• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/08/2003
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 09/2003/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 8 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

V/v tăng cường quản lý các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

_____________________

Thời gian qua, việc xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, công tác quản lý các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nưóe trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu đặt ra vẫn còn một số mặt hạn chế. Để triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về quản lý xây dựng cơ bản và bảo đảm các yêu cầu trong tình hình mới; nhằm tăng tốc độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành các công trình lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2005), ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :

I/ Tăng cường trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong công tác thẩm đinh hồ sơ :

1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định Quy hoach chi tiết, quy mỏ đáu tư. Tổng dư toán các dư án đầu tư xây dưng cơ bản theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng (chú trọng đặc biệt đến việc khớp nối các đồ án quy hoạch) tuân thủ nghiêm ngặt các định mức và suất đầu tư hiện hành, quy mô phải đầy đủ các

hạng mục công trình, không tùy tiện thêm hoặc bớt quy mô đầu tư và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình;

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định :

a) Tất cả các dư ẩn đáu tư sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy mô đầu tư, bảo đảm đầy đủ các thủ tục, hiệu quả đầu tư và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình;

b) Tất cả hồ so đấu tháu bao gồm kế hoach đấu tháu, hổ sơ mời thầu và kết quả xét thầu, bảo đảm đầy đủ các hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng quy trình hiện hành và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vể kết quả thẩm định của mình;

3. Sở Xây dựng, Sở có công trình xây dựng chuyên ngành như: Giao thông - Công chính, Công nghiệp, Thủy sản - Nông lâm, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường; UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế - tổng dư toán; Sở Tài chính Vật giá chịu trách nhiệm thẩm định giá tri dư toán dén bù giải tỏa, giá tri hàng hóa của các dư án, quyết toán vốn đáu tư các hạng mục công trình của các dự án (được quy định tại Quyết định số 150/2002/QĐ-UB ngày 27/12/2002 của UBND thành phố) theo đúng định mức - đơn giá hiện hành, không được tùy tiện tăng, giảm khối lượng hoặc đơn giá và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình;

4. Ngoài Tờ trình về việc thẩm định nói trên, các Sở có trách nhiệm dự thảo Quyết định phê duyệt của UBND thành phố; Văn phòng HĐND và UBND thành phố có trách nhiệm kiểm tra nội dung văn bản và trình UBND thành phố phê duyệt đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.

II/ Tăng cường trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong quản lý chất lương cổng trình:

1. Đối với Sở Xây dựng:

a) Hướng dẫn, đôn đốc chủ dự án thực hiện các văn bản có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng; thường xuyên tổ chức kiểm tra hoặc chủ động phối hợp với các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đột xuất chất lượng các công trình đang thi công, lưu ý đến quy cách và chất lượng vật liệu xây dựng công trình để kịp thời khắc phục những thiếu sót (kể cả các công trình đang xây dựng trên địa bàn do các cơ quan Trung ương quản lý);

b) Đối với những kết cấu công trình quan trọng như móng và hệ khung nhà cao tầng, cầu, cống qua đường, v.v... phải có nhũng quy định cụ thể về quản lý chất lượng công trình;

2. Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các quận, huyện phải thường xuyên tổ chức kiểm tra chất lượng các công trình chuyên ngành, các công trình thuộc quận, huyện quản lý đang thi công để kịp thời khắc phục những thiếu sót;

3. Sở Xây dựng và các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành có toàn quyền xử lý kỹ thuật các công trình do ngành thẩm định nhưng phải hợp lý và không được vượt kinh phí theo quy mô đầu tư được duyệt (chưa tính kinh phí dự phòng);

Trường hợp sử dụng kinh phí dự phòng phải được cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định quy mô đầu tư thống nhất và được UBND thành phố đồng ý;

Nếu vượt kinh phí theo quy mô đầu tư được duyệt (đã tính kinh phí dự phòng), ngoài việc phải được cơ quan đã thẩm định quy mô đầu tư thống nhất, còn phải được sự thống nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư và được ƯBND thành phố đồng ý bằng văn bản.

III/ Tăng cường trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đối với các cống trình trong điểm:

1. Đối với Sở Xây dựng :

a) Cử cán bộ theo dõi và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng và quyết toán vốn đầu tư các công trình trọng điểm do ngành phụ trách như dự án cấp nước, Sân vận động Chi Lăng, trường THPT chất lượng cao Lê Quý Đôn, Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Trung tâm Công nghệ phần mềm cơ sở 2, trường Phan Châu Trinh v.v...

b) Riêng các khu dân cư mới: Sở chịu trách nhiệm theo dõi, chí đạo từ khâu thẩm định địa điểm đến nghiệm thu bàn giao công trình, phải cử cán bộ theo dõi và thường xuyên kiểm tra, xử lý các vướng mắc về chuyên môn kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng sớm nhất nhu cầu tái định cư;

2. Đối với Sở Giao thông - Công chính:

a) Cử cán bộ theo dõi và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng và quyết toán vốn đầu tư các công trình trọng điểm do ngành phụ trách như dự án thoát nước vệ sinh, cầu Thuận Phước, đường nối từ cầu Thuận Phước đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Ngô Quyền, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, đường Bạch Đằng Đông nối dài, Công viên Trung tâm, Công viên Khuê Trung v.v...

b) Có biện pháp chấn chỉnh ngay việc đào đường, đào vỉa hè nhiều lần để lắp đặt hệ thống điện, điện thoại, cáp quang, cấp thoát nước, v.v..., nhất là việc chồng lấn công việc của dự án thoát nước - vệ sinh và các dự án giao thông khác, gây lãng phí và thất thoát lớn kinh phí của Nhà nước;

c) Phối hợp với Sở Xây dụng có kế hoạch kiểm tra chất lượng các công trình trọng điểm đang xây dụng trên địa bàn do các cơ quan Trung ương quản lý như cầu Tuyên Sơn, hầm đường bộ Hải Vân, nút giao thông Hòa Cầm, đường Ngô Quyền, Quốc lộ 14B v.v...

3. Sở Thủy sản - Nông Lâm cử cán bộ theo dõi và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thủ tục đầu tư, tiến độ, chất lượng và quyết toán vốn đầu tư công trình trọng điểm do ngành phụ trách như Au thuyền Thọ Quang v.v...

IV/ Tổ chức thực hiện:

1. Chủ tịch UBND các quận, huyện cử cán bộ theo dõi, kiểm tra các thủ tục đầu tư, vệ sinh môi trường của tất cả các công trình trên địa bàn;

2. Giám đốc các Sở : Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Giao thông - Công chính phải thường xuyên hướng dẫn và đôn đốc các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án thực hiện đầy đủ các nội dung tại các văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì dự thảo văn bản trình UBND thành phố xem xét quyết định;

3. Thủ trưởng các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung tại các văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, tăng cường trách nhiệm cá nhân và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái của mình;

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở : Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông - Công chính, Thủy sản - Nông Lâm, Công nghiệp, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyển, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Trưởng các Ban Quản lý dự án và Thủ trưởng các chủ đầu tư, các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức, triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Chỉ thị này./.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Năm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.