• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 27/09/2008
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 1251/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 12 tháng 9 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và

 phía Nam đến năm 2020

______________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 68/TTr-BXD   ngày 17 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi quy hoạch

Các đô thị trung tâm chính và khu công nghiệp của các thành phố trực thuộc trung ương và các tỉnh của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: bao gồm 8 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: bao gồm 5 tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: bao gồm 8 tỉnh/thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

2. Mục tiêu quy hoạch

Định hướng phương án phát triển hợp lý hệ thống cấp nước đô thị (nguồn nước, nhà máy nước, tuyến truyền dẫn chính) của 3 vùng kinh tế trọng điểm phù hợp với phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Nội dung quy hoạch

a) Tiêu chuẩn cấp nước và dự báo nhu cầu dùng nước

Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng để thiết kế các công trình xử lý nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt lấy theo TCXDVN 33:2006. Các tiêu chuẩn dùng nước chính:

TT

Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước

Giai đoạn

 

 

2010

2020

I.

Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát

 

a) Nước sinh hoạt:

- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): + Nội đô

                                                              + Ngoại vi

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):       + Nội đô

                                                              + Ngoại vi

b) Nước khu công nghiệp (m3/ha/ngđ)

c) Nước thất thoát; tính theo % của (a+b)

 

165

120

85

80

22 ÷ 45

< 25

 

200

150

99

95

22 ÷ 45

< 20

II.

Đô thị loại II, đô thị loại III

 

a) Nước sinh hoạt:

- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày):  + Nội đô  

                                                              + Ngoại vi

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):       + Nội đô

                                                              + Ngoại vi

b) Nước khu công nghiệp (m3/ha/ngđ)

c) Nước thất thoát; tính theo % của (a+b)

 

120

80

85

75

22 ÷ 45

< 25

 

150

100

99

90

22 ÷ 45

< 20

III.

Đô thị loại IV, đô thị loại V; điểm dân cư nông thôn

 

a) Nước sinh hoạt:

- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): 

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):       

b) Nước thất thoát; tính theo % của (a+b)

 

60

75

< 20

 

100

90

< 15

 

Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 3 vùng kinh tế trọng điểm:

Nội dung

Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Vùng KTTĐ miền Trung

Vùng KTTĐ phía Nam

Cộng

Năm 2010

 

 

 

 

Dân số đô thị (triệu người)

6,27

2,27

12,57

21,11

Diện tích các KCN (ha)

6.500

5.700

25.800

38.000

Nhu cầu nước sinh hoạt (m3/ngđ)

893.000

373.000

2.056.000

3.322.000

Nhu cầu nước công nghiệp (m3/ngđ)

260.000

144.000

1.240.000

1.644.000

Các nhu cầu khác (m3/ngđ)

790.000

220.800

1.045.000

2.055.800

Tổng nhu cầu sử dụng nước sạch (m3/ngđ)

1.943.000

738.000

4.363.000

7.044.000

Năm 2020

 

 

 

 

Dân số đô thị (triệu người)

8,39

3,74

17,30

29,43

Diện tích các KCN (ha)

16.500

11.236

50.324

78.060

Nhu cầu nước sinh hoạt (m3/ngđ)

1.366.000

762.000

3.415.000

5.543.000

Nhu cầu nước công nghiệp (m3/ngđ)

743.000

324.000

2.357.000

3.424.000

Các nhu cầu khác (m3/ngđ)

1.086.000

334.000

1.633.000

3.053.000

Tổng nhu cầu sử dụng nước sạch (m3/ngđ)

3.195.000

1.420.000

7.419.000

12.034.000

b) Nguồn nước

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

+ Sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm có khả năng khai thác trên địa bàn.

+ ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ các hồ chứa, các sông, chủ yếu tập trung khai thác các sông chính sau: sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Đa Độ, sông Giá, sông Cầu và các sông khác thuộc khu vực.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Khả năng khai thác nước ngầm trong khu vực là hạn chế. Nguồn khai thác chính là từ các sông: sông Hương, sông Yên, sông Túy Loan, sông Cầu Đỏ, sông Cu Đê, sông Vĩnh Điện, sông Trà Khúc, và từ các hồ chứa nước tại chỗ.

-  Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Nước ngầm có trữ lượng tương đối lớn và có thể khai thác tại Tây Ninh,  thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý.

+ ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ các hồ chứa, các sông như: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và các sông suối khác; các hồ Phước Hòa, Dầu Tiếng, hồ Đá Đen, hồ Sông Ray.v.v..

c) Công nghệ xử lý nước

Công nghệ xử lý chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý truyền thống đối với nước ngầm và nước mặt, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006 và 1329/2002/BYT/QĐ đối với nước sinh hoạt. Trong đó, đối với nước ngầm là Làm thoáng - Lắng - Lọc - Khử trùng, đối với nước mặt là Keo tụ - Lắng - Lọc - Khử trùng. Kết hợp trang bị các thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ công tác vận hành, quản lý.

d) Quy hoạch hệ thống cấp nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Hệ thống cấp nước liên đô thị trong vùng

+ Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây - Hà Đông - Hà Nội sử dụng nguồn nước sông Đà. Khu vực Dự án: nằm trên 3 tỉnh/thành: Hà Nội - Hà Tây và Hoà Bình thuộc châu thổ sông Hồng. Các hạng mục chính của dự án:

. Nguồn nước: nguồn nước sông Đà.

. Công trình thu và trạm bơm nước sông.

. Tuyến ống nước thô.

. Cải tạo hồ Đầm Bài.

. Nhà máy nước mặt sông Đà: 300.000 m3/ngđ giai đoạn I, 600.000 m3/ngđ giai đoạn II.

. Hệ thống mạng chuyển tải D1500mm - D1800mm.

. Các Dự án/tiểu Dự án phát triển mạng lưới tiếp nhận.

+ Hệ thống cấp nước vùng phía bắc sông Hồng.

. Nguồn nước: sử dụng nguồn nước sông Hồng hoặc sông Đuống, phạm vi phục vụ cấp nớc cho các đô thị và khu công nghiệp thuộc thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

. Công suất: 300.000 m3/ngày giai đoạn I, 600.000 m3/ngày giai đoạn II  và 1 triệu m3/ngày các giai đoạn tiếp theo.

- Các hệ thống cấp nước chính vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hệ thống cấp nước

Công suất (m3/ngđ)

Hiện tại

2010

2020

Thành phố Hà Nội

591.000

985.000

1.468.000

Thành phố Hải Phòng

131.000

306.000

525.000

Thành phố Hải Dương

45.500

99.000

200.500

Tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái, Phả Lại, Cẩm Phả, Hoành Bồ)

128.000

296.000

475.000

Thành phố Bắc Ninh và phụ cận

31.000

48.000

70.000

Thành phố Hà Đông, Sơn Tây tỉnh Hà Tây

44.000

81.000

158.000

Thị xã Hưng Yên và phụ cận.

7.000

40.000

55.000

Thành phố Vĩnh Yên, đô thị Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

36.000

130.000

355.000

đ) Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Hệ thống cấp nước liên đô thị trong Vùng

Đặc điểm tự nhiên và vị trí các đô thị, khu kinh tế trong vùng rất không thuận lợi và không khả thi cho việc xây dựng một hệ thống cấp nước liên đô thị. Do vậy, quy hoạch này không đề xuất một hệ thống cấp nước liên đô thị trong vùng.

- Các hệ thống cấp nước chính vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hệ thống cấp nước

Công suất (m3/ngđ)

Hiện tại

2010

2020

Thành phố Huế và vùng phụ cận

98.000

177.000

323.000

Thành phố Đà Nẵng

86300

326300

396300

Tỉnh Quảng Nam (Điện Nam-Điện Ngọc, Hội An, Tam Kỳ, Tam Hiệp, Phú Ninh)

26000

96000

426000

Tỉnh Quảng Ngãi (Quảng Ngãi, Dung Quất)

45.000

45.000

175.000

Tỉnh Bình Định (Quy Nhơn, Phú Tài, Sông Côn)

53.000

63.000

143.000

e) Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Hệ thống cấp nước liên đô thị trong Vùng

Phát triển từng bước hệ thống cấp nước chung cho vùng theo từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đến 2010

+ Phát triển và hoàn chỉnh một bước hệ thống cấp nước tập trung tại mỗi tỉnh, với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương.

+ Xây dựng và đấu nối các tuyến ống truyền dẫn nước sạch giữa các đô thị/khu vực trong phạm vi mỗi tỉnh, như các tuyến Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch, hoặc Mỹ Xuân - Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Xây dựng và đấu nối các tuyến ống truyền dẫn nước sạch giữa các khu vực tiêu thụ chính của 2 tỉnh, thành phố liền kề, như các tuyến:

. Thành phố Hồ Chí Minh - Đức Hòa (Long An).

. Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Lức (Long An).

. Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giuộc (Long An).

. Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) - Phước Thái (Đồng Nai) (hiện nay đã có).

. Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà (hiện nay đã có)

- Giai đoạn đến 2020:

+ Nghiên cứu, xem xét xây dựng các công trình truyền dẫn nước sạch đấu nối giữa các khu vực:

. Thành phố Hồ Chí Minh - Nam Bình Dương (Thuận An - Thủ Dầu Một - Mỹ Phước).

. Biên Hoà - Dĩ An – Thuận An – Thủ Dầu Một.

. Mỹ Tho (Tiền Giang) – Tân An (Long An).

+ Nghiên cứu chuẩn bị xây dựng các nhà máy nước công suất lớn từ 1.000.000 – 3.000.000 m3/ngày đêm có tính chất liên tỉnh.

+ Nguồn nước:

. Nguồn nước hồ Trị An - sông Đồng Nai (đoạn từ hồ Trị An đến Hoá An): cung cấp nước cho các đô thị, khu công nghiệp thuộc: phía Tây Đồng Nai, nam Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

. Nguồn nước hồ Dầu Tiếng - sông Sài Gòn: cung cấp nước phía Nam Bình Dương, Nam Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đông Long An.

. Nguồn nước sông Tiền: phía Nam Tiền Giang, Nam Long An.

- Giai đoạn sau 2020:

Xây dựng và mở rộng những nhà máy nước công suất lớn 1.000.000 - 3.000.000 m3/ngđ cung cấp nước cho phạm vi rộng tại các khu vực.

- Các hệ thống cấp nước chính vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Hệ thống cấp nước

Công suất (m3/ngđ)

Hiện tại

2010

2020

Thành phố Hồ Chí Minh(*)

1.235.000

2.530.000

3.330.000

Tỉnh Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Thiện Tân - Nhơn Trạch, Long Khánh)

259.000

515.000

990.000

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (thành phố Vũng Tầu, thị xã Bà Rịa và vùng phụ cận)

155.000

180.000

345.000

Tỉnh Bình Dương (thị xã Thủ Dầu Một và vùng phụ cận)

46.600

96.600

326.600

Tỉnh Tây Ninh (thị xã Tây Ninh và vùng phụ cận)

7.000

133.000

230.000

Tỉnh Bình Phước (thị xã Đồng Xoài và vùng phụ cận)

5.000

65.000

130.000

Tỉnh Long An (thị xã Tân An và vùng phụ cận)

31000

179000

542000

Tỉnh Tiền Giang (thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và vùng phụ cận)

80.000

230.000

230.000

(*) Công suất các nhà máy nước tại thành phố Hồ Chí Minh được tính cho các giai đoạn 2015 và 2025, tương ứng với các giai đoạn 2010 và 2020 trong bảng.

g) Tổng hợp khái toán chi phí đầu tư

TT

Hệ thống cấp nước

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ)

2010

2020

1

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

9.672.702

7.181.829

2

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1.785.000

6.175.000

3

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

18.727.000

24.159.000

4

Tổng 3 vùng kinh tế trọng điểm

30.274.000

37.515.000

Điều 2. Cơ chế chính sách

Để đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước được đồng bộ, có hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước, cần áp dụng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi sau:

- Miễn tiền sử dụng đất.

- Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình ngoài hàng rào của dự án.

- Được áp dụng các mức thuế (VAT, thu nhập doanh nghiệp….) ở mức ưu đãi nhất theo quy định hiện hành.

- Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án đầu tư cấp nước, không phân biệt đối tượng sử dụng.

- Nguồn vốn ODA chỉ tập trung đầu tư cấp nước cho các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa cũng như cho cải tạo hệ thống mạng lưới nhằm giảm thất thoát, thất thu nước.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng

- Quản lý đồ án quy hoạch cấp nước 3 Vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch cấp nước vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì lựa chọn chủ đầu tư các dự án cấp nước vùng liên tỉnh và chỉ đạo thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các Vùng kinh tế trọng điểm:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên địa tỉnh phù hợp với quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án cấp nước trên địa bàn tỉnh theo quyết định hiện hành.

3. Các Bộ, Ban ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các Vùng kinh tế trọng điểm thực hiện quy hoạch theo luật định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Hoàng Trung Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.