• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 07/06/2004
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 2200/2004/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 7 tháng 6 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

Ban hành Quy định về quản lý và trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Nghị định số 76/2000/NĐ- CP, ngày 15/12/2000 của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);

- Căn cứ Quyết định số 06/2003/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường "Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản;

- Xét đề nghị của Chánh văn phòng ƯBND tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về quản lý và trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thổn, Giao thông Vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã Ký)

 

Bùi Thanh Quyến

QUY ĐỊNH

              Về quản lý và trình tự thủ tục cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2200/2004/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Hải Dương)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Quy định về quản lý và trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi:

1. Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông;

2. Tận thu cát, sỏi; kết hợp nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy lòng sông;

(Dưới đây gọi chung là giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông)

3. Đăng ký giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông; trên phạm vi địa bàn tỉnh Hải Dương.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và các cơ quan khác có liên quan; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép tận thu cát, sỏi lòng sông.

Điều 3: Thẩm quyền cấp giấy phép tận thu cát, sỏi lòng sông

1. UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép trên các diện tích được phép khai thác cát, sỏi lòng sông không gây ảnh hưởng đến đê điều, cầu, cống, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ, bảo vệ môi trường, môi sinh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;

2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn giấy phép tận thu cát, sỏi lòng sông của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 4: Trữ lượng và thòi hạn của một giấy phép khai thác cát, sỏi

1. Trữ lượng khai thác cát, sỏi lòng sông của 01 (một) giấy phép không quá 50.000 (năm mươi ngàn) m3/năm

2. Thời hạn của 01 (một) giấy phép không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép (trừ mùa lụt bão, từ 01 tháng 5 đến 15 tháng 10 hàng năm).

Điều 5: Trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp, gia hạn giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông

Tổ chức, cá nhân được cấp, gia hạn giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông; phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Nộp lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành (Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể);

2. Thực hiên các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, bảo vệ đê điều, bảo vệ các công trình giao thông, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường,v.v trong quá trình khai thác và vận chuyển cát, sỏi;

3. Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội;

4. Ghi chép, lưu giữ đầy đủ các kết quả trong quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm ;

5. Nộp báo cáo kết quả khai thác cát, sỏi lòng sông cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan hàng tháng, quý và sau khi kết thúc khai thác;

6. Có trách nhiệm kết hợp với chính quyền địa phương (nơi xin khai thác cát) trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường, môi sinh, cơ sở hạ tầng;

7. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác và vận chuyển gây ra;

8. Trong quá trình khai thác, nếu phát hiện những hiện tượng ảnh hưởng tới an toàn đê điều, an toàn giao thông, môi trường, công trình giao thông,v.v có trách nhiệm thông báo ngay cho các cơ quan chức năng biết để xử lý.

Điều 6: Thu hồi giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông (kể cả giấy phép gia hạn)

1. Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông bị thu hồi khi xẩy ra một trong các trường hợp sau đây:

a. Vi phạm một trong các nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi quy định tại Điều 5 của Quy định này;

b. Khu vực được phép khai thác cát, sỏi bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 19 Nghị định số: 76/2.000/NĐ-CP, của Chính phủ và Quyết định số 898/QĐ-UB, ngày 06/6/1997 của UBND tỉnh Hải Dương;

c. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi bị giải thể hoặc phá sản theo quy định cuả pháp luật hiện hành;

d. Trong quá trình khai thác cát, sỏi đã vi phạm các quy định của Nhà nước hiện hành về đảm bảo môi trường, dòng chảy, các công trình giao thông đường thuỷ nội địa;

e. Có phát hiện mới về tài nguyên khoáng sản khác ngoài cát, sỏi;

g. Sau ba tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực; tổ chức, cá nhân chưa bắt đầu triển khai mà không có lý do chính đáng.

2. Khi bị thu hồi giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, phải có trách nhiệm :

a. Phục hồi trả lại hiện trạng ban đầu và chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả những cơ sở bị hại như đê điều, dòng chảy, môi trường, đất đai, công trình giao thông, v.v...,(do trong quá trình khai thác và vận chuyển gây ra);

b. Phải di chuyển toàn bộ tài sản, phương tiện khai thác, phao tiêu, biển báo,v.v... của đơn vị ra khỏi khu vực khai thác, mà không được đền bù. Trong trường hợp giấy phép khai thác bị thu hồi theo mục e khoản 1 Điều 6 của Quy định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí di chuyển theo chính sách hiện hành.

Điều 7: Đăng ký, thông báo hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông

1. Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông sau khi được UBND tỉnh cấp, phải đăng ký Nhà nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường và gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 01 (một) bộ kèm theo bản đồ khu vực khai thác cát, sỏi để theo dõi và phối hợp quản lý;

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo hoạt động của các tổ chức, cá nhân xin khai thác cát, sỏi lòng sông cho các cơ quan có liên quan của tỉnh và điạ phương biết để theo dõi và phối hợp quản lý.

Điều 8: Thời gian cấp giấy phép (kể cả gia hạn giấy phép)

Sau mười ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của các đối tượng xin cấp Giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông, cơ quan tiếp nhận xem xét và trình UBND tỉnh phê duyệt cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản lý do giấy phép không được cấp cho tổ chức, cá nhân. Thời hạn không quá bẩy ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được chuyển đến UBND tỉnh.

CHƯƠNG II

CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC VÀ TẬN THU CÁT, SỎI LÒNG SÔNG

A. CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC CÁT, SỎI LÒNG SÔNG

Điều 9: Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông (mẫu số 7);

2. Bản đồ khu vực xin khai thác cát, sỏi lòng sồng lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000, hệ thống toạ độ vuông góc VN 2.000 hoặc hệ toạ độ vuông góc UTM. Được Đoạn quản lý đường sông khu vực xác nhận. Bản đồ khu vực xin khai thác phải nêu rõ:

a. Ranh giới, toạ độ khu vực xin khái thác cát, sỏi lòng sông;

b. Diện tích, trữ lượng xin khai thác;

3. Phương án khai thác cát, sỏi lòng sông và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa lập theo quy định;

4. Ban sao các văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng đối với tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông (Giấy chứng nhận ĐKKD, số lượng và công suất của từng phương tiện tham gia khai thác cát, v.v...y,

5. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý môi trường tỉnh xác nhận;

6. Ý kiến xác nhận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan như: chính quyền địa phương (xã, huyện nơi xin khai thác cát), Chi cục quản lý đê điều (đối với vị tri xin khai thác cách chân đê dưới 250 m), Đoạn quản lý đường sông quản lý khu vực;

 

7. Bản cam kết của chủ đơn vị đối với các cơ quan quản lý có liên quan của tỉnh và địa phương (mẫu số 10);

8. Quyết định cho phép lập bãi để chứa cát, sỏi và lập bến thuỷ nội địa của cơ quan có thẩm quyền (bản sao, có công chứng)-,

9. Giấy tờ hợp lệ của từng phương tiện và người điều khiển phương tiện theo quy định (như Giấy đăng ký, đăng kiểm, bằng thuyền trưởng và máy trưởng,v.v...) bản sao cố chứng thực của Công chứng-,

Chỉ cho phép các phương tiện và chủ phương tiện có đủ giấy tờ hợp lộ mới được phép khai thác cát, sỏi lòng sông (chủ các đơn vị được phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải chiụ trách nhiệm liên đới cùng các chủ phương tiện);

10. Phương án gia cố chân đê, mặt đê, bảo vệ đê và hành lang đê khi có nhu cầu vận chuyển cát đi qua đê và hành lang bảo vệ đê; được cơ quan quản lý đê điều của tỉnh chấp thuận.

Điều 10: Hồ sơ xỉn gia hạn giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho sơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày. Hồ sơ bao gồm :

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông (mẫu số8);

2. Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông tại thời điểm xin gia hạn trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000, hệ toạ độ vuông góc VN 2.000 hoặc hộ toạ độ vuông góc UTM, được Đoạn quản lý đường sông quản lý khu vực xác nhận;

Bản đồ phải nêu rõ:

a. Ranh giới, toạ độ khu vực xin tiếp tục khai thác;

b. Diện tích, trữ lượng xin tiếp tục khai thác.

3. Báo cáo kết quả khai thác cát, sỏi lòng sông từ khi cấp giấy phép đến thời điểm xin gia hạn. Trữ lượng còn lại xin tiếp tục khai thác, được Đoạn quản lý đường sông quản lý khu vực xác nhận;

4. Ý kiến xác nhận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan như: Chi cục quản lý đê điều (đối với vị trí khai thác cách chân đê dưới 250 m), quản lý môi truờng, UBND địa phương (xã, huyện nơi xin khai thác cát, sỏi lòng sông)

5. Bản cam kết của tổ chức xin khai thác cát, sỏi lòng sông với các cơ quan quản lý có liên quan của tỉnh và địa phương (mẫu số 10);

6. Bản kê khai đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuếTNKS, các loại thuế khác...), có xác nhận của cơ quan thuế Nhà nước địa phương (bản sao có công chứng)

B. CẤP GIẤY PHÉP TẬN THU CÁT, SỎI KẾT HỢP NẠO VÉT BÊN CẢNG, KHƠI THÔNG LUồNG LẠCH, DIEU CHỈNH DÒNG CHẢY

Điều 11: Hồ sơ cấp giấy phép tận thu cát, sỏi lòng sông kết hợp nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy (do đơn vị cố nhu cầu

nạo vét bến cảng, v.v. . . lập)

Để tận thu cát, sỏi lòng sông khi thực hiện kế hoạch nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy. Hồ sơ gồm cố:

1. Đơn xin tận thu cát, sỏi lòng sông (theo mẫu 9)-,

2. Bản đồ khu vực xin nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000, hệ toạ độ vuông góc VN 2.000 hoặc hệ toạ độ vuông góc UTM;

3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép được nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy (ba bản sao cố công chứng)-,

4. Phương án nạo vét bến cảng, khơi thông luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

5. Bản sao các văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân và năng lực về phương tiện, thiết bị phục vụ nạo vét của tổ chức xin tận thu cát, sỏi kết hợp nạo vét bến cảng,... (cố chứng thực của công chứng)-,

6. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý môi trường tỉnh xác nhận.

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Điều 12: Trách nhiệm của các Sở, Ngành liên quan.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tiến hành khảo sát quy hoạch, xác định các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông báo cáo UBND tỉnh trình Chính phủ xem xét phê duyệt;

b. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh khi cần thiết;

c. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ xin khai thác cát, sỏi lòng sông của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin khai thác cát, sỏi lòng sông;

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, thẩm tra và đề nghị UBND tỉnh cấp và thu hồi giấy phép lập bãi chứa cát, sỏi và vận chuyển cát trong phạm vi hành lang bảo vệ đê của các tổ chức, cá nhân. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố về việc cấp giấy phép lập bãi chứa cát, sỏi nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê.

3. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, các Đoạn quản lý đường sông và các ngành chức năng có liên quan kiểm tra, xử lý các hiện tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông của các phương tiện lưu hành trên sông. Thu giữ, xử lý các tầu, thuyền không đủ điều kiện lưu hành trên sông và vi phạm quy định về khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép.

4. Các Đoạn quản lý đường sông (Đoạn quản lý đường sông số 7, 8, 2, và Đoạn quản lý đường sông Hải Dương, v.v) Các Đoạn quản lý đường sông có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương sở tại (nơi có các vị trí khai thác cát) hướng dẫn các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông thiết lập hệ thống phao tiêu, biển báo theo quy định của chuyên ngành và xác định vị trí được phép khai thác cát, sỏi lòng sông. Phối hợp vói ƯBND các huyện, thành phố về việc cấp giấy phép lập bến thuỷ nội địa cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

5. Cục thuế tỉnh: Chủ trì, phối hợp với ƯBND các cấp tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc thu thuế tài nguyên và các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán, lập bãi chứa cát, lập bến thuỷ nội địa và khai thác cát, sỏi lòng sông.

6. Công an tỉnh: có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng cảnh sát trong ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp:

- Lập bãi chứa cát, sỏi; bến thuỷ nội địa và khai thác cát trái phép;

- Các phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ (theo Nghị định 40/CP).

Đề xuất vói UBND tỉnh, các ngành và địa phương tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông. Bố trí lực lượng làm nòng cốt tham gia phối hợp vói các ngành, địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các hoạt động trái phép của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khai thác, lập bến bãi và kinh doanh cát, sỏi lòng sông.

Điều 13: Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố (dưới đây gọi chung là UBND các cấp)

1. ƯBND các cấp trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiêm tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật về khoáng sản cho nhân dân địa phương. Đặc biệt đối với các chủ phương tiện tầu, thuyền trên địa bàn tham gia khai thác cát, sỏi lòng sông theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định khác có liên quan;

2. UBND huyện, thành phố xét và cấp các loại giấy sau cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn quản lý:

a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khai thác cát, sỏi;

b. Giấy phép lập bãi kinh doanh cát, sỏi (sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cố thẩm quyền);

c. Giấy phép lập bến thuỷ nội địa (sau khi cố văn bản chấp thuận của cơ quan cố thẩm quyền);

3. UBND huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác, lập bến thuỷ nội địa và lập bãi kinh doanh cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn theo thẩm quyền.

4. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi khai thác, lập bến thuỷ nội địa và lập bãi kinh doanh cát, sỏi trái phép trên địa bàn.

Điều 14: Kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra

Kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra được trích từ nguồn thu xử lý vi phạm theo quy định hiện hành (do đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra lập)

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15: Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 16: Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi lòng sông thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm một trong các nghĩa vụ nêu tại Điều 5 cùa Quy định này hoặc vi phạm một trong các quy định đã ghi trong Giấy phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG V

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17: Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các Sở, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Bùi Thanh Quyến

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.