• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 03/09/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 07/03/2006
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 11/2003/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 3 tháng 9 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

V/v: Tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và

phát triển rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

_______________________

Ngày 16/5/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chl thị số 12/2003/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ thị :

1. Chủ tịch UBND các quận, huyện nơi có rừng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về việc bảo vệ và phát triển rừng thuộc địa bàn mình quản lý theo đúng quy định tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; phải bị xử lý kỷ luật nếu để xảy ra tình trạng cháy rừng gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc tình trạng lâm tặc phá rừng trên địa bàn. Trước mắt phải tập trung thực hiện ngay các biện pháp sau đây:

a/ Chỉ đạo và tổ chức các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm làm trên địa bàn tổ chức kiểm tra, truy quét những đối tượng xâm hại đến tài nguyên rừng; triệt phá các băng nhóm chuyên chặt phá rừng, khai thác trái phép gỗ, khoáng sản, đất, đá trong rừng, săn bắt động vật hoang dã; vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.

Trong năm 2003 phải kiên quyết ngăn chặn, đi đến chấm dứt tình trạng trên tại các khu rừng thuộc địa phận huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu, quận Sơn Trà.

b/ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật và ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng nhân dân tại địa phương. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm, đặc biệt là những đối tượng ngoài địa phương đến thuê mướn lao động tại chỗ để tổ chức phá rừng lấy đất, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, bẫy bắt động vật hoang dã và đào đãi vàng trái phép. Tịch thu tất cả các loại vũ khí, phương tiện, công cụ khác dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh, chế biến gỗ trái phép và các cửa hàng ăn uống đặc sản chế biến từ thịt các loại động vật hoang dã, quý hiếm.

c/ Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các chủ rừng trong việc đẩy mạnh việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng đến hồ gia đình, đảm bảo có chủ cụ thể, góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng rừng.

d/ Chủ động xây dựng kế hoạch tài chính và các biện pháp cân đối, bảo đảm cho hoạt động bảo vệ rừng hàng năm tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương thì báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết.

2. Công an thành phố có trách nhiệm:

a/ Chỉ đạo lực lượng Công an các quận, huyện nơi có rừng phối họp chặt chẽ và hỗ trợ lực lượng Kiểm lâm triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia chữa cháy rừng kịp thời, đồng thời tham gia công tác bảo vệ rừng và truy quét bọn lâm tặc;

b/ Tham gia kiểm tra truy quét xóa bỏ các tụ điểm chặt phá rừng, tàng trữ và buôn bán trái phép lâm sản và động vật hoang

dã; tăng cường công tác điều tra (hoặc tiếp nhận để điều tra), thu thập chứng cứ để khởi tố và xử lý theo pháp luật các vụ phạm tội trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp các cơ quan pháp luật hoàn tất hồ sơ, chứng cứ để sớm đưa ra xét xử một số vụ án điểm trong năm 2003 để răn đe và giáo dục ý thức bảo vệ rừng;

c/ Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm trong việc tổ chức điều tra, thống kê, phân loại các cá nhân, tổ chức chuyên hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản và động vật hoang dã trái phép để có biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật.

3. Bộ chỉ huy quân sự và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố có trách nhiệm tổ chức tốt công tác bảo vệ rừng ở các khu vực kinh tế quốc phòng; phối hợp chặt chẽ Kiểm lâm, Công an và chính quyền địa phương triển khai kế hoạch kiểm tra, truy quét chống chặt, phá rừng, bảo vệ an ninh địa bàn, đặc biệt tại các vùng rùng giáp ranh Đà Nẵng-Quảng Nam-Thừa Thiên Huế; chủ động chữa cháy khi phát hiện cháy rừng và tham gia chữa cháy rừng theo lệnh điều động của Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố.

4. Sở Giao thông - Công chính phối hợp với Công an thành phố quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả tịch thu các phương tiện vi phạm nhiều lần về vận chuyển trái phép lâm sản và động vật hoang dã, thu hổi giấy phép lái xe của lái xe trực tiếp tham gia thực hiện các hành vi vi phạm này.

5. Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì phối hợp vói Chi cục Kiểm lâm và UBND quận, huyện nơi có rừng, rà soát hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, đẩy nhanh tiến đô giao đất và cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để phát triển sản xuất theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước.

6. Sở Thủy sản Nông Lâm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan:

a/ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng: Đặc dụng, Phòng hộ, Sản xuất, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt theo hướng đóng cửa rừng toàn bộ diện tích rừng tự nhiên; quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu rừng trồng ổn định; tăng cường quản lý bảo vệ rừng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ môi trường và phát triển du lịch sinh thái; mở rộng lâm phận các khu rừng đặc dụng, đảm bảo quản lý rừng liền vùng liền khoảnh và phát huy được tiềm năng và lợi thế các khu rừng;

b/ Thống kê, phân loại các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn; đề xuất UBND thành phố xử lý theo hướng: Chỉ cho phép hoạt động đối với những cơ sở có nguồn nguyên liệu hợp pháp, ổn định; đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm minh các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản bất hợp pháp.

7. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng có liên quan (Công an, Quân đội, Tài nguyên-Môi trường) thực hiện nghiêm các nội dung nêu tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 của Chỉ thị này; tập trung tăng cường các hoạt động sau:

a/ Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, truy quét thường xuyên, liên tục các vùng trọng điểm có rừng đang bị xâm hại, những địa điểm đang diễn ra tình trạng buôn bán trái phép lâm sản và động vật hoang dã.

b/ Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng tham mưu cho UBND các quận, huyện nơi có rừng chủ động bố trí phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; kịp thời phát hiện và cứu chữa có hiệu quả các vụ cháy rừng.

c/ Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm.

d/ Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, thống kê các cơ sở, trại nuôi sinh sản, điểm thu gom, buôn bán động vật hoang dã và các cửa hàng ăn uống đặc sản từ động vật hoang dã; xử lý nghiêm, kể cả việc thu hồi vĩnh viễn giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở quảng cáo, nuôi nhốt, dịch vụ ăn uống và kinh doanh trái phép động vật hoang dã (kể cả sản phẩm từ động vật hoang dã như cao, mật, xương, sừng, da...);

e/ Có biện pháp giáo dục, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm lâm; xử lý nghiêm đối với những người vi phạm kỷ luật hoặc có hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện kế hoạch bố trí Kiểm lâm viên về địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng ngay tại cơ sở, tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương.

f/ Làm thường trực, thường xuyên nắm tình hình và báo cáo kịp thời về tình hình bảo vệ rừng để UBND thành phố có chỉ đạo phù hợp.

8. Các Sở: Tài chính - Vật giá, Kế hoạch - Đầu tư bảo đảm kinh phí cho các ngành, địa phương, các lực lượng triển khai hoạt động theo chức năng của mình và theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.

9. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các Hội, tổ chức đoàn thể có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở cấp dưói phối họp chặt chẽ với chính quyển địa phương, các cơ quan, lực lượng có liên quan trong việc tuyên truyền, giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển rừng; phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

10. Các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố, các đài phát thanh quận, huyện, đài truyền thanh phường, xã có kế hoạch đẩy mạnh cồng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vế

bảo vê và phát triển rừng đến tận cơ sở; kịp thời có các tin, bài phản ảnh về các gương tốt cũng như đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

11. Tổ chức thực hiện:

a/ Từng ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch tổ chức trong ngành, địa phương mình. Sở Thủy sản - Nông lâm xây dựng Kế hoạch liên ngành, địa phương.

b/ Thời gian thực hiện:

- Từ ngày 05 dến 15 tháng 9: Mở đợt tuyên truyền sâu rồng; tiến hành khảo sát tình hình; thống kê, phân loại đối tượng để có biện pháp xử lý cụ thể ở giai đoạn tiếp theo;

- Từ ngày 16 tháng 9 năm 2003:

Đồng loạt mở đợt cao điểm tổ chức tấn công, truy quét đến tận hiện trường rừng; triển khai chốt chặn các trạm cửa rừng, các tuyến đường thủy, đường bộ xung yếu; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, các nhà hàng, cửa hàng, các cửa hiệu đại lý buôn bán gỗ và động vật hoang dã, quý hiếm; rà soát, thôrig kê tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp (đất rừng); xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

c/ Công tác thông tin, thông báo:

- Định kỳ hàng tháng các ngành, địa phương báo cáo về UBND thành phố (thông qua Chi cục Kiểm lâm) về kết quả thực hiện.

- Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện Chỉ thị.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm./.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Năm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.