• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/02/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 18/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 21 tháng 1 năm 2002

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia

Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đến năm 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 -2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban quốc gia Dân số và Kếhoạch hoá gia đình và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đếnnăm 2005, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Chương trình:

a)Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trung vàonhững vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, nhằm đạt mức sinhthay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Giảm tỷ lệ sinh bìnhquân hàng năm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,16%.

b)Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượngdân số.

2. Nội dung của Chương trình, bao gồm các dự án và tiểu dự án sauđây:

a) Dự án Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, với mục tiêu: góp phần tạomôi trường xã hội và điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồngnâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản/kế hoạchhoá gia đình, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình.

b) Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoágia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, với mục tiêu: đẩy mạnh sựtiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình của nhân dâncác vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc tăng cường cungcấp thông tin, tư vấn và cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhằm làm giảm nhanhmức sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số ở các vùng này.

c) Tiểu dự án Hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số (thuộc dự án Nâng cao chất lượngthông tin, dữ liệu về dân cư), với mục tiêu: hoàn thiện hệ thống thông tin, dữliệu chuyên ngành dân số, đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành Chươngtrình tại các cấp quản lý.

d) Dự án Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số, với mục tiêu: nghiêncứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thử nghiệm các mô hình trong lĩnhvực dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, góp phần nâng cao Chỉsố phát triển con người của Việt Nam.

đ) Dự án Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển gia đình bền vững,thông qua hoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình, với mục tiêu: xây dựnggia đình ít con, khỏe mạnh, ấm no, bình đẳng và tiến bộ, góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân.

e) Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tácdân số nhằm góp phần thực hiện có hiệuquả Chương trình.

g) Dự án Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình.

Thànhphần dự án gồm hai tiểu dự án sau:

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá giađình.

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá giađình phi lâm sàng và đảm bảo hậu cần kế hoạch hoá gia đình.

Mụctiêu của dự án:

Đápứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, cả về số lượng và chất lượng, đốivới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình, trên cơ sở tăngtỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, nâng cao khả năng tư vấn và kỹthuật của đơn vị cung cấp dịch vụ, thực hiện lồng ghép hoạt động chăm sóc sứckhoẻ sinh sản với hoạt động kế hoạch hoá gia đình, góp phần ổn định quy mô dânsố ở mức hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Hoànthiện hệ thống cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình; đẩymạnh tiếp thị xã hội và mở rộng thị trường phương tiện tránh thai và sức khoẻsinh sản.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: 05 năm, từ 2001 đến 2005.

4. Kinh phí thực hiện Chương trình:

Kinhphí thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn vốn sau: ngân sách Trung ương,ngân sách địa phương, vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ, vốn tín dụng trong nướcvà vốn huy động cộng đồng.

Dựkiến mức huy động vốn cho Chương trình là 3. 449 tỷ đồng (chưa tính nguồn vốnhuy động cộng đồng).

Hàngnăm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình và khả năng của các nguồnvốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liênquan để thống nhất việc bố trí kinh phí bảo đảm cho Chương trình thực hiện cóhiệu quả.

5. Tổ chức quản lý và thực hiện Chương trình:

Cơchế quản lý và điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoágia đình thực hiện theo quy định hiện hành.

Giaotrách nhiệm cho các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương như sau:

a) Uỷ ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình:

Chủtrì quản lý, điều hành sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành có liên quan vàUỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổng hợp tình hìnhthực hiện Chương trình.

Chủtrì, phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, tổ chức thực hiện các dự án vàtiểu dự án sau:

Dựán Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi.

Dựán Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình cho vùngnghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Dựán Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.

Dựán Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển gia đình bền vững, thông qua hoạtđộng tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình.

Dựán Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

Tiểudự án Hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số (thuộc dự án Nâng caochất lượng thông tin, dữ liệu về Dân cư).

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đìnhphi lâm sàng và đảm bảo hậu cần kế hoạch hoá gia đình.

b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá giađình, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quản lý, tổ chức thực hiện tiểu dự án Thực hiện các dịch vụ ytế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và ủy ban quốc giaDân số và Kế hoạch hoá gia đình cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm để thựchiện nhiệm vụ của Chương trình; thực hiện việc lồng ghép yếu tố dân số vào cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội.

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí và đảm bảo ngânsách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thựchiện nhiệm vụ của Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theoquy định hiện hành.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt độnggiáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản và giới tính cho học sinh và sinh viên trongcác loại hình nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện lồng ghép các nộidung dân số vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, pháttriển nông thôn.

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện lồng ghép cácnội dung dân số vào Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và việclàm.

h) Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến rộngrãi các chủ trương, chính sách về dân số và phát triển.

i) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc lồng ghép Chươngtrình này với các chương trình kinh tế - xã hội khác có liên quan trên cùng mộtđịa bàn; tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình tại địa phương (baogồm cả việc huy động vốn từ cộng đồng); báo cáo định kỳ về tình hình thực hiệnChương trình theo quy định hiện hành; chịu trách nhiệm trước nhà nước về việcsử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này trên địa bàn.

k) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên củaMặt trận và các tổ chức xã hội tham gia triển khai và thực hiện Chương trình trongphạm vi hoạt động của mình.

Điều 2. ủyban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình chỉ đạo, hướng dẫn các chủ dự ánhoàn chỉnh các dự án và tiểu dự án để trình phê duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phạm Gia Khiêm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.