THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện việc thông báo Quyết định huy động và lệnh huy động, tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng Dự bị động viên
|
|
1/01/clip_image001.png" width="128" /> |
- Căn cứ vào các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định 39/CP ngày 28-4-1997 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị dộng viên;
- Để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các đơn vị quân đội thực hiện thống nhất việc thông báo quyết định huy động và lệnh huy động, tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên trong trường hợp có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh;
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện như sau:
I. THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH HUY ĐỘNG VÀ LỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN:
1- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân huyện, quận thị xã thành phố thuộc tỉnh:
- Khi nhận được lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc, phòng về huy động các đơn vị dự bị động viên (DBĐV) thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành), các tỉnh, thành phố trực thnộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) chỉ đạo trực ban tác chiến BTTM thông báo bằng điện mật tới các thủ trưởng Bộ, ngành (hoặc người được uỷ quyền), Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND) (hoặc người được ủy quyền)"
Trong trường hợp trực ban tác chiến BTTM không thể thông báo được tới Chủ tịch UBND tỉnh, việc thông báo tới Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện qua Bộ Tư lệnh Quân khu.
- Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc người được ủy quyền) tiến hành:
+ Ra lệnh mở phong bì (trong đó có lệnh huy động lực lượng DBĐV đã được chuẩn bị sẵn) có ký hiệu ứng với tín hiệu của điện thông báo và ghi ngày, tháng, năm theo điện vào lệnh đó.
- Trực tiếp nghiên cứu nắm vững nội dung quyết định huy động và lệnh huy động lực lượng DBĐV.
+ Ghi rõ thời gian nhận được quyết định huy động, lệnh huy động và ký
tên.
+ Căn cứ vào quyết định huy động lực lượng DBĐV của cấp trên, khẩn trương ra quyết định huy động theo thẩm quyền đối với các địa phương, cơ sở thuộc quyền.
+ Chỉ đạo cán bộ trực văn phòng hoặc cán bộ có trách nhiệm thường trực cơ quan thông báo cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở thuộc quyền và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ huy động.
+ Tổ chức họp Thủ trưởng Bộ, Ngành, UBND, thông báo quyết định huy động và lệnh huy động lực lượng DBĐV của cấp trên; quán triệt, nhiệm vụ, bàn biện pháp thực hiện.
+ Giao nhiệm vụ cho các ban, ngành chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thông báo và thực hành huy động lực lượng DBĐV. UBND tỉnh, chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương (QSĐP) và các cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch.
- Sau khi thực hiện xong việc thông báo, cán bộ trực văn phòng hoặc cán bộ thường trực cơ quan tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch UBND (hoặc người được uỷ quyền) về tình hình triển khai thông báo của cấp mình, kết quả nhận thông báo của cấp dưới và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo kết quả thực hiện thông báo của Bộ, ngành, địa phương về Bộ Quốc phòng (qua trực ban tác chiến BTTM).
- Văn phòng Bộ, ngành, UBND tỉnh thông báo cho cấp dưới của mình, cấp nhận được thông báo triển khai và báo cáo Thủ trưởng Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện như quy trình trên. Riêng đối với cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện), việc chuyển lệnh tới xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) và các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội... (sau đây gọi chung là cơ sở) thực hiện bằng lực lượng giao thông hoả tốc (tổ chức thành các đội thông báo).
2. Đối với các đơn vị quân đội:
- Khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về huy động các đơn vị DBĐV, Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo cho BTTM; đồng thời gửi văn bản của Bộ Quốc phòng để báo cáo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội về việc thực hiện quyết định huy động của Chính phủ.
- Theo lệnh của Thủ trưởng BTTM, trực ban tác chiến BTTM phát tín hiệu thông báo lệnh huy động lực lượng DBĐV của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành, UBND tỉnh. Đồng thời sử dụng mạng thông tin hiệp đồng tiến hành thông báo cho các Bộ, ngành Nhà nước có liên quan để phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch huy động lực lượng DBĐV.
Các cấp, khi nhận được tín hiệu thông báo lệnh huy động lực lượng DBĐV, tiến hành các nội dung sau đây:
-
Trực ban tác chiến kiểm tra lại tín hiệu, ghi vào sổ đăng ký tình hình và báo cáo người trực chỉ huy về tín hiệu nhận được.
-
Người trực, chỉ huy ra lệnh đối chiếu lại tín hiệu nhận được, sau đó trực tiếp mở phong bì nghiên cứu nắm vững nội dung văn bản, ghi rõ thời gian và ký tên vào lệnh; báo cáo cấp trên kết quả nhận được tín hiệu.
-
Căn cứ vào quy mô, thời gian huy động, người trực chỉ huy thông báo cho Ban Chỉ huy biết và ra lệnh phát tín hiệu thông báo ứng với quy mô đó cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, đồng thời thông báo hiệp đồng với các địa phương liên quan.
-
Hội ý chỉ huy quán triệt nhiệm vụ, xác định những việc làm ngay. Họp Đảng uỷ (Thường vụ) quán triệt nhiệm vụ; bàn biện pháp lãnh đạo; Triển khai tổ chức thực hiện việc thông báo lệnh và thực hành huy động lực lượng DBĐV.
-
Họp cơ quan quán triệt nhiệm vụ và chỉ thị những việc phải triển khai.
-
Các cơ quan QSĐP ngoài việc thực hiện các nội dung trên, phải báo cáo cấp uỷ, chính quyền địa phương về lệnh huy động đã nhận được; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, điều hành, đồng thời tổ chức thực hiện nhiệm vụ dó.
Ban chỉ huy qnân sự huyện tiến hành triển khai các công việc cụ thể sau đây:
+ Tổ chức ghi thời gian, địa điểm tập trung vào lệnh gọi QNDB nhập ngũ, lệnh điều động phương tiện kỹ thuật (PTKT).
Khi ghi thời gian cần xác định thời gian có mặt tập trung hợp lý đối với từng đơn vị để tập trung, vận chuyển, giao nhận không bị ùn tắc, đồng thời vẫn hoàn thành đúng thời hạn quy định.
+ Tập trung các đội thông báo, kiểm tra quân số và trang bị, phương tiện dùng để chuyển lệnh.
+ Sau khi ghi lệnh, niêm phong lệnh theo từng xã, cơ sở, chỉ huy quân sự huyện (hoặc người được uỷ quyền) giao nhiệm vụ cho các đội thông báo chuyển tới các xã, cơ sở đã phân công.
+ Theo dõi và điều hành việc chuyển lệnh của các đội thông báo đảm bảo đúng kế hoạch thời gian. Qui định cho các đội thông báo tận dụng phương tiện thông tin ở các cơ sở báo cáo kết quả chuyển lệnh về chỉ huy quân sự huyện nhanh nhất.
3- Đối với các xã, phường, thi trấn, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội:
- Khi nhận được thông báo lệnh huy động do lực lượng thông báo của huyện chuyển tới, UBND xã và người phụ trách các cơ sở giao nhiệm vụ cho các tổ thông báo chuyển lệnh tới từng quân nhân dự bị (QNDB), từng chủ PTKT; đồng thời quy định rõ thời, gian, địa điểm tập trung tại xã, cơ sở để tổ chức hành quân đến trạm tập trung QNDB, PTKT của huyện.
Đối với QNDB công tác ở các cơ quan, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Giao 2 lệnh gọi ở 2 nơi: 1 lệnh gọi ở nơi công tác, 1 lệnh gọi ở nơi cư trú.
- Khi giao lệnh, người thông báo yêu cầu QNDB, chủ PTKT ký vào lệnh gọi và ghi thời gian nhận lệnh. Người thông báo cắt phần lệnh gọi có ký nhận (cuống lệnh) mang về báo cáo UBND xã (hoặc người phụ trách cơ sở) kết quả thực hiện.
UBND xã (hoặc người phụ trách cơ sở) tổng hợp kết quả thông báo của địa phương, cơ sở mình và mang cuống lệnh về báo cáo cơ quan quân sự huyện.
- Trường hợp QNDB, chủ PTKT vắng mặt, người làm nhiệm vụ chuyển lệnh có trách nhiệm thông báo cho người đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ ...) hoặc Thủ trưởng cơ quan của QNDB, chủ PTKT. Người đại diện đó ký nhận lệnh và tìm mọi biện pháp thông báo cho người được huy động trở về nhận nhiệm vụ. Khi đã thực hiện mọi biện pháp nhưng vẫn không thông báo dược cho QNDB, chủ PTKT thì người đại diện đó báo cáo với cấp trực tiếp thông báo cho mình.
- QNDB giữ chức vụ chỉ huy dơn vị DBĐV, ngoài việc chấp hành lệnh gọi còn tham gia cùng cán bộ xã, cơ sở thông báo lệnh cho QNDB thuộc quyền trong cùng địa bàn.
II- TRIỂN KHAI TRẠM TẬP TRUNG, TRẠM TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DBĐV.
1. Triển khai trạm tập trung:
- Cấp huyện tổ chức, triển khai từ 1 đến 3 trạm tập trung QNDB (mỗi trạm tập trung khoảng 2000-2500 người) và triển khai 1 trạm tập trung PTKT. Thành viên của trạm gồm một số quân nhân của cơ quan quân sự và một số cán bộ, nhân viên ban, ngành, đoàn thể... có liên quan của huyện.
(Tổ chức, bố trí và hoạt động của trạm tập trung QNDB theo phụ lục số 1).
Trạm tập trung PTKT triển khai một cách linh hoạt tùy theo số lượng PTKT cần tập trung; có thể tổ chức 3 tổ (1 tổ kiểm tra hồ sơ, 1 tổ kiểm tra sơ bộ kỹ thuật, 1 tổ tổ chức đưa đi bàn giao).
- Đơn vị chuyên môn dự bị (CMDB) do địa phương xây dựng thì cấp tỉnh tổ chức triển khai trạm tập trung. Thành viên của trạm bao gồm một số quân nhân của cơ quan quân sự và một số cán bộ; nhân viên ban, ngành, sở có nhiệm vụ xây dựng đơn vị CMDB của tỉnh.
- Đơn vị cơ sở của Bộ, ngành Nhà nước, có chỉ tiêu huy động đơn vị CMDB thì tổ chức, triển khai trạm tập trung tại cơ sở của mình. Thành viên của trạm do cơ sở đó cử ra.
- Trạm tạp trung QNDB và trạm tập trung PTKT phải đảm bảo bí mật, an toàn, tiện cơ động, có vị trí chính thức và dự bị, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; phải có đầy đủ các phương án phòng tránh máy bay, pháo binh địch đánh phá.
- Khi được lệnh triển khai trạm tập trung QNDB, trạm tập trung PTKT, các trạm trưởng triệu tập thành viên của trạm mình, kiểm tra quân số, quán triệt nhiệm vụ, phân công các tổ triển khai theo vị trí bố trí và sẵn sàng hoạt động.
- Lực lượng hậu cần tổ chức vận chuyển vật chất trang thiết bị của trạm ra vị trí đã xác định. Chuẩn bị các mặt bảo đảm ăn uống cho cán bộ nhân viên của trạm và phối hợp với các cơ sở đảm bảo ăn uống cho QNDB.
- Sau khi triển khai xong, trạm trưởng báo cáo chi huy quân sự huyện kết quả thực hiện.
2- Triển khai trạm tiếp nhận:
- Trạm tiếp nhận QNDB do cấp trung đoàn, lữ đoàn hoặc tương đương tổ chức, trển khai. Trạm tiếp nhận QNDB của các đơn vị trực thuộc sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh do cán bộ khung các đơn vị đó cùng một số cán bộ, nhân viên cơ quan sư đoàn, BCHQS tỉnh tổ chức, triển khai.
- Cấp tiểu đoàn, đại đội thuộc Ban chi huy quân sự huyện không tổ chức trạm tiếp nhận, có thể kết hợp tiếp nhận luôn tại trạm tập trung của huyện.
- Đơn vị không có khung thường trực, do lực lượng dự nhiệm từ đơn vị thường trực tách ra thành khung đơn vị mới, triển khai trạm tiếp nhận. Mỗi khung trung đoàn triển khai một trạm tiếp nhận.
- Trạm tiếp nhận PTKT do cấp sư đoàn bộ binh, lữ đoàn, trung đoàn binh
chủng, BCHQS tỉnh tổ chức triển khai.
(Quy định công tác bảo đảm và trình tự triển khai trạm tiếp nhận tiến hành như triển khai trạm tập trung đã nêu trên).
III- Tập trung, vận chuyển lực lượng DBĐV.
1- Tâp trung:
a- Tâp trung QNDB:
Từng xã, cơ sở tổ chức tập trung QNDB tại địa phương, cơ sở của mình, nắm cụ thể từng QNDB có mặt theo lệnh gọi, kiểm tra công tác chuẩn bị của từng người, sau đó cử người phụ trách đưa về trạm tập trung của huyện để bàn giao.
- QNDB giữ chức vụ chỉ huy các cấp trong đơn vị DBĐV có trách nhiệm đôn đốc QNDB thuộc quyền tập trung theo lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện quản lý đơn vị mình ngay từ khi tập trung tại xã, cơ sở (nếu trên cùng địa bàn).
- Tại từng xã, cơ sở và tại trạm tập trung QNDB, các cấp tiến hành tập trung theo từng đơn vị đã được tổ chức xây dựng từ thời bình. Trường hợp QNDB được huy động lẻ thì ghép thành đơn vị riêng để tiện quản lý.
- Tại trạm tập trung QNDB, cán bộ nhân viên của trạm kiểm tra quân số, hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ và tập trung từng đơn vị DBĐV để chuyển giao cho các đơn vị của quân đội.
- QNDB thuộc lực lượng tăng cường đầu tiên được tập trung, chuyển giao trước cho các đơn vị theo kế hoạch.
- QNDB thuộc diện dự phòng được quản lý tại Ban chỉ huy quân sự huyện, sẵn sàng bổ sung thay thế khi cần thiết.
- Cấp huyện phải đảm bảo ăn cho QNDB trong quá trình tập trung, vận chuyển tới khi bàn giao xong cho các đơn vị thường trực của quân đội.
b- Tập trung PTKT:
- Khi nhận được lệnh huy động PTKT, chủ phương tiện vận tải đường bộ, xe máy công trình, làm đường, xếp dỡ.... trực tiếp tổ chức đưa phương tiện đến trạm tập trung PTKT. Các phương tiện vận tải đường thuỷ, phương tiện thông tin liên lạc... được đưa tới địa điểm đã hiệp đồng để bàn giao.
Trước khi tập trung, các phương tiện vận tải, xe máy công trình... phải nạp xăng dầu đủ đi tới trạm tiếp nhận của đơn vị thường trực.
Nhân viên của trạm tập trung PTKT kiểm tra hồ sơ, kiểm tra số lượng và kiểm tra sơ bộ kỹ thuật từng phương tiện, tổ chức đưa đi bàn giao cho các đơn vị quân đội.
(PTKT thuộc diện trưng mua sẽ có văn bản hướng dẫn riêng).
2-Vận chuyển:
a-Vận chuyển QNDB:
Để kịp thời chuyển giao QNDB cho các đơn vị thường trực của quân đội, UBND các cấp cần sử dụng mọi phương tiện được phép huy động phục vụ hoặc kết hợp dùng ô tô thuộc chỉ tiêu huy động bổ sung chở quân đội để vận chuyển. Nếu đơn vị nhận quân ở vị trí cách trạm tập trung với cự ly gần thì có thể hành quân bộ, nhưng phải đảm bảo thời gian giao nhận đúng kế hoạch.
- Tổ chức chỉ huy hành quân chặt chẽ, an toàn, bí mật.
b- Vận chuyển PTKT:
Nếu PTKT là phương tiện vận tải đường bộ, xe máy công trình... thì do người đang sử dụng PTKT đó trực tiếp điều khiển trừ trạm tập trung của địa phương đến trạm tiếp nhận của đơn vị quân đội. Các PTKT khác vận chuyển bằng các phương tiện vận tải huy động để phục vụ theo quy định của Pháp lệnh về LLDBĐV và Nghị định 39-CP hoặc bằng các phương tiện do cơ quan quân sự địa phương hợp đồng.
IV- GIAO NHẬN LỰC LƯỢNG DBĐV:
1 - Bàn giao:
a-Cách thức bàn giao:
- QNDB và PTKT được huy động do đại diện cơ quan quân sự huyện (hoặc đại diện cơ sở thuộc, Bộ, ngành) trực tiếp bàn giao tại trạm tiếp nhận QNDB, trạm tiếp nhận PTKT của đơn vị quân đội.
- Đơn vị CMDB do cấp trực tiếp xây dựng tổ chức bàn giao toàn bộ đơn vị cho đơn vị quân đội (gồm người, PTKT và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn) theo quy định.
- Các PTKT thuộc diện không đến trạm tập trung và trạm tiếp nhận PTKT (phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện thông tin liên lạc...) thì từng cơ sở trực tiếp đưa đến địa điểm tiếp nhận của các đơn vị quân đội đã hiệp đồng để đại diện cơ quan quân sự huyện (hoặc Bộ, Ngành) làm thủ tục bàn giao.
- Bàn giao QNDB và PTKT theo từng đơn vị.
-Bàn giao đơn vị DBĐV đồng thời phải bàn giao đủ hồ sơ cá nhân, tập thể QNDB, hồ sơ PTKT.
b- Những văn bản, hổ sơ phải bàn giao:
- Hồ sơ cá nhân QNDB gồm:
1- Lệnh gọi nhập ngũ;
2- Quyết định bổ nhiệm;
3- Phiếu QNDB;
4- Hồ sơ giới thiệu sinh hoạt Đảng (nến là Đảng viên);
5- Hồ sơ giới thiệu sinh hoạt Đoàn (nếu là Đoàn viên).
- Hồ sơ tập thể đơn vị DBĐV và tổ chức Đảng, Đoàn gồm;
1- Danh sách trích ngang QNDB từng phân đội;
2- Giấy giới thiện sinh hoạt Đảng tập thể; Danh sách đảng viên; dự kiến cấp uỷ (nếu có tổ chức Đảng)
3- Giấy giới thiệu sinh hoạt đoàn tập thể; danh sách đoàn viên; dự kiến ban chấp hành Đoàn (nếu cố tổ chức Đoàn).
- Hồ sơ PTKT gồm:
1- Phiếu đăng ký PTKT (lý lịch -phương tiện);
2- Lệnh điều động PTKT.
2- Tiếp nhận:
a- Tiếp nhận QNDB:
- Các đơn vị tổ chức thời bình là đơn vị thiếu, các tiểu đoàn khung thường trực bộ đội địa phương... được bổ Sung QNDB với số lượng ít thì tổ chức tiếp nhận một lần, không phân chia giai đoạn.
- Các đơn vị tổ chức thời bình là đơn vị khung thường trực, được bổ sung QNDB với số lượng lớn thì tổ chức tiếp nhận thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tiếp nhận lực lượng bổ sung ban đầu (tăng cường đầu tiên). Bao gồm các đơn vị DBĐV (cấp trung đội, đại đội) là lực lượng vận tải, công binh, thông tin, phòng không, vệ binh, kỹ thuật và một số cán bộ, nhân viên cơ quan (khoảng từ 10%-15% tổng quân số) đã xác định trong kế hoạch và thống nhất với địa phương. Đơn vị thường trực của quân đội tiếp nhận gọn từng phân đội tại khu vực đóng quân thường xuyên, do một bộ phận cán bộ, chiến sĩ khung thực hiện. Tiếp nhận xong đơn vị nào, sử dụng ngay đơn vị đó cùng lực lượng khung thường trực triển khai việc bảo vệ, mở niêm vật chất, trang bị kỹ thuật... vận chuyển ra trạm tiếp nhận lực lượng bổ sung cơ bản và vị trí trú quân tại khu vực tập trung.
+ Giai đọạn 2: Tiếp nhận lực lượng bổ sung cơ bản:
Tại trạm tiếp nhận, cán bộ, nhân viên của trạm tổ chức kiểm tra quân số từng đại đội, tiếp nhận từng tiểu đoàn (hoặc tương đương). Tiếp nhận xong tiểu đoàn nào, cấp phát quân trang và đưa ngay tiểu đoàn đó về vị trí trú quân để cấp phát vũ khí trang bị.
Khi tiếp nhận QNDB phải kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung kịp thời để thống nhất giữa danh sách và thực tế QNDB có mặt.
Trường hợp xác định trạm tiếp nhận có thể bị lộ hoặc bị đánh phá thì phải di chuyển ngay về vị trí dự bị và liên lạc kịp thời với địa phương để giao nhận đúng phương án đã hiệp đồng.
Trường hợp chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu vượt cấp từ thường xuyên lên toàn bộ hoặc từ tăng cường lên toàn bộ, các đơn vị tiếp nhận QNDB và PTKT tại một vị trí mới, không thuộc khu vực tập trung. Đơn vị thường trực phải có phương án trước và kịp thời hiệp đồng với địa phương khi có tình huống này.
(Tổ chức, bố trí và hoạt động của trạm tiếp nhận QNDB theo phụ lục số 2).
Nếu đơn vị cách địa phương giao lực lượng DBĐV từ 500 km trở lên (tổ chức tiếp nhận tại địa điểm do địa phương xác định) thì hiệp đồng, thống nhất với địa phương có thể nhận ngay tại trạm tập trung của địa phương (không phân chia giai đoạn tiếp nhận); Sau khi tiếp nhận xong, vận chuyển về khu vực tập trung để cấp phát quân trang, vũ khí trang bị...
b- Tiếp nhận PTKT:
- Các đơn vị thường trực tổ chức tiếp nhận phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện làm đường, xếp dỡ... tại trạm tiếp nhận PTKT; Tiếp nhận phương tiện vận tải đường thuỷ, phương tiện thông tin liên lạc... tại một địa điểm khác do 2 bên hiệp đồng.
- PTKT thuộc biên chế của đơn vị CMDB được tiếp nhận cùng đơn vị CMDB tại cùng một địa điểm.
- Nhân viên của trạm tiếp nhận PTKT, kiểm tra hồ sơ, số lượng, chất lượng của PTKT.
Những PTKT đủ điều kiện tiếp nhận., khẩn trương hoàn tất thủ tục và bổ sung ngay cho các đơn vị theo kế hoạch.
(Tổ chức, bố trí và hoạt động của trạm tiếp nhận PTKT theo phụ lục số 3).
Sau khi thống nhất về số lượng, chất lượng QNDB; đơn vị DBĐV; số lượng, chất lượng, chủng loại PTKT và thủ tục hồ sơ, đại diện cơ quan quân sự địa phương (hoặc Bộ, Ngành) cùng đại diện đơn vị thường trực của quân đội ký kết biên bản giao nhận. Các dơn vị khẩn trương ổn định tổ chức biên chế, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.
V-TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1-Thông tư này có hiện lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2- Những quy định trước đây về thông báo quyết định huy động và lệnh huy động, tập trung vận chuyển giao nhận lực lượng DBĐV trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị quân đội kịp thời phản ảnh về Bộ Quốc phòng để nghiên cứu giả quyết.