• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/09/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 15/06/2001
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 08/1998/TT-NHNN7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Lai, ngày 30 tháng 9 năm 1998

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 173/1998-QĐ-TTg ngày12/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ

 

Ngày 12 tháng 9 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 173/1998/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua bán ngoại tệ của Người cư trúlà tổ chức;

Căn cứ Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướngdẫn thi hành như sau:

 

I. QUI ĐỊNH CHUNG:

1."Nguồn thu vãng lai" là nguồn thu của Người cư trú từ Người không cưtrú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vàocác giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển tiền một chiềuvà các giao dịch tương tự khác.

2."Nguồn thu từ giao dịch vốn" là nguồn thu từ chuyển vốn vào Việt Nam,trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay nước ngoài,thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác theo quy định của Pháp luậtViệt Nam làm tăng tài sản có của Người cư trú từ Người không cư trú.

3."Tài trợ, viện trợ nhân đạo": trong Thông tư này là khoản tài trợ,viện trợ không hoàn lại của Người không cư trú cho người cư trú.

4.Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bán.

Thờiđiểm thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ hiện có trên tài khoản tiền giử của Ngườicư trú là tổ chức được thực hiện từ ngày Quyết định số 173/QĐ-TTg có hiệu lực(ngày 12/9/1998).

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Đốitượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:

1.Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chứckinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được Chínhphủ Việt Nam đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ, các chi nhánh công ty nước ngoài,nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên doanh với nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chứckinh tế).

2.Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từthiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là Tổ chức phi lợinhuận).

3."Ngân hàng được phép" là các Ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhànước cho phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là Ngân hàng).

III. Các trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ bánngoại tệ:

1.Trường hợp không phải bán:

a)Các nguồn thu từ tài trợ, viện trợ nhân đạo theo hiệp định hay thoả thuận với nướcngoài;

b)Các khoản thu của Bên nhận uỷ thác xuất khẩu theo Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu,(trong trường hợp này Bên uỷ thác phải thực hiện nghĩa vụ bán và bên nhận uỷthác phải bán các khoản thu từ phí uỷ thác);

c)Các khoản thu từ tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng mua bán hàng hoá với nướcngoài (trường hợp này chỉ phải bán theo quy định phần lợi nhuận thu được từnghiệp vụ này);

d)Các khoản đặt cọc, ký quỹ, ứng trước của Người không cư trú và các khoản thu hộcho Người không cư trú.

đ)Các khoản thu từ giao dịch vốn.

2.Giấy tờ chứng minh cho các trường hợp không phải bán:

a)Đối với điểm 1 (a): bản gốc hoặc bản sao công chứng hiệp định, thoả thuận kývới nước ngoài hoặc các giấy tờ liên quan đến tài trợ viện trợ nhân đạo.

b)Đối với điều 1 (b): bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng xuất khẩu uỷ thácký giữa Bên uỷ thác và Bên nhận uỷ thác;

c)Đối với điểm 1(c): Bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng mua bán hàng hoá kýgiữa các bên và văn bản cho phép của Bộ Thương Mại cho phép làm dịch vụ tạmnhập tái xuất.

d)Đối với điểm 1(d): Bản gốc hoặc bản sao công chứng các hợp đồng trong đó có quyđịnh các nội dung về ký quĩ, đặt cọc, ứng trước.

đ)Đối với điểm 1(đ): Bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng hay các chứng từliên quan đến các nguồn thu từ các giao dịch vốn.

IV. NGHĨA VỤ BÁNNGOẠI TỆ CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC:

A.NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ TỪ CÁC NGUỒN THU VÃNG LAI MỚI PHÁT SINH KỂ TỪ NGÀY12/09/1998:

1.Tỷ lệ bán theo qui định:

a)Tổ chức kinh tế phải bán 80% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai chongân hàng trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ đượcghi có vào tài khoản tiền gửi.

b)Tổ chức phi lợi nhuận phải bán toàn bộ số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãnglai cho Ngân hàng trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoạitệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi.

2.Thủ tục bán:

a)Khi ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai của Người cư trú là tổ chức được ghi có vàotài khoản tiền gửi, Ngân hàng có trách nhiệm trích ngay số ngoại tệ phải bántheo quy định từ nguồn thu trên sang tài khoản "quản lý và giữ hộ",đồng thời phải thông báo ngay cho khác hàng biết số ngoại tệ phải bán để tổchức làm thủ tục bán ngoại tệ.

Ngườicư trú là tổ chức có các nguồn thu vãng lai không phải bán qui định tại điểm 1phần III Thông tư này gửi cho Ngân hàng nơi mở tài khoản ngoại tệ các chứng từtheo quy định tại điểm 2 phần III để chứng minh nguồn thu không phải bán. Ngânhàng sau khi nhận được các chứng từ xác minh nguồn thu ngoại tệ không phải bánsẽ chuyển trả lại số ngoại tệ này vào tài khoản tiền gửi của tổ chức.

b)Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vàotài khoản tiền gửi, mà Tổ chức nói trên không bán ngoại tệ theo quy định choNgân hàng hay không có các chứng từ chứng minh các nguồn thu không phải bán thìNgân hàng sẽ thông báo nhắc nhở tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệtrong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc tiếp theo.

Sauthời hạn 5 ngày kể trên, tổ chức vẫn không thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ củamình thì Ngân hàng thực hiện việc mua ngoại tệ đã giữ lại trên tài khoản"quản lý và giữ hộ".

c)Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vàotài khoản tiền gửi, tổ chức có phát sinh nhu cầu chi ngoại tệ cho các giao dịchđến hạn thanh toán thì được sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi đểthanh toán. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ thanh toán chogiao dịch đó thì Ngân hàng cho phép tổ chức sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản"quản lý và giữ hộ" để thanh toán cho phần còn thiếu sau khi đã xuấttrình đầy đủ các giấy tờ liên quan.

d)Các tổ chức có ngoại tệ phải bán trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" đượcphép bán số ngoại tệ đó cho các Ngân hàng khác sau khi xuất trình hợp đồng muabán ngoại tệ đã ký.

B.NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ TỪ CÁC NGUỒN THU VÃNG LAI TRƯỚC NGÀY QUYẾT ĐỊNH 173/1998/QĐ-TTGCÓ HIỆU LỰC (12/09/1998) HIỆN CÓ SỐ DƯ TRÊN TÀI KHOẢN TIỀN GỬI.

1.Tỷ lệ bán theo quy định:

a)Muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998, tổ chức kinh tế phải bán cho Ngân hàng80% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai trước ngày 12 tháng 9 năm 1998còn thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi.

b)Muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998, Tổ chức phi lợi nhuận phải bán cho Ngânhàng toàn bộ số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai trước ngày 12/09/1998còn thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi.

2.Thủ tục bán:

a)Các Ngân hàng có trách nhiệm xác định số lượng ngoại tệ từ các nguồn thu phátsinh trước ngày 12/09/1998 (kể cả nguồn thu không phải thu vãng lai) hiện có sốdư trên tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận và chuyểnngay số ngoại tệ đã xác định nói trên từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản"quản lý và giữ hộ" theo tỷ lệ: 80% số ngoại tệ đã xác định đối vớitổ chức kinh tế, 100% đối với tổ chức phi lợi nhuận. Đồng thời, Ngân hàng phảithông báo ngay cho tổ chức muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998 phải thực hiệnbán ngoại tệ.

b)Đến trước ngày 05/10/1998, Tổ chức có nguồn thu ngoại tệ không phải bán theoquy định nêu tại điểm 1 phần III phải gửi các chứng từ và hoàn thành việc chứngminh cho các nguồn thu này theo hướng dẫn tại điểm 2 phần III cho Ngân hàng nơimở tài khoản.

Ngânhàng tính toán số ngoại tệ mà tổ chức phải bán, cụ thể như sau:

Đốivới tổ chức kinh tế. A = (B - C) x 80%

Đốivới tổ chức phi lợi nhuận A = B - C

Trongđó:

A:Số ngoại tệ phải bán;

B:Số dư từ nguồn thu phát sinh đến trước ngày 12/9/1998 hiện có trên tài khoảntiền gửi vào cuối ngày 30/09/1998;

C:Số ngoại tệ không phải bán theo quy định.

Căncứ số ngoại tệ phải bán (A), Ngân hàng thực hiện đối chiếu với số ngoại tệ trêntài khoản "quản lý và giữ hộ". Trường hợp số ngoại tệ phải bán thấphơn số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ", Ngân hàng thựchiện mua số ngoại tệ phải bán và chuyển trả phần chênh lệch sang tài khoản tiềngửi của tổ chức.

c)Sau ngày 05/10/1998, Tổ chức không thực hiện bán ngoại tệ cho Ngân hàng thìNgân hàng sẽ mua số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" theođúng nghĩa vụ quy định tại điểm 4 Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 củaThủ tướng Chính phủ.

d)Đến trước ngày 05/10/1998, Tổ chức có phát sinh nhu cầu chi ngoại tệ cho cácgiao dịch đến hạn thanh toán thì sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền gửiđể thanh toán. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ thanh toán chogiao dịch đó thì Ngân hàng cho phép tổ chức được sử dụng số ngoại tệ trên tàikhoản "quản lý và giữ hộ" để thanh toán cho phần còn thiếu sau khi đãxuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan.

đ)Các Tổ chức có ngoại tệ phải bán trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" đượcphép bán số ngoại tệ đó cho các Ngân hàng khác sau khi xuất trình hợp đồng muabán ngoại tệ đã ký.

V. QUYỀN MUA NGOẠI TỆ CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC

1.Người cư trú khi có nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai vàcác giao dịch được phép khác theo quy định thì được quyền mua ngoại tệ tại cácNgân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các giấy tờ và các chứng từ hợp lệcho Ngân hàng.

2.Khi mua ngoại tệ để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đến hạn của các giao dịch vãnglai hay các giao dịch được phép khác, Người cư trú là tổ chức phải xuất trìnhbản gốc hoặc bản sao công chứng các giấy tờ và các chứng từ hợp lệ sau đây chocác Ngân hàng:

a)Đối với thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài phải có Hợp đồngnhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài; giấy phép nhập khẩu của Thủ tướngChính phủ (đối với các mặt hàng trong Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu), haygiấy phép hay hạn ngạch của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối vớinhập khẩu các mặt hàng trong Danh mục nhập khẩu có điều kiện), quyết định thànhlập, đăng ký kinh doanh, bộ chứng từ hoàn hảo gồm thư tín dụng (nếu có), hoáđơn, vận đơn và các chứng từ có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

b)Thanh toán uỷ thác xuất - nhập khẩu hàng và dịch vụ cho tổ chức nhận uỷ thácxuất - nhập khẩu phải có hợp đồng uỷ thác xuất - nhập khẩu và các chứng từ cóliên quan đến uỷ thác xuất - nhập khẩu;

c)Hoàn trả tiền bồi thường liên quan đến xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phải cóhợp đồng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, thông báo thanh toán, giấy khiếu nại,biên bản và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại;

d)Chuyển tiền đặt cọc để đấu thầu ở nước ngoài phải có hợp đồng có liên quan, cácgiấy tờ và chứng từ có liên quan đến việc đấu thầu ở nước ngoài.

đ)Các khoản chi cho triển lãm, chương trình quảng cáo, thương mại, chương trìnhđào tạo phải có hợp đồng có liên quan, giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩmquyền, thông báo thanh toán từ nước ngoài và các giấy tờ khác có liên quan;

e)Nộp tiền hội viên cho các tổ chức quốc tế, các khoản phí đăng ký cho các cuộchọp quốc tế phải có giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền và các giấy tờkhác có liên quan;

g)Các khoản chi phí liên quan đến phí, chi tiêu cho việc thành lập và hoạt độngcủa văn phòng đại diện ở nước ngoài phải có phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyềncho phép thành lập văn phòng ở nước ngoài và các giấy tờ liên quan đến việc chicác loại phí và chi tiêu của văn phòng;

h)Các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký bảnquyền, ứng dụng đối với bằng phát minh, sáng chế, các dịch vụ tư vấn phải xuấttrình hợp đồng có liên quan và các giấy tờ liên quan đến việc thanh toán cho nướcngoài khác;

i)Các khoản chi phí liên quan đến việc cử cá nhân làm việc trong tổ chức Người cưtrú ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát, hội thảo... phải xuất trình cácgiấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép ra nước và các giấy tờ có liên quanđến việc thanh toán ở nước ngoài, các giấy tờ liên quan khác;

k)Chuyển vốn pháp định và vốn tái đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam phải có biên bản thanh lý của cơ quan cấp giấy phép đầu tư,báo cáo hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam có xác nhận củacơ quan thuế có thẩm quyền, các giấy tờ liên quan khác;

l)Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải cóbáo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán, biên bản phân chia của Hộiđồng quản trị (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là liên doanh), xácnhận cơ quan thuế có thẩm quyền đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nướcViệt Nam, báo cáo thanh lý doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh đượccơ quan cấp giấy phép đầu tư chuẩn y (nếu nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợinhuận khi kết thúc hoặc giải thể), các giấy tờ liên quan khác;

m)Chuyển trả vốn vay nước ngoài phải có hợp đồng vay vốn đã được phê duyệt, cácgiấy tờ liên quan khác.

n)Đối với các giao dịch vãng lai khác tuỳ theo từng trường hợp, Ngân hàng sẽ quyđịnh cụ thể các chứng từ cần thiết khi mua ngoại tệ.

3.Việc thực hiện mua Ngoại tệ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nướcngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không được nhà nước Việt Nam đảm bảocân đối ngoại tệ được thực hiện theo quy định hiện hành.

4.Đối với Người cư trú là tổ chức chịu sự điều chỉnh của Quyết định37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 đã bán ngoại tệ cho Ngân hàng trước thời điểmQuyết định 173/1998/QĐ-TTg có hiệu lực thì trong thời hạn 6 (sáu) tháng kể từngày bán ngoại tệ theo Quyết định 37/1998/QĐ-TTg vẫn tiếp tục được mua lại sốngoại tệ đã bán cho Ngân hàng trước đây.

VI. MUA BÁN NGOẠI TỆ VỚI NGÂN SÁCH;

Ngânhàng Nhà nước Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để qui định cụ thể về việcmở tài khoản ngoại tệ và mua bán ngoại tệ của Ngân sách Nhà nước.

 

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG

CácNgân hàng khi mua - bán ngoại tệ qui định tại Thông tư này với khách hàng phảicó trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định dưới đây:

1.Hướng dẫn, đôn đốc thông báo cho Người cư trú là tổ chức thực hiện nghĩa vụ bánngoại tệ cho Ngân hàng; thực hiện mua ngoại tệ theo quy định của Thông tư này.

2.Đáp ứng số ngoại tệ cho Người cư trú là tổ chức theo quy định tại phần V củaThông tư này phù hợp với giá trị thực tế thanh toán của khác hàng và chỉ bánngoại tệ cho khách hàng khi khoản thanh toán đến hạn. Riêng đối với việc bánngoại tệ để thanh toán cho các giao dịch vốn được thực hiện theo các qui địnhhiện hành.

3.Niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việcniêm yết tỷ giá coi như là một cam kết giao dịch ngoại tệ với khách hàng.

4.Hàng ngày phải báo cáo chính xác cho Ngân hàng nhà nước Trung ương về số ngoạitệ mua bán trong ngày bảo đảm duy trì trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồngViệt Nam, thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng, với Ngân hàng được phépkhác và Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng để đáp ứngnhu cầu hợp lệ của khách hàng và đảm bảo trạng thái ngoại hối cuối ngày trongmức quy định.

5.Phát hiện các hành vi vi phạm của Ngân hàng hay người cư trú là tổ chức đối vớicác quy định tại Thông tư này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Trung ươngbiết để có biện pháp xử lý.

VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC:

1.Thực hiện nghiêm túc việc bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này;

2.Xuất trình đầy đủ các chứng từ theo quy định và theo yêu cầu hợp lý của Ngânhàng;

3.Kê khai trung thực theo quy định trong Thông tư này;

4.Phát hiện các hành vi vi phạm của Ngân hàng hay các tổ chức khác đối với cácquy định tại Thông tư này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương biếtđể có biện pháp xử lý.

CácNgân hàng và Người cư trú là tổ chức trên đây khi có hành vi vi phạm các quyđịnh của Thông tư này, thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật xử phạthành chính, bị đình chỉ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hoặc thu hồi giấy phéphoạt động, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

IX. Điều khoản thi hành:

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/09/1998. Những qui định trước đâyvề quản lý ngoại hối trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

2.Thủ trưởng các Vụ, Cục, Chánh văn phòng, Chánh thanh tra thuộc Ngân hàng Nhà nướcTrung ương, Giám đốc các Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố, tổng giám đốc (giámđốc) các Ngân hàng thương thương mại, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần,Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trong phạm vi chức năng của mình chịu tráchnhiệm tổ chức, hướng dẫn, triển khai, thực hiện Thông tư này.

3.Các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thànhphố theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện Thông tư này./.

Thống đốc

(Đã ký)

 

Lê Đức Thuý

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.