động chuyênmôn với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền ở địa phương và hoạt động theoquy định của pháp luật.

Điều 36.

1.Cơ sở thể dục thể thao được hưởngcác ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.

2.Cơ sở thể dục thể thao có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để trẻ em, ngườicao tuổi và người tàn tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.

Điều 37.Tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở vật chất, công trình thể thao, trang thiết bị,điều kiện tập luyện và thi đấu thể thao của cơ sở thể dục thể thao do Uỷ banThể dục thể thao quy định.

Mục 2.

ỦY BAN Ô-LIM-PÍCH (OLYMPIC) V/T NAM

Điều 38.

1.Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam là tổ chức xã hội về thể dục thể thao, hoạt độngtheo nguyên tắc tự quản và theo quy định của pháp luật.

2.Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Uỷban Thể dục thể thao.

3.Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt độngcủa Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam.

Điều 39.Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam đại diện cho thể thao Việt Nam trong phong tràoÔ-lim-pích quốc tế.

Uỷban Ô-lim-pích Việt Nam có trách nhiệm tham gia phát triển phong trào thể dụcthể thao trong nước, giúp đỡ các Liên đoàn thể thao quốc gia hoạt động; cùngvới Uỷ ban Thể dục thể thao chuẩn bị cho Đoàn thể thao Việt Nam tham gia cácĐại hội thể thao quốc tế.

Điều 40.Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trongnước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ nàytheo quy định của pháp luật.

Mục 3.

LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC GIA

Điều41.

1.Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia (sau đây gọi chung làLiên đoàn thể thao quốc gia) là tổ chức xã hội về một môn thể thao, hoạt độngtheo nguyên tắc tự quản và theo quy định của pháp luật.

2.Liên đoàn thể thao quốc gia chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Uỷban Thể dục thể thao.

3.Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt độngcủa Liên đoàn thể thao quốc gia.

Điều 42.Liên đoàn thể thao quốc gia có trách nhiệm tập hợp, đoàn kết, động viên cácthành viên tham gia phát triển môn thể thao ở trong nước; tổ chức các giải thi đấu thể thao theo hệthống thi đấu thể thao quốc gia; quản lý danh sách vận động viên, huấn luyệnviên, trọng tài môn thể thao; tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế tạiViệt Nam; cử vận động viên, đội tuyển môn thể thao tham gia thi đấu quốc tế.

Điều 43.Liên đoàn thể thao quốc gia được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện hoạtđộng, được nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nướcngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ này theo quy định của pháp luật.

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 44.Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thể dục thểthao trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi,phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần tăng cường quan hệ hợptác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Điều 45.Nội dung hợp tác quốc tế về thể dục thể thao bao gồm:

1.Tổ chức và tham gia biểu diễn, thiđấu thể dục thể thao quốc tế;

2.Thực hiện hợp tác đầu tư về thể dục thể thao;

3.Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về thể dục thể thao;

4.Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vựcthể dục thể thao;

5.Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, trọngtài thể thao;

6.Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực thể dục thể thao;

7.Chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục, thể thao.

Điều 46.

1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham giahoạt động hợp tác quốc tế về thể dục thể thao. Chuyên gia thể dục thể thao,huấn luyện viên, vận động viên Việt Nam được làm việc ở nước ngoài theo quy định củapháp luật.

2.Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài,người Việt Nam định cư ởnước ngoài hợp tácvề thể dục thể thao với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Chuyên gia thể dục thể thao,huấn luyện viên, vận động viên nước ngoài được làm việc tại Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 47.Việc thành lập cơ sở thể dục thể thao của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, của tổ chức, cánhân nước ngoài, của tổ chức quốc tế tại Việt Nam do Chính phủ quy định. 

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ C VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

Mục 1.

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 48.Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao bao gồm:

1.Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển thể dục, thể thao;

2.Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao;

3.Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thể dục thể thao;

4.Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồidưỡng vận động viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, cán bộ, giáoviên, giảng viên, nhân viên nghiệp vụ thể dục thể thao; huấn luyện và thi đấuthể thao;

5.Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển thể dục, thể thao;

6.Tổ chức, quản lý công tác nghiêncứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao;

7.Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về thể dục thể thao;

8.Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởngtrong hoạt động thể dục, thể thao;

9.Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềthể dục thể thao.

Điều 49.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

2.Uỷ ban Thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước về thể dục thể thao.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

Chínhphủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong việc phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao thực hiện quản lý nhànước về thể dục thể thao.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục thểthao ở địa phương theo quy định củaChính phủ.

Điều 50.Thanh tra thể dục thể thao là thanh tra chuyên ngành về thể dục thể thao.

Tổchức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về thể dục thể thao doChính phủ quy định.

Mục 2.

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 51.Các nguồn tài chính đầu tư cho thể dục thể thao bao gồm:

1.Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển thể dục, thể thao;

2.Các khoản thu từ hoạt động và dịch vụ thể dục, thể thao; các khoản tài trợ,đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài theoquy định của pháp luật.

Điều 52.

1.Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thể dục thể thao chủ yếu; đào tạo nhânlực và bồi dưỡng tài năng thể thao; hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao tại địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn.

2.Các nguồn tài chính đầu tư phát triển thể dục, thể thao phải được sử dụng đúngmục đích, có hiệu quả theo quy định của pháp luật.

 Điều 53.

1.Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức,cá nhân nước ngoài đầu tư, tài trợ để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho thể dục thể thao được tính vào chiphí hợp lý của doanh nghiệp và khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân khôngtính vào thu nhập chịu thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thể dục thể thao công cộng, ủng hộtiền hoặc tài sản khác để phát triển thể dục, thể thao được xem xét ghi nhậnbằng hình thức thích hợp.

Điều 54.

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp cótrách nhiệm thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai dành cho các công trình thể dụcthể thao.

2.Khi quy hoạch xây dựng trường học, khu dân cư, doanh trại đơn vị vũ trang nhândân phải đặt công trình thể dục thể thao vào quy hoạch xây dựng chung.

3.Công trình thể dục thể thao phải được bố trí ở những nơi thuận tiện để mọi người có điều kiện tham giahoạt động.

4.Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sửdụng đúng mục đích, có hiệu quả công trình thể dục thể thao, đất đai dành chocông trình thể dục thể thao.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 55.Tổ chức, cá nhân có thành tíchtrong xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, trong hoạt động thểdục, thể thao được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 56.Chế độ thưởng vật chất cho vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuấtsắc tại các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế do Chính phủ quy định.

Điều 57.

1.Người có hành vi vi phạm điều lệ giải, luật thi đấu thể thao; gian dối trongthi đấu thể thao; sử dụng dược liệu và phương pháp bị cấm trong tập luyện vàthi đấu thể thao thì bị xử phạt theo quyết định của Liên đoàn Thể thao quốcgia.

2.Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến các vi phạm quyđịnh tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3.Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a)Lợi dụng thi đấu thể thao để đánh bạc, cá độ bất hợp pháp;

b)Xâm phạm, sử dụng sai mục đích nguồn tài chính, đất đai, cơ sở vật chất dànhcho thể dục thể thao;

c)Gây rối trật tự công cộng tại nơi đang tiến hành tập luyện, biểu diễn, thi đấuthể thao;

d)Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thể lục thể thao. 

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58.Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 59.Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nông Đức Mạnh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.