QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH NGHIỆM THU TRỒNG RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG, CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG, BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2005/QĐ-BNN NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2005 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của “Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên” đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 như sau:
1. “Điều 5 – nghiệm thu cơ sở và phúc tra nghiệm thu được sửa đổi lại như sau:
a) Nghiệm thu cơ sở: là nghiệm thu kết quả thực hiện giữa bên A (bên giao khoán) và bên B (bên nhận khoán).
Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm: bên A – đại diện chủ dự án, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch, kế toán; bên B – đại diện người nhận khoán.
Đối với các hạng mục lâm sinh cần thiết phải thực hiện qua 2 bước nghiệm thu – bước 1, bước 2, thì kết quả nghiệm thu các lần trong bước 1, là căn cứ để tiến hành nghiệm thu cơ sở (bước 2)
Kết quả nghiệm thu cơ sở là căn cứ để thanh quyết toán công trình.
b) Phúc tra nghiệm thu: là kiểm tra lại kết quả nghiệm thu cơ sở. Phúc tra nghiệm thu do cấp trên trực tiếp của bên A tiến hành đối với bên A, là công việc thuộc chức năng quản lý của cấp trên khi thấy cần thiết phải kiểm tra nghiệm thu.
Thành phần phúc tra nghiệm thu do cấp trên của bên A quyết định. Mẫu biên bản phúc tra nghiệm thu tại phụ biểu 11 kèm theo Quyết định này.
- Phúc tra nghiệm thu chỉ thực hiện sau khi hoàn thành nghiệm thu cơ sở, chậm nhất 30 ngày kể từ khi có báo cáo kết quả nghiệm thu cơ sở.
- Diện tích phúc tra nghiệm thu do cấp trên của A quyết định nhằm bảo đảm cho yêu cầu kiểm tra giám sát, tối thiểu bằng 10% diện tích nghiệm thu cơ sở.
- Đối với lô rừng có phúc tra nghiệm thu thì kết quả phúc tra nghiệm thu là căn cứ sau cùng để thanh quyết toán công trình.”
2. “Điều 6 - Quy định các bước nghiệm thu, nội dung phương pháp tiến hành, chỉ tiêu nghiệm thu trồng rừng được sửa đổi bổ sung lại như sau:
a) Các bước nghiệm thu, nội dung, phương pháp tiến hành
- Bước 1 (bước nghiệm thu nội bộ của ban quản lý dự án): nghiệm thu công tác chuẩn bị trồng rừng. Bước nghiệm thu này làm cơ sở để quyết định bên nhận khoán được tiếp tục trồng rừng theo hợp đồng đã ký.
Thành phần tham gia nghiệm thu: cán bộ kỹ thuật giám sát của bên A nghiệm thu trực tiếp với bên nhận khoán.
Nội dung nghiệm thu: nghiệm thu trên toàn bộ diện tích, bao gồm phát dọn thực bì, cuốc hố (cự ly, kích thước hố), bón lót, lấp hố.
Kết quả nghiệm thu bước 1 đối với từng lô rừng trồng của từng hộ nhận khoán ghi vào biên bản theo mẫu biểu 1; kết quả nghiệm thu chuẩn bị trồng rừng của toàn dự án ghi vào biểu tổng hợp theo mẫu biểu 2 kèm theo Quyết định này.
- Bước 2 (nghiệm thu cơ sở): nghiệm thu sau khi trồng
+ Thời gian nghiệm thu:
Các tỉnh có hai vụ trồng rừng trong năm (vụ xuân – hè, hè – thu) nghiệm thu cơ sở tiến hành 2 đợt, đợt một thời gian nghiệm thu sau khi trồng 2 tháng; đợt hai nghiệm thu phần diện tích không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu đợt một, nghiệm thu đợt hai tiến hành sau khi trồng dặm một tháng.
Các tỉnh có một vụ trồng rừng vào cuối năm: nghiệm thu cơ sở tiến hành đợt một sau khi trồng 1 đến 2 tháng; đợt hai nghiệm thu được tính cho chỉ tiêu vốn đầu tư năm sau (sau khi trồng dặm 1 tháng) nếu có.
+ Thành phần tham gia nghiệm thu:
Bên giao khoán: gồm đại diện chủ dự án cơ sở (lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, kế toán).
Bên nhận khoán: người đại diện nhận khoán và một trong các đại diện tổ chức, chính quyền xã, thôn bản, hợp tác xã, (nếu thấy cần thiết).
+ Nội dung nghiệm thu
Nghiệm thu khối lượng: cán bộ kỹ thuật của bên A nghiệm thu trực tiếp với bên B, kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích của từng lô rừng của từng hộ nhận khoán, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.
Nghiệm thu chất lượng: cán bộ kỹ thuật của bên A nghiệm thu các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Đối với rừng trồng toàn diện:
Đo đếm toàn bộ diện tích hoặc đo đếm ô tiêu chuẩn.
Nếu đo đếm ô tiêu chuẩn thì diện tích ô tiêu chuẩn là 100m2, được lập trên tuyến đại diện của lô rừng. Số ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô £ 3ha: 10 ô
Diện tích lô > 3 – 4 ha: 15 ô
Diện tích lô > 4 – 5 ha: 20 ô
Đối với rừng trồng theo băng: đo đếm toàn bộ số lượng cây trên diện tích băng trồng.
Kết quả nghiệm thu từng lô rừng trồng của từng bộ phận khoán ghi vào biên bản theo mẫu biểu 3; kết quả trồng rừng toàn dự án được ghi vào biểu tổng hợp theo mẫu biểu 4 kèm theo Quyết định này (có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham gia nghiệm thu và các hộ nhận khoán), là căn cứ để thanh quyết toán công trình.
b) Chỉ tiêu nghiệm thu, biện pháp xử lý
- Chỉ tiêu nghiệm thu chuẩn bị trồng rừng
Các chỉ tiêu
|
Nội dung nghiệm thu
|
Tiêu chuẩn đánh giá
|
Biện pháp xử lý
|
1. Phát dọn thực bì
|
Kỹ thuật phát dọn thực bì
|
- Đúng thiết kế trong hợp đồng ký kết
|
Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
|
- Một trong các nội dung không đúng thiết kế trong hợp đồng
|
Phát dọn lại, nếu không thực hiện, không được cuốc hố
|
2. Cuốc hố
|
Kích thước hố, cự ly hố theo thiết kế trong hợp đồng
|
- Đạt kích thước, đạt cự ly
|
Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
|
- Không đạt kích thước, cự ly
|
Không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, cuốc lại cho đúng kích thước, nếu không thực hiện không được trồng rừng.
|
3. Bón lót
|
Quy định bón lót theo thiết kế trong hợp đồng
|
Đạt thiết kê
|
Đạt tiêu chuẩn nghiệm thu
|
- Không đạt quy định theo thiết kế trong hợp đồng
|
Không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, yêu cầu bón lót lại đúng quy định, nếu không thực hiện không được trồng rừng
|
- Chỉ tiêu nghiệm thu trồng rừng (nghiệm thu cơ sở)
Các chỉ tiêu
|
Nội dụng nghiệm thu
|
Tiêu chuẩn đánh giá
|
Đánh giá, kết luận
|
1. Diện tích
|
Diện tích thực trồng so với diện tích trong hợp đồng
|
Trồng đủ diện tích
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
Thực trồng < 100%
|
Nghiệm thu thanh toán theo diện tích thực trồng
|
2. Loài cây trồng
|
Kiểm tra loài cây trồng
|
Đúng loài, cây giống đạt tiêu chuẩn quy định
|
Được nghiệm thu
|
Không đúng loài
|
Không nghiệm thu, báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét
|
3. Tỷ lệ cây sống sót
|
Tỷ lệ cây sống tốt so với mật độ thiết kế trong hợp đồng.
|
≥ 85%
|
Nghiệm thu thanh toán 100% giá trị hợp đồng
|
50% đến <85%
|
Nghiệm thu thanh toán theo quy định về tỷ lệ cây sống tốt, diện tích này đưa vào kế hoạch chăm sóc năm thứ 2, trồng dặm cho đủ mật độ quy định (≥ 85%)
|
< 50%
|
Không nghiệm thu, báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét
|
3. “Điều 7 – Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp được sửa đổi bổ sung như sau:
a) Các bước nghiệm thu thực hiện như quy định tại mục a khoản 2 Điều 1 Quyết định này;
b) Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành: thực hiện như nghiệm thu trồng rừng theo băng quy định tại mục a khoản 2 Điều 1 Quyết định này;
c) Chỉ tiêu nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.
Các chỉ tiêu
|
Nội dung nghiệm thu
|
Biện pháp xử lý
|
1. Diện tích thực hiện
|
Đủ diện tích ký trong hợp đồng
|
Nghiệm thu 100%
|
Không đủ diện tích
|
Nghiệm thu theo diện tích thực hiện
|
2. Trồng bổ sung cây lâm nghiệp
|
Thực hiện như quy định tại Mục b Khoản 2 Điều 1 Quyết định này.
|
4. “Điều 8 – nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh được sửa đổi bổ sung lại như sau:
a) Các bước nghiệm thu
Các bước nghiệm thu tùy theo số lần tác động kỹ thuật được quy định trong hợp đồng giao khoán. Nếu tác động 1 lần/năm thì chỉ nghiệm thu 1 bước, nghiệm thu ngay sau khi bên B thực hiện xong khối lượng công việc. Nếu tác động kỹ thuật nhiều lần/năm thì các bước nghiệm thu được quy định như sau:
- Bước 1: nghiệm thu các tác động biện pháp kỹ thuật được quy định cho các lần 1, 2,…, làm căn cứ cho nghiệm thu bước 2.
Thời gian nghiệm thu tiến hành ngay sau khi thực hiện xong công việc.
Thành phần nghiệm thu gồm cán bộ kỹ thuật giám sát bên A nghiệm thu trực tiếp với đại diện bên B.
- Bước 2 (nghiệm thu cơ sở): nghiệm thu lần cuối toàn bộ khối lượng, chất lượng lô rừng khoanh nuôi trên cơ sở kết quả nghiệm thu bước 1.
Thời gian nghiệm thu tiến hành ngay sau khi bên B thực hiện xong toàn bộ các lần tác động kỹ thuật theo quy định trong hợp đồng giao khoán.
Thành phần tham gia nghiệm thu:
Bên giao khoán: gồm đại diện chủ dự án cấp cơ sở, cán bộ kỹ thuật, kế toán.
Bên nhận khoán: người đại diện nhận khoán và một trong các đại diện tổ chức, chính quyền xã, thôn bản, hợp tác xã (nếu thấy cần thiết).
Kết quả nghiệm thu bước 1 từng lô rừng của từng hộ nhận khoán ghi vào biên bản theo mẫu biểu 5; kết quả nghiệm thu cơ sở (bước 2) toàn dự án ghi vào biểu tổng hợp theo mẫu biểu 6 kèm theo Quyết định này, là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng.
b) Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành:
- Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại Mục a Khoản 2 Điều 1 Quyết định này.
- Nghiệm thu chất lượng: khảo sát toàn bộ diện tích, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, đánh giá tỷ lệ % chất lượng kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Mục c dưới đây.
c) Chỉ tiêu nghiệm thu
Các chỉ tiêu
|
Nội dung nghiệm thu
|
Biện pháp xử lý
|
1. Diện tích thực hiện
|
Đủ diện tích ký trong hợp đồng
|
Nghiệm thu 100%
|
Không đủ diện tích
|
Nghiệm thu theo diện tích thực hiện
|
2. Phát luỗng dây leo, cây bụi, xúc tiến tái sinh chồi, xúc tiến tái sinh hạt
|
Đúng thiết kế kỹ thuật quy định trong hợp đồng
|
Nghiệm thu
|
Không đúng thiết kế kỹ thuật
|
Không nghiệp thu
|
3. Rừng bị tác động phá hoại
|
Thực hiện như quy định tại Mục c Khoản 6 Điều 1 Quyết định này
|
5. “Điều 9 - nghiệm thu chăm sóc rừng trồng được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Các bước nghiệm thu: thực hiện như quy định tại Mục a Khoản 4 Điều 1 Quyết định này.
Kết quả nghiệm thu bước 1 ghi vào mẫu biều 7 kèm theo Quyết định này; kết quả nghiệm thu bước 2 (nghiệm thu cơ sở) ghi vào mẫu biểu 8 kèm theo Quyết định này, là căn cứ đề thanh quyết toán công trình.
b) Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành
- Nghiệm thu khối lượng: thực hiện như quy định tại Mục b Khoản 4 Điều 1 Quyết định này.
- Nghiệm thu chất lượng: nghiệm thu các chỉ tiêu kỹ thuật chăm sóc.
Phát dọn thực bì, cuốc xới vun gốc cây: khảo sát toàn bộ diện tích, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hợp đồng, đánh giá tỷ lệ % chất lượng thực hiện.
Bón thúc, tỷ lệ cây sống: thực hiện như quy đình này Mục b Khoản 2 Điều 1 Quyết định này.
c) Chỉ tiêu nghiệm thu.
Các chỉ tiêu
|
Nội dung
|
Tiêu chuẩn đánh giá
|
Biện pháp xử lý
|
1. Phát dọn thực bì
|
Diện tích phát dọn thực bì đúng thiết kế kỹ thuật
|
≥ 90 %
|
- Nghiệm thu thanh toán 100%
|
< 90 %
|
- Không nghiệm thu
|
2. Cuốc xới vun gốc.
|
Diện tích cuốc xới vun gốc đúng thiết kế kỹ thuật
|
≥ 90%
|
- Nghiệm thu thanh toán 100%
|
< 90%
|
- Không nghiệm thu
|
3. Bón thúc
|
Số gốc có bón thúc đúng loại phân quy định
|
≥ 90%
|
- Nghiêm thu thanh toán 100%
|
< 90%
|
- Không nghiệm thu, yêu cầu bón lót bồ sung cho đủ
|
4. Tỷ lệ cây sống tốt
|
Tỷ lệ cây sống tốt sau khi trồng dặm.
|
≥ 70% so với mật độ thiết kế trồng
|
- Nghiệm thu thanh toán 100%
|
50% - < 70% so với mật độ thiết kế trồng
|
- Nghiệm thu thanh toán theo tỷ lệ cây sống tốt
|
< 50% mật độ thiết kế trồng
|
- Không nghiệm thu, báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét.
|
Chỉ tiêu 4 thực hiện đối với rừng trồng năm thứ nhất thời vụ trồng xuân – hè và rừng trồng năm thứ 2.”
6. “Điều 11- nghiệm thu bảo vệ rừng được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Các bước nghiệm thu.
- Bước 1: Cán bộ kỹ thuật bên A nghiệm thu trực tiếp với hộ nhận khoán, đánh giá kết quả bảo vệ rừng theo các tiêu chí quy định tại mục c dưới đây. Kết quả đánh giá ghi vào mẫu biểu 9 kèm theo Quyết định này.
- Bước 2 (nghiệm thu cơ sở): cán bộ kỹ thuật bên A lập biểu tổng hợp nghiệm thu báo cáo Hội đồng nghiệm thu kiểm tra, phúc tra kết quả nghiệm thu bước 1. Kết quả nghiệm thu buớc 2 ghi vào mẫu biểu 10 kèm theo Quyết định này, là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng.
b) Thời gian nghiệm thu: hoàn thành chậm nhất vào tháng 12 năm kế hoạch.
c) Nội dung nghiệm thu: nghiệm thu diện tích, chất lượng bảo vệ rừng.
Đánh giá về các mặt gia súc phá hoại, tác động tiêu cực của con người;
- 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu và thanh toán 100% giá trị hợp đồng.
- Một số diện tích rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát đốt làm nương…), sẽ xử lý như sau:
+ Người nhận khoán phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là chủ đầu tư và chính quyền địa phương): được xem là hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công bảo vệ theo hợp đồng.
+ Người nhận khoán không phát hiện được việc rừng bị xâm hại, hoặc phát hiện nhưng không báo với cơ quan có thẩm quyền: chỉ được thanh toán tiền công bảo vệ đối với diện tích rừng không bị xâm hại, diện tích rừng bị xâm hại tùy theo mức độ, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Cách xác định diện tích rừng bị thiệt hại thực hiện như quy định tại mục d dưới đây.
d) Phương pháp tiến hành: khảo sát toàn bộ diện tích, đối chiếu với bản đồ thiết kế để xác định vị trí ranh giới, xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.”
7. Điều 12 - nghiệm thu khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên được sửa đổi bổ sung lại như sau:
Quy định về nghiệm thu khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên thực hiện như quy định tại khoản 6 Điều 1 Quyết định này.”
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh căn cứ vào các nội dung trên và mẫu biểu kèm theo, hướng dẫn chi tiết thực hiện đề phù hợp với thực tế sản xuất của địa phương mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những nội dung khác không sửa đổi bổ sung tại Quyết định này vẫn thực hiện như đã quy định kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các Cục, Vụ, các đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.