THÔNG TƯ
Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
____________
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17/06/2003 và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 14/06/2005; Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 21/05/1997, sửa đổi bổ sung ngày 17/06/2003; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 31/05/1998, bổ sung sửa đổi ngày 17/06/2003; các văn bản hướng dẫn các Luật trên;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 12/07/2001 và Luật bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 24/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán; Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thuế; Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/06/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan và các Nghị định bổ sung sửa đổi các Nghị định trên.
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
A. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý nội bộ của hệ thống Hải quan về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thu lệ phí, thu phạt, thu bán hàng tịch thu và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu).
2. Kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình thu nộp Ngân sách Nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu khác của các đối tượng nộp thuế hoặc đối tượng vi phạm hành chính trong và ngoài lĩnh vực thuế, bao gồm: Số thuế, lệ phí phải thu; số thuế, lệ phí đã thu; số thuế, lệ phí đã thu và đã nộp Ngân sách; số thuế còn nợ đọng; số hàng hóa tạm giữ; số hàng hóa đã có quyết định tịch thu nhưng chưa tổ chức bán hoặc chưa tiêu hủy; số hàng hóa đã chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý,…
3. Kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu được ghi chép, phản ánh theo phương pháp ghi kép, bảo đảm tổng hợp được các thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của hệ thống Hải quan theo từng kỳ kế toán, từng sắc thuế, từng loại đối tượng nộp thuế.
4. Yêu cầu kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu:
4.1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ thu thuế xuất, nhập khẩu phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
4.2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định về các thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý của hệ thống Hải quan.
4.3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý của hệ thống Hải quan.
4.4. Phản ánh trung thực tế hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu bảo đảm thông tin có độ tin cậy cao.
4.5. Thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
4.6. Thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống và và thống nhất với các chỉ tiêu trong kế hoạch của Nhà nước giao, thống nhất với hệ thống thông tin của kế toán Nhà nước tại Kho bạc.
5. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu:
5.1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ thu thuế, lệ phí phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
5.2. Kế toán hiện vật đối với hàng hóa tạm giữ, tịch thu phải dùng các đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu:
6.1. Chữ viết sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu là tiếng Việt.
6.2. Chữ số sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
6.3. Bộ phận kế toán ở đơn vị cấp trên, khi lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
7. Kỳ kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu:
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng, được quy định như sau:
7.1. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
7.2. Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
7.3. Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
8. Kiểm tra kế toán:
Cơ quan Hải quan phải chịu sự kiểm tra kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nội dung kiểm tra kế toán gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán; kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán; kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Thủ trưởng và người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu ở các đơn vị được kiểm tra kế toán có trách nhiệm: Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Thủ trưởng và người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu ở các đơn vị được kiểm tra kế toán có quyền: Từ chối cho kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định của pháp luật; Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán; Trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán, cơ quan Hải quan bị kiểm tra vẫn phải thực hiện và được quyền khiếu nại với cơ quan xử lý khiếu nại cuối cùng theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Trong nội bộ cơ quan Hải quan, bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra thường xuyên của Thủ trưởng cơ quan Hải quan nhằm bảo đảm cho các quy định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được thể hiện chính xác, trung thực.
9. Kiểm kê tài sản:
Kiểm kê tài sản là việc xác định tại chỗ về số tiền tồn quỹ, sao kê xác định số thuế còn nợ đọng của đối tượng nộp thuế, số hàng hóa còn tạm giữ trong kho, số hàng có quyết định tịch thu những chưa chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý còn lưu giữ ở đơn vị tại thời điểm kiểm kê để đối chiêu với số liệu trên sổ kế toán.
Các đơn vị Hải quan thực hiện kiểm kê định kỳ cuối quý, cuối năm và trong các trường hợp khác theo yêu cầu quản lý.
10. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán:
10.1. Cơ quan Hải quan phải xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán thuế xuất, nhập khẩu, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán; phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán.
10.2. Cơ quan Hải quan phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.
10.3. Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tượng do Thủ trưởng cơ quan Hải quan quyết định theo quy định của pháp luật. Việc khai thác, sử dụng tài liệu kế toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Hải quan hoặc người được uỷ quyền.
11. Lưu trữ tài liệu kế toán
11.1. Lưu trữ tài liệu kế toán phải bảo đảm an toàn, nguyên vẹn các thông tin kế toán để chứng minh các báo cáo nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu. Lưu trừ tài liệu kế toán bao gồm lưu trữ tài liệu kế toán đã in ra giấy và tài liệu kế toán dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử.
11.2. Lưu trữ tài liệu kế toán đã in ra giấy:
Tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm: Chứng từ kế toán; sổ kế toán; báo cáo kế toán và các tài liệu khác đã được đơn vị in ra giấy.
Tài liệu kế toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại.
Thủ trưởng cơ quan Hải quan phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của tài liệu kế toán. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
Tài liệu kế toán được lưu tại kho lưu trữ của cơ quan Hải quan. Kho lưu trữ tài liệu kế toán phải bố trí gần địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở, phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật.
11.3. Lưu trữ tài liệu kế toán điện tử:
Tài liệu kế toán điện tử các thông điệp, dữ liệu kế toán chứa trong các băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán và các vật mang tin khác phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, được bảo quản với đầy đủ các điều kiện kỹ thuật chống thoái hoá chứng từ điện tử và chống tình trạng truy cập thông tin bất hợp pháp từ bên ngoài.
Trường hợp tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ bằng bản gốc trên thiết bị đặc biệt thì phải lưu trữ các thiết bị đọc tin phù hợp để có thể khai thác được khi cần thiết.
12. Xử phạt vi phạm hành chính về kế toán:
Các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hiện hành. Đối với các hành vi vi phạm về kế toán có liên quan đến nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu hoặc nghiệp vụ Hải quan thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thuế hoặc trong lĩnh vực Hải quan.
B. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan được thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp toàn ngành thông qua việc tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ từ các bộ phận kế toán tại các đơn vị cơ sở.
Tại mỗi đơn vị Hải quan cấp Cục, Chi cục hoặc Hải quan cửa khẩu cần bố trí một bộ phận chịu trách nhiệm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu và các khoản thu khác phù hợp với điều kiện của đơn vị.
2. Nhiệm vụ thực hiện kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
2.1. Tại Tổng cục Hải quan:
a. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành chính sách và công tác kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn hệ thống Hải quan.
b. Tổng hợp, phân tích các báo cáo nghiệp vụ về các thông tin kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện trong toàn hệ thống Hải quan phục vụ yêu cầu quản lý.
c. Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá thực trạng để đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong các quy định về kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trình Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan phê duyệt.
d. Các công việc khác được giao.
2.2. Tại các Cục Hải quan:
Bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu tại các Cục Hải quan có nhiệm vụ:
a. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành chính sách và công tác kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán tại đơn vị cơ sở thuộc Cục Hải quan.
b. Tổng hợp, phân tích các báo cáo nghiệp vụ về các thông tin kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu thực hiện tại đơn vị mình theo yêu cầu quản lý.
c. Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá thực trạng để đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong các quy định về kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu và báo cáo với Tổng cục Hải quan.
d. Các công việc khác được giao.
e. Trường hợp các Cục Hải quan không phân cấp công tác kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu đến đơn vị cơ sở, hoặc chỉ phân cấp một số bộ phận thì phải tổ chức thực hiện công tác kế toán theo phạm vi công việc của đơn vị, lập báo cáo nghiệp vụ và tổng hợp báo cáo nghiệp vụ gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định.
2.3. Tại các Chi cục Hải quan hoặc Hải quan cửa khẩu:
Bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu tại đơn vị cơ sở có nhiệm vụ:
a. Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu làm cơ sở cho việc tính thuế, lệ phí và các khoản thu khác.
b. Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí, theo dõi nợ thuế và đôn đốc thu nợ thuế.
c. Kiểm tra các chứng từ thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời tiền thuế, lệ phí và thu khác vào Ngân sách Nhà nước và trích nộp cấp trên.
d. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu theo phạm vi công việc của đơn vị, lập báo cáo gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định.
e. Trường hợp đơn vị Hải quan cơ sở không tổ chức bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu thì thực hiện việc báo sổ lên bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu của đơn vị cấp trên để tổ chức thực hiện kế toán.
3. Bố trí người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
Các đơn vị Hải quan tuỳ theo tình hình thực tế phải bố trí người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu chuyên trách bảo đảm thực hiện đầy đủ công việc của bộ phận kế toán tại đơn vị mình. Việc bố trí người làm kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định hiện hành pháp luật về kế toán và các quy định khác của Nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
1. Quy định chung
1.1. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
1.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Tất cả chứng từ kế toán do bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:
+ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
+ Người làm kế toán kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình thủ trưởng đơn vị ký duyệt (nếu có).
+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi chép trên chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý tài chính, thuế của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng cơ quan Hải quan biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải lập lại chứng từ phù hợp, sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
1.3. Lập chứng từ kế toán
- Đối với mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu, bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu của cơ quan Hải quan đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Chứng từ kế toán phải lập theo đúng mẫu qui định cho từng loại nghiệp vụ. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải bảo đảm đủ nội dung quy định về tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Trường hợp lập chứng từ kế toán bằng tay thì phải ghi chép đủ nội dung quy định cho mẫu chứng từ kế toán.
- Việc ghi chép trên chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng, đúng các nội dung quy định theo mẫu:
+ Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không được viết tắt, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không viết bằng mực đỏ.
+ Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số. Chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
+ Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số. Riêng các tờ séc thì ngày, tháng viết bằng chữ, năm viết bằng số.
- Chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải bảo đảm thống nhất nội dung tất cả các liên chứng từ.
1.4. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán:
Tất cả các bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu đều phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu không được tự động thay đổi nội dung các biểu mẫu chứng từ kế toán trái với qui định trong Thông tư này.
Ngoài những chứng từ kế toán ban hành trong Thông tư này, các bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu còn phải sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động thuế xuất, nhập khẩu.
Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền. Việc phân cấp in, quản lý và phân phối các chứng từ kế toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Danh mục chứng từ kế toán
STT
|
TÊN CHỨNG TỪ
|
Số hiệu
chứng từ
|
A
|
Chứng từ kế toán ban hành trong Thông tư này
|
|
1
|
Chứng từ ghi sổ thuế phải thu theo tờ khai Hải quan
|
C1-HQ
|
2
|
Giấy thông báo phí, lệ phí Hải quan (đơn vị kê khai hải quan điện tử)
|
C2-HQ
|
3
|
Quyết định phạt chậm nộp thuế
|
C3-HQ
|
4
|
Lệnh thu thuế, thu tiền phạt
|
C4-HQ
|
5
|
Quyết định về việc điều chỉnh thuế
|
C5-HQ
|
6
|
Quyết định về việc hoàn thuế
|
C6-HQ
|
7
|
Giấy đề nghị hoàn thuế
|
C7-HQ
|
8
|
Quyết định về việc không thu thuế
|
C8-HQ
|
9
|
Giấy xác nhận tiền thuế chưa được hoàn trả
|
C9-HQ
|
10
|
Quyết định về việc khấu trừ thuế (chuyển đến khấu trừ)
|
C10-HQ
|
11
|
Quyết định về việc khấu trừ thuế (khấu trừ tại chỗ)
|
C11-HQ
|
12
|
Quyết định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
|
C12-HQ
|
13
|
Biên bản giao nhận hồ sơ, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
|
C13-HQ
|
14
|
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan ngoài lĩnh vực thuế
|
C14-HQ
|
15
|
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan trong lĩnh vực thuế
|
C15-HQ
|
16
|
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
|
C16-HQ
|
17
|
Quyết định tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
|
C17-HQ
|
18
|
Quyết định sung công quỹ, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện không xác định được chủ sở hữu
|
C18-HQ
|
19
|
Quyết định về việc miễn giảm thuế
|
C19-HQ
|
20
|
Quyết định về việc miễn phạt chậm nộp thuế
|
C20-HQ
|
21
|
Quyết định về việc hoàn phí, lệ phí Hải quan
|
C21-HQ
|
22
|
Quyết định về việc chuyển loại hình nợ thuế
|
C22-HQ
|
23
|
Quyết định về việc truy thu thuế
|
C23- HQ
|
24
|
Quyết định về việc xoá nợ thuế, nợ phạt
|
C24- HQ
|
B
|
Các chứng từ ban hành tại các văn bản khác
|
|
1.
|
Các chứng từ nghiệp vụ Hải quan khác
|
|
2.
|
Các loại biên lai thu tiền
|
|
3.
|
Các loại giấy nộp tiền
|
|
Mẫu các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này.
B. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1. Quy định chung về hệ thống tài khoản
1.1. Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán đối với nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống số thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt; số thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt đã thu; số thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt thu được đã nộp ngân sách; số thuế còn nợ đọng; số hàng còn tạm giữ; số hàng hóa đã có quyết định tịch thu nhưng chưa tổ chức bán hoặc chưa tiêu hủy;…
1.2. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có cùng nội dung kinh tế. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành Hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu bao gồm các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản. Các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản được sắp xếp theo thứ tự: Các tài khoản tiền; các tài khoản thanh toán và các tài khoản thu thuế và thu khác.
1.3. Các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản được hạch toán theo phương pháp “ghi kép”. Mỗi tài khoản được chi tiết theo các đối tượng cụ thể phù hợp với yêu cầu quản lý.
1.4. Các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng chưa được xác định là số thu thuế hoặc thu khác. Tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản còn phản ánh một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi riêng phục vụ cho yêu cầu quản lý. Các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản được hạch toán theo phương pháp “ghi đơn”.
1.5. Các đơn vị Hải quan, nếu có nhu cầu có thể bổ sung tài khoản chi tiết cho những tài khoản kế toán đã được quy định trong “Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” quy định trong Thông tư này.
2. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.1. Tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản
Số
|
Số hiệu tài khoản
|
Tên
|
Ghi
|
TT
|
Cấp 1
|
Cấp 2
|
Cấp 3
|
Cấp 4
|
tài khoản
|
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
111
|
|
|
|
Tiền mặt
|
|
|
|
1111
|
|
|
Tiền thuế
|
|
|
|
|
11111
|
|
Tiền Việt Nam
|
|
|
|
|
11112
|
|
Ngoại tệ
|
|
|
|
1112
|
|
|
Tiền khác
|
|
2
|
112
|
|
|
|
Tiền gửi Kho bạc
|
|
|
|
1121
|
|
|
Tiền gửi phí, lệ phí hải quan
|
|
|
|
1122
|
|
|
Tiền gửi từ thu phạt
|
|
|
|
|
11221
|
|
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
|
|
|
|
|
11222
|
|
Vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế
|
|
|
|
1123
|
|
|
Tiền gửi tạm giữ chờ xử lý
|
|
|
|
1124
|
|
|
Tiền gửi thuế tạm thu
|
|
|
|
|
11241
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
11242
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
11244
|
|
Thuế TTĐB
|
|
|
|
|
11245
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
1129
|
|
|
Tiền gửi khác
|
|
3
|
113
|
|
|
|
Tiền đang chuyển
|
|
4
|
314
|
|
|
|
Thanh toán với đối tượng nộp thuế
|
|
|
|
3141
|
|
|
Thanh toán tiền thuế
|
|
|
|
|
31411
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
31412
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
31413
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
|
31414
|
|
Thuế TTĐB
|
|
|
|
|
31415
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
3142
|
|
|
Thanh toán phạt chậm nộp thuế
|
|
|
|
|
31421
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
31422
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
31423
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
|
31424
|
|
Thuế TTĐB
|
|
|
|
|
31425
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
3149
|
|
|
Các khoản thanh toán khác
|
|
5
|
315
|
|
|
|
Phải thu về thuế tạm thu
|
|
|
|
3151
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
31511
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31512
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31513
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31514
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31515
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3152
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
31521
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31522
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31523
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31524
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31525
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3154
|
|
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
|
|
|
|
31541
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31542
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31543
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31544
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31545
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3155
|
|
|
Thuế tự vệ, chống bán phá giá
|
|
|
|
|
31551
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31552
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31553
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31554
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31555
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
6
|
316
|
|
|
|
Thuế tạm thu thanh khoản
|
|
|
|
3161
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
31611
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31612
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31613
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31614
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31615
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3162
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
31621
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31622
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31623
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31624
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31625
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3164
|
|
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
|
|
|
|
31641
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31642
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31643
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31644
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31645
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
3165
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
31651
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
31652
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
31653
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
31654
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
31655
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
7
|
318
|
|
|
|
Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí
|
|
|
|
3181
|
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan
|
|
|
|
3182
|
|
|
Phí lưu kho hải quan
|
|
|
|
3183
|
|
|
Lệ phí quá cảnh
|
|
|
|
3184
|
|
|
Lệ phí áp tải hải quan
|
|
|
|
3185
|
|
|
Phí niêm phong, kẹp chì hải quan
|
|
|
|
3189
|
|
|
Phí, lệ phí khác
|
|
8
|
319
|
|
|
|
Thanh toán phạt vi phạm hành chính
|
|
|
|
3191
|
|
|
Trong lĩnh vực thuế
|
|
|
|
3192
|
|
|
Ngoài lĩnh vực thuế
|
|
9
|
333
|
|
|
|
Thanh toán thu nộp với ngân sách
|
|
|
|
3331
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
33311
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333111
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333112
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333113
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33312
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333121
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333122
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333123
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3332
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
33321
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333211
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333212
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333213
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33322
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333221
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333222
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333223
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3333
|
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
|
33331
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333311
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333312
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333313
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33332
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333321
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333322
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333323
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3334
|
|
|
Thuế tiêu thu đặc biệt
|
|
|
|
|
33341
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333411
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333412
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333413
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33342
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333421
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333422
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333423
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3335
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
33351
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333511
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333512
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333513
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33352
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
333521
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
333522
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
333523
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3336
|
|
|
Phí, lệ phí hải quan
|
|
|
|
|
33361
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan
|
|
|
|
|
33362
|
|
Phí lưu kho hải quan
|
|
|
|
|
33363
|
|
Lệ phí quá cảnh
|
|
|
|
|
33364
|
|
Lệ phí áp tải hải quan
|
|
|
|
|
33365
|
|
Phí niêm phong, kẹp chì hải quan
|
|
|
|
|
33369
|
|
Phí, lệ phí khác
|
|
|
|
3337
|
|
|
Tiền phạt
|
|
|
|
|
33371
|
|
Phạt chậm nộp thuế
|
|
|
|
|
33372
|
|
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
|
|
|
|
|
33373
|
|
Vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế
|
|
|
|
3339
|
|
|
Các khoản thanh toán thu nộp khác
|
|
10
|
334
|
|
|
|
Ghi thu ngân sách
|
|
|
|
3341
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
3342
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
3343
|
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
3344
|
|
|
Thuế TTĐB
|
|
|
|
3345
|
|
|
Thuế tự vệ, chống bán phá giá
|
|
11
|
335
|
|
|
|
Phải hoàn thuế tạm thu
|
|
12
|
336
|
|
|
|
Phải hoàn thuế và thu khác đã thu
|
|
|
|
3361
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
33611
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336111
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336112
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336113
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33612
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336121
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336122
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336123
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3362
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
33621
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336211
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336212
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336213
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33622
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336221
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336222
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336223
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3364
|
|
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
|
|
|
|
33641
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336411
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336412
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336413
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33642
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336421
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336422
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336423
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3365
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
33651
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336511
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336512
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336513
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
|
33652
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
336521
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
336522
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
|
336523
|
Truy thu thuế
|
|
|
|
3366
|
|
|
Phí, lệ phí hải quan
|
|
|
|
|
33661
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan
|
|
|
|
|
33662
|
|
Phí lưu kho hải quan
|
|
|
|
|
33663
|
|
Lệ phí quá cảnh
|
|
|
|
|
33664
|
|
Lệ phí áp tải hải quan
|
|
|
|
|
33665
|
|
Phí niêm phong, kẹp chì hải quan
|
|
|
|
|
33669
|
|
Phí, lệ phí khác
|
|
|
|
3367
|
|
|
Tiền phạt
|
|
|
|
|
33671
|
|
Phạt chậm nộp thuế
|
|
|
|
|
33672
|
|
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
|
|
|
|
|
33673
|
|
Vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế
|
|
|
|
3369
|
|
|
Hoàn khác
|
|
13
|
338
|
|
|
|
Các khoản phải trả
|
|
|
|
3381
|
|
|
Tiền tạm giữ chờ xử lý
|
|
|
|
3382
|
|
|
Ký quỹ của doanh nghiệp
|
|
|
|
3383
|
|
|
Phải trả lệ phí cà phê
|
|
|
|
3384
|
|
|
Phải trả lệ phí hạt tiêu
|
|
|
|
3389
|
|
|
Phải trả khác
|
|
14
|
343
|
|
|
|
Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
|
|
|
|
3431
|
|
|
Phí, lệ phí hải quan
|
|
|
|
3432
|
|
|
Tiền phạt vi phạm
|
|
|
|
3433
|
|
|
Tiền bán hàng tịch thu
|
|
|
|
3439
|
|
|
Các khoản khác
|
|
15
|
344
|
|
|
|
Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính
|
|
|
|
3441
|
|
|
Phạt vi phạm hành chính
|
|
|
|
3442
|
|
|
Bán hàng tịch thu
|
|
|
|
3449
|
|
|
Các khoản khác
|
|
16
|
354
|
|
|
|
Điều chỉnh giảm số thu
|
|
|
|
3541
|
|
|
Số thuế đã nộp ngân sách chuyển đi khấu trừ
|
|
|
|
3542
|
|
|
Số tiền phạt chậm nộp thuế đã nộp ngân sách chuyển đi khấu trừ
|
|
|
|
3543
|
|
|
Thoái thu thuế từ ngân sách
|
|
|
|
|
35431
|
|
Thuế mậu dịch
|
|
|
|
|
|
354311
|
Số năm nay
|
|
|
|
|
|
354312
|
Số trước năm nay
|
|
|
|
|
35432
|
|
Thuế phi mậu dịch
|
|
|
|
|
|
354321
|
Số năm nay
|
|
|
|
|
|
354322
|
Số trước năm nay
|
|
|
|
|
35433
|
|
Tiền phạt chậm nộp thuế
|
|
|
|
|
|
354331
|
Số năm nay
|
|
|
|
|
|
354332
|
Số trước năm nay
|
|
|
|
3544
|
|
|
Hoàn bằng tiền mặt
|
|
|
|
|
35441
|
|
Hoàn thuế phi mậu dịch
|
|
|
|
|
35442
|
|
Lệ phí hải quan
|
|
|
|
|
35443
|
|
Tiền phạt VPHC
|
|
17
|
355
|
|
|
|
Số chuyển đến khấu trừ
|
|
|
|
3551
|
|
|
Số tiền thuế
|
|
|
|
3552
|
|
|
Số tiền phạt
|
|
18
|
715
|
|
|
|
Số thu thuế tạm thu
|
|
|
|
7151
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
71511
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
71512
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
71513
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
71514
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
71515
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
7152
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
71521
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
71522
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
71523
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
71524
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
71525
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
7154
|
|
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
|
|
|
|
71541
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
71542
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
71543
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
71544
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
71545
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
|
|
7155
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
71551
|
|
Hàng tạm nhập, tái xuất
|
|
|
|
|
71552
|
|
Hàng tạm xuất, tái nhập
|
|
|
|
|
71553
|
|
Hàng nhập sản xuất, xuất khẩu
|
|
|
|
|
71554
|
|
Hàng nhập đầu tư
|
|
|
|
|
71555
|
|
Hàng nhập gia công
|
|
19
|
716
|
|
|
|
Số thu thuế
|
|
|
|
7161
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
71611
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716111
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716112
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
71612
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716121
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716122
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
7162
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
71621
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716211
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716212
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
71622
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716221
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716222
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
7163
|
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
|
71631
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716311
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716312
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
71632
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716321
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716322
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
7164
|
|
|
Thuế tiêu thu đặc biệt
|
|
|
|
|
71641
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716411
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716412
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
71642
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716421
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716422
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
7165
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
71651
|
|
Qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716511
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716512
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
|
|
|
71652
|
|
Không qua biên giới đất liền
|
|
|
|
|
|
716521
|
Hàng mậu dịch
|
|
|
|
|
|
716522
|
Hàng phi mậu dịch, tiểu ngạch
|
|
20
|
717
|
|
|
|
Số thu truy thu thuế
|
|
|
|
7171
|
|
|
Thuế xuất khẩu
|
|
|
|
|
71711
|
|
Truy thu do thay đổi mục đích sử dụng
|
|
|
|
|
71712
|
|
Truy thu do khái báo sai
|
|
|
|
|
71713
|
|
Truy thu do gian lận thương mại
|
|
|
|
|
71714
|
|
Truy thu khác
|
|
|
|
7172
|
|
|
Thuế nhập khẩu
|
|
|
|
|
71721
|
|
Truy thu do thay đổi mục đích sử dụng
|
|
|
|
|
71722
|
|
Truy thu do khái báo sai
|
|
|
|
|
71723
|
|
Truy thu do gian lận thương mại
|
|
|
|
|
71724
|
|
Truy thu khác
|
|
|
|
7173
|
|
|
Thuế GTGT
|
|
|
|
|
71731
|
|
Truy thu do thay đổi mục đích sử dụng
|
|
|
|
|
71732
|
|
Truy thu do khái báo sai
|
|
|
|
|
71733
|
|
Truy thu do gian lận thương mại
|
|
|
|
|
71734
|
|
Truy thu khác
|
|
|
|
7174
|
|
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
|
|
|
|
71741
|
|
Truy thu do thay đổi mục đích sử dụng
|
|
|
|
|
71742
|
|
Truy thu do khái báo sai
|
|
|
|
|
71743
|
|
Truy thu do gian lận thương mại
|
|
|
|
|
71744
|
|
Truy thu khác
|
|
|
|
7175
|
|
|
Thuế tự vệ chống bán phá giá
|
|
|
|
|
71751
|
|
Truy thu do thay đổi mục đích sử dụng
|
|
|
|
|
71752
|
|
Truy thu do khai báo sai
|
|
|
|
|
71753
|
|
Truy thu do gian lận thương mại
|
|
|
|
|
71754
|
|
Truy thu khác
|
|
21
|
718
|
|
|
|
Số thu phí, lệ phí hải quan
|
|
|
|
7181
|
|
|
Lệ phí làm thủ tục hải quan
|
|
|
|
7182
|
|
|
Phí lưu kho hải quan
|
|
|
|
7183
|
|
|
Lệ phí quá cảnh
|
|
|
|
7184
|
|
|
Lệ phí áp tải hải quan
|
|
|
|
7185
|
|
|
Phí niêm phong, kẹp chì hải quan
|
|
|
|
7189
|
|
|
Phí, lệ phí khác
|
|
22
|
719
|
|
|
|
Số thu phạt
|
|
|
|
7191
|
|
|
Phạt chậm nộp thuế
|
|
|
|
7192
|
|
|
Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
|
|
|
|
7193
|
|
|
Phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế
|
|
23
|
720
|
|
|
|
Số thu bán tiền, hàng tịch thu
|
|
2.2. Tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản
STT
|
Số hiệu
|
Tên tài khoản
|
Ghi chú
|
1
|
002
|
Hàng tạm giữ
|
|
2
|
005
|
Giá trị hàng hóa, tiền tịch thu chuyển sang Sở Tài chính
|
|
3
|
007
|
Ngoại tệ các loại
|
|
Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán, sơ đồ kế toán theo các nghiệp vụ Hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp kế toán
3.1. Kế toán thuế chuyên thu
3.1.1. Kế toán thu thuế
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền thuế đã nộp Ngân sách trong các trường hợp Kho bạc trực tiếp thu tiền thuế tại Hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng nộp thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp thuế bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp đối tượng nộp thuế phi mậu dịch bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp đối tượng nộp thuế tiểu ngạch, phi mậu dịch bằng séc hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền nhưng chưa báo Có, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp Hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(8) Trường hợp Hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(9) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(9a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(9b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(10) Khi Hải quan hoặc Kho bạc thu thuế tiểu ngạch và phi mậu dịch bằng tiền mặt không nhập quỹ tiền mặt của Hải quan mà chuyển nộp ngay vào Ngân sách:
(10a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(10b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.1.2. Kế toán ghi thu tiền nộp Ngân sách
(1) Đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được Bộ Tài chính đồng ý cho thanh toán bằng ghi thu, ghi chi cho ngân sách, khi nhận được chứng từ của Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách đối với số thuế doanh nghiệp phải nộp, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 334 – Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển số tiền đã được ghi thu ngân sách vào số thu thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 334 - Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
3.1.3. Kế toán số nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ
(1) Khi Hải quan nhận được quyết định hoàn thuế của đơn vị Hải quan khác và các tài liệu liên quan về số thuế đối tượng đã nộp Ngân sách được chuyển đến khấu trừ cho số thuế phải nộp của đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số thuế khấu trừ cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3551)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển vào số thu thuế theo số thuế chuyển đến khấu trừ, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3551)
3.1.4. Kế toán ra quyết định hoàn thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định miễn giảm thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp đối tượng đã nộp thuế, khi Hải quan có quyết định hoàn thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.1.5. Kế toán khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn
Trường hợp đối tượng được khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn cho số thuế phải nộp theo các thông báo thuế khác, phản ánh số thuế đối tượng được khấu trừ tại chỗ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.1.6. Kế toán chuyển đi khấu trừ số thuế được hoàn
(1) Trường hợp đối tượng được chuyển đi khấu trừ số thuế được hoàn cho số thuế phải nộp tại cơ quan Hải quan khác, khi Hải quan làm thủ tục xác nhận số thuế đối tượng đã nộp ngân sách được chuyển đi khấu trừ, căn cứ số thuế đã được xác nhận chuyển đi khấu trừ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3541)
(2) Đồng thời kết chuyển phản ánh tăng số thuế đã thu nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3541)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.1.7. Kế toán thoái thu tiền thuế từ Ngân sách
(1) Khi nhận được chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách đối với số thuế đối tượng được hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35431)
(2) Đồng thời kết chuyển số thuế đối tượng đã được hoàn từ ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35431)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.1.8. Kế toán hoàn thuế phi mậu dịch bằng tiền mặt
(1) Khi Hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của đối tượng đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2) Khi Hải quan hoàn thuế phi mậu dịch cho đối tượng:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
Có TK 111, 112
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã hoàn bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
3.1.9. Kế toán thoái thu thuế phi mậu dịch từ ngân sách
(1) Khi Hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của đối tượng đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2) Khi Hải quan nhận được chứng thoái thu thuế phi mậu dịch từ Ngân sách:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
(2b) Đồng thời kết chuyển thuế phi mậu dịch đã được thoái thu từ Ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.2. Kế toán thuế tạm thu
3.2.1. Kế toán thuế tạm thu
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp Hải quan thu thuế tạm thu bằng tiền mặt:
(2a) Căn cứ vào phiếu thu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Khi Hải quan nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Khi đối tượng nộp thuế tạm thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, căn cứ vào báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Khi đối tượng tự nộp thuế tạm thu hoặc thuế phi mậu dịch tạm thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan có quyết định không thu thuế tạm thu cho đối tượng:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
Có TK 315 – Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số số tiền không thu thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
(6) Khi Hải quan nộp tiền từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách theo quyết định phải nộp vào Ngân sách thuế tạm thu:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 – Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 – Tiền gửi Kho bạc (1124)
(6b) Đồng thời kết chuyển số thuế tạm thu thu được đã nộp vào Ngân sách, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 333 – Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.2.2. Kế toán hoàn thuế tạm thu
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc về số thuế tạm thu đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp đối tượng khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 315 – Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan hoàn thuế tạm thu cho đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
3.2.3. Kế toán chuyển thuế tạm thu được hoàn sang khấu trừ cho thuế chuyên thu (Trường hợp được phép)
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc về số thuế tạm thu đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, để điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Khi Hải quan tổng hợp tờ khai thuế chuyên thu và phát hành thông báo điều chỉnh thuế chuyên thu cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp số thuế tạm thu đượ choàn chuyển sang kkhấu trừ cho thuế chuyên thu, kết chuyển số thuế tạm thu đối tượng đã nộp được hoàn để giảm số phải nộp thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(7) Khi cơ quan Hải quan mang tiền nộp vào ngân sách để khấu trừ cho số thuế chuyên thu:
(7a) Phản ánh số tiền thuế tạm thu hoàn để khấu trừ cho số thuế chuyên thu, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách vào số thu thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.2.4. Kế toán chuyển loại hình nợ thuế
(1) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp doanh nghiệp bán hàng vào nội địa, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Phản ánh số thuế chuyên thu phải thu theo số hàng bán vào nội địa, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Kết chuyển số thuế tạm thu đối tượng đã nộp để giảm số phải nộp thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(6) Khi cơ quan Hải quan mang tiền nộp vào ngân sách:
(6a) Phản ánh số tiền thuế tạm thu hoàn lại cho đối tượng từ tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
(6b) Kết chuyển số đã nộp ngân sách vào số thu thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp thoái trả doanh nghiệp số thuế tạm thu còn lại, ghi:
Nợ TK 3335 - Thuế tự vệ, chống bán phá giá
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
3.2.5. Kế toán thuế tạm thu nộp thừa chuyển nộp Ngân sách
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi đối tượng nộp thuế tạm thu theo thông báo vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, căn cứ vào báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan số tiền lớn hơn thông báo thu thuế tạm thu:
(3a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
(3b) Khi có quyết định nộp ngân sách số tiền doanh nghiệp nộp thừa so với thông báo thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(4) Khi Hải quan chuyển tiền thuế tạm thu nộp thừa vào Ngân sách:
(4a) Căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK 1124)
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã nộp Ngân sách, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.3. Kế toán tiền truy thu thuế
3.3.1. Kế toán truy thu thuế
(1) Khi Hải quan quyết định truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền truy thu thuế đã nộp Ngân sách trong các trường hợp Kho bạc trực tiếp thu tiền thuế tại Hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp tiền truy thu thuế bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.3.2. Kế toán ra quyết định hoàn tiền truy thu thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định miễn giảm tiền truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi Hải quan có quyết định hoàn tiền truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu truy thu thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4. Kế toán tiền phạt chậm nộp thuế
3.4.1. Kế toán thu phạt chậm nộp thuế
(1) Khi Hải quan phát hành Quyết định phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã trực tiếp nộp vào Ngân sách:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền phạt nộp chậm thuế đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (33371)
(3) Trường hợp đối tượng nộp phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng séc, hoặc Kho bạc thu tiền nhưng chưa báo có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt đã thu vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (33371)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.4.2. Kế toán số đã nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ vào số tiền phạt chậm nộp thuế
Khi Hải quan nhận được xác nhận và các tài liệu liên quan khác về số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ cho số tiền phạt chậm nộp thuế phải nộp:
(1) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3552)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển giảm số tiền phạt chậm nộp thuế theo số tiền chuyển đến khấu trừ, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3552)
3.4.3. Kế toán ra quyết định hoàn tiền phạt chậm nộp thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định điều chỉnh giảm số thu tiền phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi Hải quan có quyết định hoàn số tiền phạt chậm nộp thuế đã nộp ngân sách cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số tiền phạt chậm nộp thuế đã thu phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác
(TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu phạt chậm nộp thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4.4. Kế toán khấu trừ tại chỗ tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn
Khi Hải quan có quyết định khấu trừ tại chỗ số tiền phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, phản ánh giảm số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng phải nộp theo thông báo lần sau, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4.5. Kế toán chuyển đi khấu trừ số tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn
Trường hợp đối tượng được chuyển đi khấu trừ số tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn cho số tiền phạt chậm nộp thuế phải nộp tại cơ quan Hải quan khác:
(1) Khi Hải quan làm thủ tục xác nhận số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã nộp ngân sách được chuyển đi khấu trừ, căn cứ số tiền phạt chậm nộp thuế đã được xác nhận chuyển đi, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3542)
(2) Đồng thời kết chuyển số tiền phạt đã chuyển đi khấu trừ, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3542)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
3.5. Kế toán thu phí, lệ phí và thu khác
3.5.1. Kế toán thu phí, lệ phí hải quan
(1) Trường hợp kê khai hải quan điện tử, sau khi xác định số phí, lệ phí hải quan đối tượng phải nộp, ghi:
Nợ TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phí, lệ phí hải quan bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp lệ phí (TK CT tương ứng)
(3) Khi đối tượng trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(4) Khi nhận được báo Có về số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đã nộp Ngân sách:
(4a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 111, 112
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
(5) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào ngân sách:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp lệ phí (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đối tượng đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
(6) Trường hợp nhận được chứng từ về số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(6a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 111, 112
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích đã chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.2. Kế toán thu tiền phạt hành chính trong lĩnh vực thuế
(1) Khi Hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(3) Hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
Có TK 111 - Tiền mặt
(4) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(5) Khi nhận được báo Có về số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nộp ngân sách:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
(5b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền phạt vào ngân sách:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt đối tượng đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp nhận được chứng từ về số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
(7b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.3. Kế toán thu tiền phạt hành chính ngoài lĩnh vực thuế
(1) Khi Hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(3) Khi Hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
Có TK 111 - Tiền mặt
(4) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(5) Khi Hải quan nộp tiền mặt hoặc chuyển tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
Có TK 111, 112 (11222)
(6) Khi Hải quan trực tiếp nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào Ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111, 112
(7) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(8) Khi Sở Tài chính thông báo số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế phải nộp ngân sách:
(8a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
(8b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế do Sở Tài chính đã nộp ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7193)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(9) Trường hợp Sở Tài chính thông báo số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(9a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
(9b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế đã trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7193)
Có TK 343 – Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.4. Kế toán hoàn phí, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính
(1) Khi Hải quan thu phí, lệ phí hải quan, tiền phạt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 718, 719
(2) Khi Hải quan nộp tiền phí, lệ phí, tiền thu phạt vào ngân sách Nhà nước:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111, 112
(2b) Đồng thời, kết chuyến số tiền phí, lệ phí, thu phạt đã thu nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 718, 719
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Khi có quyết định hoàn phí, lệ phí, tiền phạt vi phạm hành chính cho đối tượng, phản ánh số lệ phí phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 718 - Số phí, thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192, 7193)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế và thu khác (TK CT tương ứng)
(4) Khi Hải quan trả tiền phí, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính cho đối tượng được hoàn:
(4a) Căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền phí, lệ phí hải quan đã hoàn làm giảm số thu, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3544)
Có TK 111, 112
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3544)
3.5.5. Kế toán tiền, ngoại tệ tạm giữ chờ xử lý
(1) Khi Hải quan thực hiện quyết định tịch thu tiền mặt, ngoại tệ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
(2) Khi nộp tiền, ngoại tệ tạm giữ chờ xử lý vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1123)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Trường hợp Hải quan trả lại tiền, ngoại tệ cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
Có TK 111, 112 (1123)
(4) Khi Hải quan nộp tiền, ngoại tệ vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính:
(4a) Phản ánh số tiền đã chuyển, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
Có TK 111, 112 (1123)
(4b) Nếu số tiền tịch thu là ngoại tệ, kế toán phản ánh đồng thời vào bên Nợ TK 005 “Giá trị tiền, hàng tịch thu chuyển sang Sở Tài chính” theo tỷ giá khi nộp ngoại tệ vào TK của Sở tài chính.
(4c) Nếu số tiền tạm giữ là tiền Việt Nam, kế toán phản ánh đồng thời số thu bán tiền, hàng tịch thu, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(5) Nếu số tiền tịch thu là ngoại tệ, sau khi Sở Tài chính bán ngoại tệ và có quyết định phân phối số tiền tạm giữ:
(5a) Căn cứ vào số tiền bán ngoại tệ thu được, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(5b) Đồng thời vào bên Có TK 005 “Giá trị tiền, hàng tịch thu chuyển sang Sở Tài chính” theo tỷ giá khi nộp ngoại tệ vào TK của Sở Tài chính theo số ngoại tệ, hàng hóa mà Sở Tài chính đã bán.
(6) Khi nộp Ngân sách hoặc chuyển sang đơn vị dự toán theo quyết định phân phối của Sở Tài chính:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (Số nộp ngân sách)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số chuyển sang đơn vị dự toán - nếu có)
3.5.6. Kế toán thu bán hàng tịch thu
(1) Trường hợp Hải quan được ủy quyền bán hàng tịch thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(2) Khi nộp tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Trường hợp Sở Tài chính bán hàng tịch thu, căn cứ vào số liệu thực tế của hóa đơn bán hàng của Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(4) Căn cứ vào số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán theo quyết định phân phối của Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
(5) Đồng thời kết chuyển số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(Số nộp ngân sách)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số chuyển sang đơn vị dự toán - nếu có)
3.5.7. Kế toán ký quỹ của doanh nghiệp, lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu
(1) Trường hợp doanh nghiệp phải ký quỹ để nộp thuế do chưa xác định được mã thuế phải nộp, trường hợp Hải quan thu hộ lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1129)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3382, 3383)
(2) Khi Hải quan thanh toán số lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu thu hộ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3383, 3384)
Có TK 111 (1112), 112 (1129)
(3) Khi đã xác định số tiền ký quỹ lớn hơn số đối tượng phải nộp, Hải quan lập phiếu chi bằng số tiền đối tượng đã ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3382)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112)
(4) Căn cứ vào số thuế đối tượng phải nộp, lập phiếu thu theo số tiền thuế thực thu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
C. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN
1. Quy định chung
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu liên quan đến đơn vị Hải quan. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết.
Thông tin trên sổ kế toán phải bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động thu thuế xuất, nhập khẩu trong mỗi đơn vị và toàn bộ hệ thống Hải quan. Bộ phận kế toán của đơn vị Hải quan không được để ngoài sổ kế toán bất kỳ khoản thuế, phí, lệ phí phải thu, đã thu và còn phải thu của các đối tượng.
Sổ kế toán được mở theo từng kỳ kế toán năm, được thiết kế trên phần mềm kế toán và khi in ra phải đúng theo các nội dung của các sổ kế toán quy định tại Thông tư này. Phần mềm kế toán phải bảo đảm cho các số liệu trên các sổ kế toán phải phù hợp với số liệu thông tin khai báo ban đầu, phương pháp kế toán quy định và phương pháp ghi sổ quy định trong Thông tư này.
Việc mở sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
2. Danh mục sổ kế toán
STT
|
TÊN SỔ
|
KÝ HIỆU (MÃ SỔ)
|
1
|
2
|
3
|
01
|
Bảng đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
|
01/SNV
|
02
|
Sổ Cái
|
02/SNV
|
03
|
Bảng tổng hợp tờ khai thuế
|
03/SNV
|
04
|
Sổ tổng hợp số thuế đã thu
|
04/SNV
|
05
|
Sổ quỹ tiền mặt
|
05/SNV
|
06
|
Sổ theo dõi tiền gửi
|
06/SNV
|
07
|
Sổ giao nhận séc
|
07/SNV
|
08
|
Sổ theo dõi thu thuế tiểu ngạch - phi mậu dịch
|
08/SNV
|
09
|
Sổ thanh toán với đối tượng nộp thuế
|
09/SNV
|
10
|
Sổ thanh toán với đối tượng nộp thuế tạm thu
|
10/SNV
|
11
|
Sổ thu và sử dụng phí, lệ phí hải quan
|
11/SNV
|
12
|
Sổ chi tiết thu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
|
12/SNV
|
13
|
Sổ chi tiết thu vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế và bán hàng tịch thu
|
13/SNV
|
14
|
Sổ chi tiết thanh toán thu nộp ngân sách
|
14/SNV
|
15
|
Sổ chi tiết tài khoản
|
15/SNV
|
16
|
Sổ kho hàng tạm giữ
|
16/SNV
|
Mẫu sổ kế toán, giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này.
D. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ XUẤT, NHÂP KHẨU
1. Quy định chung
1.1. Yêu cầu đối với việc lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các bộ phận kế toán thuế xuất, nhập khẩu tại các đơn vị Hải quan, tạo điều kiện cho công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu.
Các chỉ tiêu trong báo cáo phải bảo đảm đồng nhất, có liên quan bổ sung cho nhau một cách có hệ thống, liên tục, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ thu thuế xuất, nhập khẩu. Số liệu trên báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải là số liệu được tổng hợp từ các sổ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán. Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải được lập, nộp đúng hạn và gửi báo cáo đầy đủ đến từng nơi nhận.
1.2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
1.2.1- Trách nhiệm của các đơn vị trong hệ thống Hải quan
Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Cục Hải quan địa phương lập báo cáo nhanh, báo cáo kế toán định kỳ quý, năm và nộp báo cáo theo yêu cầu của đơn vị quản lý cấp trên, nộp các báo cáo kế toán nghiêp vụ cho Kho bạc Nhà nước, nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước.
Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm tổng hợp báo cáo do các Cục Hải quan địa phương gửi lên và nộp báo cáo lên Bộ Tài chính để báo cáo về tình hình thu Ngân sách Nhà nước liên quan đến thuế xuất, nhập khẩu theo yêu cầu, và gửi tới Kho bạc nhà nước để đối chiếu số liệu kế toán liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước của toàn ngành.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán, bảo đảm phản ánh trung thực mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thu thuế xuất, nhập khẩu của đơn vị.
1.2.2- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu kế toán liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước về thuế xuất, nhập khẩu của các đơn vị Hải quan cùng cấp.
1.3. Kỳ hạn lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu thu thuế xuất nhập khẩu lập hàng ngày, theo kỳ kế toán tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu đột xuất theo quy định trong Thông tư này.
1.4. Thời hạn nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
1.4.1. Báo cáo nhanh:
Chi cục Hải quan cửa khẩu và các Cục Hải quan địa phương nộp ngay sau ngày lập báo cáo nhanh.
1.4.2. Báo cáo tháng:
Chi cục Hải quan cửa khẩu lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan địa phương trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo tháng.
Cục Hải quan địa phương lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo tháng.
1.4.3. Báo cáo quý:
Chi cục Hải quan cửa khẩu lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan địa phương trong thời hạn 15 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán quý.
Cục Hải quan địa phương lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan trong thời hạn 25 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán quý.
1.4.4 Báo cáo năm:
Chi cục Hải quan cửa khẩu lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan địa phương trong thời hạn 20 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán năm.
Cục Hải quan địa phương lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán năm.
1.4.5. Báo cáo khác:
Đối với báo cáo lập theo từng vụ việc, nhiệm vụ được giao nộp báo cáo theo quy định riêng của Tổng cục Hải quan.
2. Danh mục báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu
ST
|
Tên báo cáo
|
Số
|
Kỳ báo
|
Phạm vi áp dụng
|
T
|
|
hiệu
|
cáo
|
TCHQ
|
Cục HQ
|
HQCS
|
1
|
Báo cáo nhanh số thu thuế và thu khác
|
01/BN
|
1 ngày
|
|
x
|
x
|
2
|
Báo cáo tình hình thu ngân sách
|
02/BN
|
10 ngày
|
x
|
x
|
x
|
3
|
Bảng Cân đối tài khoản kế toán
|
01/BNV
|
T, Q, N
|
|
x
|
|
4
|
Báo cáo tình hình thu thuế tạm thu
|
02/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
5
|
Báo cáo tình hình hoàn thuế tạm thu
|
03/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Báo cáo số thu nộp ngân sách
|
04/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
|
|
7
|
Báo cáo nợ thuế theo thành phần kinh tế
|
05/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
8
|
Báo cáo tổng hợp nợ thuế hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu
|
06/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
|
|
90
|
Báo cáo chi tiết nợ quá hạn thuế hàng kinh doanh xuất nhập khẩu
|
07/BNV
|
T, Q, N
|
|
x
|
x
|
10
|
Báo cáo chi tiết dạng nợ
|
08/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
11
|
Báo cáo số thuế được miễn, giảm, hoàn
|
09/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
12
|
Báo cáo tình hình thu nộp phí, lệ phí hải quan
|
10/BNV
|
T, Q, N
|
|
x
|
x
|
13
|
Báo cáo thu phạt vi phạm hành chính
|
11/BNV
|
T, Q, N
|
|
x
|
x
|
14
|
Báo cáo tổng hợp các khoản thu nộp tại Hải quan cửa khẩu
|
12/BNV
|
T, Q, N
|
|
|
x
|
15
|
Báo cáo số thu nộp tại Hải quan cửa khẩu
|
13/BNV
|
T, Q, N
|
|
|
x
|
16
|
Báo cáo tổng hợp tiền thuế
|
14/BNV
|
T, Q, N
|
|
|
x
|
17
|
Bảng đối chiếu với Kho bạc số nộp Ngân sách
|
15/BNV
|
T, Q, N
|
x
|
x
|
x
|
Mẫu báo cáo kế toán nghiệp vụ và giải thích phương pháp lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2006 và thay thế Chế độ kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 559/QĐ-KTTT ngày 15/11/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm triển khai công tác kế toán thuế xuất, nhập khẩu trong ngành Hải quan theo quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.