• Hiệu lực: Còn hiệu lực
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 09 CT/UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 7 tháng 4 năm 1992

CHỈ THỊ

Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 66-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng

“Về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định

qui định trong Nghị định 221-HĐBT”

___________________________

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh… Ngày 2-3-1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 66-HĐBT “Về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định qui định trong Nghị định 221-HĐBT”.

Để triển khai thực hiện Nghị định nói trên của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng chỉ thị:

I. CÁC CÁ NHÂN VÀ NHÓM KINH DOANH

1. Các cá nhân và nhóm kinh doanh (sau đây gọi tắt là nhóm kinh doanh) có vốn thấp hơn mức vốn pháp định chỉ trong Nghị định 221-HĐBT ngày 23-7-1991, đều phải thực hiện đúng, các qui định của Nghị định số 66-HĐBT ngày 2-3-1992. Bãi bỏ việc thực hiện Nghị định số 27-HĐBT ngày 9-3-1988 và những qui định trước đây với Nghị định số 66-HĐBT.

2. Nghị định 66-HĐBT, không áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

+ Các hộ chuyên sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp có tính chất tự sản tự tiêu.

+ Những người bán hàng rong, bán quà vặt và làm nghề dịch vụ có thu nhập thấp.

+Những hộ làm kinh tế gia đình theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 9-3-1988.

+ Những cá nhân và nhóm kinh doanh có mức vốn bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định qui định trong Nghị định số 211-HĐBT.

3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có vốn, có kỹ thuật chuyên môn, có địa điểm kinh doanh không bị pháp luật cấm, đều được phép sản xuất, buôn bán, dịch vụ trên địa bàn quận, huyện, thị xã quản lý, nhằm mục đích sinh lợi hợp pháp; được UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND huyện) xét cấp giấy phép kinh doanh và chỉ được kinh doanh khi có giấy phép kinh doanh.

4. Muốn kinh doanh, người kinh doanh làm đơn xin cấp giấy phép kinh doanh (qua Phòng quản lý chuyên nghành KT-KT của huyện).

Nếu kinh doanh những nghành nghề có các điều kiện dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội; những nghành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định theo các qui định của Bộ quản lý chuyên nghành và UBND Thành phố, thì phải gửi thêm chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Nếu là nhóm kinh doanh, thì còn phải gửi thêm 1 bản thỏa thuận giữa các cá nhân tham gia kinh doanh. Ghi dõ các nội dung thỏa thuận, họ, tên, tuổi , địa chỉ thường trú, chữ ký của người tham gia và người đại diện cho nhóm kinh doanh.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ xin phép kinh doanh, chủ tịch UBND huyện phải quyết định cấp, hay trả lời không cấp giấy phép kinh doanh cho người kinh doanh

Những đơn khiếu nại, có liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh, đều phải gửi về UBND Thành phố Hải Phòng xem xét, giải quyết .

6. Tất cả các hộ và cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tư nhân do được UBND huyện, xét cấp giấy phép đăng ký sản - xuất - kinh doanh trước ngày 2-3-1992, đều phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mới.

+ Nếu có mức vốn thấp hơn vốn pháp định theo quy định của Nghị định 221-HĐBT, thì nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh tạ UBND huyện (qua phòng quản lý chuyên nghành KT-KT huyện), theo Nghị định 06-HĐBT.

+ Nếu có mức vốn cao hơn vốn pháp định theo quy định của Nghị định 221-HĐBT và 222- HĐBT thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tại sở quản lý chuyên nghành kinh tế - kỹ thuật, để sở trình UBND thành phố duyệt cấp giấy phép thành lập, sau đó xin cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tại Trọng tài kinh tế Hải Phòng, theo luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty.

7. Hết ngày 30-6-1992: Người kinh doanh không nộp đơn xin đăng kí lại, mà vẫn tiếp tục kinh doanh, thì xem như kinh doanh bất hợp pháp. Tùy theo hành vi sai phạm sẽ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính, hoặc truy tố theo pháp luật.

II. CÁC NGÀNH, CÁC CẤP THUỘC THÀNH PHỐ

Căn cứ Nghị định 66-HĐBT, luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty và các hướng dẫn thi hành.

Theo chức năng nhiệm vụ được giao,các nghành, các cấp có liên quan cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty việc thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, cần chuẩn bị nhanh các điều kiện triển khai thực hiện Nghị định 66-HĐBT và làm ngay một số việc sau đây:

1.  Uỷ ban Nhân dân huyện (quận, thị xã):

 + Là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp và là cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép kinh doanh cho những người kin doanh có mức vốn thấp hơn vốn pháp định, theo quy định của Nghị định 221-HĐBT, hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện quản lý.

+ Có trách nhiệm hướng dẫn người kinh doanh chuẩn bị đủ điều kiện để đăng ký lại hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh cho đến khi bảo đảm đủ các điều kiện hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh nếu người kinh doanh có hành vi sai phạm đến mức phải thu hồi.

+ Cùng với các Sở quản lý chuyên nghành KT-KT về Trọng tài kinh tế thành phố rà soát lại các hộ kinh doanh và cơ sở kinh doanh tư nhân có mức vốn cao hơn vốn pháp định qui định trong Nghị định 221-HĐBT, để yêu cầu họ làm lại thủ tục thành lập doanh nghiệp theo qui định của luật doanh nghiệp tư nhân hoặc luật công ty, đồng thời thu hồi hết giấy phép đăng ký sản xuất – kinh doanh cũ và con dấu (nếu có) của các hộ và cơ sở kinh doanh này.

+ Nắm chắc các hoạt động kinh doanh của những người kinh doanh, thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện để chuẩn bị triển khai thực hiện Nghị định số 66- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và các hướng dẫn thi hành của UBND thành phố.

2. Các Sở quản lý chuyên nghành kinh tế - kỹ thuật:

+ Cùng Sở tư pháp rà soát lại các qui định của UBND Thành phố Hải Phòng ban hành trước đây có liên quan đến người kinh doanh để sửa đổi, bổ sung, ban hành hướng dẫn mới theo đúng Nghị định 66-HĐBT; thống nhất ban hành các mẫu biểu giấy phép kinh doanh mới theo qui định của Bộ tư pháp.

+ Xét cấp các chứng chỉ hoặc giấy ban hành nghề cho người kinh doanh làm những ngành nghề phải theo qui định của Bộ quản lý, ngành và của UBND thanh phố Hải Phòng, để UBND có cơ sở xét cấp giấy phép kinh doanh.

+ Thực hiện chức năng quản lý ngành đối với các phòng quản lý chuyên ngành ở huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra thi hành các chính sách, chế độ đối với người kinh doanh.

+ Định kỳ quý, năm tổng hợp tình hoạt động kinh doanh của các cá nhân và nhóm kinh doanh để báo cáo Uỷ ban Nhân dân Thành phố.

3. Cục thuế thành phố:

+ Căn cứ Luật thuế, Luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, Nghị đinh số 66- HĐBT và tình hình thực tế của địa phương để qui định rõ trách nhiệm thu thuế của từng Chi cục thuế đối với người kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, tránh chồng chéo, sơ hở làm thất thoát thuế của Nhà nước .

4. Sở tài chính:

+ Chỉ đạo các phòng tài chính huyện (quận, thị xã) tăng cường hướng dẫn, kiểm tra kinh doanh trong việc ghi chép sổ sách, kế toán, sử dụng chứng từ hóa đơn mua bán hàng hóa và dịch vụ, theo đúng qui định của Nhà nước.

+ Trong khi chờ Bộ Tài chính có qui định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh, Sở Tài chính dự thảo ngay qui định tạm thời “về mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và sử dụng tiền lệ phí thu được” trình UBND Thành phố quyết định ban hành trong tháng 4 năm1992.

5. Công an thành phố Hải Phòng:

+ Trong khi chờ Bộ Nội vụ qui định mới về sử dụng con dấu đối với cá nhân và nhóm kinh doanh; công an thành phố Hải Phòng cho đình chỉ ngay việc khắc con dấu đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh tư nhân, do UBND huyện, quận, thị xã cấp giấy phép kinh doanh tư nhân, cho đến khi có qui định mới của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng.

6. Sở Tư pháp, Trọng Tài kinh tế, Ngân hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền:

Căn cứ Nghị định 66-HĐBT và các hướng dẫn thi hành, cần phối kết hợp với các ngành, các cấp liên quan để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty.

7. Những cơ quan Nhà nước được giao quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh phải thực hiện đúng chức năng quyền hạn đã được pháp luật qui định. Nghiêm cấm việc kiểm tra, xử lý không đúng chức năng, quyền hạn, gây cản trở, phiền hà hoặc gây thiêt hại đến việc kinh doanh hợp pháp của người kinh doanh.

 Nhận được Chỉ thị này, thủ trưởng, các ngành, các cấp tổ chức thực hiện ngay./.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Dư

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.