CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động và tổ chức tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hằng năm
_______________________
Thực hiện Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tố chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới, trong những năm qua, việc tể chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ (viết tắt là AT-VSLĐ-PCCN) tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (viết tắt là các đơn vị, doanh nghiệp) đã đạt được những kết quả nhât định, điều kiện làm việc của người lao động đã và đang tích cực được cải thiện. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động vẫn còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế : Việc tuyên truyền phố biến pháp luật về bảo hộ lao động chưa được chú trọng đúng mức; tình trạng vi phạm các quy định về AT-VSLĐ-PCCN còn phổ biến; số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ vẫn xảy ra nhiều...
Để khác phục tình trạng trên, đưa công tác bảo hộ lao động đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của thành phố trong tình hình mới, đồng thời thiết thực tể chức Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN hằng năm theo chủ trương của Chính phủ, UBND thành phồ Đà Nẵng chỉ thị các ngành, các câp, các địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện các công tác sau :
1. Thường xuyên tể chức việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động bằng các hình thức thiết thực, sinh động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp và của mọi người dân trên địa bàn thành phô, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do không hiểu biết pháp luật về bảo vệ lao động gây ra ;
2. Các cơ quan chức năng của thành phố phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm; buộc các đơn vị, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục ngay nguy cơ dẫn đến tai nạn lao dộng, các bệnh nghề nghiệp, các sự cố cháy nổ và những thiệt hại khác do điều kiện làm việc xấu gây ra;
3. Chỉ đạo, hướng dẫn tố chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp; định kỳ tổ chức sơ kết, tống kết đánh giá nghiêm túc việc thực hiện các quy định về công tác bảo hộ lao động;
4. Tổ chức các hoạt động thiết thực và hiệu quả để hưởng ứng Tuần lễ quôc gia AT-VSLĐ-PCCN phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
5. Giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng sau :
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội :
- Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan thong tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động;
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp; huấn luyện các quy định về AT-VSLĐ-PCCN cho người sử dụng lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp;
- Kiện toàn, củng cố tổ chức Thanh tra ATVSLĐ, bảo đảm chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động của Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN hằng năm;
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp định kỳ tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác bảo hộ lao động và hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN ; đề xuất việc khen thưởng về công tác bảo hộ lao động;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này và định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả về UBND thành phố.
b) Sở Y tế:
- Chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công tác vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, đánh giá môi trường lao động; tổ chức khám sức khỏe, điều trị, điều dưỡng cho các đối tượng bị bệnh nghề nghiệp, làm công việc nặng nhọc, độc hại, mắc bệnh nghề nghiệp theo dúng quy định ; tổ chức và nâng cao hiệu quả việc cap cứu khi xảy ra tai nạn lao động;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động của Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN hằng năm.
c) Công an thành phố:
- Tập trung chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 237/TTg ngày 19 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và Chỉ thị số 17/1999/CT-UB ngày 28 tháng 8 năm 1999 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tăng cường xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy quần chúng;
- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị làm công tác phòng chống cháy nổ; có kế hoạch đổi mới các trang bị, phương tiện phòng chống cháy nổ để nâng cao khả năng và hiệu quả chữa cháy; giải quyết nhanh, kịp thời khi sự cổ xảy ra;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động của Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN.
d) Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm cân đối kinh phí hằng năm phục vụ cho công tác bảo hộ lao động của các ngành, địa phương có liên quan và kinh phí phục vụ tổ chức Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN; kiêm tra, đánh giá và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí cho các hoạt động này.
e) Căc sở liên quan, UBND các quận, huyện :
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đổc các đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình xây dựng, thực hiện kê hoạch về công tác bảo hộ lao động;
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quổc gia AT- VSLĐ-PCCN hằng năm do Ban chỉ đạo thành phô phát động tại đơn vị, địa phương mình;
- Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN.
6- Đề nghị Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nang, Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng và Đài Truyền hình Đà Nẵng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố xây dựng và tăng cường các chuyên mục về công tác bảo hộ lao động; thông tin, tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN hằng năm; phản ánh, biểu dương kịp thời các điển hình thực hiện tốt, đồng thời phê phán các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.
7. Giám đốc các doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm triển khai thực hiện các biện pháp thiết thực bảo đảm AT-VSLĐ-PCCN; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động ; bố trí cán bộ làm công tác bảo hộ lao động; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng bảo hộ lao động (trong doanh nghiệp) ; phối hợp vói tổ chức công đoàn cơ sở tuyên truyền, huấn luyện, vận động người lao động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về AT-VSLĐ-PCCN ; tổ chức mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, các đội phòng chông tai nạn, sự cố xảy ra; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ và những thiệt hại do điều kiện lao động xấu gây ra.
Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các doanh nghiệp, các đơn vị, cơ sở trong phạm vi trách nhiệm của mình chủ động phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ- PCCN thành phố Đà Nẵng (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).