Ngân hàng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamCHỈ THỊ CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc chấn chỉnh công tác xử lý nợ của các khách hàngvay vốn
tại các Ngân hàng
Thờigian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phốihợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện xử lý nhiều các khoảncông nợ tồn đọng trong nền kinh tế có liên quan đến nợ vay Ngân hàng bằng nhiềubiện pháp như: giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, góp phần tích cực làm lành mạnh hoátình hình tài chính của các doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh phát triển.
Nhìnchung, công tác xử lý nợ được tiến hành khẩn trương, đúng quy trình, bảo đảmtính pháp lý, tuân thủ đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên,thời gian qua công tác xử lý nợ nhiều khi còn bị động do công nợ ở nhiều dạngkhác nhau nên sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương còn nhiều lúngtúng. Gần đây một số Ngân hàng thương mại chưa xem xét đầy đủ các khoản nợ tồnđọng để tìm biện pháp chủ động giải quyết, đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhànước báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý khoanh nợ, xoá nợ cho các doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, dẫn đến hạn chế mặt tích cực của chính sáchvà chỉ đạo của Chính phủ.
Nhằmnâng cao quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kếtquả kinh doanh của mình, công tác xử lý nợ cũng cần được chấn chỉnh, làm theođúng quy trình và nguyên tắc, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả của các Ngânhàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, TổngGiám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổphần, Quĩ Tín dụng nhân dân (dưới đây gọi tắt là các tổ chức tín dụng) thựchiện một số nội dung sau:
1/Các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay và tự chịu trách nhiệm về việc thuhồi tiền vay theo quy chế tín dụng hiện hành. Trường hợp khách hàng có rủi rocần phải xử lý nợ, các tổ chức tín dụng phải chủ động xem xét quyết định xử lýnợ theo các quy định tại Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước; không đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướngChính phủ xử lý khoanh nợ, xoá nợ khi chưa tự xem xét, xử lý trong phạm vitrách nhiệm tài chính của từng tổ chức tín dụng.
2/Các trường hợp khoản vay (gồm cả nợ tín dụng thương mại và tín dụng theo chươngtrình, dự án, đối tượng theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ) có rủi ro donguyên nhân bất khả kháng với phạm vi rộng, thiệt hại lớn đến vốn vay Ngân hàngthì các tổ chức tín dụng tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướngChính phủ quyết định hướng xử lý. Các tổ chức tín dụng chỉ làm các thủ tục đềnghị khoanh nợ, xoá nợ khi có văn bản chỉ đạo cụ thể của Thủ tướng Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
3/Đối với các trường hợp xử lý nợ không thuộc thẩm quyền, các tổ chức tín dụng xemxét thấy cần phải xử lý khoanh nợ hoặc xoá nợ cho khách hàng thì có thể báo cáoNgân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở tựcân đối về nguồn tài chính để bù đắp khi thực hiện xử lý khoanh nợ hoặc xoá nợ.
4/Đối với các khoản nợ được xử lý khoanh nợ, xoá nợ theo chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ, nguồn tài chính bù đắp xử lý khoanh nợ, xoá nợ thực hiện theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ.
5/Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giámđốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nướctheo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thịnày.
6/Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.