• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/1989
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
Số: 16/LC_HDNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 3 tháng 3 năm 1989

PHÁP LỆNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TRONG PHÁP LỆNH,

ĐIỀU LỆ VỀ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP,

VÀ THUẾ HÀNG HOÁ

 

Để phát huy tác dụng của chính sách thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa trong tình hình hiện nay;

Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ vào Nghị quyết về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 1989 ngày 22 tháng 12 năm 1988 của Quốc hội khoá VIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ tư;

Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số Điều trong các Pháp lệnh, Điều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá.

 

Điều 1

Thay thế biểu thuế hàng hoá ban hành theo Điều 7 của Pháp lệnh ngày 26 tháng 02 năm 1983 bằng biểu thuế thuế hàng hoá dưới đây:

Số thứ tự

 

Nhóm hàng, mặt hàng

Thuế suất (%) trên trị giá tính thuế

 

I- Hàng công nghiệp

 

1

Thuốc lá điếu:

 
 

- Có đầu lọc

60

 

- Không có đầu lọc

40

2

Các loại rượu

60

 

Riêng:

 
 

- Rượu chế biến từ rỉ đường và hoa quả

40

3

Các loại bia ³

40

4

Vàng mã

70

5

Pháo ³

60

6

Bài lá

50

7

Các loại mỹ phẩm

40

8

Hương, nến

30

9

Nước ngọt, nước giải khát đóng chai, đóng hộp ³

20

10

Kem máy, nước đá

25

11

Nước trái cây lên men, nếp ga

30

12

Nước mắn, nước chấm

10

13

Các loại mật, đường

10

14

Các loại xà phòng

10

15

Hàng tiêu dùng bằng kim khí, sứ, gốm, sành, thuỷ tinh, nhựa, cao su, da, giả da, gỗ thông thường (không kể đồ chơi trẻ em) ³

 

10

 

Riêng:

 
 

- Hàng tiêu dùng bằng gỗ cao cấp

20

16

Đồ điện dân dụng, phụ tùng xe đạp, phụ tùng xe máy ³

10

17

Hàng mỹ nghệ bằng sành, sứ, thuỷ tinh, xương, mây, song, sơn mài ³

 

10

 

Riêng:

 
 

- Hàng mỹ nghệ bằng ngà

60

 

II- Hàng nông sản thực phẩm

 

1

Thuốc lào, thuốc lá lá, thuốc sợi

40

2

Cau (tươi hoặc khô)

20

3

Hạt tiêu, cà phê

30

4

Chè búp khô, hạt điều

20

5

Hải sản:

 
 

- Yến, vây, bào ngư, hải sâm

30

 

- Mực khô, tôm khô

20

 

III- Hàng được phép xuất khẩu phi mậu dịch

 

1

Hàng sản xuất trong nước ³

0

 

Riêng:

 
 

- Hàng sơn mài, hàng khảm trai, hàng làm bằng ngà voi, đồi mồi

và các loại hàng sản xuất bằng nguyên, vật liệu nhập ngoại

 

20

2

Hàng nhập tái xuất

35

 

Riêng:

 
 

- Vidéo, thu hình mầu, radio cassette, thiết bị tăng âm, ghi âm, máy điều hoà nhiệt độ

 

50

 

- Rượu, thuốc lá

50

 

IV- Hàng được phép nhập khẩu phi mậu dịch

 

1

Máy móc thiết bị (kể cả phụ tùng và linh kiện thay thế) ³

0

 

Riêng các loại máy móc, thiết bị có công suất tương đương với máy móc thiết bị mà trong nước đã sản xuất được:

 
 

- Máy tiện đường kính mâm cặp dưới 30mm

10

 

- Máy khoan đường kính lỗ khoan dưới 25mm

10

 

- Máy bào cỡ B 665

10

 

- Máy búa dưới 250 kg

10

 

- Máy đột dập đến 100T

5

 

- Máy cắt, đột liên hợp đến 125T

5

 

- Trạm thuỷ điện đến 1.000 KW

5

 

- Động cơ điện xoay chiều ba pha công suất đến 200 KW ³

10

 

- Động cơ diésel công suất đến 50 CV

10

 

- Máy biến thế công suất đến 2.500 KVA, điện áp đến 35 KV ³

10

 

- Bơm thuỷ lợi công suất đến 8.000m3/h

10

 

- Bơm nước 10LT16, LT160-50

10

 

- Máy kéo công suất 12 CV, BS12

5

 

- Tàu thuỷ hơi kéo đến 1.000T

5

 

- Máy phát điện chạy bằng diésel đến 200 KW

 

2

Phương tiện vận tải

20

 

Riêng:

 
 

- Xe lam

10

 

- Xe ôtô con và xe du lịch dưới 15 chỗ ngồi

50

3

Nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm hoá học, cao su ³

5

 

Riêng:

 
 

- Xi măng

30

 

- Giấy cuốn thuốc lá, đầu lọc thuốc lá, giấy cuốn đầu lọc thuốc lá

20

 

- Dược liệu

3

 

- Phân bón hoá học

0

4

Hàng thực phẩm

20

 

Riêng:

 
 

- Sữa

10

 

- Bánh kẹo

40

 

- Rượu, bia

100

 

- Thuốc lá, xì gà

100

5

Hàng công nghiệp tiêu dùng

25

 

Riêng:

 
 

- Dược phẩm (đông dược và tân dược)

5

 

- Quần áo may sẵn, các loại giầy, dép

30

 

Riêng quần áo bò, áo Natô, áo phông

50

 

- Xe đạp

40

 

- Phụ tùng xe đạp

20

 

- Vidéo Cassette

50

 

- Máy thu hình, radio cassette, cassette

40

 

- Máy thu thanh, máy tăng âm, máy quay đĩa

30

 

- Băng ghi hình, ghi tiếng;

 
 

+ Băng ghi hình, ghi tiếng

30

 

+ Băng chưa ghi hình, ghi tiếng

20

 

+ Băng bành để sản xuất băng ghi hình, ghi tiếng

10

 

- Phụ tùng, linh kiện điện tử lắp ráp hàng dân dụng:

 
 

+ Linh kiện điện tử rời (IKD)

3

 

+ Cụm linh kiện điện tử (CKD)

7

 

+ Cụm linh kiện điện tử hoàn chỉnh (SKD) ³

15

 

- Xe máy ³

50

 

- Phụ tùng xe máy ³

20

 

- Mỹ phẩm và đồ trang sức không phải bằng kim loại quý, đá quý

50

 

- Phụ tùng hàng dân dụng

10

³

Miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch đối với hàng hoá nhập khẩu của công dân Việt Nam được Nhà nước cử đi lao động, làm chuyên gia và đi công tác, học tập ở nước ngoài.

 

Điều 2

Thay thế Điều 3 của Điều lệ thuế hàng hoá, ban hành theo Nghị quyết số 487-NQ-QH/KIV, ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bằng Điều 3 mới dưới đây:

Điều 3 mới:

1- Đối với hàng sản xuất trong nước, mỗi mặt hàng chỉ chịu thuế hàng hoá một lần từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ.

2- Trong khâu sản xuất, những mặt hàng đã nộp thuế hàng hoá thì không phải nộp thuế doanh nghiệp.

3- Đối với hàng công nghiệp sản xuất trong nước để xuất khẩu thì không phải nộp thuế hàng hoá nội địa.

4- Đối với hàng nông sản, hải sản xuất khẩu đã nộp thuế hàng hoá nội địa thì khi xuất khẩu được thoái trả cho đơn vị xuất khẩu, nếu có biên lai đã nộp thuế hàng hoá.

5- Đối với hàng công nghiệp sản xuất theo phương thức gia công thì chủ hàng đưa gia công nộp thuế hàng hoá khi nhận hàng tại địa phương sản xuất. Các trường hợp khác do cơ sở sản xuất nộp.

6- Những người, những tổ chức thu mua gom hàng nông sản, hải sản ở địa phương nào thì phải nộp thuế hàng hoá về số hàng đã thu mua tại địa phương đó. Trong trường hợp người sản xuất hàng nông sản, hải sản trực tiếp bán ra thị trường thì do người sản xuất nộp thuế hàng hoá.

 

Điều 3

Thay thế thuế suất thuế doanh nghiệp ghi trong Điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Quyết định số 200-NQ-TVQH ngày 18-01-1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung theo Điều 2 của Pháp lệnh ngày 26-02-1983 và Điều 1 của Pháp lệnh ngày 17-11-1987 bằng các thuế suất dưới đây:

- Các ngành sản xuất công nghiệp,

xây dựng, vận tải và sản xuất

nông nghiệp không thuộc diện

nộp thuế nông nghiệp: 1%, 3%, 5% theo ngành nghề

- Ngành thương nghiệp: 2%, 4%, 6%, 8% theo ngành nghề

- Ngành ăn uống: 4%, 6%, 8%, 10% theo ngành nghề

- Ngành phục vụ ngân hàng: 3%, 5%, 8% theo ngành nghề.

 

Điều 4

Bỏ suất miễn thu quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 23 và Điều 26 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Quyết định số 200-NQ-TVQH, ngày 18-01-1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

áp dụng mức khởi điểm để tính thuế lợi tức là 30.000đ/tháng.

Thay thế Biểu thuế thuế lợi tức từng phần, ban hành theo Điều 2 của Pháp lệnh ngày 17-11-1987, bằng Biểu thuế thuế lợi tức từng phần ban hành kèm theo Pháp lệnh này.

 

Điều 5

Thay thế Điều 13, Điều 23 và Điều 26 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Quyết định số 200-NQ-TVQH ngày 18 tháng 01 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bằng các điều mới sau đây:

a) Điều 13 mới: Đối với các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, thì lợi tức chịu thuế là tổng số doanh thu tháng nói ở Điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có), trừ (-) các khoản hoa phí vật chất, các phí tổn hợp lệ và tiền lương bình quân xã hội của những người lao động chính thuê ngoài thực tế tham gia sản xuất, thực sự có hiệu quả kinh tế trong cơ sở.

b) Điều 23 mới: Đối với các cơ sở kinh doanh ngành phục vụ, lợi tức chịu thuế là tổng số doanh thu tháng, nói ở Điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có), trừ (-) vốn mua hàng, hao phí vật chất, các phí tổn quản lý hợp lệ và tiền lương bình quân xã hội của những người lao động chính thuê ngoài thực tế tham gia phục vụ, thực sự có hiệu quả kinh tế trong cơ sở.

c) Điều 26 mới: Đối với các cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp và ngành ăn uống, lợi tức chịu thuế là tổng số doanh thu tháng nói ở Điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có), trừ (-) vốn mua hàng, các phí tổn quản lý hợp lệ và tiền lương bình quân xã hội của những người lao động chính thuê ngoài thực tế tham gia kinh doanh, thực sự có hiệu quả kinh tế trong cơ sở.

Mức lương bình quân xã hội nói ở điểm a, b, c là:

- Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải: 40.000đ/tháng

- Đối với ngành phục vụ: 35.000đ/tháng

- Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống: 30.000đ/tháng.

 

Điều 6

Sửa đổi Điều 39a của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Điều 5 của Pháp lệnh ngày 26-02-1983 và được sửa đổi, bổ sung theo Điều 3 của Pháp lệnh ngày 17-11-1987 như sau:

Điều 39a mới:

Thuế môn bài thu hàng năm theo 6 mức: 5.000 đồng, 10.000 đồng, 25.000 đồng, 50.000 đồng, 90.000 đồng, 150.000 đồng.

 

Điều 7

Thay thế Điều 34 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Quyết định số 200-NQ-TVQH ngày 18-01-1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được sửa đổi theo Điều 3 của Pháp lệnh ngày 23-6-1980, bằng Điều 34 mới dưới đây:

Điều 34 mới: Thuế buôn chuyến thu vào trị giá từng chuyến hàng theo biểu thuế sau:

 

Mặt hàng

Thuế suất (%) tính trên trị giá hàng

- Rau quả, lương thực, thực phẩm tươi sống

- Các mặt hàng công nghệ phẩm sản xuất trong nước

- Nông, lâm, thuỷ, hải sản khô và các mặt hàng

khác sản xuất trong nước

- Các mặt hàng ngoại

4

6

 

8

10

Trị giá hàng tính theo thời giá.

Thuế buôn chuyến chỉ thu một lần đối với mỗi chuyến hàng.

Người buôn chuyến có trách nhiệm kê khai, nộp thuế trước khi vận chuyển hàng đi.

Bãi bỏ Điều 39 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, ban hành theo Quyết định số 200-NQ-TVQH ngày 18-01-1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 

Điều 8

Thẩm quyền xử phạt bằng tiền theo các mức quy định tại Điều 45 của Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều 16 của Điều lệ thuế hàng hoá, được điều chỉnh như sau:

1- Trưởng trạm thuế được phạt đến 50.000 đồng.

2- Trưởng phòng thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phạt đến 200.000 đồng.

3- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phạt đến 500.000 đồng.

4- Chi cục trưởng Chi cục thuế tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương được phạt đến 600.000 đồng.

5- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương được phạt trên 600.000 đồng.

 

Điều 9

Khi giá cả thị trường xã hội biến động từ 20% trở lên thì Hội đồng bộ trưởng được phép điều chỉnh các định mức bằng tiền xác định trong Pháp lệnh này theo sát thời giá.

 

Điều 10

- Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-4-1989.

- Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1989

BIỂU THUẾ

LỢI TỨC DOANH NGHIỆP LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Pháp lệnh ngày 03 tháng 3 năm 1989)

 

 

 

Bậc

 

Mức lợi tức chịu thuế một tháng

Ngành sản xuất, vận tải, xây dựng

 

Ngành phục vụ

Ngành thương nghiệp, ăn uống

1

Đến 30.000 đồng

0

0

0

2

Trên 30.000 đồng đến 50.000 đồng

6

10

14

3

Trên 50.000 đồng đến 80.000 đồng

8

13

17

4

Trên 80.000 đồng đến 120.000 đồng

11

16

21

5

Trên 120.000 đồng đến 160.000 đồng

14

20

26

6

Trên 160.000 đồng đến 200.000 đồng

17

24

31

7

Trên 200.000 đồng đến 240.000 đồng

20

28

27

8

Trên 240.000 đồng đến 280.000 đồng

23

32

44

9

Trên 280.000 đồng đến 320.000 đồng

26

36

52

10

Trên 320.000 đồng

30

40

60

Đối với hộ cá thể, tư doanh kinh doanh ngành phục vụ, thương nghiệp, ăn uống, nếu lợi tức chịu thuế vượt quá 400.000đ/tháng, thì ngoài việc chịu thuế suất tối đa ghi trong Biểu thuế này còn phải chịu thuế suất bổ sung 10% cho phần lợi tức chịu thuế trên 400.000đ/tháng.

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Võ Chí Công

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.