Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

V/v Phê duyệt Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ thành phố Đà Nẵng

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

- Căn cứ Quyết định số 903/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010;

- Căn cứ Quyết định số 5083/1998/QĐ-UB ngày 07 tháng 9 năm 1998 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phồ Đà Nẵng đến năm 2010;

- Căn cứ Quyết định số 471/1998/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 1998 và Quyết định số 14/1999/QĐ-UB ngày 26 tháng 11 năm 1999 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc lập Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ thành phố Đà Nẵng;

- Xét Đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp (Tờ trình số 529/ TT-CN ngày 14-11-2000 kèm theo Đề án Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ thành phố Đà Nẵng), Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tờ trình số 1060/TT-KHĐT ngày 05-12-2000), Giám đốc Sở Xây dựng (Công văn số 839/SXD-QLQH ngày 13- 12- 2000) và ý kiến tham gia của Sở Thủy sản Nông Lâm, Sở Khoa học công nghệ và Mồi trường, Sở Tài chính - Vật giá, UBND quận Ngũ Hành Sơn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ thành phố Đà Nẵng (kèm theo Đề án quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau đây :

I- MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH

- Tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, chủ yếu là các đơn vị ngoài quốc doanh có nhu cầu đầu tư mới, mở rộng, sắp xếp, bố trí lại sản xuất hiện nay cũng như trong tương lai.

- Tạo điều kiện để các cơ sỏ hoạt động trong Cụm công nghiệp nhỏ có thể thực hiện sản xuất liên hoàn, hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Đồng thời tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tận dụng tồi đa nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu tại chỗ của thành phố, làm cầu nối thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn và dịch vụ cho vùng nông thôn lân cận, giải quyết việc làm cho lao động tại các địa phương, phát huy các ngành nghề truyền thống.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố.

- Góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phô' theo Quy hoạch ngành công nghiệp đã được phê duyệt.

II- CÁC QUAN ĐIỂM Cơ BẲN TRONG THựC HIỆN QUY HOẠCH

- Đảm bảo thực hiện đúng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện thuộc thàhh phố Đà Nẵng cũng như định hướng chiến lược phát triển công nghiệp các tỉnh phía Nam và Quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Việc bố trí Cụm công nghiệp nhỏ không phụ thuộc ranh giới hành chính của các địa phương.

- Thúc đẩy kinh tế ngoài quốc doanh phát triển gắn liền với việc phát triển các thành phần kinh tế khác trên dịa bàn, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cảnh quan và nguồn lợi thiên nhiên của thành phố.

- Phát triển công nghiệp nhỏ theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thồn và thành thị.

III- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIEN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP NHỎ

Phát triển các Cụm công nghiệp nhỏ theo hưởng chỉ bố trí các danh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể, không phân biệt thành phần kinh tế, không bố trí trong Cụm công nghiệp nhỏ gần khu dân cư các cơ sở sản xuất có công nghệ thải ra nhiều chat thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nặng.

Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ từ nay đến năm 2010 sẽ ' giải quyết mặt bằng sản xuất cho khoảng 1.300-1.500 cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô 1.000m2 - 1.500m2/cơ sở, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư khoảng 4.500 - 5.000 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động thành phố, khai thác và tận dụng nguồn vốn, khả năng về kỹ thuật, quản lý trong nhân dân vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

IV- BỐ TRÍ QUY HOẠCH :

Trước mắt chọn 05 địa điểm bố trí các Cụm công nghiệp nhỏ sau đây :

1- Cụm công nghiệp Thanh Vinh :

Vị trí : Phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu

Diện tích : 25 ha

2- Cụm công nghiệp Hòa Cầm :

Vị trí : Xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang

Diện tích : 80 ha

3- Cụm công nghiệp Góc Kha (Hòa Khương) :

Vị trí : xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang

Diện tích : 40 ha

4- Cụm công nghiệp Thanh Khê 6 :

Vị trí : Khối Thanh Khê 6, phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê và khôi Hòa Phú 2, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.

Diện tích : 5 ha

5- Cụm công nghiệp Vãng Thùng :

Vị trí : Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

Diện tích : 30,6 ha

- Đối với Cụm công nghiệp Đông Trà (dự kiến 14,5 ha thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) sẽ bổ sung khi đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng được phê duyệt.

- Trong tương lai, tùy theo yêu cầu về mặt bằng dể phát triển sản xuất, có thể nghiên cứu bố trí thêm một số địa điểm khác phù hợp với thực tế.

V- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Về phát triển nguồn nhân lực :

- Quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực.

- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển tài năng và sáng tạo; thu hút tiềm lực chất xám từ bên ngoái.

2- Về vốn, công nghệ và thị trường :

- Sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vòn hiện có, đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý nhằm huy động tối đa các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

- Khuyến khích sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các hiệp hội ngành nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trong thành phố và các vùng lân cận.

- Phát huy tay nghề thủ công truyền thống để tinh xảo hóa sản phẩm, đồng thời từng bước cơ khí hóa một số công đoạn để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

3- Về quản lý Nhà nước :

Tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

4- Về xây dựng và quản lý các Cụm công nghiệp nhỏ :

a) Xây dựng cơ sở hạ tầng :

Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các Cụm công nghiệp.

b) Quản lý các Cụm công nghiệp nhỏ :

- Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ và tổng hợp ý kiến đề xuất UBND thành phô" để chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của các Cụm công nghiệp nhỏ, trình UBND thành phố ban hành.

- UBND các quận, huyện là cơ quan chủ trì lập quy hoạch chi tiết, vận động đầu tư, đôn đốc theo dõi xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý trực tiếp các Cụm công nghiệp nhỏ trên địa bàn.

- Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình phôi hợp, hỗ trợ quản lý các Cụm công nghiệp nhỏ.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Để thực hiện Quy hoạch, cần có hệ thông các biện pháp đồng bộ nhằm huy động được mọi nguồn lực cho việc hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp nhỏ.

- Việc triển khai phương án Quy hoạch các Cụm công nghiệp nhỏ cần được thực hiện trong các kế hoạch, chương trình đầu tư phát triển cụ thể.

- Trong quá trình thực hiện Quy hoạch nếu có những vưởng mắc thì kịp thời đề xuất UBND thành phố để điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở phù hợp với các điều kiện thực tế.

Điều 2 : Giám đốc Sở Công nghiệp hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch này và phôi hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết, thực hiện. Chủ tịch UBND các quận, huyện và Giám đốc các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách hiện tổ chức triển khai, phối hợp thực hiện, trong đó chú ý phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch này với các Quy hoạch khác của thành phố và của các quận, huyện.

Điều 3 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4 : Chánh Văn phòng UBND thành phồ Đà Nẵng, Giám đốc các Sở : Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Thủy sản Nông Lâm, Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

UBND thành phố Đà Nẵng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh