• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 18/06/2013
QUỐC HỘI
Số: 45/2013/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013

và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

_________________________________________

 

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 728/TTr-UBTVQH13 ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII các dự án sau đây:

1. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);

2. Luật cảnh vệ;

3. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi);

4. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp;

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố tụng hành chính;

7. Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

8. Pháp lệnh cảnh sát môi trường;

9. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

10.Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.

Điều 2

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 như sau:

1. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 5 các dự án:

a) Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp;

b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

2. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 các dự án:

a) Luật đất đai (sửa đổi);

b) Luật đấu thầu (sửa đổi);

c) Luật việc làm.

3. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 các dự án:

a) Luật Công an nhân dân (sửa đổi);

b) Luật đầu tư công;

c) Luật hải quan (sửa đổi);

d) Luật hộ tịch;

đ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

4. Rút khỏi Chương trình năm 2013 các dự án:

a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi);

c) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề;

d) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược.

5. Bổ sung vào Chương trình năm 2013 dự án Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.

Điều 3

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 như sau:

1. Tại kỳ họp thứ 7

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

a) Quốc hội thông qua 14 dự án, bao gồm:

1. Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi);

2. Luật Công an nhân dân (sửa đổi);

3. Luật đầu tư công;

4. Luật hải quan (sửa đổi);

5. Luật hộ tịch;

6. Luật phá sản (sửa đổi);

7. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh;

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa;

10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình;

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

12. Luật xây dựng (sửa đổi);

13. Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

14. Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.

b) Quốc hội cho ý kiến 15 dự án, bao gồm:

1. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);

2. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);

4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);

5. Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi);

6. Luật nhà ở (sửa đổi);

7. Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi);

8. Luật đầu tư (sửa đổi);

9. Luật doanh nghiệp (sửa đổi);

10. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi);

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề;

12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược;

13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự;

15. Luật căn cước công dân.

2. Tại kỳ họp thứ 8

a) Quốc hội thông qua 16 dự án, bao gồm:

1. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);

2. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);

4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);

5. Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi);

6. Luật nhà ở (sửa đổi);

7. Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi);

8. Luật đầu tư (sửa đổi);

9. Luật doanh nghiệp (sửa đổi);

10. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi);

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề;

12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược;

13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự;

15. Luật căn cước công dân;

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

b) Quốc hội cho ý kiến 11 dự án, bao gồm:

1. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

2. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi);

3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi);

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

5. Bộ luật dân sự (sửa đổi);

6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;

8. Luật thống kê (sửa đổi);

9. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi);

10. Luật an toàn vệ sinh lao động;

11. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 2 dự án pháp lệnh, bao gồm:

1. Pháp lệnh cảnh sát môi trường;

2. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 4

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII. Không đưa vào Chương trình phiên họp thẩm tra của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội dự án luật, pháp lệnh trình không đúng thời hạn, không bảo đảm chất lượng; các cơ quan có thẩm quyền, đại biểu Quốc hội, xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trình và cơ quan soạn thảo có dự án luật, pháp lệnh trình không đúng thời hạn, không bảo đảm chất lượng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức xây dựng dự thảo, lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình.

3. Chính phủ có trách nhiệm sau:

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu những chính sách cần thể chế hoá bằng pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách, tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết, hình thành hồ sơ để đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Phân công cơ quan chủ trì nghiên cứu sự cần thiết ban hành văn bản, hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật bảo vệ an toàn lãnh thổ chủ quyền quốc gia, Luật hành chính, Luật phòng, chống dịch bệnh, Luật nhà giáo, Luật khu công nghiệp, Pháp lệnh về tổ chức của các cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trình Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

c) Chỉ đạo giải quyết tình trạng tồn đọng các văn bản quy định chi tiết; tuân thủ nghiêm các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết;

d) Chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm chuẩn bị và phân bổ kinh phí cho việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh đã được đưa vào Chương trình nhiệm kỳ (cả Chương trình chính thức và Chương trình chuẩn bị) và hằng năm để việc chuẩn bị xây dựng các dự án này được tiến hành thuận lợi bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013./.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.