QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ban hành Quy chế quản lý hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
______________
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quản lý các Trung tâm xã hội;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 641/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3 : Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan, chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ quyết định thi hành.
|
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Bá Thanh
|
QUY CHẾ
Quản lý hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2001/QĐ-UB ngày 28
tháng 5 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng)
__________________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Cơ sở bảo trợ xã hội
1. Cơ sở bảo trợ xă hội (sau đây viết tắt là cơ sở BTXH) quy định tại Quy chế này là tố chức được cơ quan có thẩm quyền thành lập, có kinh phí hoạt động được thụ hưởng từ ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn đóng góp, tài trợ của các tồ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm nuôi dưỡng tập trung các đối tượng xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
. 2. Các cơ sở BTXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm :
a/ Các Trung tâm bảo trợ xã hội;
b/ Trung tâm điều dưỡng người mắc bệnh tâm thần;
c/ Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d/ Các mái âm tình thương;
e/ Các cơ sở nuôi dưỡng người già cô dơn.
3. Các cơ sở BTXH chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan, doàn thể, tổ chức xã hội, UBND các quận, huyện, xã phường đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở BTXH đó (viết tắt là cơ quan quản lý trực tiếp).
4. Các cơ sở xã hội đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an thành lập trên địa bàn thành phố không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy chế này.
Điều 2 : Đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở BTXH
Đối tượng được xem xét tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH :
1. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập, không có người thân thích để nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng người thân thích đã già yếu hoặc gia đình nghèo không có khả năng nuôi dưỡng;
2. Người già cô đơn không nơi nương tựa, mất khả năng lao động, đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ, không có nguồn thu nhập để tự lo cuộc sống; người già tuy còn vợ hoặc chồng nhưng đều già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập;
3. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn nơi nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị mất tích, bị mất năng lực hành vi, hoặc không đủ khả năng đề nuôi dưỡng;
4. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, sống độc thân, không nơi nương tựa hoặc sống trong gia đình thuộc diện đói nghèo; người mắc bệnh tâm thần thường có hành vi nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
5. Người lang thang xin ăn không có nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú.
6. Trẻ em dưới 16 tuổi lang thang, không có nơi cư trú cố định, làm nhiều nghề khác nhau đế kiếm sống.
Điều 3 : Vận dộng tài trợ, giúp đỡ
Khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở BTXH vận động sự tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài giúp đỡ đối với các đối tượng được bảo trợ trên dịa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Điều 4 : Quản lý Nhà nưởc về hoạt động của các cơ sở BTXH
1. UBND thành phố thống nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các cơ sở BTXH trên địa bàn thành phố.
2. UBND các quận, huyện thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở BTXH trên địa bàn quận, huyện, thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH, chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND thành phố và sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các cơ sở BTXH trên địa bàn quận, huyện.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố có trách nhiệm giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở BTXH trên địa bàn thành phố; chủ trì và phôi hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và thực hiện các quy định về quản lý đối với các cơ sở BTXH trên địa bàn thành phố.
4. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện có trách nhiệm giúp UBND cấp mình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở BTXH trên địa bàn mình.
Điều 5 : Các hành vi cấm
Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi dưỡng các đối tượng xã hội nhằm mục đích vụ lợi; nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe đối tượng xã hội dược nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I
THÀNH LẬP, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG cơ SỞ BTXH
Điều 6 : Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở BTXH
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội (viết tắt là Nghị định 07) muốn thành lập cơ sở BTXH phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để xin phép thành lập. Hồ sơ bao gồm :
- Tờ trình hoặc đơn xin phép thành lập cơ sở BTXH
- Đề án tổ chức và hoạt động của cơ sở BTXH
- Báo cáo danh sách dự kiến trích ngang lý lịch thành viên Ban điều hành hoặc người quản lý cơ sở BTXH (gọi chung là Giám đốc cơ sở)
- Các giấy tờ liên quan đến nhà đất được sử dụng làm cơ sở BTXH
Điều 7 : Thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở BTXH
1. UBND thành phố cho phép thành lập các cơ sở BTXH có phạm vi hoạt động trên toàn thành phố trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở BTXH đã thông qua thẩm định và đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
2. UBND các quận, huyện cho phép thành lập các cơ sở BTXH hoạt dộng trong phạm vi quận huyện trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở BTXH đã thông qua thẩm định và đề nghị của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố hướng dẫn cụ thế việc thành lập các cơ sở BTXH theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 8 : Chấm dứt hoạt động của các cơ sở BTXH
Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở BTXH có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của cơ sở BTXH trong những trường hợp sau :
1. Không còn đủ điều kiện theo quy định tại điều 4 Nghị định
2. Hoạt động không đúng mục đích đã nêu trong đề án thành lập
3. Không chấp hành các quy định có liên quan của Nhà nước;
Điều 9 : Thủ tục chấm dứt hoạt động BTXH
1. Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở BTXH lập thủ tục thông qua cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở BTXH trong trường hợp thuộc khoản 1 điều 8 Quy chế này.
2. Cơ quan chức năng có quyền kiến nghị UBND có thấm quyền quvết định châm dứt hoạt động của các cơ sở BTXH trong trường hợp thuộc khoản 2, 3 điều 8 Quy chế này sau khi đă thực hiện việc kiểm tra, thanh tra đối với cơ sở BTXH theo đúng quy định của pháp luật.
Mục II
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NUÔI DƯỠNG
Điều 10 : Tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở BTXH
1. Cơ sở BTXH chỉ tiếp nhận đối tượng xã hội khi có quyết định của cơ quan quản lý trực tiếp.
2. Trong trường hợp đặc biệt khấn câp, đe dọa tính mạng của đối tượng thì Giám đốc cơ sở BTXH có thể tiếp nhận đối tượng xã hội nhưng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp có quyết định tiếp nhận trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đối tượng bắt đầu được nuôi dưỡng tại cơ sở.
3. Đối với cơ sở BTXH đã được cơ quan quản lý trực tiếp ủy quyền tiếp nhận đối tượng xã hội thì Giám đốc cơ sở được trực tiếp quyết định việc tiếp nhận đối tượng nhưng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đốì tượng.
Điều 11 : Điều kiện và thủ tục tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở BTXH
Các đối tượng xã hội được xem xét tiếp nhận vào cơ sở BTXH khi đảm bảo các điều kiện và thủ tục sau:
1. Thuộc 1 trong 6 nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều 2 quy chế này.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Quy chế này phải có đơn xin vào cơ sở BTXH của bản thân hoặc gia đình đối tượng, có văn bản đề nghị của UBND xã, phường nơi cư trú cuôì cùng của đối tượng. Riêng đối với đối tượng là người tàn tật còn phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tê có thẩm quyền.
3. Đối với đối tượng được quy định tại khoản 3, 5, 6 Điều 2 Quy chế này phải có văn bản đề nghị tiếp nhận của UBND xã, phường kèm theo biên bản của cơ quan công an hoặc UBND xã, phường nơi tìm thấy đối tượng.
4. Đối với đối tượng là người mắc bệnh tâm thần quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy chế này phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Đối tượng là người mắc bệnh tâm thần độc thân, không nơi nương tựa, lang thang phải có văn bản đề nghị tiếp nhận của UBND xã, phường nơi tìm thấy đối tượng; đối tượng là người mắc bệnh tâm thần sống với gia đình phải có đơn của gia đình xin cho đối tượng vào cơ sở BTXH.
Điều 12 : Lập hồ sơ cá nhân cho đối tượng tại các cơ sở BTXH
Cơ sở BTXH lập hồ sơ cá nhân cho từng đối tượng, bao gồm :
1. Quyết định tiếp nhận vào cơ sở BTXH của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc của Giám đôc cơ sở BTXH được ủy quyền
2. Các giâv tờ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Quy chế này
3. Sổ y bạ hoặc sổ theo dõi sức khỏe
4. Giấy đăng ký tạm trú (do công an nơi cơ sở đóng trụ sở cấp)
5. Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy Thân của dối tượng được tiếp nhận.
Điều 13 : Lập sổ sách quản lý đối tượng
1. Các cơ sở BTXH phải lập đầy đủ sổ sách quản lý đối tượng, phản ảnh các nội dụng chủ yếu sau : họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú cuối cùng trước khi vào cơ sở, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, ngày tháng năm được tiếp nhận được ra khỏi cơ sở; tên cha mẹ hoặc tên người giám hộ hợp pháp; lý do vào, lý do ra khỏi cơ sở; những thông tin khác (nếu có); ảnh 3x4;
2. Đối với đối tượng là trẻ em vô thừa nhận trong thời hạn 7 ngày kế từ ngày tiếp nhận, cơ sở BTXH phải làm việc với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đế lập các thủ tục quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 14 : Trách nhiệm của cơ sở BTXH trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội
1. Cơ sở BTXH có trách nhiệm thực hiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức giáo dục, lao động sản xuât, phục hồi chức năng cho các đối tượng xã hội tại cơ sở theo đúng chính sách hiện hành và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
2. Đôi vđi trẻ em dưới 15 tuổi chưa học hết chương trình bậc tiểu học, cơ sở BTXH phải tạo điều kiện cho các em được học chữ, học hướng nghiệp phù hợp với điều kiện lứa tuổi, sức khỏe và trình độ. Trẻ em có năng khiếu cần được tạo điều kiện để được học cao hơn và phát triển tài năng.
Điều 15 : Trả đối tượng về địa phương
1. Cơ sở BTXH thực hiện trả đối tượng về địa phương trong những trường hợp sau :
a/ Đối tượng là trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang đã đến tuổi trưởng thành, đã tìm được thân nhân hoặc có người đủ điều kiện và tiêu chuẩn nhận làm con nuôi;
b/ Người tàn tật đã phục hồi chức năng, người mắc bệnh tâm thần đã khỏi bệnh và đã được cơ quan chuyên môn giám dịnh;
c/ Cá nhân hoặc gia đình đối tượng làm đơn tự nguyện xin ra khỏi cơ sở BTXH.
d/ Người lang thang xin ăn có đơn bảo lãnh của gia đình hoặc của người thân thích;
2. Người lang thang xin ăn theo quy định tại khoản 5 điều 2 Quy chế này được nuôi dường tập trung tại cơ sở BTXH nhưng đã xác định được quê quán, nơi cư trú thì được chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố để lập thủ tục trả đổì tượng về địa phương theo quy định tại Điều 15 Nghị định 07.
3. Cơ sở BTXH thực hiện trả đối tượng về địa phương theo quy định tại khoản 1 điều này căn cứ vào quyết định cơ quan quản lý trực tiếp. Khi đưa đối tượng về địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội phải lập biên bản bàn giao đối tượng với chính quyền địa phương, người bảo lãnh, người giám hộ. Trường hợp đưa đối tượng về cho người bão lãnh, người giám hộ thì phải có sự chứng kiến và xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bảo lãnh, người giám hộ cư trú.
Điều 16 : Trách nhiệm của BTXH khi đối tượng chết
1. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày đối tượng chết, Giám đốc cơ sở BTXH có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp và phôi hợp với cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân chết, lập thủ tục khai tử, đồng thời tồ chức an táng theo quy định.
2. Trường hợp phát hiện đối tượng bị chết không phải do nguyên nhân già yếu, bệnh tật thì Giám đốc cơ sở BTXH phải thông báo cho cơ quan chức năng tổ chức khám nghiệm trước khi an táng. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì phối hợp với cơ quan điều tra lập thủ tục điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Điều 17 : Trách nhiệm của cơ sở BTXH khi dôi tượng trốn khỏi cơ sở
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày đối tượng trốn khỏi cơ sở BTXH, sau khi đã tiến hành hoạt động tìm kiếm không có kết quả, Giám đốc cơ sở BTXH phải báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp biết để giải quyết các chế độ đối với đối tượng.
Mục III
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI
LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ BTXH
Điều 18: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc; tuyển dụng nhân viên
1. Chủ tịch UBND cấp thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đôc cơ sở BTXH theo đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở sau khi đã được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp mình thẩm tra thống nhất với đề nghị đó.
2. Đối với cơ sở BTXH có giao biên chế và kinh phí hoạt động thụ hưởng từ ngân sách Nhà nước thì việc tuyển dụng, điều động, nâng lương đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở do cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ công chức theo đề nghị của giám đốc cơ sở. Tiền lương và các chế độ bảo hiềm xã hội và bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức tại các cơ sở BTXH này thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Đối với cơ sở BTXH không thụ hưởng ngân sách Nhà nước, Giám đốc cơ sở trực tiếp tuyển chọn và ký hợp đồng với nhân viên làm việc tại cơ sở theo đúng quy định của pháp luật về lao động nhưng phải báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp danh sách của họ. Tiền lương và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên, người lao động tại các cơ sở BTXH này do hai bên thỏa thuận theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 19 : Số lượng cán bộ, công chức, người lao động, bộ máy tổ chức của cơ sở BTXH
Số lượng cán bộ, công chức và người lao động, bộ máy tổ chức của cơ Sở BTXH do UBND thành lập cơ sở phê duyệt theo đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở phù hợp với sô' lượng cơ cấu và dặc điểm của từng loại đối tượng nuôi dưỡng.
Mục IV
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA CƠ SỞ BTXH
Điều 20 : Nguồn tài chính, tài sản của cơ sở Bảo trợ xã hội
Nguồn tài chính, tài sản đảm bảo cho cơ sở Bảo trợ xã hội hoạt động bao gồm :
- Nguồn ngân sách cấp
- Nguồn đóng góp, viện trợ, tài trợ của các tố chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 21 : Quản lý tài chính
1. Cơ sở BTXH phải bảo đảm quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản của CƠ sở đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chính sách, tiêu chuẩn và đúng đối tượng.
2. Cơ sở BTXH thực hiện chế độ ghi ghép hạch toán kế toán, phản ánh và báo cáo rõ ràng, đầy đủ tình hình tài chính, tài sản của cơ sở theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước.
Mục V
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 22 : Báo cáo của cơ sở BTXH
Cơ sở BTXH phải thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình cho cơ quan quản lý trực tiếp theo nội dung sau : số lượng đối tượng, phân loại đổíi tượng, chế độ nuôi dưỡng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giáo dục, lao động, sản xuât, kinh phí, cơ sở vật chât, những biến động, các kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan liên quan.
Điều 23 : Chế độ báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước
1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện báo cáo UBND câp mình về tình hình hoạt động của các cơ sở BTXH do cấp mình quản lý;
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm UBND cấp quận, huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ sở BTXH thuộc thẩm quyền quản lý của mình với UBND thành phố thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố;
3. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống kê, tập hợp số liệu, tình hình hoạt động của các cơ sở BTXH trên địa bàn thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo trợ xã hội, đề xuất việc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý cơ sở BTXH.
Điều 24 : Báo cáo tình hình quản lý tài chính của cơ sở BTXH
Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm, cơ sở BTXH phải lập báo cáo quyết toán hoạt động tài chính của đơn vị mình cho cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt và báo cáo tài chính công khai theo quy định. Riêng đối với nguồn kinh phí do đóng góp của thân nhân đối tượng và các tổ chức cá nhân từ thiện thì phải báo cáo cho người đóng góp biết.
Chương III
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25 : Khen thưởng
1. Các cơ sở BTXH hoạt động tốt, đóng góp tích cực cho hoạt động từ thiện, bảo trợ người tàn tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì được xét khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.
2. Các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động từ thiện, xây dựng và hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các cơ sở BTXH được xét khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.
Điều 27: Xử lý vi phạm
Tố chức và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý đối với các cơ sở BTXH hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Nếu gây thiệt hại về vật chất thì còn phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28 : Trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
Điều 29 : Điều chỉnh, bổ sung các quy định của quy chế
Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có những vướng mắc hoặc có các vấn đề mới được phát sinh, các cơ sở BTXH, các cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở BTXH, các cơ quan có liên quan phản ảnh kịp thời cho UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố) để xem xét điều chỉnh bổ sung.
Điều 30 : Hiệu lực của quy chế
Trường hợp có văn bản của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý hoạt động của các cơ sở BTXH có hiệu lực pháp luật ban hành sau quy chế này thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.