• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/07/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 14/2021/TT-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 5 năm 2021

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT

ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT">40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT">40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Khoản 5 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Chủ trì giúp Bộ trưởng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

2. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đơn khiếu nại, đơn tố cáo; đơn có nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng thì chuyển Thanh tra để chủ trì thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo; đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Cục trưởng, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết theo thẩm quyền.”

3. Khoản 3, khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Đơn kiến nghị, phản ánh; đơn ghi là khiếu nại, tố cáo nhưng có nội dung kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình thì xem xét, giải quyết và trả lời công dân.

4. Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân gửi đơn đến nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.”

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 9. Trách nhiệm tham mưu và giải quyết khiếu nại của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Trách nhiệm của Vụ trưởng, Chánh Văn phòng:

a) Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, có nội dung liên quan đến trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm cử công chức phối hợp với Thanh tra tham gia tất cả các giai đoạn của quy trình giải quyết khiếu nại và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại;

b) Trả lời các văn bản do Thanh tra gửi lấy ý kiến trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về điều kiện thụ lý đơn khiếu nại; trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về thời hạn trả lời và ý kiến chuyên môn xác định điều kiện thụ lý đơn khiếu nại; về nội dung quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có văn bản lấy ý kiến của Thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành.

2. Trách nhiệm của Cục trưởng:

a) Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định về phân cấp quản lý hiện hành;

b) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra:

a) Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định về phân cấp quản lý hiện hành;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham mưu, đề xuất giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về việc giải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về khiếu nại; tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.”

5. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo trừ trường hợp đã được phân cấp quản lý hoặc pháp luật có quy định khác;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp;

c) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải cơ sở giáo dục đại học; của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở giáo dục đại học và các chức danh trong doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, kiểm soát viên và công chức, viên chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của chủ tịch hội đồng đại học vùng, chủ tịch hội đồng trường đại học và học viện trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.”

6. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 11 như sau:

“5. Trên cơ sở nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 12, quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tại Điều 18 Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018:

a) Giám đốc đại học vùng xác định và quy định cụ thể đối tượng, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với phó giám đốc đại học vùng, thành viên hội đồng đại học vùng; đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu, chủ tịch hội đồng trường, thành viên hội đồng trường của trường đại học thành viên và các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong đại học vùng, đơn vị thành viên để thực hiện thống nhất trong đại học vùng theo quy định;

b) Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và quy định cụ thể đối tượng, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với cấp phó người đứng đầu, thành viên hội đồng trường và các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong cơ sở giáo dục đại học mình để thực hiện theo quy định.”

7. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 12. Trách nhiệm tham mưu, giải quyết tố cáo của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Trách nhiệm của Vụ trưởng, Chánh Văn phòng:

a) Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm cử công chức phối hợp với Thanh tra tham gia tất cả các giai đoạn của quy trình giải quyết tố cáo và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo;

b) Trả lời các văn bản do Thanh tra gửi lấy ý kiến trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về điều kiện thụ lý đơn tố cáo; trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối với nội dung lấy ý kiến về kết quả xác minh và dự thảo kết luận nội dung tố cáo.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về thời hạn trả lời và ý kiến chuyên môn xác định điều kiện thụ lý đơn tố cáo; về nội dung kết luận liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có văn bản lấy ý kiến của Thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận nội dung tố cáo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sau khi kết luận nội dung tố cáo được ban hành.

2. Trách nhiệm của Cục trưởng:

a) Thụ lý, giải quyết đơn tố cáo theo quy định tại Thông tư này;

b) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra:

a) Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền;

b) Chủ trì xem xét các kết luận nội dung tố cáo mà người đứng đầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham mưu, đề xuất giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tố cáo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về tố cáo; tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.”

Điều 2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2021. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng do các Vụ, Cục, Văn phòng đang chủ trì giải quyết trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành thì các Vụ, Cục, Văn phòng tiếp tục chủ trì giải quyết theo quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT">40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Ngọc Thưởng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.