• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/05/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 16/11/2004
CHÍNH PHỦ
Số: 38/1997/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 28 tháng 4 năm 1997

NGHỊ ĐỊNH

Về sửa đổi và bổ sung một số Điều của Nghị định số 50-CP

ngày 28-8-1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước.
____________

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Sửa đổi và bổ sung một số Điều của Nghị định số 50-CP ngày 28-8-1996 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 3, Điều 2 về vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp Nhà nước:

"1. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành nghề được phép kinh doanh có mức vốn pháp định cao nhất theo quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Nghị định số 50-CP.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết từng đề án cụ thể đối với những doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập trước khi ban hành Nghị định này hoặc các đơn vị hạch toán phụ thuộc cần chuyển thành doanh nghiệp hạch toán độc lập ở những tỉnh mới tách (theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX) và những trường hợp đặc biệt khác có mức vốn điều lệ thấp hơn mức vốn quy định trên đây Nguyên tắc chung là cố gắng bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước có thể hoạt động kinh doanh bình thường, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước hàng năm, không giải quyết đồng loạt".

"3. Nghiêm cấm việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà không có sẵn vốn điều lệ. Trừ phần vốn do kế hoạch Nhà nước cho vay ưu đãi, các vốn vay khác không được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước".

Điều 2. Sửa đổi Khoản 3, Điều 3 về người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước:

"3. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước được uỷ quyền ký quyết định thành lập một số doanh nghiệp nhà nước do mình sáng lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc một bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm xem xét đề án và thông báo đồng ý bằng văn bản".

Điều 3. Sửa đổi Điều 4 về quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước:

"Điều 4. Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước:

1. Sau khi thông qua đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước thuộc điểm a, b dưới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập một số Tổng công ty nhà nước và một số doanh nghiệp nhà nước đặc biệt quan trọng, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập một số doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập một số Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình quy định tại Quyết định số 90-TTg ngày 7-3-1994, một số doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp tương đương mức vốn dự án đầu tư nhóm A theo quy định tại Nghị định số 42-CP ngày 16-7-1996; Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật ký quyết định thành lập các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập.

2. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật quyết định thành lập những doanh nghiệp nhà nước là thành viên của Tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng ký quyết định thành lập và các doanh nghiệp hoạt động công ích do mình sáng lập.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập doanh nghiệp thành viên các Tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tich Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập và các doanh nghiệp hoạt động công ích do các thành phố loại hai, các quận, huyện, thị xã thuộc địa phương mình đề nghị thành lập hoặc do mình sáng lập.

4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét đề án và thỏa thuận bằng văn bản cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập những doanh nghiệp nhà nước không quy định tại các khoản trên đây do Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thành lập".

Điều 4. Sửa đổi Khoản 1, Điều 7 về thẩm định (doanh nghiệp nhà nước)

1. Người có thẩm quyền quyết định hoặc được Uỷ quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước phân công cho tổ chức trực thuộc làm đầu mối xử lý hồ sơ thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Ban Chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp là đầu mối xử lý các hồ sơ đề nghị thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền quyết định thành lập. Tiểu ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối xử lý các hồ sơ thành lập doanh nghiệp thuộc quyền Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và được ủy quyền quyết định thành lập.

Người quyết định thành lập hoặc được ủy quyền quyết định thành lập doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng Thẩm định gồm một số các chuyên gia am hiểu những nội dung cần thẩm định cùng với Ban Chỉ đạo trung ương hoặc các Tiểu ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp".

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và 2 Điều 13 về các thay đổi sau đăng ký kinh doanh: Điều 13 Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tich Hội đồng Quản trị các Tổng công ty do Thủ tướng ký quyết định thành lập:

Quyết định việc thay đổi và bổ sung ngành nghề phù hợp với vốn điều lệ, điều kiện công nghệ từng doanh nghiệp (trừ những ngành nghề có quy định riêng phải xin phép Thủ tướng Chính phủ hoặc phải có giấy phép kinh doanh).

Quyết định đổi tên doanh nghiệp nếu như tên mới không trái với ngành nghề kinh doanh chính và phù hợp với hướng dẫn của các ngành có liên quan.

Sau khi quyết định thay đổi ngành nghề và đổi bán doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Bổ sung Khoản 8 và Điều 17 về đối tượng áp dụng:

"3. Các tổ chức Đảng, đoàn thể chịnh trị - xã hội trước đây đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép vận dụng Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước nay đều thực hiện theo Nghị định số 50-CP ngày 28-8-1996 của Chính phủ và các quy định có liên quan. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hồ sơ thành lập doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể ở cấp Trung ương gửi đến Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh chính để tổ chức thẩm định và quyết định thành lập".

Điều 7. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Căn cứ vào nội dung trên đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện cho thống nhất, đồng thời nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đặt tên cho doanh nghiệp (thuộc các thành phần kinh tê) bảo đảm cùng một loại hình doanh nghiệp, trên cùng một địa bàn, tên các doanh nghiệp không trùng lập nhau, ngăn ngừa tình trạng xâm phạm quyền sở hữu về bản quyền tên doanh nghiệp.

Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc xác nhận vốn điều lệ trong việc thành lập doanh nghiệp nhà nước và ban hành các quy định về chế độ tài chính, các thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước thay cho các quy định đã bị bãi bỏ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Võ Văn Kiệt

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.