• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/03/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 22/02/2021
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 29/2003/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 3 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ban hành Đề án thực hiện chương trình xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng

________________

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Nghị quyết số 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy;

- Căn cứ Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ vê việc phê duyệt chương trình hành dộng phòng,chống ma túy đoạn 2001

- Căn cứ Nghị quyết số 27, 29/2003/NQ-HĐND ngày 11 tháng 01 năm 2003 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VI, kỳ họp thứ 8;

- Căn cứ Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 05 tháng 12 năm 2000 của UBND thành phố về han hành Kế hoạch thực hiện chương trình thành phố 5 không,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện chương trình xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng.

Điều 2: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai tại ngành, địa phương mình.

Điều 3: Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố có kế hoạch triển khai cụ thể và hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đày của UBND thành phố trái với Quyết định này đều không có hiệu lực thi hành.

Điều 5: Chánh văn phòng HĐND và UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố, Thủ trưởng các sở ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh

 

 

 

ĐỂ ÁN

Thực hiện chương trình xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng

(Ban hành kèm theo Quy Số 29/QĐ-UB ngày 11 tháng 3 năm 2003 của UBND)

Phần I

TÌNH HÌNH VÀ CỒNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG,

CHỐNG MA TÚY TRONG THÒI GIAN QUA VÀ

Sự CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đà Nẵng ở vị trí trung độ của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của Miền Trung, có đường bộ, đường sắt, đường biển nối liền hai miền Nam, Bắc, có cảng hàng không, cảng biển, bưu chính nội địa và quốc tế. Đà Nẵng đang trong quá trình phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ nên đã và đang xuất hiện nhiều nhân tố tích cực, đồng thời cũng nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Bên cạnh đó, các mặt trái của cơ chế thị trường đang thường xuyên tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đó là những yếu tố tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến ma túy phát triển.

Trước năm 1975, tình hình ma túy ở Đà Nẵng rất phức tạp, có hàng ngàn người liên quan đến ma túy. Trong những năm 1990 vẫn còn hàng chục tụ điểm tiêm chích ma túy công khai ở nơi công cộng. Từ khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và nhất là sau khi có Nghị quyết 06/CP của Chính phủ, có Chương trình xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng của Thành ủy và UBND thành phố, thành phố đã tích cực chỉ đạo, áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa, tấn công liên tục, kiên quyết với tội phạm và tệ nạn ma túy nên đã thu được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc hạn chế sự gia tăng các tệ nạn ma túy trên địạ bàn thành phố.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên thế giới, trong khu vực và ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có chiều hướng gia tăng nên đã tác động và làm cho tình hình có liên quan đến ma túy ở Đà Nẵng có những diễn biến phức tạp.

Năm 2002 các ngành chức năng đã khám phá 66 vụ, xử lý 170 đối tượng; có 522 người nghiện ma túy, trong đó có 178 người nghiện ma túy đang quản lý, giáo dục cai nghiện tại cộng đồng và gia đình {Hải Châu 107, Thanh Khê 39, Sơn Trà 23, Hòa Vang 4, Liên Chiểu 5, Ngũ Hành Sơn : 0); 275 người cai nghiện tại Trung tâm giáo dục, dạy nghề 05 - 06 (sau đây gọi tắt là Trung tâm 05 - 06); đang giam, tạm giam 68 người; đang giáo dục giáo dưỡng 01; số người nghiện trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm hơn 80%. Trước năm 1999, phần lớn đối tượng sử dụng thuốc phiện, cần sa nay chủ yếu sử dụng hêrôin 89,5%). Đặc biệt, số học sinh, sinh viên, con cán bộ đảng viên, công nhân viên chức sử dụng ma túy có chiều hưởng gia tăng (Năm 2002 phát hiện có 9 học 34 con cún bộ, đảng viên,công nhân viên chức,tăng 10 em so với 2001).

Công tác cai nghiện và quản lý, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai còn nhiều bất cập, tỷ lệ người tái nghiện ma túy còn khá cao {có khoảng 70% tái nghiện).

Trong những năm đến, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên toàn quốc nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp hơn: các nhóm tội phạm có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước; đang xuất hiện xu hướng “quốc tế hóa” trong vận chuyển, buôn bán ma túy. Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về ma túy ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Ma túy sử dụng từ thuốc phiện, hêrôin sẽ chuyển sang ma túy tổng hợp. Số người nghiện chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên, trong đó số học sinh, sinh viên, con CBCNV, đảng viên, người tái nghiện và nghiện ma túy mới có khả năng tăng hơn.

Trước tình hình đó, để thực hiện Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 129/2000/QĐ- UB của UBND thành phố phố Đà Nẵng về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “Thành phố năm không”, UBND thành phố xây dựng và ban hành đề án: “ Thực hiện chương trình xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng” với nội dung cụ thể sau đây:

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

I- MUC TIÊU:

A- MUC TIỀU TỔNG QUÁT:

Xác định phòng, chống ma túy là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, huy động toàn dần tích cực tham gia phòng, chống ma túy; tăng cường kiểm soát, không để má túy thâm nhập vào Đà Nang; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm và triệt để các hành vi liên quan đến ma túy; quản lý kiểm soát chặt chẽ dược phẩm có chất gây nghiện và các tiền chất, không để xảy ra tình trạng sản xuất ma túy trái phép; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. Phấn đấu đến cuối năm 2004 không còn người nghiện ma túy trong cộng đồng.

B- MỤC TIÊU CU THỂ:

1- Tiếp tục đẩy tnạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức, rộng khắp trong tất cả các khu dân cư, trường học, cơ quan, xí nghiệp v.v...; phấn đấu đến cuối năm 2003, 100% khu dàn cư, cơ quan, đơn vị, trường học 100% cán bộ CNVC, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân được tuyên truyền về phòng, chống ma túy; đến giữa năm 2004, 100% những người có nguy cơ cao lạm dụng ma túy như: gái mại dâm, tiếp viên karaoke, massage..., những người không nghề nghiệp v.v... hiểu được hiểm họa của ma túy và qua đó nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với công tác phòng, chống ma túy.

2- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để ma túy thâm nhập vào thành phố; quản lý tốt khu dân cư, nhân khẩu, hộ khẩu đối tượng; phát hiện kịp thời và triệt phá hết các tụ điểm ma túy. Phấn đấu cuối năm 2003 không còn tụ điểm sử dụng ma túy nơi công cộng, không còn phường phức tạp về ma túy; kiểm soát và quản lý chặt chẽ tiền chất, thuốc tân dược có chất gây nghiện, không để xảy ra tình trạng lạm dụng, sản xuất ma túy trái phép; quản lý, tuyên truyền, vận động nhân dân không trồng cây có chất gây nghiện.

3- Quản lý chặt chẽ những đối tượng có nguy cơ nghiện ma túy; bảo đảm 100% người sử dụng ma túy được phát hiện và đưa hết người nghiện vào Trung tâm 05-06; phấn đấu đến cuối năm 2004 sẽ không có người nghiện ma túy trong cộng đồng; đảm bảo 100% người sau cai nghiện được quản lý, giúp đỡ và tạo điều kiện sinh sống; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giải quyết những vấn đề xã hội sau cai nghiện.

II- NHỮNG NHIÊM VỤ CƠ BẢN;

1- Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, coi công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách để góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. ,

2- Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cả chiều rộng lẫn chiều sâu bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, thiết thực; tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng đang nghiện ma túy, đối tượng đã cai xong tái hòa nhập cộng đồng; phải làm cho mọi người hiểu được hiểm họa của ma túy, các thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về ma túy để chủ động ngăn chặn và đề phòng. Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác người sử dụng ma túy trái phép, tội phạm ma túy, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội và người nghiện ma túy ở tại gia đình và cộng đồng dân cư.

3- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, tổ chức mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy qua cảng biển, sân bay, ga tàu lửa, bến xe liên tỉnh, nội tỉnh, bưu chính v.v...; kiên quyết không để hình thành các tụ điểm mua bán, sử dụng ma túy, đặc biệt chú ý các phường, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện.

4- Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển-các tiền chất có thể sử dụng để sản xuất ma túy; đồng thời quản lý việc sản xuất, buôn bán, cấp phát, lưu trữ các loại tân dược có chất gây nghiện; quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng trồng cây có chất gây nghiện vì bất cứ mục đích gì.

5- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong điều tra, xử lý tội phạm về ma túy và tập trung cai nghiện, tập trung xử lý nghiêm minh những vụ ma túy phức tạp, có liên quan đến nhiều địa phương.

6- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và gia đình trong việc phát hiện, quản lý, giáo dục. giúp đỡ người sử dụng, nghiên ma túy cai nghiện và những người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

7- Tập trung kiện toàn Trung tâm 05-06 có đủ khả năng đảm đương công tác cai nghiện; tăng cường cán bộ có năng lực và phương tiện cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, tăng cường cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống ma túy cho các quận và xã, phường trọng điểm.

III- NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ÁN:

1- Về công tác chỉ đạo:

a/ Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội phải đặt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tôi phạm và tệ nạn ma túy là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của mình để chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt; đưa công tác xây dựng xã, phường, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy thành chỉ tiêu thi đua bắt buộc; thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để lực lượng này đủ khả năng tuần tra, canh gác, phòng ngừa, phát hiện và sẵn sàng truy bắt tội phạm và tệ nạn ma túy ở khu dân cư.

b/ Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống ma túy phải gắn với thực hiện chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 2001 - 2005 của Chính phủ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, đoàn thể, thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công trong Đề án.

2- Công tác phòng ngừa xã hội:

Phòng ngừa là nhiệm vụ, giải pháp hàng đầu trong phòng chống ma túy, vì vậy cần tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn ma túy với nhiều hình thức phù hợp với từng địa bàn, khu dân cư, nghề nghiệp, lứa tuổi, điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng; làm cho mọi công dân nắm vững được pháp luật, nhất là luật phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy và các phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma túy, những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm và tệ nạn ma túy để người dân tự giác chấp hành và tích cực tham gia phòng, chống. Lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự, Công an xã phải là những cán bộ tuyên truyền viên tích cực ở từng khu dân cư, tổ dân phố và từng gia đình với phương châm: “Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rủ từng đối tượng”.

a/ Đề nghị Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố thành lập tổ chuyên trách tuyên truyền phòng, chống ma túy gắn với tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS.

b/ Ngành giáo dục - Đào tạo thành lập ở mỗi trường một đội tuyên truyền phòng, chống ma túy và tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình kế hoạch phòng, chống ma túy trong học đường; kiên quyết không để ma túy xâm nhập vào trường học.

c/ Sở Văn hóa - Thông tin cùng với các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền phòng, chống ma túy; nêu gương những điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chông ma túy, gương những người có quyết tâm cai nghiện. Chương trình truyền hình Vì an ninh tổ quốc phối họp với Đài Truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng xây dựng chuyên mục phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm và phát sóng hàng tuần.

d/ Các lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tăng cường tuyên truyền phòng, chống ma túy ở các cửa khẩu tuyến biên giới.

e/ Công an quận, huyện thông báo rộng rãi số điện thoại “đường dây nóng” phát huy có hiệu quả các hộp thư tố giác tội phạm đã có ở cắc địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tố giác tội phạm về ma túy. Lực lượng cảnh sát khu vực, cảnh sát phụ trách xã. Cảnh sát 113, lực lượng trinh sát và đồn Biên phòng quản lý chặt chẽ địa bàn, nắm chắc từng hộ dân, từng đối tượng, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến ma túy thường xuyên thông báo công khai và phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể, trường học trong việc quản lý, giáo dục người mới sử dụng ma túy tại xã, phường, nguời sau cai nghiện đang hòa nhập cộng đồng.

f/ Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Thành đoàn Đà Nẵng củng cố Trung tâm tư vấn về phòng, chống ma túy có biên chế từ 2 đến 3 cán bộ chuyên trách làm công tác tư vấn và tuyên truyền phòng, chống ma túy; các phường xã xây dựng câu lạc bộ “Quản lý sau cai”, “Bạn giúp bạn” để quy tụ những người đã cai nghiện xong tự quản và sinh hoạt giúp nhau không tái nghiện, tạo điều kiện giúp họ ổn định cuộc sống.

g/ Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể và tổ chức xã hội có trách nhiệm giúp đỡ cho các đối tượng có tiền án, tiền sự về ma túy đã tiến bộ được vay vốn từ nguồn vốn cho vay của quỹ xóa đói giảm nghèo và các quỹ khác; đồng thời tăng cường quản lý, cảm hóa giáo dục và tạo việc làm để họ từ bỏ các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy, không tái phạm hoặc tái nghiện nữa.

3- Công tác phòng ngừa nghiệp vụ:

a/ Tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản và quản lý địa bàn, đối tượng:

- Ngành Công an có trách nhiệm:

+ Chủ động phối hợp với Hải quan, Bộ đội biên phòng và cùng các địa phương, các ban ngành, đoàn thể có liên quan khác điều tra cơ bản về tội phạm ma túy, xác định lại tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm cần tập trung đấu tranh; khảo sát toàn diện về tình hình người nghiện ma túy phục vụ cho công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề sau cai.

+ Phối hợp với các ngành: Y tế, Hải quan, Công nghiệp, Thương mại khảo sát thực trạng tình hình quản lý, sử dụng, xuất nhập khẩu tiền chất, thuốc tân dược có chất gây nghiên để có biện pháp phòng, chống tội phạm ma túy trong lĩnh vực này; thường xuyên tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để quản lý địa bàn, quản lý nhà hàng, khách sạn, quản lý nhân hộ khẩu, nhất là quản lý tạm trú, tạm vắng để phát hiện, phân loại các đối tượng nghi vân có điều kiện hoạt động phạm tội và tệ nạn ma túy, các đối tượng có tiền án, tiền sự về ma túy để có đối sách và biện pháp phòng ngừa phù hợp, trấn áp kịp thời khi có tội phạm xảy ra (từng xã, phường lập sổ trích ngang lý lịch có ảnh vù mức độ

nghiện của từng người).Thường xuyên dự báo tình hình tệ nạn ma túy sát với thực tế để có biện pháp đấu tranh cụ thể. Các trường hợp người tạm trú là tiếp viên nhà hàng, vũ trường, massage karaoke phải chấp hành các quy định hành nghề mới giải quyết cho hợp đồng lao động.

+ Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở quần chúng rộng khắp, có chất lượng để tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy có hiệu quả; ở tất cả những địa bàn phức tạp về ma túy phải có ít nhất từ 2 đến 3 cơ sở quần chúng.

- Ngành Tư pháp, Văn hóa - Thông tin phối hợp với ngành Công an, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các cấp điều tra kết quả công tác tuyên truyền trong thời gian qua để đánh giá trình độ nhận thức về ma túy, khả năng phát hiện, đấu tranh tố giác, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy của các tổ chức, cơ quan đoàn thể và trong nhân dân; đề xuất giải pháp tuyên truyền phù hợp cho những năm đến.

- Các ngành Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Lao động Thương binh và Xã hội định kỳ đánh giá trình độ năng lực của cán bộ làm công tác chuyên trách đấu tranh với tội phạm ma túy, cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai của ngành, lực lượng mình; đề xuất hướng bổ sung, đào tạo lại để có đủ khả năng đảm đương, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.

b/ Công tác quản lý cai nghiện và sau cai:

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội và Trung tâm 05 - 06 nâng cao chất lượng các hoạt động cai nghiện tại Trung tâm; cùng với chính quyền địa phương và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp quản lý, giáo dục người đang cai nghiện tại Trung tâm; phải thông báo cho gia đình, chính quyền và đoàn thể địa phương biết trước khi cho tái hòa nhập cộng đồng đối với những người cai nghiện xong, đồng thời phải tiếp tục quản lý giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ công ăn việc làm để họ hoàn lương và hòa nhập cộng đồng một cách bền vững, không tái nghiện.

4- Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm ma túy và kiểm soát tiền chất ma túy:

a/ Lực lượng công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng các cơ quan hữu quan như Hàng không, Bưu điện, Công nghiệp, Y tế thường xuyên tăng cường kiểm soát ma túy ở các tuyến: Cảng biển Đà Nẵng, tuyến đường bộ, hàng không, đường sắt và các bưu cục; kịp thời phát hiện và ngăn chặn, không để ma túy xâm nhập vào Đà Nẵng; nắm vững các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy, những sơ hở thiếu sót của ta trong quản lý xã hội, quản lý kinh doanh... để có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa có hiệu quả; xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp giữa 3 lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở các khu vực cửa khẩu và tuyến ven biển; tập trung lực lượng đấu tranh chống tội phạm ma túy ở các địa bàn trọng điểm, ở một số phường phức tạp và không chủ quan ở các địa phương khác; kiên quyết không để phát sinh tụ điểm, điểm nóng về ma túy.

- Nhân các ngày “Toàn dân phòng, chông ma túy”, “Tháng hành động phòng, chống ma túy” phải tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm ma túy, đồng thời tổ chức thu gom, tập trung cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.

- Ngành Công an phối hợp chặt chẽ với ngành Tòa án, Kiểm sát trong việc xác định án điểm, giải quyết án tồn đọng, đưa xét xử công khai, lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền và răn đe tội phạm về ma túy; tạo chuyển biến cơ bản về công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm ma túy và tập trung cai nghiện bắt buộc.

5- Công tác lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc và giáo dục cai nghiện tại gia đình và cộng đồng:

a/ Tất cả những đối tượng mới sử dụng ma túy, chưa nghiện hoặc mới nghiện đều phải được Công an phường, xã lập hồ sơ, chính quyền giao cho các đoàn thể quản lý và công khai hóa cho nhân dân ở khu vực, tổ dân phố, thôn biết để cùng tham gia quản lý, giáo dục, cai nghiện ở gia đình và cộng đồng. Nếu qua 3 tháng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy thì buộc tập trung cai nghiện tại Trung tâm 05 - 06.

Đối với những người đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp tập trung cai nghiện bắt buộc nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy thì sẽ tăng thời gian tập trung cai nghiện bắt buộc (có thể trên 02 năm).

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật về hình sự.

b/ Công an thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo chính quyền, Công an và Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp, nhất là Công an phường, xã lập hồ sơ đưa hết số người nghiện ma túy vào Trung tâm 05-06 theo quy định và mục tiêu của đề án; kiên quyết không để người nghiện ma túy tại cộng đồng.

c/ Ngành Y tế có kế hoạch phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác cai nghiện tại Trung tâm 05-06 theo quy định; tổ chức xây dựng, tập huấn phác đồ điều trị và cung cấp tài liệu thông tin cập nhật về công tác điều trị cho mạng lưới chuyên trách y tế các cấp, duy trì giao ban hàng tháng giữa y tế chuyên trách xã, phường với cán bộ y tế Trung tâm; phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành và đoàn thể xã hội có liên quan hướng dẫn và thực hiện Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho đối tượng mới sử dụng ma túy.

d/ Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố tạo điều kiện tiếp nhận số người sau cai nghiện vào làm việc. Đề nghị Đoàn Thanh niên chủ động phối hợp với các ngành, địa phương có kế hoạch thành lập cơ sở, ngành nghề sản xuất phù hợp để tiếp nhận số người sau cai nghiện vào các cơ sở lao động, sản xuất.

6- Xây dựng, củng cô các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và Trung tâm 05-06:

a/ Công an thành phố tùy theo tình hình thực tế tăng cường thêm cán bộ, chiến sĩ cho phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy; thành lập đủ các tổ, đội cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy ở các quận, huyên và bố trí Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy đứng điểm ở các xã, phường phức tạp trong thòi gian thực hiện đề án; tăng cường một số cán bộ cho Văn phòng Thường trực phòng, chống ma túy.

- Bộ Chỉ huy Biên phòng, Cục Hải quan thanh phố Đà Nẵng thành lập các đơn vị chuyên trách phòng, chống ma túy theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan; phối hợp với Công an thành phố tổ chức các hình thức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống ma túy.

- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống ma túy và tình hình thực tế ở địa phương, UBND thành phố hỗ trợ từ ngân sách địa phương trang bị một số phương tiện số 02) để đảm bảo có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy thuộc Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan thành phố.

b/ Tăng cường năng lực cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai:

- Ngành Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan trang bị đầy đủ trang thiết bị, thành lập phòng y tế tại Trung tâm 05 - 06 với 10 giường bệnh; đề xuất và mở rộng Trung tâm để tiếp nhận hết số ngưòi nghiện, đảm bảo đủ điều kiện chữa bệnh, cai nghiện, dạy nghề và lao động sản xuất cho tất cả các đối tượng cai nghiện.

- Ban Tổ chức chính quyền thành phố chủ trì phối hợp với

ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường đủ biên chế và giải quyết chế độ cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ ở Trung tàm 05-06 ( trung hình một cán hộ quản lý 07 đối tượng) và mỗi phường 01 cán bộ .chuyên trách về công tác cai nghiện ma túy; chủ trì phối hợp với ngành Công an bố trí mỗi phường 02 cổng an viên phụ trách về phòng chống tội phạm và phòng, chống ma túy (phụ lục số03).Mức lương hoặc trợ cấp do UBND thành phố quy định.

7- Hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy:

Các cơ quan, ban, ngành, địa phương thực hiện các chương trình họp tác quốc tế và với các tỉnh, thành về phòng, chống ma túy như: trao đổi thông tin, tội phạm ma túy, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo tập huấn, hỗ trợ phương tiện...

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I- KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỂ ÁN:

Ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương, để bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả đề án, hàng năm Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố tổng hợp dự toán trình UBND thành phố cấp hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của UBND các cấp, kinh phí các chương trình khác có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy; huy động từ quỹ phòng, chống ma túy các cấp; kinh phí của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

II- PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

1- Ngành Công an giữ vai trò chủ công, nòng cốt, xung kích trong công tác phòng chống ma túy, là cơ quan thường trực phòng, chống ma túy của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố, có trách nhiệm giúp UBND thành phố theo dõi, kiểm tra đôn đốc, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện đề án và đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp.

2- Ngành lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính trong công tác cai nghiện và giải quyết những vấn đề xã hội sau cai.

Hai ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ đã được phân công trong đề án để xây dựng, triển khai chương trình hành động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiên và giải quyết các vấn đề sau cai. Trong quá trình thực hiện, 2 cơ quan chủ trì phải chủ động phối hợp, tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo UBND các cấp, các ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các cơ quan được nêu trong đề án tổ chức thực hiện có hiệu quả; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phải báo cáo kết quả thực hiện đề án về UBND thành phố để theo dõi, chỉ đạo.

3- Các ngành: Văn hóa - Thông tin, Y tế, Công nghiệp, Bưu điện, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Ban Tổ chức chính quyền thành phố, các tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan, đơn vị, địa phương, các trường đại học và cơ sở đào tạo căn cứ nhiệm vụ đã được nêu trong đề án khẩn trương triển khai, thực hiện có hiệu quả.

4- Văn phòng Thường trực phòng chống ma túy chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở tài chính - Vật giá tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố dự toán kinh phí hằng năm trình UBND thành phố cấp để thực hiện đề án từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

5- UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai có hiệu quả đề án này. Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để tình hình ma túy phát sinh, phát triển trên địa bàn do mình quản lý. Quận Hải Châu và Thanh Khê tổ chức thực hiện thí điểm đề án này. Các quận, huyện khác tùy theo tình hình cụ thể tổ chức làm điểm từ 1 đến 2 phường, xã. Thời gian chỉ đạo điểm đến hết quý I năm 2003, sau đó tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.

6- Đề nghị UBMTTQ thành phố Đà Nẵng phối hợp với các tổ chức thành viên như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... thông qua các nội dung hoạt động của mình và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" với thực hiện đề án “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư" để thực hiện đề án.

7- Tất cả các cơ quan, đơn vị, kể cả cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình và các quy định về phòng, chống ma túy của địa phương. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu trong đơn vị có người liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy.

8- Các ngành, địa phương, đoàn thể, cơ quan, đơn vị căn cứ vào chỉ tiêu, thời gian thực hiện Đề án (phụ lục 1) để triển khai thực hiện nghiêm túc.

Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND thành phố (thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố - 78 Lê Lợi, Đà Nẵng) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.