• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/09/2013
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 17/2013/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 30 tháng 7 năm 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung

của Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan

Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước

Không phổ biến vũ khí hạt nhân

__________________

 

Căn cứ Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phbiến vũ khí hạt nhân ký ngày 02 tháng 10 năm 1989, có hiệu lực t ngày 23 tháng 02 năm 1990;

Căn cứ Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân ký ngày 10 tháng 8 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 17 tháng 9 năm 2012;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bsung của Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển khai liên quan đến chu trình nhiên liệu hạt nhân nhưng không sử dụng vật liệu hạt nhân.

2. Tổ chức, cá nhân có:

a) Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân, bao gồm cả trường hợp cơ sở đã chấm dứt hoạt động liên quan đến vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn và vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được dời đi;

b) Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn bằng hoặc ít hơn 01 (một) kg hiệu dụng, bao gồm cả trường hợp vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được dời đi;

c) Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được miễn trừ theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

3. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động:

a) Sản xuất, lắp ráp các thiết bị hoặc vật liệu trong chu trình nhiên liệu hạt nhân quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Khai thác, chế biến quặng urani, thori;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng hoặc lưu giữ vật liệu hạt nhân nguồn chưa đạt tới thành phần và độ tinh khiết thích hợp cho việc chế tạo nhiên liệu hạt nhân hoặc làm giàu đồng vị, bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cho mục đích phi hạt nhân;

d) Lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ có chứa plutoni, urani có độ làm giàu cao hoặc urani-233 nhưng không bao gồm việc đóng gói lại hoặc điều kiện hóa và không tiến hành tách các nguyên tố nhằm lưu giữ hoặc chôn cất;

đ) Xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nghiên cứu và trin khai liên quan tới chu trình nhiên liệu hạt nhân là các hoạt động nghiên cứu và triển khai về chuyển hóa vật liệu hạt nhân; làm giàu vật liệu hạt nhân; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; lò phản ứng hạt nhân; các cơ cấu tới hạn; tái chế nhiên liệu hạt nhân; xử lý các chất thải phóng xạ có chứa plutoni, urani có độ làm giàu cao hoặc urani-233 (không bao gồm việc đóng gói lại hoặc điều kiện hóa để lưu giữ hoặc chôn cất và không tiến hành tách các nguyên tố).

2. Urani có độ làm giàu cao là urani chứa 20% hoặc lớn hơn 20% đồng vị urani-235.

3. Khu vực là vùng được phân định trong thông tin thiết kế tương ứng của một cơ sở chịu kiểm soát hạt nhân hoặc một cơ sở có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn bằng hoặc ít hơn 01 (một) kg hiệu dụng thường xuyên được sử dụng.

Điều 4. Quy định khai báo

1. Khai báo lần đầu

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động theo quy định tại Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, Khoản 3 Điều 2 của Thông tư, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động sau ngày Thông tư có hiệu lực, có trách nhiệm thực hiện việc khai báo lần đầu cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong vòng 45 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 2, khi tiến hành xử lý chất thải phóng xạ có trách nhiệm khai báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trước 210 ngày kể từ ngày tiến hành việc xử lý.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động theo quy định tại Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, Khoản 3 Điều 2 của Thông tư, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động trước hoặc vào ngày Thông tư có hiệu lực, có trách nhiệm thực hiện việc khai báo lần đầu cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong vòng 45 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 2 của Thông tư thực hiện việc khai báo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 25/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định danh mục và yêu cầu kiểm soát vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân.

2. Khai báo hàng năm

Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm khai báo định kỳ hàng năm và gửi về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

3. Khai báo bổ sung

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động theo quy định tại Điều 2 của Thông tư có trách nhiệm khai báo bổ sung theo Mẫu số 09/AP-KSHN của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khai báo và gửi về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

4. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động theo quy định tại Điều 2 của Thông tư phải khai báo kế hoạch tổng thể mười (10) năm theo Mẫu số 08/AP-KSHN của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cùng với khai báo lần đầu và khai báo hàng năm.

Điều 5. Hồ sơ khai báo

1. Phiếu khai báo theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tài liệu kỹ thuật kèm theo vật liệu và thiết bị.

3. Tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo

Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo theo quy định tại Điều 4 của Thông tư có trách nhiệm:

1. Khai báo trung thực, đầy đủ.

2. Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xác minh các thông tin đã khai báo.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có thẩm quyền của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và thanh tra viên quốc tế thẩm định các thông tin đã khai báo.

4. Cử ít nhất 01 người phụ trách việc khai báo theo quy định của Thông tư này.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo theo quy định của Thông tư.

2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 9 năm 2013.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Đình Tiến

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.