• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2016
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 78/2015/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 9 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

Quy định về xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng,

công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia

______________________

 

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định s107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, công bcông lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường st quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng lực của kết cu hạ tầng đường sắt: là khả năng thông qua của kết cấu hạ tầng được xác định bởi các yếu tố tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ chạy tàu lớn nhất (Vmax) trên một đoạn tuyến đường sắt; năng lực thông qua của nhà ga, của hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt.

2. Biểu đồ chạy tàu: là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từng đoạn tuyến, từng khu đoạn và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu thể hiện số lượng đôi tàu, việc vận dụng đầu máy, toa xe, ga tác nghiệp và thời gian chạy tàu trên các khu gian trong một ngày đêm trên một đoạn tuyến, một khu đoạn, một tuyến đường sắt.

3. Tác nghiệp kỹ thuật: là các tác nghiệp phục vụ cho đoàn tàu chạy an toàn và bảo đảm chất lượng phục vụ.

4. Thời gian chạy tàu lữ hành: là thời gian chạy tàu tính từ ga xuất phát đến ga cuối cùng, bao gồm cả thời gian chạy trên đường và thời gian dừng để tránh vượt, làm tác nghiệp kỹ thuật, tác nghiệp hành khách, hàng hóa.

5. Tải trọng trục: là tải trọng tối đa cho phép trên trục của phương tiện giao thông đường sắt quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt, đơn vị tính là tấn/trục.

6. Tải trọng rải đều: là tải trọng tối đa cho phép tính theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt, đơn vị tính là tấn/mét.

Chương II

XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH, BAN HÀNH, CÔNG BỐ CÔNG LỆNH

TẢI TRỌNG, CÔNG LỆNH TỐC ĐỘ

Điều 4. Yêu cầu khi xây dựng, điều chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ

1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

2. Đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa cho phép, tải trọng trục, tải trọng rải đều ổn định trong kỳ công bố và phù hợp với năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.

4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét (trừ các điểm chạy chậm cố định).

5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều quy định cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu phải đồng nhất trong một khu đoạn.

Điều 5. Nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng

1. Tải trọng trục.

2. Tải trọng rải đều.

3. Khu gian có độ dốc lớn nhất trên từng khu đoạn.

4. Các loại đầu máy được phép chạy đơn, chạy ghép trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

5. Các thông tin khác có liên quan đến cầu, đường, đầu máy, toa xe, đoàn tàu để hướng dẫn thực hiện công lệnh tải trọng.

Điều 6. Nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ

1. Bảng tốc độ chạy tàu

a) Tốc độ chạy tàu lớn nhất cho phép tính từ lý trình này đến lý trình tiếp theo trên các tuyến đường sắt;

b) Điểm thay đổi tốc độ có ghi rõ lý trình, vị trí thay đổi tốc độ;

c) Điểm chạy chậm, tốc độ chạy chậm, lý trình, khoảng cách phải chạy chậm, lý do phải chạy chậm, tên gọi theo địa danh (nếu có).

2. Các thông tin khác có liên quan về cầu, đường, đầu máy, toa xe, đoàn tàu để hướng dẫn thực hiện công lệnh tốc độ.

Điều 7. Trình tự xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ

1. Xây dựng công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng

a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt căn cứ năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt, đặc tính kỹ thuật của đầu máy, toa xe vận dụng trên từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt quốc gia tiến hành xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;

b) Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ được gửi Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;

c) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, Cục Đường sắt Việt Nam phải có ý kiến bằng văn bản và gửi doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ để ban hành và công bố.

2. Ban hành công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ

a) Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ khi được ban hành phải gửi Cục Đường sắt Việt Nam để thực hiện việc giám sát, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với những tuyến đường có chạy chung tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) để triển khai thực hiện;

b) Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được ban hành trước 10 ngày so với ngày dự kiến thực hiện.

3. Công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ

Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ ngay sau khi ban hành bằng các hình thức thích hợp và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 8. Trình tự điều chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ

1. Khi có sự thay đổi về năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc đề nghị bằng văn bản của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị về các yếu tố không phù hợp với nội dung quy định trong công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tiến hành xem xét để quyết định điều chỉnh lại công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ cho phù hợp.

2. Việc điều chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải bảo đảm đúng các quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Việc ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ điều chỉnh thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Chương III

XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH, BAN HÀNH, CÔNG BỐ BIỂU ĐỒ CHẠY TÀU

Điều 9. Loại tàu và thứ tự ưu tiên của các loại tàu

Loại tàu và thứ tự ưu tiên của các loại tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

Điều 10. Số hiệu các loại tàu

Số hiệu các loại tàu, nguyên tắc đánh số hiệu tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

Điều 11. Nội dung cơ bản của biểu đồ chạy tàu

1. Tổng số đôi tàu khách, tàu hàng (bao gồm cả tàu chính thức và tàu dự bị), thành phần đoàn tàu, chiều dài đoàn tàu chạy, loại đầu máy kéo tàu trên các khu đoạn, các tuyến đường sắt trong một ngày đêm.

2. Ga đỗ và thời gian đỗ làm tác nghiệp cắt, nối toa xe hàng, tác nghiệp hành khách, tác nghiệp tránh, vượt tàu và tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe đối với từng đoàn tàu.

3. Thời gian đi, đến, thông qua các ga, thời gian chạy trên từng khu gian của từng đoàn tàu.

4. Các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc lập tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu, đảm bảo tàu đi, đến đúng giờ, các hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu.

Điều 12. Yêu cầu khi xây dựng, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu

Khi xây dựng, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản đã được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

Điều 13. Trình tự xây dựng, ban hành, công bố biểu đồ chạy tàu

1. Xây dựng biểu đồ chạy tàu

a) Trước 80 ngày so với ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) bằng văn bản về việc xây dựng biểu đồ chạy tàu tới các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị;

b) Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại điểm a của khoản này, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải gửi yêu cầu vận chuyển và tổ chức chạy tàu trên các tuyến đường sắt bằng văn bản tới doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Căn cứ vào năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt, năng lực đầu máy, toa xe, yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị theo quy định tại điểm b khoản này; nội dung của công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này, doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo biểu đồ chạy tàu gửi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, Cục Đường sắt Việt Nam và các tổ chức có liên quan để tham gia ý kiến trước 40 ngày so với ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu;

đ) Chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo biểu đồ chạy tàu, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, Cục Đường sắt Việt Nam và các tổ chức có liên quan phải có ý kiến đóng góp bằng văn bản đối với dự thảo biểu đồ chạy tàu gửi doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

e) Trên cơ sở ý kiến tham gia của Cục Đường sắt Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị và các tổ chức có liên quan, doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây: tiến hành nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo biểu đồ chạy tàu để ban hành và công bố; gửi thông báo bằng văn bản đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị về khả năng đáp ứng của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với yêu cầu vận chuyển và tổ chức chạy tàu, mời các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tham gia vận chuyển đối với các tuyến đường sắt còn dư thừa năng lực chạy tàu.

2. Ban hành biểu đồ chạy tàu

a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm ban hành biểu đồ chạy tàu và gửi tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) và các tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện, gửi Cục Đường sắt Việt Nam để giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu;

b) Biểu đồ chạy tàu phải được ban hành theo đúng quy định tại Điều 158 QCVN 08:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt. Đối với biểu đồ chạy tàu hàng phải được ban hành trước 10 ngày so với ngày dự kiến thực hiện và phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

3. Công bố biểu đồ chạy tàu

a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm công bố biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và tại các ga;

b) Nội dung công bố biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt gồm: số đôi tàu, loại tàu, thành phần đoàn tàu chạy trên các tuyến đường sắt; ga xuất phát, ga cuối cùng của các đoàn tàu; thời gian chạy tàu lữ hành của các đoàn tàu; ga đỗ nhận khách, thời gian đỗ nhận khách; ga đỗ và thời gian đỗ tác nghiệp cắt nối toa xe hàng;

c) Nội dung công bố biểu đồ chạy tàu tại các ga

Công bố các nội dung quy định tại điểm b khoản này và các nội dung sau: thời gian đi, đến tại các ga của các đoàn tàu trên tuyến; các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc lập tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu, đảm bảo tàu đi, đến đúng giờ, các hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu.

4. Sau khi ban hành và công bố biểu đồ chạy tàu mà còn có ý kiến khác nhau về quyền được tham gia tổ chức chạy tàu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị) các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đường sắt thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì việc đàm phán để thỏa thuận giải quyết, việc đàm phán có sự giám sát của Cục Đường sắt Việt Nam. Nếu việc đàm phán không đạt được kết quả thỏa thuận thống nhất giữa các bên thì Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì giải quyết.

5. Trường hợp có từ 02 doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trở lên cùng đăng ký một hành trình chạy tàu trong biểu đồ chạy tàu thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức đấu thầu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nào trả phí sử dụng kết cấu hạ tầng cao nhất sẽ được phân bổ giờ chạy tàu theo nhu cầu của doanh nghiệp.

6. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm cung cấp các số liệu liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng biểu đồ chạy tàu như: công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, trọng lượng đoàn tàu, công lệnh sức kéo; thời gian tác nghiệp kỹ thuật, hành khách, hàng hóa ở các ga; nhu cầu vận chuyển và tổ chức chạy tàu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) cho Cục Đường sắt Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Đường sắt.

Điều 14. Điều chỉnh biểu đồ chạy tàu và chạy thêm tàu trên đường sắt

1. Trường hợp điều chỉnh biểu đồ chạy tàu có liên quan đến việc rút ngắn hành trình chạy tàu so với hành trình đã công bố thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tiến hành điều chỉnh và gửi báo cáo giải trình lý do rút ngắn hành trình chạy tàu và biểu đồ chạy tàu điều chỉnh tới Cục Đường sắt Việt Nam trước khi ban hành và công bố để Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện giám sát việc điều chỉnh, ban hành, công bố và thực hiện biểu đồ chạy tàu điều chỉnh.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, tai nạn, sự cố, trở ngại trên đường hoặc chạy thêm các đoàn tàu đặc biệt mà phải điều chỉnh ngay hành trình chạy tàu của các đoàn tàu đang chạy trên tuyến thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ động điều chỉnh nhưng phải đảm bảo khôi phục nhanh nhất việc chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu đã công bố.

3. Việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này (điều chỉnh cục bộ hành trình chạy tàu) thì doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tiến hành điều chỉnh, ban hành và công bố biểu đồ chạy tàu điều chỉnh và sau đó gửi biểu đồ chạy tàu điều chỉnh cho Cục Đường sắt Việt Nam trước 05 ngày so với ngày dự kiến thực hiện biểu đồ chạy tàu điều chỉnh.

4. Việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này phải tuân theo các quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

5. Việc ban hành, công bố biểu đồ chạy tàu điều chỉnh quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này phải thực hiện đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.

Chương IV

NỘI DUNG GIÁM SÁT VIỆC XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH, BAN HÀNH, CÔNG BỐ CÔNG LỆNH TẢI TRỌNG,

CÔNG LỆNH TỐC ĐỘ, BIỂU ĐỒ CHẠY TÀU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

1. Giám sát sự phù hợp của công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu với năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt, đặc tính kỹ thuật của đầu máy, toa xe vận dụng trên từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt.

2. Giám sát việc xây dựng, điều chỉnh, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu theo các quy định tại Thông tư này.

3. Giám sát việc tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã ban hành hoặc điều chỉnh.

4. Giám sát công tác điều độ chỉ huy chạy tàu đúng biểu đồ chạy tàu đã ban hành hoặc điều chỉnh.

5. Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) thực hiện Thông tư này; khi phát hiện ra các sai phạm thì được yêu cầu các doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) thực hiện các biện pháp khắc phục ngay các sai phạm trong việc xây dựng, điều chỉnh, ban hành, công bố, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu. Trường hợp các doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không thực hiện các biện pháp khắc phục các sai phạm, uy hiếp đến an toàn chạy tàu thì được yêu cầu dừng chạy tàu cho đến khi khắc phục xong các sai phạm.

Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Đảm bảo trạng thái kết cấu hạ tầng ổn định.

2. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định liên quan tại Thông tư này; hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với các tuyến đường sắt có chạy chung giữa tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị) thực hiện đúng công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu đã ban hành và công bố.

3. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam các nội dung sau:

a) Công tác xây dựng, điều chỉnh, ban hành, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu và kết quả thực hiện trong năm;

b) Kế hoạch, biện pháp thực hiện trong năm tới;

c) Các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này và các kiến nghị bổ sung, sửa đổi.

Điều 17. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với những tuyến đường có chạy chung tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị)

1. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định liên quan tại Thông tư này.

2. Thực hiện chạy tàu đúng hành trình đã được phân bổ đảm bảo an toàn, đúng công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và biểu đồ chạy tàu đã ban hành hoặc điều chỉnh.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải phục vụ cho doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh, ban hành và công bố, thực hiện công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.

2. Bãi bỏ Quyết định số 69/2005/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.