• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/03/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2010
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 13/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 3 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH

ỦY BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG

Phê duyệt chương trình phớt triển nuôi trồng thủy sản thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2000-2010

________________

CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 ;

- Thực hiện Công văn sô 18/TS-KHĐT ngày 3-1-2001 của Bộ Thủy sản về góp ý chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Đà Nẵng;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thủy nông lâm tại Tờ trình số 178/TT-TSNL ngày 13 tháng 3 năm 2001 V/v xin phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Đà Nẵng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2000-2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I- MỤC TIÊU:

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thực phẩm tiêu dùng trong nước. Phấn đấu đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu sau :

1- Diện tích nuôi trồng thủy sản (không kế đê bao và hạ tầng kỹ thuật) tăng từ 700 ha năm 2001 lên 1.530 ha năm 2010, trong đó :

- Nuôi nước ngọt tăng từ 500 ha năm 2001 lên 700 ha năm 2010

- Nuôi nước lợ tăng từ 200 ha năm 2001 lên 800 ha năm 2010

- Nuôi biển tăng từ 5 ha năm 2001 lên 30 ha năm 2010

2- Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 3.170 tấn (từ 580 tấn năm 2001 lên 3.750 tấn năm 2010) trong đó :

- Cá nước ngọt tăng 700 tấn (từ 300 tấn năm 2001 lên 1.000 tấn năm 2010)

- Tôm sú nước lợ tăng 2.150 tấn (từ 250 tấn năm 2001 lên 2.400 tấn năm 2010)

- Thủy đặc sản biển tăng 320 tấn (từ 30 tấn năm 2001 lên 350 tấn năm 2010)

3. Giá trị tổng sản lượng đạt 260 tỷ đồng năm 2010 tăng 10,4 lần so với năm 2001.

Tạo nguồn kim ngạch xuất khẩu đạt 14 triệu USD năm 2010 tăng 13 triệu USD so với năm 2001.

4. Giải quyết lao động 2.000 người năm 2001 lên 6.000 người năm 2010

II- MỘT SÔ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU :

1- Về quy hoạch :

Lập quy hoạch tổng thề toàn ngành và quy hoạch chi tiết sử dụng có hiệu quả các loại mặt nước, đất hoang hóa, đất nhiễm mặn sản xuất lúa 1 vụ kém hiệu quả... đưa vào phát triển nuôi trồng thủy sản. Xúc tiến công tác quy hoạch lại các vùng nhân dân tự phát đầu tư nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch, có biện pháp hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thông thủy lợi tưới tiêu, đường giao thông vùng nuôi... nhằm phát triền một cách bền vững, chấm dứt tình trạng lấn chiếm dòng chảy làm ảnh hưởng môi trường sinh thái.

2- Về vốn đầu tư : Vốn đầu tư chương trình phát triển nuồi trồng thủy sản được huy động từ các nguồn :

- Ngân sách Nhà nước (bao gồm : Trung ương và địa phương)

+ Vốn ngân sách TW : Nguồn chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản để lập dự án và đầu tư xây dựng các dự án nuôi tôm công nghiệp có quy mô từ 100 ha trở lên, xây dựng trại giống cấp 1, trạm quan trắc môi trường, đào tạo nguồn lực, khuyến ngư, phòng trừ dịch bệnh, quản lý chất lượng thức ăn...

+ Vốn ngân sách địa phương: Nguồn XDCB và vốn sự nghiệp ngành hàng năm của thành phố đề lập dự án và đầu tư các dự án có quy mô nhỏ, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở vùng nuôi như : xây dựng hệ thông thủy lợi, điện, đường giao thông, đầu tư xây dựng tập trung các khu vực sản xuất tôm giống, kinh phí tập huấn, đào tạo, khuyến ngư.,

- Vốn tín dụng trung hạn và dài hạn : Đầu tư cải tạo nâng cấp các trại sản xuất giống, đầu tư nội đồng vùng dự án, mua sắm thiết bị...

- Vốn tín dụng ngắn hạn.

- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

3. Về giống thủy sản :

+ Giống tôm sú : Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm giống tôm sú có châT lượng cao, giá thành hạ phục vụ phong trào nuôi tôm của khu vực, trong nước và tiến tới xuất khẩu, cần thực hiện ngay việc quy hoạch và xây dựng 2 khu vực sản xuất tập trung tại quận Sơn Trà (5 ha), quận Ngũ Hành Sơn (10 ha), để phát triển quy hoạch 300 trại sản xuất tôm giống, công suất 2 tỷ con Pl5/năm.

+ Giống cá nước ngọt được cung cấp từ trại cá giống Quân khu V và Trại cá giô»ng Phú Ninh (Quảng Nam), cần nghiên cứu trong những năm đến tiến hành xây dựng cơ sở ươm cá giống các loại đảm bảo giống chât lượng cao cung ứng cá giống cho phong trào nuôi của Đà Nẵng.

+ Giống cá biển và tôm hùm : Trước mắt nguồn giống cá biển, tôm hùm được cung cấp từ khai thác tự nhiên của địa phương và các tỉnh, đồng thời bố sung từ Trung tâm giống hải sản Nha Trang, cần nghiên cứu hình thành trại giống hải sản cấp 1 tại Đà Nẵng để cung cấp giống hậu bị và giống chất lượng cao cho phong trào nuôi biển của Đà Nẵng.

4- Về thức ăn công nghiệp :

Với năng lực sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản của Đà Nẵng hiện nay không những đáp ứng đủ cho phong trào nuôi trồng thủy sản Đà Nẵng đến 2010, mà còn cung ứng một phần nhu cầu thức ăn cho nghề nuôi trồng thủy sản các tỉnh bạn trong nước. Tuy nhiên, đề Đà Nẵng trở thành trung tâm cung cấp thức ăn cho khu vực miền Trung và cả nước, đủ sức cạnh tranh với các loại thức ăn nhập ngoại. Trong giai đoạn này cần tiến hành đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Đến năm 2010 nâng công suất ngành sản xuất thức ăn công nghiệp của Đà Nẵng phục vụ nuôi trồng thủy sản phải đạt 50.000 tấn/năm.

5. Về thị trường :

Ngoài thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thông được ổn định, cần mở rộng thị trường vào EU, Mỹ trong 10 năm đến. Hiện tại Đà Nẵng có 9 nhà máy chế biến thủy sản, công suất chế biến 20.000 tấn/năm (trong đó mới có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn và có Code vào EU). Vì vậy, đề Đà Năng trở thành trung tâm chê biến thủy sản xuất khẩu của khu vực miền Trung, trong năm 2001, 2002 các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần phải đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến còn lại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ... Hiện tại sản lượng tôm khai thác và tôm nuôi còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với công suất chê biến xuất khẩu của các nhà máy cũng như tiêu dùng nội địa.

6. Về khoa học công nghệ :

Úng dụng rộng rãi quy trình sản xuất tôm sú giống chất lượng cao, sạch bệnh, chuyển giao công nghệ sản xuất nhân tạo nhằm chủ động các loại giống cá biển, tôm hùm, cua, cá rô phi đơn tính... đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi, tránh tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu và khai thác tự nhiên.

7. Về bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản :

Xây dựng Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường tại Đà Nẵng để dự báo dịch bệnh, kiểm dịch và phòng trừ bệnh cho thủy sản, thực hiện quản lý chặt chẽ về thức ăn, sử dụng thuốc thủy sản...

8- Về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật:

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng cán bộ kỹ thuật của các đơn vị, địa phương về giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

9. Về tổ chức sản xuất:

Trên cơ sở quy hoạch từng vùng, lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tồ chức sản xuất chủ yếu. Các doanh nghiệp đóng vai trò trong việc hậu cần dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

10- Về công tác khuyến ngư :

Đổi mới hoạt động khuyến ngư từ thành phố đến các quận, huyện, xã phường. Thành lập các câu lạc bộ, hội nuôi trồng thủy sản cơ sở... để chuyến giao công nghệ về phương pháp nuôi tiên tiến cho dân.

11- Về hợp tác quốc tế :

Khuyến khích các tố chức nước ngoài đầu tư, nghiên cứu nuôi các đối tượng mới, có năng suất lớn và giá trị thương phẩm cao. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về phương pháp nuôi trồng thủy sản tiên tiến cho bà con nông dân.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1- Sở Thủy sản nông lâm :

- Tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng quyết định thành lập Ban chỉ đạo điều hành chương trình thống nhất trên phạm vi toàn thành phố. Chủ trì và phối hợp với các sở ban ngành liên quan, xây dựng các dự án có quy mô từ 100 ha trở lên, trình UBND thành phố phê duyệt để trình TW ghi vốn đầu tư theo kế hoạch hằng năm theo chương trình.

- Xúc tiến lập dự án và xây dựng các dự án : Đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phong trào nuôi trồng thủy sản, quy hoạch khu sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn, trạm quan trắc cảnh báo môi trường...

- Tố chức thực hiện công tác khuyến ngư cho dân, hằng năm tiến hành sơ kết thực hiện chương trình trên phạm vi toàn thành phố.

2- Các sở ban ngành :

Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Thủy sản nông lâm, Sở Tài chính - Vật giá và các sở ngành liên quan, cân đối các nguồn vốn ngân sách (vốn XDCB, kinh phí sự nghiệp...), vốn tín dụng hằng năm cho chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trình UBND thành phố Đà Nẵng quyết dịnh đầu tư.

3- UBND các quận, huyện :

- Thành lập Ban quản lý chương trình của địa phương để theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình trên địa bàn, xây dựng các dự án nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ dưới 50 ha gửi Sở Thủy sản - nông lâm, Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định trước khi trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đầu tư theo kế hoạch hằng năm.

- Kết hợp các nguồn vốn để hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản của địa phương.

- Thành lập các Hội nuôi trồng thủy sản, kết hợp với Hội Nông dân để trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương.

- Hằng năm tổ chức sơ kết tình hình thực hiện chương trình của địa phương.

Điều 2 : Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3 : Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các Sở : Thủy sản - Nông lâm, Kế hoạch & Đầu tư, Xây dựng, Địa chính - Nhà đất, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các sở ban ngành liên quan tổ chức thực hiện nội dung quyết định này.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.