• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 08/11/2020
CHÍNH PHỦ
Số: 55/2012/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 6 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

___________________________

 

Căn cLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, thm quyền thành lập, tchức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Đối tưng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Đơn vị sự nghiệp công lp thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

d) Đơn vị sự nghiệp công lp thuộc y ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

đ) Đơn vị sự nghiệp công lp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Nghị định này không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập sau:

a) Các cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nước;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chc chính trị - xã hội, tchức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tchức xã hội nghnghiệp, tchức xã hội.

Điều 3. Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể

1. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

a) Xác định cụ thmục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới t chc đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thm quyền phê duyệt (nếu có);

c) Có trụ slàm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định ca pháp luật.

2. Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập

a) Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thm quyn phê duyệt (nếu có).

3. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Việc giải thđơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:

a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;

b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thm quyền thành lập;

c) Theo yêu cu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đ phù hp với quy hoạch mạng lưi t chc đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thm quyn phê duyệt.

Điều 4. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các căn cứ sau:

a) Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ công ca đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Tính chất, đặc đim về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Căn cứ vào quy định tại Khon 1 Điều này, Bộ trưởng, Thtrưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thtiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu qun lý của ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Chương II

 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

Mục 1

THÀNH LẬP

Điều 5. Đề án thành lập

1. Đán thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thm quyền xem xét, quyết định thành lp.

2. Nội dung Đề án, bao gm:

a) Sự cần thiết và cơ s pháp lý;

b) Mục tiêu, phạm vi đối tượng hoạt động, tên gọi của tổ chức;

c) Loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn;

đ) Cơ cấu tổ chức (nếu có quy mô ln);

e) Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động;

g) Dự kiến về nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động sau khi được thành lập;

h) Phương án tổ chức và lộ trình trin khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

i) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);

k) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn ca Bộ qun lý ngành, lĩnh vực.

Điều 6. Tờ trình thành lập

1. Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan đề nghị thành lập xây dựng để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lp.

2. Nội dung tờ trình, bao gồm:

a) Quá trình xây dựng đề án;

b) Nội dung chính của đề án;

c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề có liên quan.

3. Tờ trình thành lập phải do người đứng đầu cơ quan đề nghị thành lập ký, trình cấp có thm quyền.

Điều 7. Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan

Cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải gửi đề án thành lập đến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật và theo quy chế làm việc của cơ quan đlấy ý kiến bằng văn bn đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 8. Hồ sơ thành lập

1. Hồ sơ thẩm định:

a) Đán thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự tho quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);

c) Ý kiến bng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập:

a) Văn bn thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;

b) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đã được hoàn chỉnh vnội dung và ththức.

Điều 9. Trình tự gửi và tiếp nhn hồ sơ thành lập

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập 01 (một) bộ đến cơ quan, tchức thẩm định được quy định tại Điều 11 Nghị định này đthẩm định; đốì với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận ca công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo dõi quá trình xử lý theo quy định.

3. Hồ sơ gửi là văn bn chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 10. Xử lý hồ sơ thành lập

1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo chức năng, thm quyền của mình có trách nhiệm xlý hồ sơ thành lp đơn vị sự nghiệp công lập theo quy chế làm việc của cơ quan để thẩm định và trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cu cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lp phải có văn bản giải trình bsung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyn quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tchức họp với cơ quan trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.

3. Cơ quan, tổ chức thm định chủ trì, phối hợp với cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoàn tt hsơ và các thủ tục theo quy định đtrình cơ quan hoặc người có thm quyn quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 11. Thẩm định thành lập

1. Cơ quan, tổ chức thẩm định:

a) Bộ Nội vụ là cơ quan thm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ;

b) Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đi với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Phòng Nội vụ là tổ chức thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh;

đ) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quy định của luật chuyên ngành thì cơ quan thẩm định do pháp luật chuyên ngành quy định.

2. Nội dung thm định:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Mục tiêu, phạm vi đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lp;

d) Tính khthi của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lp;

đ) Dự thảo quyết định thành lp đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lp.

3. Trường hợp quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập là văn bản quy phạm pháp lut, việc thm định còn phải tuân thcác quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 12. Quyết định thành lập

1. Cơ quan hoặc người có thm quyền quyết định thành lp căn cứ vào văn bản đnghị thành lập, văn bản thm định đquyết định việc thành lp đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Hình thức văn bản thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phi phù hợp với thẩm quyền của cơ quan hoặc người có thm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Thời hạn giải quyết việc thành lập

1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, t chc thẩm định phải có văn bn thm định.

2. Trong thi hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thm quyền ra quyết định thành lập. Trường hp cơ quan hoặc người có thm quyền không đồng ý việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bng văn bản cho cơ quan trình đề nghị thành lp đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.

Mục 2

TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

Điều 14. Đề án, tờ trình tổ chức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập

1. Nội dung đề án và tờ tnh đề án tổ chức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý ca việc tổ chức lại, giải thể;

b) Phương án xlý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

c) Các văn bn của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

d) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, gii thđơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

2. Trình tự, thủ tục tổ chức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 15. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

1. Hsơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

a) Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trvà các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

2. Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ về tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đi với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 16. Thi hạn gii quyết việc tổ chức lại, giải thể

1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, ktừ ngày nhận đhồ sơ hợp lệ (đúng thtục), cơ quan, tổ chức thm định phải có văn bản thẩm định.

2. Trong thời hạn 25 (hai lăm) ngày làm việc, ktừ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyn quyết định việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định tổ chức lại, giải thể. Trường hợp cơ quan hoặc người có thm quyền không đồng ý việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bn cho cơ quan đề nghị việc tchức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.

Chương III

THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Điều 17. Thm quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi toàn quốc.

2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tạí Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tng cục; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phi là đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quc gia Hà Nội, Đại học Quc gia thành ph HChí Minh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc y ban nhân dân cp tỉnh.

3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật chuyên ngành.

Điều 18. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

1. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực và tổ chức thực hiện khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Ban hành tiêu chí cụ thể về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý.

3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lp trong cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền qun lý, gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập khác theo quy định của luật chuyên ngành.

4. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; hướng dẫn việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng qun lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thm quyền quản lý theo quy định của luật chuyên ngành.

5. Hàng năm tng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý gi Bộ Nội vụ đtổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập

1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật chuyên ngành.

2. Quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Hàng năm tng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gửi Bộ Nội vụ đ tng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 20. Thẩm quyền của Bộ Nội vụ

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Tổng hợp báo cáo Thng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi cnước.

Điều 21. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tnh

1. Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thm quyn quản lý của cp mình theo quy định của luật chuyên ngành.

2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tnh theo hướng dẫn của Bộ qun lý ngành và của Bộ Nội vụ;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cp tnh theo quy định của luật chuyên ngành;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc y ban nhân dân cấp huyện theo quy định của luật chuyên ngành.

3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc y ban nhân dân cấp huyện theo quy định của luật chuyên ngành.

5. Hàng năm tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc cấp mình quản lý (kcả đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện), gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ để tng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Quy định chuyển tiếp

Cơ quan đã gửi đề án, tờ trình đến cơ quan hoặc người có thm quyền về việc đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thđơn vị sự nghiệp công lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2012, nhưng chưa được cơ quan hoặc người có thm quyn ra quyết định thành lập, tổ chức lại, giải th thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2012.

Bãi bỏ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp nhà nước tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thế tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.