QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định đo lường trong thương mại bán lẻ và điểm cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ vê phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định 31/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Nay là Bộ Khoa học và Công nghê) về việc Ban hành Quy định về đo lường đối với các phép đo trong thương mại bán lẻ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 358/TT- KHCN ngày 24/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đo lường trong thương mại bán lẻ và điểm cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
HÀ GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Hoàng Đình Châm
|
QUY ĐỊNH
Đo lường trong thương mại bán lẻ và điểm cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4269/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Hà Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
1.Quy định này quy định về đo lường trong thương mại bán lẻ và điểm cân đối chứng áp dụng cho các chợ trung tâm thị xã, thị trấn; chợ đầu mối; chợ trung tâm cụm xã; chợ xã, phường (gọi chung là chợ) theo quy hoạch phát triển chợ của UBND tỉnh.
2.Các chợ tạm, chợ không nằm trong quy hoạch không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ:
1.Cân đối chứng: Là việc sử dụng phương tiện đo hợp pháp tại các điểm cân đối chứng, cân đong lại lượng hàng hóa thông dụng đã mua để so sánh, xác định sai số về mặt định lượng của hàng hóa.
2.Gian lận đo lường: Là hành vi cố ý hoặc vô ý trong hoạt động định lượng hàng hóa nhằm mục đích gian dối thu lợi bất chính với các dấu hiệu sau đây:
a)Phá kẹp chì niêm phong của cơ quan quản lý Nhà nước để điều chỉnh làm sai lệch phương tiện đo;
b)Sử dụng các phương tiện đo không hợp pháp, chưa được duyệt mẫu, chưa kiểm định, quá hạn kiểm định, có sai số vượt quá mức cho phép;
c)Sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định hết hiệu lực thi hành;
d)Sử dụng phương tiện đo sai hỏng không đạt yêu cầu về quy định đo lường;
đ) Có sự gian lận trong việc sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định như: Tháo dỡ tem, niêm chì, tẩy xóa giấy chứng nhận kiểm định;
e)Các hành vi khác để làm sai lệch kết quả định lượng hàng hóa.
3.Phương tiện đo: Là loại dụng cụ dùng để cân, đong xác định định lượng trong việc giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa.
Điều 3. Điểm đặt cân đối chứng: Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và số lượng hàng hóa lưu thông tại chợ. Từng huyện, thị xã quyết định số lượng điểm cân đối chứng cho phù họp, tối thiểu mỗi chợ phải đặt 02 điểm cân. Chỉ đặt điểm cân đối chứng khi có Ban quản lý chợ.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐO LƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỂM CÂN ĐỐI CHỨNG
Điều 4. Giới hạn thiếu cho phép trong đo lường
1. Lượng hàng hóa tính theo thể tích bán cho khách hàng khi đong không được thiếu quá giới hạn cho phép trong bảng bảng sau:
Lượng hàng hóa theo lít (L)
|
Giới hạn thiếu cho phép theo mililít (mL)
|
0,25
|
5
|
Từ 0,25 đến 5
|
10 cho mỗi lít hàng hóa
|
Trên 5
|
5 cho mỗi lít hàng hóa
|
2. Khối lượng hàng hóa bán cho khách hàng khi cân không được thiếu quá giới hạn cho phép theo bảng sau:
Lượng hàng hóa theo kilôgam (kg )
|
Giới hạn thiếu cho phép theo gam (g)
|
Đến 0,1
|
5
|
Trên 0,1 đến 0,2
|
10
|
Trên 0,2 đến 0,5
|
15
|
Trên 0,5 đến 1
|
20
|
Trên 1 đến 2
|
40
|
Trên 2 đến 5
|
80
|
Trên 5 đến 10
|
150
|
Trên 10
|
150 + 10 cho mỗi kg tiếp theo
|
Điều 5. Phương tiện đo dùng trong mua, bán, trao đổi hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây.
1.Yêu cầu kỹ thuật:
a)Phương tiện đong không được móp méo, biến dạng hoặc tồn đọng lượng hàng hóa làm thay đổi dung tích;
b)Phương tiện đo phải đúng theo thiết kế của nhà sản xuất. Không được gắn thêm, rút bớt chi tiết làm thay đổi kết quả đo.
2.Yêu cầu đo lường: Sử dụng cân, đong đã qua kiểm định Nhà nước, còn thời hạn hiệu lực.
3.Độ chính xác: Cân có độ chính xác cấp 4 trở lên; phương tiện đong có độ chính xác từ 0,5% đến 1% và có phạm vi đo thích hợp với mức cân, đong.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua, bán, trao đổi hàng hóa.
1. Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người có trách nhiệm khách hàng hoặc đại diện khách hàng có thể chứng kiến, kiểm tra, so sánh các phép đo định lượng hàng hóa.
2.Trường hợp hàng hóa đã được cân hoặc đong trước đó (nhưng không phải ỉà hàng đóng gói sẵn), người bán hàng phải ghi rõ lượng hàng hóa đã cân đong trên bao bì, săn sàng thực hiện việc cân, đong lại nếu khách hàng yêu cầu.
Điều 7. Phát triển điểm cân đối chứng.
1. Việc phát triển điểm cân đối chứng phải phù họp quy hoạch phát triển chợ và phát triển kinh tế của tỉnh.
3.Mỗi điểm cân đối chứng được trang bị 01 đến 02 cân đối chứng phù hợp với mức cân hàng hóa của mỗi chợ.
Điều 8. Hoạt động điểm cân đối chứng.
1.Điểm cân đối chứng hoạt động phục vụ người tiêu dùng trong mua bán, trao đổi hàng hóa, không thu phí.
2.Hoạt động theo chế độ kiểm nhiệm do Ban quản lý chợ thực hiện, chịu sự quản lý của Phòng Công thương.
3.Chuyên môn nghiệp vụ:
a)Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b)Cán bộ quản lý cân đối chứng phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đo lường, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
4.Nhiệm vụ cán bộ quản lý, duy trì cân đối chứng:
a)Đảm bảo an toàn tài sản được giao, phát hiện sai hỏng của cân đề xuất biện pháp giải quyết;
b)Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng cân đối chứng, thao tác kỹ thuật xác định lại lượng hàng hóa mà người tiêu dùng đã mua;
c)Trường họp phát hiện gian lận đo lường, cán bộ quản lý duy trì cân đối chứng có trách nhiệm ghi nhận kết quả ban đầu, xác nhận của bên mua, bên bán làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết các bước tiếp theo.
5.Kinh phí xây dựng và hoạt động điểm cân đối chứng: Từ ngân sách huyện, nguồn sự nghiệp khoa học phân cấp cho các huyện, thị xã và nguồn thu phí chợ hàng năm.
6.Xử lý vi phạm: Cơ quan công an, Quản lý thị trường và các ngành có liên quan tại các huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, bố trí cán bộ thụ lý hồ sơ giải quyết nhanh gọn khi có đề nghị của Ban quản lý chợ hoặc cá nhân phát hiện hành vi vi phạm vê đo lường, nhằm đảm bảo lợi ích của bên mua và bên bán.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của ngành và UBND các cấp.
1.Sở Khoa học và Công nghệ:
a)Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển điểm cân đối chứng hàng năm theo quy hoạch phát triển chợ của tỉnh để thực hiện;
b)Cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm để trang bị cân đối chứng cho các điểm cân trên toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển điểm cân đối chứng;
c)Tổ chức việc đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và trực tiếp tại các điểm cân đối chứng .
d)Thực hiện các quy phạm Pháp luật về đo lường;
đ) Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định định kỳ, đột xuất cho phương tiện đo của các điểm cân đối chứng khi có yêu cầu của địa phương.
2.Sở Tài chính: Hướng dẫn chế độ chính sách và các Quy định Tài chính của Nhà nước cho các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan để triển khai tốt các điểm cân đối chứng.
3.Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ kế hoạch phát triển điểm cân đối chứng của Sở Khoa học và Công nghệ đưa nội dung phát triển điểm cân đối chứng vào kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện.
4.Sở Công thương:
a)Hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ đo lường cho phòng công thương và Ban quản lý chợ về hoạt động điểm cân đối chứng;
b)Lồng ghép kế hoạch thanh, kiểm tra thị trường với kiểm tra đo lường tại các chợ trên địa bàn.
5.UBND các huyện, thị xã:
a)Có kế hoạch dành kinh phí thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc quản lý đo lường tại địa phương;
b)Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về đo lường, kiểm tra đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong hoạt động buôn bán, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công ích khác tại các chợ đảm bảo cho các phương tiện đo phải kiểm định, phép đo được thực hiện đúng và chính xác;
c)Xây dựng kế hoạch phát triển và hoạt động điểm cân đối chứng trong kế hoạch Khoa học và Công nghệ hàng năm;
d)Xâỵ dựng ki ốt bao che và tủ bảo vệ để bảo quản, an toàn cho thiết bị, đặt cân chuẩn ở vị trí thuận tiện cho người dân qua lại để tự kiểm tra hàng hóa đã mua bán.
đ) Quản lý thống nhất, duy trì hoạt động của các điểm cân đối chứng trên địa bàn, báo cáo hàng tháng, quý, năm gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổng hợp;
e)Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các cơ quan quản lý Nhà nước khác trong công tác thanh kiểm tra đo lường tại chợ.
6.Ban quản lý chợ:
a)Tiếp nhận thiết bị, bố trí nơi lắp đặt, cử cán bộ duy trì cân đối chứng đúng quỵ định phục vụ tốt nhu cầu cân đối chứng và đấu tranh chống gian lận đo lường. Tổng họp báo cáo tháng, quý, năm với cơ quan quản lý cùng cấp;
b)Đầu mối giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đo lường tại chợ trong phạm vi thẩm quyền;
c)Đảm bảo các điều kiện cần thiết về mặt bằng, an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động của điểm cân đối chứng;
d)Hàng năm xây dựng kinh phí gửi UBND huyện, thị xã xem xét phê duyệt;
đ) Khi phát hiện hành vi vi phạm về đo lường Ban quản lý chợ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Quản lý thị trường hoặc thanh tra chuyên ngành giải quyết.
Các Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ tổng họp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./