• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/06/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2019
BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 56/2013/TT-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

trong Quân đội thành công ty cổ phần

---------------------

 

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định sổ 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong Quân đội thành công ty cổ phần như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; giải quyết chính sách cho người lao động; giải quyết tài sản; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và trình tự cổ phần hóa doanh nghiệp trong Quân đội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng đại diện nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm: Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Không áp dụng cổ phần hoá đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.

2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá

Sổ lượng và cơ cấu thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, bao gồm:

1. Trưởng Ban Chỉ đạo: Bộ Quốc phòng uỷ quyền cho một Thủ trưởng Cục Kinh tế/BQP đảm nhiệm;        ,

2. Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo: Một Thủ trưởng Phòng Quản lý doanh nghiệp/Cục Kinh tế;

3. Các ủy viên, bao gồm một cán bộ đại diện của: Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Tài chính, Cục Cán bộ, Cục Quân lực, Cục Chính sách, đơn vị cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp cổ phần hóa; lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá. Trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực đặc thù thì thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và đại diện của Bộ Tài chính.

4. Cơ quan thường trực và bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo:

a) Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cổ phần hoá là Cục Kinh tế/BQP;

b) Bộ máy giúp việc của Ban chỉ đạo là Phòng Quản lý doanh nghiệp/ Cục Kinh tế.

Điều 4. Thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá

Ban Chỉ đạo cổ phần hoá quyết định thành lập Tổ giúp việc, thành viên Tổ giúp việc gồm: 

1. Tổ trưởng: Do một lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá đảm nhiệm;

2. Các tổ viên: Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Kế toán; Trưởng (hoặc Phó) các phòng, ban chức năng của doanh nghiệp cổ phần hoá. Số lượng và cơ cấu thành viên Tố giúp việc do Trưởng ban Chỉ đạo cổ phần hoá quyết định.

 

Chương II

QUY ĐỊNH VÈ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶC THÙ

KHI THỰC HIỆN CỔ PHẰN HOÁ

Điều 5. Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa

1. Việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ và Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính.

2. Không tính giá trị quyền sử dụng đất quốc phòng vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nếu có đất quốc phòng đang do công ty quản lý và sử dụng thì được Bộ Quốc phòng cho thuê, thủ tục thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Điều 6. Xử lý tài sản trong doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa

Việc xử lý tài sản trong doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa phải đảm bảo minh bạch, đúng quy định của nhà nước và của Bộ Quốc phòng. Nếu có tài sản thuộc trang bị quốc phòng thì khi xử lý phải xin ý kiến Bộ Tổng tham mưu, như sau:

1. Thu hồi 100% vũ khí, đạn và các trang bị đặc thù quân sự về cơ quan, đơn vị cấp trên của doanh nghiệp quản lý;

2. Công ty cổ phần mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối (>50%), thì được sử dụng 01 xe biển số quân sự để phục vụ cho chỉ huy;

3. Công ty cổ phần mà nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, thì không được sử dụng biển số xe quân sự kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

Đối với các công ty cổ phần đã thực hiện cổ phần hoá trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà nhà nước hiện không nắm cổ phần chi phối, nếu còn sử dụng biển số xe quân sự thì Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi lại. Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra và thu hồi lại biển số xe quân sự tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá.

Điều 7. Giải quyết chính sách cho người lao động

1. Đối với quân nhân: Được giải quyết theo quy định tại Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện một số chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp quân đội chuyển thành công ty cổ phần; Quyết định số 53/2004/QĐ-BQP ngày 09/5/2004 về sửa đổi Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định số 1762/QĐ-BQP ngày 23/6/2008 của Bộ Quốc phòng (khi có thay đổi sẽ được thực hiện theo quyết định hiện hành của Bộ Quốc phòng). Thông tư số 50/2012/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Quân đội.

2. Đối với Công nhân viên quốc phòng: Nếu tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần thì được Ngân sách quốc phòng hỗ trợ chính sách thôi việc theo quy định tại Điều 42 Luật Lao động.

3. Đối với lao động hợp đồng: thực hiện theo quy định hiện hành.

4. Về chính sách bảo hiểm xã hội sau cổ phần hoá: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 8. Trình tự cổ phần hoá

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong Quân đội được thực hiện theo các bước cụ thể quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Cử người đại diện vốn nhà nước ở Công ty cổ phần

1. Việc cử người đại diện được thực hiện theo quy định tại Bước 3 Phụ lục I Thông tư này.

2. Nhiệm kỳ cử người đại diện là 5 năm, hết nhiệm kỳ được xem xét cử lại, nhưng không quá 2 nhiệm kỳ làm đại diện tại một công ty. Việc xem xét cử lại, thực hiện như sau: Thường vụ đảng uỷ đơn vị được giao quản lý người đại diện, sau khi lấy ý kiến của Cục Tài chính và Cục Kinh tế báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế) để Bộ Quốc phòng quyết định.

3. Quy định này áp dụng cho cả những người đại diện được cử trước ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 10. Con dấu của công ty cổ phần và kí tên đóng dấu

1. Sau khi được câp Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cô phần tiến hành khắc dấu theo quy định của pháp luật. Trong con dấu và tên của công ty cổ phần không được dùng cụm từ “Quân đội” hoặc “Bộ Quốc phòng”.

2. Trong các văn bản giao dịch của công ty cổ phần, nơi ghi tên đơn vị ban hành văn bản, không được ghi tên đơn vị quân đội chủ quản cấp trên trực tiếp; Đối với quân nhân là người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty cổ phần, khi kí tên đóng dấu, không dùng cấp bậc quân hàm (trừ công văn báo cáo trong nội bộ Bộ Quốc phòng).

 

Chương III

TỎ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan

1. Cục Kinh tế là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cổ phần hoá có trách nhiệm:

a) Báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định doanh nghiệp cổ phần hoá và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá đối với từng doanh nghiệp trong quân đội;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, để kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo các nội dung quy định tại Chương II Thông tư này.

2. Các cơ quan của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

b) Phối hợp với Ban Chỉ đạo cổ phần hoá để chỉ đạo, hướng dẫn thưc hiện cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong Quân đội theo chức năng, nhiệm vụ của mình;

b) Phối hợp với Cục Kinh tế, để kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo nội dung liên quan quy định tại Chương II Thông tư này.

3. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có quyền và trách nhiệm:

a) Giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.

b) Được sử dụng con dấu của Cục Kinh tế/BQP trong khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp;

d) Báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu;

đ) Chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần;

e) Thẩm tra và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa;

g) Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức tài chính trung gian tổ chức đấu giá bán cổ phần;

h) Tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kết quả bán cổ phần;

i) Tổng hợp và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa, quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần;

k)  Xem xét, lựa chọn và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng việc cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại Công ty cổ phần;

1) Phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng để xử lý những vấn đề có liên quan khi thực hiện cổ phần hoá.

4. Trách nhiệm của các đơn vị có doanh nghiệp cổ phần hóa:

a) Phối hợp với Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và các cơ quan của Bộ Quốc phòng chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đúng pháp luật, đảm bảo tiến độ;

b) Quản lý và giải quyết chính sách cho quân nhân làm việc ở doanh nghiệp cổ phần hóa đúng quy định của Bộ Quốc phòng;

c) Đôn đốc doanh nghiệp thực hiện quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phẩn hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hoá theo quy định của Nhà nước, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính và Cục Kinh tế) phê duyệt và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

Điều 12. Hiệu lực thi hành                                                             

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 31/2008/TT-BQP ngày 17 tháng 3 năm 2008 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong Quân đội thành Công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh về Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp quân đội (Cục Kinh tế) để tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Thượng tướng Lê Hữu Đức

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.