• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 28/09/1995
  • Ngày hết hiệu lực: 15/09/2006
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 25/LĐTBXH-TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 28 tháng 9 năm 1995

 

 

 

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

_____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Số: 25/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 1995

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm về thủ tục lập và quản lý hồ sơ người có công với cách mạng

________________________________

Ngày 29 tháng 8 năm 1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/LĐTBXH-TT hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục lập và quản lý hồ sơ người có công với cách mạng.

Để phù hợp với hoàn cảnh người có công; căn cứ công tác quản lý hồ sơ theo ý kiến phản ánh của một số địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung một số điểm về thủ tục hồ sơ như sau:

1. Bản khai cá nhân (mẫu kèm theo) được sử dụng thống nhất đối với người hoạt động cách mạng từ 1 tháng 1 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945, người bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến.

2. Tại điểm 7, mục II, phần A Thông tư quy định về "Hồ sơ của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày theo Điều 53 - Nghị định", nay sửa lại:

Bản khai cá nhân.

Giấy chứng nhận về thời gian địch bắt tù đày:

Đối với người đã về nghỉ theo chế độ: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ hưu trí, mất sức lao động đang quản lý (hoặc liên hệ làm việc Bảo hiểm xã hội) để chứng nhận vào bản khai của từng người.

Đối với người thoát ly công tác hoặc không thoát ly nhưng là đảng viên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đoàn thể hoặc cấp uỷ có thẩm quyền căn cứ hồ sơ, lý lịch cán bộ hoặc đảng viên để chứng nhận vào bản khai của từng người.

Đối với người không thoát ly mà cũng chưa là đảng viên: Ban liên lạc nhà tù chứng nhận.

Trường hợp không có Ban liên lạc nhà tù, phải có chứng nhận của 2 người cùng bị địch bắt giam giữ một nhà tù, 2 người chứng nhận này đã được cơ quan có thẩm quyền xác minh kết luận trong thời gian ở tù.

Trên cơ sở bản khai (có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu được uỷ quyền) quyết định trợ cấp một lần.

3. Tại điểm 8, mục II, phần A thông tư quy định về "Hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc theo Điều 58 - Nghị định", nay sửa lại:

Bản khai cá nhân.

Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến:

Đối với người đã về nghỉ hưởng chế độ: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh (hoặc liên hệ mượn lại hồ sơ của cơ quan Bảo hiểm xã hội) để chứng nhận vào bản khai của từng người.

Đối với người thoát ly công tác hoặc không thoát ly công tác nhưng là đảng viên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đoàn thể hoặc cấp uỷ có thẩm quyền căn cứ hồ sơ, lý lịch cán bộ hoặc đảng viên để chứng nhận vào bản khai của từng người.

Đối với người không thoát ly mà cũng chưa là đảng viên: cơ quan Thi đua Khen thưởng huyện, quận hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hồ sơ xét khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chứng nhận vào bản khai của từng người.

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần (nếu có).

Trên cơ sở bản khai (có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu được uỷ quyền) quyết định trợ cấp, cấp phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp.

Người hoạt động kháng chiến chưa được xét khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến sẽ giải quyết sau khi được quyết định khen thưởng và thời gian hưởng trợ cấp vẫn được thực hiện từ tháng 1 năm 1995.

4. Những trường hợp đã kê khai, làm thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 thì không phải làm lại tờ khai theo hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Thủ tục hồ sơ người có công với cách mạng đang phục vụ trong quân đội và công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quá trình tổ chức việc lập thủ tục hồ sơ người có công với cách mạng yêu cầu các ngành, các địa phương hướng dẫn tuyên truyền giải thích chu đáo trong nhân dân và đối tượng chính sách; thực hiện thống nhất các bước tiến hành ở các cấp, phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội những vướng mắc để hướng dẫn giải quyết.

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

(Đã ký)

 

Trần Đình Hoan

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Trần Đình Hoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.