• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 17/10/2024
BỘ Y TẾ
Số: 21/2024/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 17 tháng 10 năm 2024

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2024/TT-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

Điều 1. Nguyên tắc và căn cứ định giá

1. Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là cách thức xác định giá cho từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

2. Việc định giá phải áp dụng các nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và khoản 6 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là Nghị định số 96/2023/NĐ-CP) và các nguyên tắc sau đây:

a) Việc lựa chọn phương pháp định giá thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;

b) Không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

3. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh gồm:

a) Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi không được tính vào chi phí hình thành giá thành dịch vụ theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan;

b) Các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật, trong đó có các khoản phụ cấp đặc thù gồm:

- Chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp và các ưu đãi khác đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng thuộc Bộ Y tế, các Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 1, 2, 2B, 3 và 5, Khoa A11 của các Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng;

- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc.

c) Các chi phí đã được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác.

Điều 2. Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá

1. Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.

2. Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh. Việc lựa chọn thu thập các thông tin về dịch vụ so sánh được quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Căn cứ điều kiện thực tiễn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đơn vị lập phương án giá) quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp định giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lập phương án giá.

4. Trường hợp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì Thủ trưởng đơn vị lập phương án giá được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Mục 2. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

Điều 3. Phương pháp so sánh

1. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào thông tin thu thập được về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại được cung ứng trên thị trường trong nước tại thời điểm định giá để đề xuất mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần định giá.

2. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để so sánh là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần định giá. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại là dịch vụ có cùng tên gọi, cùng quy trình chuyên môn kỹ thuật và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cung cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật;

b) Tương đương về trình độ chuyên môn của nhân lực, kỹ thuật và công nghệ;

c) Tương đương về mô hình quản lý hoặc tương đương về hạng đơn vị sự nghiệp y tế.

Điều 4. Thu thập thông tin về giá so sánh

1. Đơn vị lập phương án giá thực hiện thu thập thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại để so sánh với dịch vụ cần định giá do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác cung cấp và chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin và kết quả thu thập thông tin.

2. Thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Đã hoặc đang được áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cung cấp thông tin về giá;

b) Được thu thập trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xây dựng phương án giá trở về trước của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp không đủ 03 đơn vị cung ứng dịch vụ khác nhau trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì mở rộng việc thu thập thông tin theo tiêu chí từ gần đến xa để lấy đủ 03 đơn vị cung ứng dịch vụ.

3. Thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại căn cứ ít nhất một trong các nguồn tài liệu sau đây:

a) Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc thẩm định hoặc công bố hoặc cung cấp;

b) Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng cung cấp dịch vụ;

c) Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định; giá do các tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định;

d) Giá do các hội, hiệp hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp;

đ) Giá thu thập được thông qua thông tin đăng tải chính thức trên trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức;

e) Giá do tổ chức, cá nhân khảo sát và thu thập trên thị trường được lập dưới dạng phiếu khảo sát thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư;

g) Giá chào mua, chào bán trên báo giá của đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Báo giá phải được đóng dấu của đơn vị (nếu có) và có đầy đủ thông tin về:

- Tên, địa chỉ;

- Mã số thuế (nếu có);

- Thời điểm cung cấp thông tin;

- Hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có);

h) Giá trong các cơ sở dữ liệu về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Phân tích thông tin

1. Xác định dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để so sánh thu thập được có cùng loại với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần định giá bằng cách đối chiếu thông tin thu thập được với quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

2. Trường hợp thu thập được trên 03 thông tin thì được quyết định lựa chọn số thông tin để đưa vào so sánh theo nguyên tắc ưu tiên:

a) Lựa chọn thu thập thông tin tại thời điểm gần nhất với thời điểm lập phương án giá;

b) Trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các địa bàn tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội.

3. Hiệu chỉnh thông tin trước khi thực hiện so sánh:

a) Trường hợp giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại để so sánh thu thập được có biến động thì cần phải điều chỉnh tăng hoặc giảm mức giá của dịch vụ so sánh về thời điểm xác định giá phù hợp với biến động của giá trên thị trường, cụ thể giá so sánh là giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền quy định trong năm liền kề trước đó và chỉ số giá tiêu dùng hàng năm do Quốc hội công bố;

b) Trường hợp giá thu thập được có đơn vị tính giá là ngoại tệ thì quy đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm xác định giá.

4. Đơn vị lập phương án giá xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể và đề xuất mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể theo một trong hai cách sau đây:

a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể được xác định trên cơ sở giá bình quân của các mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để so sánh sau khi hiệu chỉnh;

b) Đề xuất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập quy định tại Điều 4 Thông tư này và các khoản 1, 2 Điều này bảo đảm mức giá đề xuất phù hợp quy định tại Điều 1 Thông tư này và không vượt mức giá cao nhất của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để so sánh sau khi hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục 3. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Điều 6. Phương pháp chi phí

1. Phương pháp chi phí là phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại thời điểm xác định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá nêu trong phương án giá phù hợp với quy trình chuyên môn của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP được xác định như sau:

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

=

Giá thành toàn bộ

+

Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có)

+

Nghĩa vụ tài chính

Trong đó:

a) Giá thành toàn bộ: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP;

b) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có): thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Nghĩa vụ tài chính: thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản chi phí trong yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo một trong các cách sau đây:

a) Đối với những yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên thị trường có dịch vụ so sánh mà đơn vị thu thập được thông tin thì được sử dụng phương pháp so sánh theo quy định tại mục 2 Chương này để xác định chi phí. Trường hợp không có đủ 03 đơn vị cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì người đứng đầu đơn vị lập phương án giá chịu trách nhiệm quyết định sử dụng thông tin thực tế thu thập được;

b) Trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành;

c) Trên cơ sở mức chi phí thực tế hợp lý của yếu tố hình thành giá;

d) Trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước hoặc khoản mục chi phí đã có giá do Nhà nước quy định hoặc đã có quy định pháp luật (về thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan);

đ) Trên cơ sở phân bổ chi phí theo các tiêu chí phù hợp với hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

4. Cách xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể và đề xuất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể theo phương pháp chi phí: Căn cứ quy định tại các điều 6, 7 và 8 Thông tư này để xác định và bảo đảm mức giá đề xuất phù hợp quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 7. Xác định các chi phí và xây dựng phương án giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

1. Đơn vị lập phương án giá tổng hợp các yếu tố chi phí, nhóm chi phí hình thành giá của một dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp xác định các chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành:

Chi phí = Định mức kinh tế - kỹ thuật x Đơn giá

a) Định mức kinh tế - kỹ thuật được xác định như sau:

- Đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành theo thẩm quyền.

- Đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP: áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trường hợp yếu tố chi phí thực tế thấp hơn chi phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành tại thời điểm đơn vị lập phương án giá: Đơn vị lập phương án giá xác định yếu tố hình thành giá theo chi phí thực tế nhưng phải bảo đảm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chi phí thực tế cao hơn chi phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm đơn vị lập phương án giá: Đơn vị lập phương án giá thực hiện việc tính theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành.

- Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo khoản 7 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.

b) Đơn giá được xác định như sau:

Đơn giá các chi phí (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) là giá cung ứng đến đơn vị được xác định theo giá công bố (nếu có) hoặc giá ghi trên hóa đơn theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập phương án giá cộng (+) với chi phí lưu thông hợp lý, hợp lệ đến đơn vị hoặc giá trúng thầu theo quy định. Ưu tiên các chứng từ gần thời điểm xây dựng phương án giá và thời hạn 24 tháng tính đến ngày đơn vị xây dựng phương án giá.

Nếu không có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định thì người đứng đầu đơn vị quyết định trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được theo một trong các hình thức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này để xác định đơn giá.

Trường hợp không có đủ 03 đơn vị cung ứng thì người đứng đầu đơn vị lập phương án giá chịu trách nhiệm việc quyết định sử dụng thông tin thực tế thu thập được.

Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương. Chi phí nhân công thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP;

Trong trường hợp các chi phí có nhiều đơn giá khác nhau thì người đứng đầu đơn vị quyết định lựa chọn việc tính đơn giá theo giá bình quân hoặc bình quân gia quyền hoặc tự quyết định lựa chọn đơn giá của chi phí đó bảo đảm phù hợp với yêu cầu chuyên môn và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không vượt mức tối đa giá của thông tin thu thập được.

3. Trường hợp xác định chi phí không có định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành:

Trong trường hợp yếu tố chi phí có nhiều loại, nhiều đơn giá khác nhau thì xác định theo mức chi phí thực tế hợp lý của yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Thủ trưởng đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

4. Trường hợp xác định chi phí bằng phương pháp phân bổ:

a) Đối với chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu chí phù hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu chí khác phù hợp với đơn vị và quy định của pháp luật liên quan. Việc phân bổ chi phí bảo đảm không tính trùng các khoản chi phí đã được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp yếu tố chi phí phát sinh trong nhiều kỳ kế toán thì cần tập hợp số liệu của nhiều kỳ kế toán để phân bổ phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật liên quan của từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b) Các tiêu chí dùng để phân bổ do người đứng đầu đơn vị lập phương án giá quyết định trên cơ sở tham khảo các tiêu chí phân bổ tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và các tiêu chí khác (nếu có) phù hợp với yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

5. Căn cứ các quy định hiện hành và cơ sở dữ liệu hiện có, đơn vị có thể tham khảo một trong hai cách theo các bước tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Điều 8. Tích luỹ hoặc lợi nhuận dự kiến

1. Đơn vị lập phương án giá xác định tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có) theo tỷ suất lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận hoặc mức tích lũy theo quy định của pháp luật.

Đơn vị lập phương án giá được lựa chọn một trong các tiêu chí giá vốn hoặc doanh thu thuần khi xác định mức lợi nhuận dự kiến hoặc mức tích luỹ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định không vượt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên thị trường (đối với dịch vụ có giá thị trường).

2. Lợi nhuận dự kiến:

a) Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm (%) của khoản lợi nhuận tính trên giá vốn hoặc trên doanh thu thuần;

b) Mức lợi nhuận xác định theo điểm a khoản này theo mức lợi nhuận thực tế của các năm trước liền kề gần nhất theo báo cáo tài chính của đơn vị.

3. Mức tích luỹ: Việc xác định mức tích lũy do người đứng đầu đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Không sử dụng mức tích lũy quy định tại Khoản này để làm căn cứ xác định chênh lệch thu chi từ việc thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị.

Mục 4. ĐỊNH GIÁ THEO LOẠI HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 9. Hồ sơ và thủ tục phê duyệt phương án giá

1. Hồ sơ phương án giá:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) lập Hồ sơ phương án giá gửi 01 bản chính hoặc 01 bản sao có xác nhận của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền định giá theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

b) Hồ sơ phương án giá bao gồm:

- Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá kèm theo các căn cứ, sự cần thiết và các mục tiêu đề xuất định giá hoặc điều chỉnh giá và bảng tổng hợp danh mục dịch vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;

- Phương án giá của các dịch vụ cần định giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này (nếu có); người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về số liệu giải trình, đề xuất và lưu giữ các tài liệu thuyết minh cách tính toán;

- Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, đính kèm bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định (nếu có);

- Các tài liệu khác có liên quan, các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới (nếu có).

2. Thẩm định phương án giá:

a) Căn cứ hồ sơ phương án giá do đơn vị lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định phương án giá tổ chức đánh giá để xác định, đề xuất mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể cho đơn vị trên hồ sơ phương án giá của đơn vị gửi cơ quan thẩm định phương án giá;

b) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ trình về việc định giá, điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh kèm dự thảo văn bản định giá, điều chỉnh giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

- Báo cáo thẩm định phương án giá; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định (nếu có);

- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan (nếu có).

3. Thẩm quyền định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và khoản 9 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và không được vượt giá cao nhất của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Về hình thức văn bản định giá hoặc điều chỉnh giá: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Giá.

Điều 10. Giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như sau:

1. Xây dựng các mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau theo chuyên khoa, theo thời gian thực hiện dịch vụ, trình độ chuyên môn của người tham gia cung cấp dịch vụ, nhân lực chăm sóc, điều trị; điều kiện cơ sở vật chất và mức độ chăm sóc; chất lượng, số lượng dịch vụ kỹ thuật.

2. Trường hợp phát sinh các chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: đơn vị được áp dụng phương pháp chi phí để xác định và đề xuất giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

a) Nếu đơn vị phát sinh chi phí do mời thêm nhân lực trong nước (ngoài nhân viên cơ hữu tại đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu), ngoài nước: được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh các khoản chi phí thuê nhân lực theo hợp đồng và chi phí ăn, ở, đi lại, thuê biên dịch, phiên dịch, các chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến thuê nhân lực trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của người sử dụng dịch vụ;

b) Nếu đơn vị cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại nhà thì được tính thêm các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh liên quan để thực hiện dịch vụ.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 10 năm 2024.

2. Các Thông tư sau hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025:

a) Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp;

b) Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp;

c) Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.

3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định tại Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp như sau:

a) Sửa khoản 5 Điều 2 như sau:

“5. Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này làm cơ sở thanh quyết toán đối với các dịch vụ cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm thời ghi nhận số liệu; trong đó ghi chú của các dịch vụ áp dụng như ghi chú với dịch vụ đó nhưng thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây mê. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Mức giá của các dịch vụ kỹ thuật từ dịch vụ số 59, 61, 64 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng để thanh quyết toán bảo hiểm y tế từ ngày 17 tháng 11 năm 2023.”;

b) Sửa khoản 8 và khoản 9 Điều 7 như sau:

''8. Các quy định tại khoản 7 Điều này, khoản 6 Điều 5 và khoản 16 Điều 6 Thông tư này chỉ áp dụng để thanh toán giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng để tính chi phí đồng chi trả của người bệnh.

9. Trong thời gian xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh: cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức giá và số lượng dịch vụ thực tế, không áp dụng quy định thanh toán tại khoản 7 Điều này, khoản 6 Điều 5 và khoản 16 Điều 6 Thông tư này.";

c) Bãi bỏ nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9:

“3. Trách nhiệm của Sở Y tế:

c) Báo cáo cấp có thẩm quyền giao giường bệnh, quyết định số lượng người làm việc cho các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý để các cơ sở y tế có đủ giường bệnh, nhân lực đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.”.

Điều 12. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Trách nhiệm của Bộ Y tế: Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và hướng dẫn nội dung chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn kỹ thuật, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, thiết bị y tế phù hợp với tình trạng của người bệnh.

2. Sử dụng kinh phí từ nguồn thu phù hợp với các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để mua sắm, sửa chữa thay thế các thiết bị y tế không phải là tài sản cố định để bảo đảm điều kiện về chuyên môn, vệ sinh, an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

3. Trích lập, quản lý và sử dụng kết quả tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp có chênh lệch thu lớn hơn chi. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sử dụng mức tích lũy quy định tại Điều 8 Thông tư này để xác định tổng chênh lệch thu chi từ việc thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị.

4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu của hồ sơ phương án giá và ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật theo thẩm quyền.

5. Bảo đảm việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu đáp ứng các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động và bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, phương tiện và nhân lực theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm số giường bệnh để thực hiện dịch vụ theo yêu cầu tại một thời điểm không quá 20% so với tổng số giường bệnh thực hiện bình quân của năm trước liền kề (trừ số giường bệnh theo yêu cầu được bố trí khu vực riêng hoặc độc lập không lẫn với các giường bệnh thông thường tại các khoa, phòng do đơn vị đầu tư từ nguồn vốn vay, huy động, liên doanh, liên kết, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), mua sắm đầu tư từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định);

- Bảo đảm các chuyên gia, thầy thuốc giỏi của đơn vị dành một tỷ lệ thời gian nhất định (tối thiểu 70%) để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, người không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới.

c) Công khai, minh bạch danh mục, mức giá và khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để người dân, người bệnh biết, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên cơ sở tự nguyện giữa người sử dụng dịch vụ và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành;

d) Thực hiện hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính; phải trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật sửa đổi bổ sung kịp thời đối với trường hợp định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

7. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có biến động hoặc các yếu tố hình thành giá biến động tăng hoặc giảm đảm bảo phù hợp với biến động của giá dịch vụ trên thị trường hoặc biến động của chỉ số giá tiêu dùng do Quốc hội công bố hàng năm hoặc chủ trương, chính sách của Nhà nước thay đổi.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KHTC(02), PC(02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 
Lê Đức Luận

 

PHỤ LỤC I

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ GIÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ GIÁ

Địa điểm khảo sát: Thị trấn(xã).............Quận(huyện)........Thành phố(tỉnh)......

Tên cơ sở khảo sát..............................................................................................

Địa chỉ cơ sở khảo sát:.......................................................................................

STT

Tên dịch vụ

Đặc điểm/thông tin về dịch vụ

Đơn vị tính giá

Giá khảo sát

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Ngày  tháng  năm  
NGƯỜI KHẢO SÁT
(Ký ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN GIÁ - TỔNG HỢP CÁC CẤU PHẦN CHI PHÍ, NHÓM CHI PHÍ HÌNH THÀNH GIÁ CỦA MỘT DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Số TT

NỘI DUNG

Đơn vị tính

Định mức

Đơn giá (đồng)

Thành tiền

Diễn giải

A

B

1

2

3

4=2x3

5

I

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

1

Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của bộ phận trực tiếp và gián tiếp

 

 

 

 

 

2

Phụ cấp Phẫu thuật, thủ thuật

 

 

 

 

 

3

Các khoản phụ cấp theo lương để chi trả thù lao cho các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị; chi phí đặc thù

 

 

 

 

 

II

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

1

Chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp

 

 

 

 

 

2

Chi phí về nhiên liệu, năng lượng sử dụng gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn

 

 

 

 

 

3

Các khoản chi phí trực tiếp khác

 

 

 

 

 

III

Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

IV

Chi phí khấu hao

 

 

 

 

 

1

Thiết bị trực tiếp

 

 

 

 

 

2

Khấu hao các thiết bị phụ trợ

 

 

 

 

 

3

Khấu hao cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 V

Chi phí tích lũy hoặc lợi nhuận/ Nghĩa vụ tài chính (nếu có)

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí (I+II+…+V)

 

 

 

 

 

Ghi chú: Phụ lục này áp dụng trong trường hợp sử dụng phương pháp chi phí để xây dựng Phương án giá. Đơn vị xây dựng Phương án giá điều chỉnh nội dung cấu phần chi phí, nhóm chi phí hình thành giá phù hợp với số liệu tổng hợp để thuyết minh chi phí của các yếu tố hình thành giá.

 

PHỤ LỤC III

TÍNH GIÁ THÀNH CỦA DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YẾU TỐ CHI PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Giá thành của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo công thức sau:

Giá thành của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

=

Chi phí nhân công

+

Chi phí trực tiếp

+

Chi phí quản lý

+

Chi phí khấu hao

1. Tính chi phí nhân công

1.1. Chi phí nhân công trực tiếp

Nhân công trực tiếp là người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng. Chi phí nhân công trực tiếp được xác định trên cơ sở định mức lao động của từng dịch vụ kỹ thuật (được quy định tại Thông tư số 19/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt Thông tư số 19/2022/TT-BYT) và đơn giá tiền lương, tiền công. Các bước ước tính chi phí nhân công trực tiếp cho dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bước 1. Xác định các loại hình người lao động tham gia trực tiếp thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 2. Xác định định mức về số lượng người, trình độ chuyên môn và số giờ lao động cần thiết sử dụng trực tiếp để thực hiện từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đây chính là định mức lao động cho nhân công trực tiếp được xác định cho từng dịch vụ kỹ thuật.

Bước 3. Xác định chi phí đơn vị theo giờ của từng loại hình lao động, phân loại theo trình độ chuyên môn.

Bước 4. Tính chi phí nhân công trực tiếp để thực hiện một dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh = ∑i Định mức lao động (số giờ) * Chi phí đơn vị theo giờ (i là nhóm nhân công theo từng loại hình)

1.2. Các chi phí nhân công gián tiếp

Các chi phí nhân công liên quan gián tiếp đến thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được ước tính sử dụng phương pháp phân bổ chi phí. Nhân công gián tiếp là người lao động không trực tiếp thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thuộc khối các phòng chức năng, các khoa hỗ trợ chung (như khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng…) và nhân công gián tiếp tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

Các bước phân bổ chi phí nhân công gián tiếp cho dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bước 1. Xác định chi phí nhân công (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định) của người lao động thuộc khối các phòng chức năng và các Khoa hỗ trợ chung và nhân công gián tiếp tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

Bước 2. Phân bổ chi phí nhân công được xác định ở bước 1 cho các Khoa thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng.

Bước 3. Dựa trên chi phí đã được phân bổ về từng Khoa thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng, phân bổ chi phí cho các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cung ứng tại từng khoa.

2. Chi phí trực tiếp

2.1 Các chi phí trực tiếp có định mức kinh tế - kỹ thuật

Các bước xác định chi phí thuốc, hóa chất và thiết bị y tế cho dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bước 1. Xác định danh mục, chủng loại thuốc, hóa chất và thiết bị y tế cần thiết trong thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 2. Xác định định mức về số lượng, chủng loại, tỷ lệ hao hụt (nếu có) của thuốc và thiết bị y tế theo hướng dẫn điều trị, hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc các quy định khác có liên quan. Đối với thuốc, thiết bị y tế mà 01 đơn vị số lượng có thể sử dụng cho nhiều hơn 01 lượt dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (ví dụ đầu dò, gel siêu âm, quần, áo, mũ của nhân viên), định mức được tính bằng [01/số lượt kỹ thuật hoặc số người bệnh sử dụng].

Bước 3. Xác định chi phí đơn vị (Đơn giá) của thuốc, hóa chất và thiết bị y tế theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.

Bước 4. Xác định chi phí thuốc, hóa chất và thiết bị y tế để thực hiện một dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh = Định mức kinh tế - kỹ thuật thuốc/thiết bị y tế * Chi phí đơn vị * Tỷ lệ hao hụt (nếu có).

2.2. Các chi phí trực tiếp không có định mức kinh tế - kỹ thuật

Các chi phí trực tiếp không áp dụng được định mức kinh tế - kỹ thuật được ước tính sử dụng cách phân bổ chi phí. Các chi phí này được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP (trừ chi phí thuốc, thiết bị y tế đã có định mức kinh tế - kỹ thuật). Các bước phân bổ chi phí trực tiếp không có định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bước 1. Xác định tổng chi của khoản chi cần phân bổ trong toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ước tính phần chi phí của khoản chi này cho khối lâm sàng, cận lâm sàng (chi phí C1).

Bước 2. Phân bổ tổng chi phí C1 cho từng khoa lâm sàng, cận lâm sàng theo tiêu chí phân bổ phù hợp (Xem phụ lục tại mục 5).

Bước 3. Dựa trên chi phí đã được phân bổ về từng khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng, phân bổ chi phí cho các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cung ứng trong từng khoa, phòng.

3. Chi phí quản lý

Các chi phí quản lý được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 119 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP. Chi phí quản lý bao gồm chi phí phát sinh tại các bộ phận quản lý điều hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí gián tiếp thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Các bước phân bổ chi phí quản lý cho từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bước 1. Xác định các nội dung chi thuộc phạm vi chi phí quản lý để tính tổng chi phí trong toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (chi phí C0).

Bước 2. Xác định tổng chi quản lý (chi phí C2) bằng cách trừ đi phần chi phí trực tiếp (chi phí C1) tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng:

C2=C0 - ∑C1

Bước 3. Phân bổ tổng chi phí quản lý cho từng khoa lâm sàng, cận lâm sàng theo tiêu chí phân bổ phù hợp.

Bước 4. Dựa trên chi phí đã được phân bổ về từng khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng, phân bổ chi phí cho các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cung ứng trong từng khoa, phòng.

4. Chi phí khấu hao

4.1. Các chi phí khấu hao trực tiếp

Các bước ước tính chi phí khấu hao của thiết bị y tế dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:

Bước 1. Xác định địa điểm thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (ví dụ phòng mổ, phòng tiểu phẫu, phòng xét nghiệm).

Bước 2. Thống kê thiết bị y tế sử dụng để hoàn thành một dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm thiết bị sử dụng trực tiếp trong kỹ thuật và thiết bị dùng chung của phòng thực hiện kỹ thuật (như điều hòa, đèn mổ…).

Bước 3. Xác định định mức thiết bị y tế bằng cách xác định thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại thiết bị y tế để thực hiện 01 hoặc nhiều lượt, loại dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong cùng một thời điểm.

Bước 4. Xác định chi phí khấu hao theo giờ.

Bước 5. Ước tính chi phí khấu hao thiết bị y tế trong thực hiện 1 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh = Định mức khấu hao thiết bị y tế * Chi phí khấu hao theo giờ.

4.2. Các chi phí khấu hao gián tiếp

Các chi phí khấu hao gián tiếp bao gồm: (i) khấu hao thiết bị y tế gián tiếp của khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng; (ii) khấu hao thiết bị y tế của khoa, phòng thuộc khối hành chính; và (iii) khấu hao cơ sở hạ tầng.

Đối với nhóm (i), ước tính tổng chi phí khấu hao thiết bị y tế gián tiếp trong từng khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng.

Đối với nhóm (ii) và (iii), cần phân bổ chi phí về các khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Bước 1. Xác định tổng chi phí khấu hao nhóm (ii) và nhóm (iii) trong toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 2. Phân bổ tổng chi phí từ bệnh viện về từng khoa, phòng thuộc khối lâm sàng, cận lâm sàng, hành chính.

Bước 3. Phân bổ chi phí từ các khoa, phòng thuộc khối hành chính sang các khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng.

Bước 4. Dựa trên tổng chi phí nhóm (i), (ii), (iii) đã được phân bổ về từng khoa, phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng, phân bổ chi phí cho các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cung ứng trong từng khoa, phòng.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham khảo các tiêu chí phân bổ chi phí theo bảng sau:

STT

Nhóm chi phí

Tiêu chí phân bổ chi phí về các khoa/ phòng

1

Điện

Phân bổ chi phí cho hai khu vực: khối lâm sàng, cận lâm sàng và khối hành chính. Có 2 phương án:

(1) Xác định lượng tiêu thụ điện ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng theo thực tế sử dụng các thiết bị điện tại đây (Tiêu thu điện của mỗi thiết bị = công suất * thời gian sử dụng). Từ đó, xác định được lượng điện tiêu thụ tại các đơn vị thuộc khối hành chính và khu vực dùng chung của bệnh viện chính là phần tính chi phí hành chính về điện.

(2) Xác định tỷ lệ tương đối chi phí tiền điện theo 2 khu vực dưa trên số liệu khảo sát tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định được số liệu tiêu thụ điện tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Ví dụ tại Bệnh viện A, tỷ lệ tiền điện sử dụng tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng là 52,2%.

Phân bổ chi phí điện khối hành chính và dùng chung về các khoa lâm sàng, cận lâm sàng theo diện tích.

Phân bổ chi phí tiền điện của khối lâm sàng, cận lâm sàng: về từng dịch vụ theo thời gian sử dụng thiết bị tại các khoa chuyên môn.

2

Nước

Phân bổ tổng chi tiền nước về các khoa phòng theo số lượng cán bộ nhân viên và số lượng bệnh nhân.

Tại từng khoa chuyên môn, phân bổ tiền nước cho từng dịch vụ kỹ thuật theo số lượng thực hiện.

3

Nhiên liệu

Số lượt bệnh nhân và số lượt sử dụng dịch vụ.

4

Cước dịch vụ viễn thông, bưu chính

Số lượt bệnh nhân và số lượt sử dụng dịch vụ.

5

Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý

Số lượt bệnh nhân và số lượt sử dụng dịch vụ.

6

Bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh

Số lượng cán bộ y tế và số lượt bệnh nhân.

7

Kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh, môi trường

- Phân bổ chi phí kiểm soát nhiễm khuẩn theo số lượng bệnh nhân nội trú, ngoại trú.

- Phân bổ chi phí vệ sinh môi trường theo diện tích của từng khoa, phòng.

8

Xử lý chất thải sinh hoạt

Số lượng cán bộ y tế, số lượt bệnh nhân.

9

Xử lý chất thải y tế

Số lượt bệnh nhân.

10

Các chi phí thuê, mua ngoài khác

Phân bổ theo doanh thu.

11

Chi phí duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản

Theo tổng giá trị thiết bị, tài sản.

12

Mua sắm thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị

Số lượng cán bộ y tế.

13

Chi thuê phiên dịch, biên dịch

Phân bổ theo doanh thu.

14

Chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn

Số lượng bệnh nhân.

15

Chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động

Số lượng cán bộ y tế.

16

Chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định

Số lượng cán bộ y tế.

17

Các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, phí kiểm toán, dịch vụ (nếu có)

Phân bổ theo doanh thu.

18

Bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản

- Bảo hiểm trách nhiệm: theo số lượng cán bộ y tế.

- Bảo hiểm cháy nổ: phân bổ theo giá trị thiết bị, tài sản.

19

Chi phí phòng cháy, chữa cháy

Diện tích (m2)

20

Chi phí quản lý chất lượng

Phân bổ theo doanh thu.

21

Chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư

Số lượt bệnh nhân.

22

Chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định

Phân bổ theo doanh thu.

23

Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học

Số lượng cán bộ y tế.

24

Nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn

Số lượng cán bộ y tế.

25

Lãi tiền vay (nếu có)

Phân bổ theo doanh thu.

Một số chi phí quản lý khác:

26

Giặt là

Số cân giặt là (kg)

27

Diệt mối, chuột, côn trùng

Diện tích (m2)

 

PHỤ LỤC IV

TÍNH GIÁ THÀNH CỦA DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ CHI PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo công thức sau:

Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

=

Chi phí nhân công (CP1)

+

Chi phí trực tiếp (CP2)

+

Chi phí quản lý (CP3)

+

Chi phí khấu hao (CP4)

Trong đó, mỗi chi phí được chia thành các nhóm chi phí dưới đây.

Số TT

Chi phí

Cách xác định

I

Chi phí trực tiếp

 

1

Thuốc, hóa chất, vật tư để thực hiện dịch vụ

Chi phí thuốc, vật tư, hóa chất và khác (thuộc nhóm này) tại bước 2 khoản 2 Phụ lục này

 

Nhóm thuốc

 

 

Nhóm hóa chất, nguyên liệu, vật liệu

 

 

Nhóm thiết bị y tế thay thế

 

 

Khác

 

2

Điện, nước và chi phí hậu cần khác

Chi phí điện, nước và chi phí hậu cần khác (thuộc nhóm này) tại bước 3 được phân bổ ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này.

 

Tiêu hao điện

 

 

Tiêu hao nước

 

 

Xử lý chất thải

 

 

Giặt là, hấp, sấy, khử khuẩn, Chống nhiễm khuẩn (VSMT)

 

3

Duy tu bảo dưỡng thiết bị y tế trực tiếp

Chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị y tế tại bước 3 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này.

II

Nhân công

 

1

Trực tiếp

Chi phí nhân công tại bước 2 khoản 2 Phụ lục này.

2

Gián tiếp (chuẩn bị dụng cụ, nhân viên y công, hành chính khu PT…)

Chi phí nhân công tại bước 3 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này.

3

Bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật

Chi phí nhân công tại bước 2 khoản 2 Phụ lục này.

4

Nhân lực quản lý (dược, vật tư, kiểm soát nhiễm khuẩn, kế hoạch, tài chính kế toán….)

Chi phí nhân công tại bước 4, 5 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này

III

Quản lý

Các chi phí vật tư, hóa chất tiêu hao chung tại bước 4, 5 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này

1

Vật tư, hóa chất tiêu hao chung

Như trên

2

Điện, nước, vệ sinh môi trường chung

Như trên

3

Duy tu các thiết bị phụ trợ

Như trên

4

Quản lý khác

Như trên

IV

Khấu hao

 

1

Thiết bị trực tiếp (cần kê chi tiết các loại thiết bị và giá trị của các trang thiết bị sử dụng)

Chi phí khấu hao tại bước 2, 3 khoản 2 Phụ lục này.

2

Khấu hao các thiết bị phụ trợ

Các chi phí khấu hao thiết bị phụ trợ tại bước 4, 5 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này.

3

Khấu hao cơ sở hạ tầng

Các chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng tại bước 2, 3, 4, 5 được phân bổ tiếp ở bước 6 khoản 2 Phụ lục này.

 

 

 

 

Tổng chi phí (I+II+…+IV)

 

2. Các yếu tố chi phí, nhóm yếu tố chi phí được tính toán và phân bổ theo 6 bước:

Bước 1: Xác định tổng chi phí của yếu tố, nhóm yếu tố chi phí cần tính toán của toàn bộ cơ sở (gọi chung là Tổng yếu tố chi phí (TCP)).

Bước 2: Tính chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ (CPttdv) và chi phí trực tiếp chênh lệch (CPttcl).

- Toàn bộ hoặc một phần chi phí được xác định tại bước 1 khoản này được tính toán cho tất cả các dịch vụ của tất cả các khoa, phòng dựa trên mức chi phí và định mức kinh tế kỹ thuật (nếu có).

- CPttdv được xác định theo mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức chi phí đó, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, phù hợp với hoạt động hiện tại của đơn vị, đạt chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và tiết kiệm. Trong trường hợp không thể tính được mức chi phí của đơn vị, thì sử dụng phương pháp so sánh với các đơn vị khác trên cùng địa bàn để xác định mức chi phí.

- CPttcl là khoản chênh lệch (nếu có) giữa chi phí của dịch vụ đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định trừ (-) CPttdv được tính ở trên.

Bước 3: Tính chi phí trực tiếp sử dụng chung của các khoa, phòng (CPsdkp).

CPsdkp là toàn bộ chi phí sử dụng chung khi thực hiện các dịch vụ của khoa, phòng đó không bao gồm phần chi phí trực tiếp (CPttdv) của dịch vụ đã được tính tại bước 2 khoản này (chi phí dùng chung cho khoa, phòng gồm: chi phí thuốc, hóa chất, vật tư, văn phòng phẩm, chi phí khấu hao (tài sản cố định, thiết bị y tế) đang sử dụng, chi phí nhân lực hoặc chi phí khác dùng chung cho khoa, phòng) không bao gồm chi phí sử dụng trực tiếp cho người bệnh.

- CPsdkp bằng (=) tổng chi phí trực tiếp đã nhận về khoa, phòng trừ (-) tổng cộng chi phí trực tiếp (CPttdv) quy định tại bước 2 khoản này (nếu có).

- Các khoa, phòng không trực tiếp thực hiện dịch vụ thì CPsdkp được phân bổ theo quy định tại bước 5.

Bước 4: Phân bổ chi phí sử dụng cho các hoạt động chung toàn đơn vị (CPdc) cho tất cả các khoa, phòng.

CPdc = TCP xác định tại bước 1 khoản này trừ (-) CPttdv của toàn bộ các dịch vụ của đơn vị tại bước 2 khoản này và trừ (-) CPsdkp của toàn bộ các khoa, phòng của đơn vị tại bước 3 khoản này.

- CPdc phân bổ lại cho toàn bộ các khoa, phòng của đơn vị theo những tiêu chí được xác định tại Phụ lục này và tỷ lệ giữa các tiêu chí cho phù hợp với tính chất, đặc tính kỹ thuật, quản lý.

Bước 5. Phân bổ lại toàn bộ chi phí của các khoa, phòng không cung cấp dịch vụ cho các khoa, phòng trực tiếp cung cấp dịch vụ (CPpbl).

Toàn bộ CPsdkp tại bước 3 khoản này cộng (+) CPdc tại bước 4 khoản này của toàn bộ các khoa, phòng không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người bệnh sẽ được phân bổ lại cho các khoa, phòng trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người bệnh theo các tiêu chí cụ thể được xác định tại Phụ lục này và tỷ lệ giữa các tiêu chí phù hợp với tính chất, chức năng quản lý, chức năng hỗ trợ của các nhóm khoa, phòng không trực tiếp cung cấp dịch vụ.

Bước 6. Phân bổ lại toàn bộ chi phí đã tính toán và phân bổ của khoa, phòng trực tiếp thực hiện dịch vụ cho từng dịch vụ của khoa, phòng đó (CPtkp).

- CPtkp bằng (=) CPsdkp được tính tại bước 3 khoản này, CPdc được tính tại bước 4 khoản này và CPpbl được tính tại bước 5 khoản này của khoa, phòng thực hiện dịch vụ được phân bổ lại theo từng dịch vụ của khoa phòng đó theo tiêu chí tổng số thời gian nhân công hoặc tổng số thời gian sử dụng máy hoặc kết hợp cả hai tiêu chí tùy theo đặc điểm, tính chất của chi phí cần phân bổ.

- Cách xác định các tiêu chí phân bổ như sau:

Tổng số thời gian nhân công

=

 Số lượng cán bộ thực hiện dịch vụ

x

 Số thời gian nhân công của dịch vụ

x

 Số lượng dịch vụ

Chú ý: Thời gian thực hiện nhân công có thể được phân ra theo thời gian và số người cần thiết theo định mức kinh tế kỹ thuật hoặc mức hao phí của những người trực tiếp thực hiện dịch vụ và những người tham gia gián tiếp phục vụ hoặc tổng hợp chung.

 Tổng số thời gian máy

=

Số lượng máy theo định mức sử dụng

x

Số thời gian sử dụng máy của dịch vụ

x

 Số lượng dịch vụ

3. Giá thành toàn bộ của 1 dịch vụ

Giá thành toàn bộ của một dịch vụ (GTB)

=

CPttdv của dịch vụ

+

CPttcl của dịch vụ

+

CPtkp từ khoa phòng

Trong đó

- CPttdv của dịch vụ là các chi phí trực tiếp của toàn bộ các yếu tố chi phí được đưa vào tính toán tại bước 2 khoản 2.

- CPttcl là các chi phí trực tiếp chênh lệch (nếu có) của toàn bộ các yếu tố chi phí được đưa vào tính toán tại bước 2 khoản 2.

- CPtkp từ khoa, phòng là các chi phí được phân bổ từ khoa, phòng thực hiện dịch vụ tại bước 6 khoản 2 của toàn bộ các chi phí được đưa vào tính toán và phân bổ.

4. Các yếu tố chi phí và các tiêu chí phân bổ

Số TT

Tên nhóm chi phí

Các yếu tố chi phí

Các tiêu chí phân bổ

1

Tiền lương và phụ cấp

Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp

Số lượng cán bộ y tế.

2

Thu nhập khác

Các thu nhập khác theo quy định của người lao động

Số lượng cán bộ y tế.

3

Thuê nhân lực

Thuê nhân lực, chuyên gia; Thuê khoán chuyên môn; Phiên dịch, biên dịch.

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

4

Bảo vệ nghề nghiệp

Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động; Bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động; Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.

Số lượng cán bộ.

5

Vật tư, trang bị phục vụ hoạt động quản lý cho người lao động

Văn phòng phẩm; Vật tư (không dùng trong y tế); Phương tiện; Đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động; Mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn; Nhiên liệu, năng lượng; Xăng xe

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

6

Đào tạo, nghiên cứu khoa học

Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn; Hội nghị, hội thảo; Công tác phí.

Số lượng cán bộ y tế.

7

Thuốc, hóa chất, vật tư

Chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu; Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ; Chi phí vật tư y tế.

Số tiền thuốc, hóa chất, vật tư trực tiếp.

8

Điện, Nước

Điện, nước

Số lượng cán bộ y tế; Số thời gian dịch vụ (x) Số dịch vụ (x) Định mức.

9

Nước

Nước

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

10

Môi trường

Xử lý chất thải; Vệ sinh môi trường; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Quản lý chất lượng; Bảo vệ môi trường; Bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; Phòng cháy, chữa cháy…

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

11

Bảo dưỡng, sửa chữa, mua thay thế công cụ, thiết bị

Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị; Mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị; Bảo hiểm tài sản;

Giá trị thiết bị; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

12

Công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin; Dịch vụ viễn thông, bưu chính.

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

13

Khấu hao thiết bị

Khấu hao thiết bị y tế; thiết bị khác.

Giá trị thiết bị; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

14

Khấu hao hạ tầng cơ sở vật chất

Khấu hao cơ sở hạ tầng

Diện tích sử dụng trực tiếp của khoa phòng; Số cán bộ.

15

Truyền thông, khen thưởng

Truyền thông, khen thưởng; Quảng bá hình ảnh; Giá trị thương hiệu.

Tổng số tiền được phân bổ của từng khoa, phòng.

16

Chi phí hư hao

Chi phí hao hụt, bảo quản, hủy thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị; Chi phí về thanh lý, xử lý tài sản.

Tổng số tiền thuốc, vật tư của khoa phòng đã nhận; Giá trị thiết bị…

17

Các khoản chi khác

Các khoản chi phí khác

Số cán bộ; Số khám; Số ngày giường; Số dịch vụ.

18

Nhóm khoa phòng quản lý chung

Phòng lãnh đạo bệnh viện, phòng tổ chức cán bộ,...

Số lượng cán bộ.

19

Nhóm khoa phòng chuyên môn nghiệp vụ y tế

Phòng điều dưỡng, phòng kế hoạch tổng hợp, công nghệ thông tin, phòng chống nhiễm khuẩn, phòng dinh dưỡng, phòng chỉ đạo tuyến, công tác xã hội …

Số lượng cán bộ y tế; Số lượt khám bệnh; Số ngày giường; Số lượng dịch vụ.

20

Nhóm khoa phòng về Tài chính, kế toán

Phòng tài chính kế toán, phòng giá, bộ phận đấu thầu …

Số cán bộ; Doanh thu của các bộ phận.

21

Nhóm khoa phòng về thiết bị

Phòng quản lý thiết bị y tế, phòng quản lý tài sản …

Giá trị thiết bị.

22

Nhóm khoa phòng về dược, vật tư y tế, hóa chất

Khoa dược, phòng vật tư, phòng hóa chất …

Tiền dược, tiền hóa chất, tiền vật tư.

- Các yếu tố chi phí có thể được gộp lại thành nhóm và phân bổ chung hoặc có thể theo từng yếu tố chi phí của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

- Các tiêu chí phân bổ có thể sử dụng độc lập, có thể kết hợp với nhau khi phân bổ các yếu tố chi phí.

 

PHỤ LỤC V

TỔNG HỢP CÁC DỊCH VỤ ĐỀ XUẤT BAN HÀNH GIÁ CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

STT

Danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (*)

Đề xuất mức giá (*)

Tổng giá thành (I+II+III+IV)

Trong đó

V. Tích lũy hoặc lợi nhuận/Nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Ghi chú

I. Nhân công

II. Chi phí trực tiếp

III. Quản lý

IV. Khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định

 

 

Lương

Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp

Nhiên liệu, năng lượng sử dụng

Các khoản chi phí trực tiếp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các cột đánh dấu (*) là thông tin bắt buộc.

 

PHỤ LỤC VI

 GIÁ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BẰNG PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM GÂY TÊ CHƯA BAO GỒM THUỐC VÀ OXY SỬ DỤNG TRONG DỊCH VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024)

Đơn giá: đồng

STT

Mã dịch vụ

Tên dịch vụ

Giá bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng

Giá bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng

A

B

3

4

5

1

37.8D05.0398

Phẫu thuật đặt Catheter ổ bụng để lọc màng bụng

6.614.000

6.815.000

2

37.8D05.0399

Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF

1.830.000

1.926.000

3

37.8D05.0400

Phẫu thuật thăm dò ngoài màng tim hoặc thăm dò lồng ngực

2.409.000

2.522.000

4

37.8D05.0407

Phẫu thuật u máu các vị trí

2.139.000

2.247.000

5

37.8D05.0410

Phẫu thuật dẫn lưu màng phổi

1.527.000

1.589.000

6

37.8D05.0459

Phẫu thuật cắt ruột thừa

2.023.000

2.116.000

7

37.8D05.0462

Phẫu thuật nội soi cố định trực tràng

3.222.000

3.393.000

8

37.8D05.0464

Phẫu thuật dẫn lưu trong (nối tắt) hoặc dẫn lưu ngoài

2.114.000

2.206.000

9

37.8D05.0491

Phẫu thuật thăm dò ổ bụng hoặc mở thông dạ dày hoặc mở thông hổng tràng hoặc làm hậu môn nhân tạo

2.107.000

2.169.000

10

37.8D05.0492

Phẫu thuật thoát vị bẹn hoặc thoát vị đùi hoặc thoát vị thành bụng

2.563.000

2.655.000

11

37.8D05.0493

Phẫu thuật dẫn lưu áp xe trong ổ bụng

2.123.000

2.236.000

12

37.8D05.0494

Phẫu thuật cắt trĩ hoặc điều trị nứt kẽ hậu môn hoặc điều trị áp xe rò hậu môn

2.022.000

2.115.000

13

37.8D06.0590

Bóc nhân ung thư nguyên bào nuôi di căn âm đạo

2.031.000

2.154.000

14

37.8D06.0592

Cắt âm hộ + vét hạch bẹn hai bên

2.956.000

3.113.000

15

37.8D06.0593

Cắt bỏ âm hộ đơn thuần

2.039.000

2.116.000

16

37.8D06.0595

Cắt cổ tử cung trên bệnh nhân đã mổ cắt tử cung bán phần

3.336.000

3.493.000

17

37.8D06.0597

Cắt u thành âm đạo

1.496.000

1.577.000

18

37.8D06.0598

Cắt u tiểu khung thuộc tử cung, buồng trứng to, dính, cắm sâu trong tiểu khung

5.229.000

5.486.000

19

37.8D06.0610

Đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị sa tạng vùng chậu

4.919.000

5.076.000

20

37.8D06.0616

Đóng rò trực tràng - âm đạo hoặc rò tiết niệu - sinh dục

3.204.000

3.362.000

21

37.8D06.0621

Huỷ thai: cắt thai nhi trong ngôi ngang

1.780.000

1.857.000

22

37.8D06.0624

Khâu rách cùng đồ âm đạo

1.348.000

1.429.000

23

37.8D06.0625

Khâu tử cung do nạo thủng

2.203.000

2.303.000

24

37.8D06.0627

Khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung

2.032.000

2.132.000

25

37.8D06.0628

Làm lại vết mổ thành bụng (bục, tụ máu, nhiễm khuẩn...) sau phẫu thuật sản phụ khoa

1.883.000

1.964.000

26

37.8D06.0631

Lấy dụng cụ tử cung, triệt sản nữ qua đường rạch nhỏ

2.124.000

2.245.000

27

37.8D06.0632

Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn

1.706.000

1.798.000

28

37.8D06.0633

Mở bụng bóc nhân ung thư nguyên bào nuôi bảo tồn tử cung

2.635.000

2.748.000

29

37.8D06.0636

Nội soi buồng tử cung can thiệp

3.586.000

3.686.000

30

37.8D06.0637

Nội soi buồng tử cung chẩn đoán

2.215.000

2.290.000

31

37.8D06.0649

Phẫu thuật bảo tồn tử cung do vỡ tử cung

3.346.000

3.480.000

32

37.8D06.0650

Phẫu thuật bóc khối lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, thành bụng

2.135.000

2.235.000

33

37.8D06.0651

Phẫu thuật cắt âm vật phì đại

1.904.000

2.003.000

34

37.8D06.0652

Phẫu thuật cắt lọc vết mổ, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai

3.313.000

3.409.000

35

37.8D06.0653

Phẫu thuật cắt một phần tuyến vú, cắt u vú lành tính

2.322.000

2.422.000

36

37.8D06.0654

Phẫu thuật cắt polip buồng tử cung (đường bụng, đường âm đạo)

2.886.000

3.048.000

37

37.8D06.0655

Phẫu thuật cắt polip cổ tử cung

1.366.000

1.428.000

38

37.8D06.0656

Phẫu thuật cắt tinh hoàn lạc chỗ

1.988.000

2.088.000

39

37.8D06.0657

Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo

2.965.000

3.122.000

40

37.8D06.0661

Phẫu thuật cắt ung thư- buồng trứng + tử cung hoàn toàn + 2 phần phụ + mạc nối lớn

5.248.000

5.505.000

41

37.8D06.0662

Phẫu thuật cắt vách ngăn âm đạo, mở thông âm đạo

1.940.000

2.039.000

42

37.8D06.0663

Phẫu thuật chấn thương tầng sinh môn

3.025.000

3.183.000

43

37.8D06.0666

Phẫu thuật Crossen

3.239.000

3.396.000

44

37.8D06.0667

Phẫu thuật điều trị són tiểu (TOT, TVT)

4.388.000

4.545.000

45

37.8D06.0668

Phẫu thuật khối viêm dính tiểu khung

2.510.000

2.609.000

46

37.8D06.0669

Phẫu thuật làm lại tầng sinh môn và cơ vòng do rách phức tạp

2.266.000

2.366.000

47

37.8D06.0670

Phẫu thuật lấy thai có kèm các kỹ thuật cầm máu (thắt động mạch tử cung, mũi khâu B- lynch...)

2.844.000

2.978.000

48

37.8D06.0671

Phẫu thuật lấy thai lần đầu

1.501.000

1.600.000

49

37.8D06.0672

Phẫu thuật lấy thai lần thứ 2 trở lên

2.200.000

2.357.000

50

37.8D06.0673

Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh có bệnh truyền nhiễm (viêm gan nặng, HIV-AIDS, H5N1)

4.681.000

4.895.000

51

37.8D06.0674

Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh có sẹo mổ bụng cũ phức tạp

2.826.000

2.960.000

52

37.8D06.0675

Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh mắc bệnh toàn thân hoặc bệnh lý sản khoa

3.147.000

3.305.000

53

37.8D06.0676

Phẫu thuật lấy thai và cắt tử cung trong rau cài răng lược

6.518.000

6.776.000

54

37.8D06.0677

Phẫu thuật Lefort hoặc Labhart

2.222.000

2.322.000

55

37.8D06.0678

Phẫu thuật Manchester

3.072.000

3.230.000

56

37.8D06.0679

Phẫu thuật mở bụng bóc u xơ tử cung

2.599.000

2.699.000

57

37.8D06.0681

Phẫu thuật mở bụng cắt tử cung

3.105.000

3.262.000

58

37.8D06.0682

Phẫu thuật mở bụng cắt tử cung hoàn toàn và vét hạch chậu

5.176.000

5.433.000

59

37.8D06.0683

Phẫu thuật mở bụng cắt u buồng trứng hoặc cắt phần phụ

2.378.000

2.478.000

60

37.8D06.0684

Phẫu thuật mở bụng tạo hình vòi trứng, nối lại vòi trứng

3.997.000

4.154.000

61

37.8D06.0685

Phẫu thuật mở bụng thăm dò, xử trí bệnh lý phụ khoa

2.206.000

2.305.000

62

37.8D06.0686

Phẫu thuật mở bụng xử trí viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phần phụ, ứ mủ vòi trứng

3.457.000

3.614.000

63

37.8D06.0688

Phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt nhân xơ; polip; tách dính; cắt vách ngăn; lấy dị vật

4.724.000

4.881.000

64

37.8D06.0703

Phẫu thuật Second Look trong ung thư buồng trứng

3.301.000

3.435.000

65

37.8D06.0704

Phẫu thuật tạo hình âm đạo (nội soi kết hợp đường dưới)

5.176.000

5.418.000

66

37.8D06.0705

Phẫu thuật tạo hình âm đạo do dị dạng (đường dưới)

3.266.000

3.492.000

67

37.8D06.0706

Phẫu thuật tạo hình tử cung (Strassman, Jones)

3.702.000

3.944.000

68

37.8D06.0707

Phẫu thuật thắt động mạch hạ vị trong cấp cứu sản phụ khoa

3.670.000

3.770.000

69

37.8D06.0708

Phẫu thuật thắt động mạch tử cung trong cấp cứu sản phụ khoa

2.565.000

2.657.000

70

37.8D06.0709

Phẫu thuật treo bàng quang và trực tràng sau mổ sa sinh dục

3.348.000

3.506.000

71

37.8D06.0710

Phẫu thuật treo tử cung

2.161.000

2.260.000

72

37.8D06.0711

Phẫu thuật Wertheim (cắt tử cung tận gốc + vét hạch)

4.832.000

4.989.000

73

37.8D08.0915

Nạo vét hạch cổ chọn lọc

2.588.000

2.705.000

74

37.8D08.0955

Phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu áp xe

1.401.000

1.463.000

75

37.8D08.0956

Phẫu thuật mở cạnh mũi

3.296.000

3.419.000

76

37.8D08.0957

Phẫu thuật nang rò giáp lưỡi

2.589.000

2.706.000

77

37.8D08.0960

Phẫu thuật nội soi cầm máu mũi 1 bên, 2 bên

1.803.000

1.887.000

78

37.8D08.0971

Phẫu thuật nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ 1 bên, 2 bên

2.638.000

2.762.000

79

37.8D08.0997

Vá nhĩ đơn thuần

2.866.000

2.989.000

80

37.8D09.1079

Phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt

1.898.000

2.042.000

81

37.8D09.1089

Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương hai bên

2.170.000

2.350.000

82

37.8D09.1090

Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương lồi cầu

2.168.000

2.349.000

83

37.8D09.1091

Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương một bên

2.028.000

2.172.000

84

37.8D10.1112

Cắt lọc mô hoại tử vết thương mạn tính bằng dao thủy lực (chưa tính vật tư dao)

2.518.000

2.676.000

85

37.8D10.1113

Cắt sẹo ghép da mảnh trung bình

2.510.000

2.655.000

86

37.8D10.1114

Cắt sẹo khâu kín

1.995.000

2.139.000

87

37.8D10.1119

Ghép da đồng loại dưới 10% diện tích cơ thể (chưa gồm mảnh da ghép)

1.042.000

1.140.000

88

37.8D10.1135

Kỹ thuật giãn da (expander) điều trị sẹo

2.562.000

2.760.000

89

37.8D10.1138

Kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị vết thương mạn tính (chưa tính huyết tương)

2.792.000

2.989.000

90

37.8D10.1143

Phẫu thuật khoan đục xương, lấy bỏ xương chết trong điều trị bỏng sâu

2.417.000

2.575.000

91

37.8D10.1144

Phẫu thuật loại bỏ hoại tử ổ loét vết thương mạn tính

1.697.000

1.842.000

92

37.8D11.1187

Đặt buồng tiêm truyền dưới da

898.000

946.000

93

37.8D05.0416

Phẫu thuật cắt thận

3.108.000

3.279.000

94

37.8D05.0421

Phẫu thuật lấy sỏi thận hoặc sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang

3.076.000

3.248.000

95

37.8D05.0424

Phẫu thuật cắt bàng quang

3.725.000

3.937.000

96

37.8D05.0425

Phẫu thuật cắt u bàng quang

4.028.000

4.286.000

97

37.8D05.0426

Phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang

3.256.000

3.426.000

98

37.8D05.0428

Phẫu thuật nội soi cắt cổ bàng quang

3.256.000

3.426.000

99

37.8D05.0429

Phẫu thuật đóng dò bàng quang

3.383.000

3.555.000

100

37.8D05.0432

Phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến

3.646.000

3.859.000

101

37.8D05.0434

Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hoặc chấn thương niệu đạo khác

3.206.000

3.378.000

102

37.8D05.0435

Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ hoặc cắt bỏ tinh hoàn

1.866.000

1.928.000

103

37.8D05.0436

Phẫu thuật nội soi đặt Sonde JJ

1.306.000

1.368.000

104

37.8D05.0437

Phẫu thuật tạo hình dương vật

3.238.000

3.408.000

105

37.8D05.0534

Phẫu thuật cắt cụt chi

2.922.000

3.014.000

106

37.8D05.0548

Phẫu thuật đặt lại khớp găm kim cố định

3.238.000

3.362.000

107

37.8D05.0549

Phẫu thuật làm cứng khớp

2.909.000

3.038.000

108

37.8D05.0550

Phẫu thuật điều trị xơ cứng gân cơ hoặc xơ cứng khớp

2.831.000

2.960.000

109

37.8D05.0551

Phẫu thuật gỡ dính khớp hoặc làm sạch khớp

2.137.000

2.229.000

110

37.8D05.0553

Phẫu thuật ghép xương

3.887.000

4.059.000

111

37.8D05.0558

Phẫu thuật lấy bỏ u xương

2.999.000

3.123.000

112

37.8D05.0559

Phẫu thuật nối gân hoặc kéo dài gân (tính 1 gân)

2.265.000

2.389.000

113

37.8D05.0568

Phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng

4.264.000

4.477.000

114

37.8D05.0571

Phẫu thuật cắt lọc nạo viêm phần mềm hoặc sửa mỏm cụt ngón tay, chân hoặc cắt cụt ngón tay, chân (tính 1 ngón)

2.155.000

2.278.000

115

37.8D05.0572

Phẫu thuật nối dây thần kinh (tính 1 dây)

2.275.000

2.433.000

116

37.8D05.0574

Phẫu thuật vá da lớn diện tích ≥ 10 cm2

3.494.000

3.665.000

117

37.8D05.0575

Phẫu thuật vá da nhỏ diện tích < 10 cm2

2.329.000

2.422.000

118

37.8D05.0576

Phẫu thuật vết thương phần mềm hoặc rách da đầu

1.980.000

2.042.000

119

37.8D05.0577

Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp

3.716.000

3.930.000

120

37.8D05.0579

Phẫu thuật vi phẫu nối mạch chi

5.294.000

5.679.000

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng Bộ Y tế

(Đã ký)

 

Lê Đức Luận

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.