CHỈ THỊ
Về việc đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
______________________________
Qua hơn hai năm triên khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật; hạn chế một số sai sót trong công tác tổ chức, thực hiện ở các cơ quan có thẩm quyền; nhận thức cua tổ chức, cá nhân về công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính được nâng lên; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đồng thời, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo sụ đồng thuận cao giữa các cơ quan thực thi pháp luật và người dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính còn bộc lộ một số hạn chế, vẫn còn việc lập biên bản, ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính chưa đúng quy định, một số trường hợp xử phạt sai thẩm quyền, cấp phó ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhung không có ủy quyền của cấp trưởng... nguyên nhân là do cơ chế phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác này chưa thường xuyên, liên tục, toàn diện, chưa có sự thống nhất chung trong công tác quản lý, chủ yếu thực hiện theo hệ thống ngành dọc nên hiệu quả của công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh thời gian qua chưa cao.
Nhằm khắc phục được những hạn chế nêu trên, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Các sở, ban, ngành tỉnh:
a) Phổ biến, quán triệt và tổ chức thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và cán bộ, công chức thực thi trong công tác này.
b) Thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong ngành thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính; thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.
d) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, theo quy định của pháp luật.
đ) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý; kịp thòi giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
e) Tổng hợp khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo úy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Tư pháp. Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Thời gian báo cáo theo quy định tại Điếm b, Khoản 1, Điều 30 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
2. Sở Tư pháp:
a) Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b) Tống họp những khó khăn, vướng mắc, những bất cập trong thực tiền thi hành, những nội dung văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, chưa phù họp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuần, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền.
c) Tổng hợp, dự thảo báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh khai thác, qurn lý, tích hợp các vụ việc xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Tư pháp xây dựng. Đồng thời, mở chuyên mục phản ánh về xử lý vi phạm hành chính và tình hình thi hành pháp luật trên Trang thông tin điện tư của đơn vị.
đ) Phối họp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hàng năm để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
e) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 2736/QĐ-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương.
3. Sở Tài chính tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hợp lý cho Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị để đảm bảo thực hiện có hiệu quá côna tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí biên chế cho các đơn vị có liên quan đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh kịp thời đưa tin, bài, tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, Ý thức trong việc thực thi pháp luật, chấp hành pháp luật không để xay ra vi phạm pháp luật và hiểu rõ hơn về công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính.
6. Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang có trách nhiệm dành thời lượng thích hợp, kịp thời đưa tin, bài, tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền các văn ban về quan lý xư ly vi phạm hành chính trôn các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, tố chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức trong việc thực thi pháp luật và chấp hành pháp luật.
7. Đe nghị ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, tổ chức đoàn thể các cấp và các cơ quan có liên quan triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Xư lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức, biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phưòng, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan về quản lý xử lý vi phạm hành chính; báo cáo kết quả theo quy định. Thời gian báo cáo theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
b) Hàng năm, xây dựng các văn bản chỉ đạo các phòng, ban cùng cấp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xứ lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
c) Mở chuyên mục phản ánh tình hình quản lý xử lý vi phạm hành chính trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố. Thu thập thông tin về tình hình quản lý xử lý vi phạm hành chính được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
d) Bố trí biên chế cho các đơn vị có liên quan đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính.
đ) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Sở Tư pháp để tổng howjp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Thời gian báo cáo theo quy định tại Điểm b, Khoan 1, Điều 30 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
9. Toor chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình quản lý xử lý vi phạm hành chính hoặc qua Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng họp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo./.