• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2020
  • Ngày hết hiệu lực: 26/03/2021
CHÍNH PHỦ
Số: 01/2020/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 1 tháng 1 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư

__________

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư

1. Sửa đổi khoản 8 Điều 3 như sau:

“8. Cơ quan đăng ký đầu tư”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 11 như sau:

“3. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

3. Bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công:

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công: phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).

b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công: Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi và chính sách phát triển của nhà tài trợ (nếu có); Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư chương trình theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của chương trình so với các chỉ số khai thác, vận hành của chương trình đã được phê duyệt; Các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên,…); Các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

4. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau: 

“3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

5. Bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:

“4. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.

b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); Các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); Các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

6. Sửa đổi khoản 3 Điều 25 như sau:

“3. Nội dung đánh giá dự án thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 26 như sau:

“3. Người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:

a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.”

8. Sửa đổi khoản 4, khoản 6 Điều 26 như sau:

“4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.

6. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất”.

9. Sửa đổi khoản 1 Điều 27 như sau:

“1. Cơ quan được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và báo cáo nội dung sau:

a) Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án;

b) Tình hình trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;

c) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và việc xử lý theo thẩm quyền;

d) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.”

10. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:

“a) Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án;”

11. Sửa đổi tên Điều 29 như sau:

Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi

12. Sửa đổi khoản 1 Điều 29 như sau:

“1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án.”

  13. Sửa đổi tên Điều 30 như sau:

Điều 30. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư”.

14. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 32 như sau:

“c) Ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định này khi cần thiết.”

15. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 32 như sau:

“b) Người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;”

16. Sửa đổi khoản 3 Điều 32 như sau:

“3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

17. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 36 như sau:

“a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch”.

18. Sửa đổi khoản 4 Điều 46 như sau:

“4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công”.

19. Sửa đổi khoản 4 Điều 47 như sau:

“4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công”.

20. Sửa đổi khoản 3 Điều 48 như sau:

“3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công”.

21. Sửa đổi khoản 1 Điều 49 như sau:

“1. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đầu tư công và Nghị định này”.

22. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 49 như sau:

“a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai”.

23. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 50 như sau:

“a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật”. 

24. Bổ sung khoản 3 Điều 66 như sau:

 “3. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình”.

25. Sửa đổi khoản 1 Điều 68 như sau:

“1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc”.

26. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 68 như sau:

“a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm;”

27. Sửa đổi khoản 3 Điều 68 như sau:

“3. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.”

28. Bổ sung điểm g khoản 6 Điều 68 như sau:

“g) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý”.

29. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 68 như sau:

“8. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;

c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

d) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

đ) Báo cáo trước giám sát, đánh giá khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);

e) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.

g) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hằng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý”.

Điều 2. Bãi bỏ

Bãi bỏ: khoản 1 Điều 30 và Chương IX Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Xuân Phúc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.