Sign In

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệpnhà nước

_______________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuêtoàn bộ một doanh nghiệp nhà nước

Giao,bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước là những biệnpháp tiếp tục sắp xếp và đổi mới những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ thua lỗkéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước nhằm:

1.Tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế vàsức cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước;

2.Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp,tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quảhơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng trong các thành phần kinh tếđể đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh;

3.Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợiích chung của cả Nhà nước và người lao động.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1.Nghị định này quy định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ mộtdoanh nghiệp, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước sau đây:

a)Các doanh nghiệp nhà nước độc lập và các doanh nghiệp thành viên của Tổng Côngty có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéodài hoặc Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, trừ các doanh nghiệp là nông trường,lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tưvấn, thiết kế, giám định;

b)Các doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp thành viên của Tổng Công tykhông quy định tại điểm a của Điều này, có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán từ1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng, bị thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạngphá sản, sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phụcđược, tùy theo từng trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Việc khoán kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước, cho thuê, bán, giaotừng bộ phận của doanh nghiệp nhà nước và cho thuê, bán, giao tài sản riêng lẻcủa doanh nghiệp nhà nước không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều3. Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1.''Giao một doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động (gọi tắt là giaodoanh nghiệp)'' là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và tài sản nhà nướctại doanh nghiệp thành sở hữu của tập thể người lao động có điều kiện ràngbuộc.

2.''Bán một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là bán doanh nghiệp)'' là việcchuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang sởhữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.

3.''Khoán kinh doanh đối với một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là khoán kinhdoanh)'' là phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước mà bên nhận khoán đượcgiao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảmcác điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán.

4.''Cho thuê một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là cho thuê doanh nghiệp)''là hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao độngtrong doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.

5.''Người nhận giao, người mua, người nhận khoán, người thuê doanh nghiệp''là đại diện của pháp nhân, tập thể, nhóm người hoặc cá nhân nhận giao, mua,nhận khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp.

6.''Người giao, người bán, người khoán, người cho thuê doanh nghiệp'' làđại diện cơ quan, doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuêdoanh nghiệp.

7.''Bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp''là hình thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán, ngườikhoán, người cho thuê doanh nghiệp với người mua, người nhận khoán, người thuêdoanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một người đăng ký.

8.''Bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu''là hình thức lựa chọn người mua, người nhận khoán, người thuê doanh nghiệpthông qua đấu thầu khi có từ hai người đăng ký trở lên.

9.''Giá tối thiểu'' là mức giá thấp nhất mà người bán, cho thuê, khoán cóthể chấp nhận và đặt giá khi quyết định bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanhnghiệp.

10.''Giá thuê, giá bán doanh nghiệp'' là giá của người cho thuê và người thuê,người bán và người mua thỏa thuận theo phương thức trực tiếp hoặc được xác địnhqua phương thức đấu thầu.

11.''Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán'' là tổng giá trị tài sảnthể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiệnhành.

12.''Giá trị thực tế của doanh nghiệp'' là tổng giá trị tài sản thực có củadoanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

13.''Tập thể người lao động'' là toàn bộ số lao động hiện có của doanhnghiệp hoặc tập thể những người lao động tự nguyện thực hiện nghị quyết đại hộicông nhân viên chức doanh nghiệp về nhận giao, mua, khoán hoặc thuê doanhnghiệp do Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp là đại diện hoặc người được Đạihội toàn thể công nhân viên chức doanh nghiệp bầu làm đại diện để thực hiệnviệc nhận giao, mua, nhận khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp.

14.''Bộ'' gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

15."Uỷ ban nhân dân'' là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

16.''Tổng công ty 90, Tổng công ty 91'' là các Tổng công ty nhà nước đượcthành lập theo mô hình nêu tại Quyết định số 90/TTg, số 91/TTg ngày 07 tháng 3năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

17.''Ban Đổi mới tại doanh nghiệp'' là Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệpdo các Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 quyết định thành lập.

18.''Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp'' là Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệpthuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91.

Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê doanhnghiệp nhà nước

1.Đối tượng được giao doanh nghiệp là tập thể người lao động đang làm việc tạidoanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn hoặc người được Đại hội toàn thể côngnhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện.

2.Đối tượng có quyền mua doanh nghiệp nhà nước:

a)Tập thể hoặc cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;

b)Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài;

c)Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thànhlập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 củaLuật Doanh nghiệp.

3.Đối tượng có quyền nhận khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp nhà nước:

a)Tập thể hoặc cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;

b)Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài;

c)Cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuêdoanh nghiệp

1.Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinhdoanh; người nhận giao, người mua không được bán lại doanh nghiệp trong thờigian quy định của hợp đồng.

2.Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh,cho thuê đều tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp được tính theo giáthực tế trên thị trường.

3.Ưu tiên trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp:

a)Giao doanh nghiệp chỉ áp dụng cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp;

b)Ưu tiên bán, khoán kinh doanh, cho thuê đối với người cam kết sử dụng nhiềunhất số lao động trong doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh.

4.Công khai trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp:

a)Việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp phải được thông báocông khai tại doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng cho các đốitượng có liên quan biết trước khi thực hiện 30 ngày;

b)Trường hợp chỉ có một người đăng ký mua, thuê, khoán kinh doanh thì công bố côngkhai tại doanh nghiệp về kết quả thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và ngườibán, người thuê và người cho thuê, người khoán và người nhận khoán;

c)Trường hợp có từ hai người trở lên đăng ký nhận mua, nhận khoán, nhận thuêdoanh nghiệp thì phải tổ chức đấu thầu.

5.Thời hạn khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp do hai bên thỏa thuận nhưngkhông dưới 5 năm.

6.Thực hiện ký kết hợp đồng trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanhnghiệp:

Việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp phải được thực hiện theohình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các camkết, bảo đảm tính pháp lý cho việc thanh toán và giải quyết các vấn đề phátsinh.

Điều 6. Sử dụng số tiền bán, cho thuê doanh nghiệp

1.Số tiền thu được từ bán doanh nghiệp sau khi trừ chi phí phục vụ cho việc bándoanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ có bảo đảm và đến hạn phải trả được sửdụng theo như quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm1999 ''Về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước''.

2.Số tiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp:

a)Trường hợp hết thời hạn thuê mà người nhận thuê mua lại doanh nghiệp hoặc doanhnghiệp chấm dứt hoạt động thì sau khi trừ chi phí cho thuê doanh nghiệp, sốtiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp sử dụng như quy định tại khoản 1 củaĐiều này;

b)Trường hợp cho thuê có thời hạn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và đăng ký làdoanh nghiệp nhà nước thì tiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp được hạch toánvào doanh thu của doanh nghiệp cho thuê.

Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, chothuê doanh nghiệp

Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc tổ chức giao, bán, khoánkinh doanh, cho thuê doanh nghiệp được áp dụng mức chi như đối với trường hợpcổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và hạch toán như sau:

1.Trường hợp giao doanh nghiệp: được trừ vào giá trị của doanh nghiệp giao.

2.Trường hợp bán, cho thuê doanh nghiệp: được trừ vào tiền thu được do bán, chothuê doanh nghiệp nhà nước.

Nếu khoán kinh doanh thì tính vào chi phí hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức giao, khoán kinh doanh, chothuê, bán doanh nghiệp nhà nước

Trường hợp đang thực hiện hợp đồng khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp mà muốnchuyển sang hình thức khác thì phải thanh lý hợp đồng hiện tại, đàm phán trựctiếp để ký hợp đồng mới theo các quy định của Nghị định này.

Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước

1.Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và quyền lợi hợp pháp của người được giao, mua,khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

2.Nhà nước bảo đảm quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp thực hiệngiao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo quy định của pháp luậtvề lao động.

 

Chương II

GIAO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHO TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 10. Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động

Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được giao doanh nghiệp với các điều kiệnsau:

1.Tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn đại diệnhoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làmđại diện tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp;

2.Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tốithiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong doanhnghiệp (trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động);

3.Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của doanh nghiệp theo thỏathuận giữa bên giao và bên nhận doanh nghiệp;

4.Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạntối thiểu là 3 năm sau khi giao;

5.Khi đủ điều kiện chuyển nhượng phải thanh toán lại cho Nhà nước 30% giá trị cổphần tại thời điểm được giao doanh nghiệp.

Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giaodoanh nghiệp

Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạngtoàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữhộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại cácloại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ vàsố nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khảnăng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản và xử lý:

1.Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi: doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu, thanhlý hợp đồng hoặc tiếp tục thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi theo thỏa thuận giữadoanh nghiệp và người có tài sản cho thuê, mượn, ký gửi.

2.Tài sản chiếm dụng: người giao doanh nghiệp quyết định ngay khi giao doanhnghiệp.

3.Các khoản nợ được xử lý theo nguyên tắc:

a)Nợ khó đòi được khoanh nợ, xác định rõ trách nhiệm để giải quyết theo quy địnhhiện hành;

b)Các khoản nợ phải thu, phải trả do người nhận giao kế thừa và xử lý. Trường hợpcác khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp thì xóa nợ ngânsách; đối với nợ ngân hàng thì sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước để hỗ trợ xử lý;

c)Các khoản nợ bảo hiểm xã hội đối với cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi giaodoanh nghiệp được trừ vào giá trị doanh nghiệp để thanh toán hoặc được trích từQuỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

4.Các tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc chuyểngiao doanh nghiệp, được chuyển giao cho tập thể người lao động trong doanhnghiệp sở hữu.

Điều 12. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp

1.Ban chấp hành công đoàn cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Hội nghị toàn thểcông nhân, viên chức để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyệnnhận giao doanh nghiệp; xây dựng và thông qua phương án nhận giao doanh nghiệp;thực hiện các điều kiện nhận giao doanh nghiệp, trong đó cam kết sử dụng hếtlao động trong doanh nghiệp (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng laođộng); cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao doanh nghiệp.

2.Tiến hành phân loại tài sản; xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tàichính; xử lý các vấn đề về tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xửlý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 11 của Nghị định này.

3.Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp hoặc người được Đại hội công nhân viênchức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ có liênquan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh và cam kếtnhận doanh nghiệp.

4.Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến BanĐổi mới quản lý doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:

a)Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;

b)Phương án sản xuất kinh doanh;

c)Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;

d)Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.

5.Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận doanh nghiệp và ra quyết định giaodoanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơquan: Tài chính doanh nghiệp, thu thuế doanh nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư; CụcThống kê nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệpTrung ương.

6.Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao độngvà người được Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền hoặc Tổng Giámđốc Tổng công ty 91. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp nhà nước gồm các nội dungchính sau:

a)Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;

b)Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;

c)Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;

d)Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;

đ)Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.

Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thểlao động được giao doanh nghiệp.

7.Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giaodoanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủtịch Công đoàn doanh nghiệp làm đại diện hoặc người do Hội nghị công nhân, viênchức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diệncấp quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.

8.Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thông báo công khai việc giao doanh nghiệp vàchấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đạichúng trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày sau khi có quyết định giao.

9.Đại diện tập thể người lao động tổ chức việc đăng ký kinh doanh theo loại hìnhHợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.

Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao

1.Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tính bằng giá trị, sau khi giao thuộc sởhữu của tập thể người lao động và chia hết thành các cổ phần để giao cho nhữngngười lao động trong danh sách lương, có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệpđến thời điểm giao doanh nghiệp.

2.Mỗi người lao động trong doanh nghiệp được giao quyền sở hữu một phần giá trịdoanh nghiệp bằng cổ phần tương ứng với số năm đã làm việc cho Nhà nước. Số cổphần được giao, người lao động được hưởng cổ tức, có quyền để thừa kế nhưngkhông được chuyển nhượng trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao doanhnghiệp; khi chuyển nhượng cổ phần phải trả lại doanh nghiệp bằng 30% giá trị cổphần tại thời điểm giao doanh nghiệp.

Điều14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp

1.Doanh nghiệp chuyển giao cho tập thể người lao động đăng ký kinh doanh theoloại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

a)Quyết định giao doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền;

b)Hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao độngtrong doanh nghiệp;

c)Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;

d)Biên bản bầu Ban lãnh đạo doanh nghiệp;

đ)Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi giao (nếu có).

2.Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh,phân phối thu nhập theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

3.Được kế thừa quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồnggiao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước củadoanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất của doanh nghiệpsau khi giao thực hiện theo pháp luật về đất đai.

4.Được tạo điều kiện tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho ngườilao động bằng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

5.Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng hết số lao động hiện có, bảo đảm việc làmtối thiểu là 3 năm cho người lao động, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợpđồng lao động. Sau thời hạn trên, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinhdoanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sáchđối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hànhcủa Chính phủ.

6.Thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụvới Nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

BÁN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanhnghiệp

Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, Giám đốcdoanh nghiệp thông báo cho toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trênphương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đăng ký danh sách người mua doanhnghiệp trong thời hạn 30 ngày.

Điều 16. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu

1.Trường hợp có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán doanh nghiệp theophương thức đấu thầu.

2.Người quyết định bán doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấuthầu thông báo cho người đăng ký mua nộp đơn dự thầu, mức giá tối thiểu, mứctiền đặt cọc, thời hạn nộp hồ sơ, thông báo công khai trên phương tiện thôngtin đại chúng và niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp về việc bán đấu thầu doanh nghiệp.

3.Người mua nộp đơn đấu thầu mua doanh nghiệp theo mẫu do Hội đồng đấu thầu quyđịnh và nộp tiền đặt cọc.

Hội đồng đấu thầu nhận đơn, tiền đặt cọc, lập danh sách người tham gia đấu thầu vàcấp chứng nhận người tham gia đấu thầu.

4.Người tham gia đấu thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán,bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.

5.Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp đơn, người đăng ký mua phải gửi hồ sơ xindự thầu đến Hội đồng đấu thầu.

Hồ sơ gồm:

a)Đơn mua doanh nghiệp (theo mẫu);

b)Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;

c)Dự kiến loại hình doanh nghiệp mới;

d)Đề nghị giá mua doanh nghiệp.

Hồsơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.

6.Sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thờigian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu. Hội đồng đấu thầu niêmyết công khai danh sách người tham gia dự thầu tại địa điểm đấu thầu trong 02ngày trước khi mở thầu.

7.Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:

a)Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng ngườitham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từngngười để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giábỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;

b)Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.

8.Xét thầu:

a)Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầuđể biểu quyết chọn người thắng thầu;

b)Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp vàngười quyết định bán doanh nghiệp.

Điều 17.Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp

1.Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp khi chỉ có một người đăng ký mua.

2.Người đăng ký mua doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Giám đốc hoặc Ban Đổi mới quản lýdoanh nghiệp; nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp bán doanh nghiệptheo phương thức đấu thầu.

3.Người đăng ký mua doanh nghiệp có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kếtoán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.

4.Giám đốc doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp để cùng trao đổitrực tiếp với đại diện người mua về phương án sử dụng lao động, giá bán và thoảthuận về các nội dung trong hợp đồng mua bán.

Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp gửi hồ sơ và biên bản đến người quyết định bándoanh nghiệp.

Điều 18.Trách nhiệm của doanh nghiệp bán

1.Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có ở doanh nghiệp, bao gồm tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê,cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng; đánh giá thực trạng các loại tài sản đóvà thu hồi các khoản nợ phải thu.

2.Phân loại tài sản hiện có ở doanh nghiệp thành các loại:

a)Tài sản có thể tiếp tục sử dụng;

b)Tài sản không thể tiếp tục sử dụng;

c)Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

3.Đối chiếu và phân loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, số nợphải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thuhồi;

4.Lập báo cáo tài chính đến thời điểm bán doanh nghiệp;

5.Lập danh sách và phân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp tại thời điểmquyết định bán:

a)Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;

b)Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp;

c)Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;

d)Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

đ)Số lao động còn hạn hợp đồng lao động.

6.Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người mua doanh nghiệptheo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán.

Điều 19.Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán

1.Các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp bán được xử lý như sau:

a)Tài sản không thể tiếp tục sử dụng được do cấp quyết định bán doanh nghiệp giảiquyết: điều động, nhượng bán, thanh lý hoặc gửi người mua giữ hộ không quá 90ngày;

b)Tài sản thuê ngoài, mượn, giữ hộ: doanh nghiệp trả lại cho chủ sở hữu và thanhlý hợp đồng, hoặc tiếp tục thuê, giữ hộ theo thoả thuận giữa người mua và chủsở hữu tài sản; tài sản chiếm dụng do cấp quyết định bán doanh nghiệp quyếtđịnh;

c)Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi: được kiểm kê riêng đểchuyển giao cho tập thể người lao động;

d)Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xácđịnh giá trị doanh nghiệp thì người mua và người bán thoả thuận giải quyết phùhợp lợi ích của mỗi bên;

đ)Nợ phải thu khó đòi: cấp quyết định bán doanh nghiệp cho khoanh nợ, quy tráchnhiệm và giải quyết theo chế độ hiện hành.

2.Các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứngkhoán, chênh lệch tỷ giá và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý trướckhi xác định giá bán doanh nghiệp.

3.Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao độngđang làm việc tại doanh nghiệp trước khi bán doanh nghiệp.

Điều 20.Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp

1.Các khoản nợ phải thu, phải trả do doanh nghiệp giải quyết. Trường hợp ngườimua cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả thì ghi trong hợp đồng muabán doanh nghiệp và thông báo cho các bên có liên quan biết.

2.Trường hợp số tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ củadoanh nghiệp thì giải quyết như sau:

a)Xoá nợ thuế và các khoản nợ ngân sách Nhà nước;

b)Các khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân được xử lýtheo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

Điều 21.Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán

1.Người mua doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận số lao động theo phương án sửdụng lao động đã cam kết khi mua doanh nghiệp. Đối với số lao động tự nguyệnchấm dứt hợp đồng lao động thì giải quyết theo chế độ hiện hành.

2.Chế độ đối với người lao động như sau:

a)Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì Giám đốcdoanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hộigiải quyết quyền lợi cho người lao động theo chế độ hiện hành;

b)Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được trảtrợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, Nghị định số198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ đối với thời gian mà người laođộng đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấpthôi việc;

c)Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới thì Giám đốcdoanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảohiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanhnghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.

3.Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội(kể cả phần người lao động phải đóng) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanhnghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội và trợ cấpthôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếpvà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thanh toán.

4.Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp được cấp quyết định bándoanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyếttheo chế độ thôi việc.

Người quản lý thiếu trách nhiệm dẫn đến thua lỗ, mất vốn Nhà nước không được giữ vịtrí quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc ở cơ quan Nhà nước.

5.Sau khi có quyết định bán doanh nghiệp, nếu người lao động thôi việc hoặc mấtviệc thì:

a)Doanh nghiệp mới trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho thời gian làm việc tạidoanh nghiệp mới;

b)Đối với thời gian đã làm việc cho khu vực Nhà nước trước đó mà người lao độngchưa được nhận trợ cấp thôi việc, mất việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc,mất việc theo quy định của pháp luật. Nguồn để trả trợ cấp thôi việc, mất việcđược trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc từngân sách nhà nước.

Điều 22.Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp

1.Giá bán doanh nghiệp được xác định căn cứ vào:

a)Giá trị thực tế của doanh nghiệp được người mua và người bán chấp nhận;

b)Mức giảm giá đối với người mua khi người mua cam kết đầu tư duy trì sản xuấtkinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động và các điều kiện khác đã đượcngười bán chấp nhận.

2.Các căn cứ xác định giá bán của doanh nghiệp:

a)Trường hợp mua doanh nghiệp có kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:

Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm bán;

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm bán sau khi đã trừcác khoản nợ phải trả và được người mua, người bán chấp nhận.

b)Trường hợp người mua doanh nghiệp không kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp thì giá bán của doanh nghiệp là giá bán thực tế của toàn bộ tài sản hiệncó của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào hiện trạng về phẩm chất, tính năngkỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá thị trường tại thời điểm bán.

3.Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải thuê kiểm toán. Nhữngdoanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh về kế toán, thống kêthì cơ quan quyết định giá bán doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độclập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí bán doanh nghiệp.

Điều 23.Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán doanhnghiệp nhà nước

Căncứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thực hiện các công việc nhưsau:

1.Phê duyệt phương án bán doanh nghiệp và ra quyết định bán doanh nghiệp; Quyếtđịnh gồm các nội dung sau:

a)Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;

b)Tên, địa chỉ của người mua;

c)Gía bán, phương thức bán; phương thức và thời hạn thanh toán;

d)Thời hạn ký kết hợp đồng và bán giao doanh nghiệp;

đ)Trách nhiệm của doanh nghiệp, của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và các cơquan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.

2.Tổ chức ký hợp đồng với người mua doanh nghiệp. Hợp đồng mua doanh nghiệp baogồm các nội dung chính sau :

a)Tên, địa chỉ doanh nghiệp bán, số tài khoản;

b)Tên, địa chỉ người mua doanh nghiệp, số tài khoản (nếu có);

c)Giá bán doanh nghiệp;

d)Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;

đ)Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàngiao doanh nghiệp;

e)Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.

Kèmtheo hợp đồng là bảng kê tài sản, đánh giá về tình trạng tài sản mà người muavà người bán thoả thuận.

Điều 24.Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lýdoanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây:

1.Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thôngtin đại chúng theo quy định của pháp luật.

2.Gửi quyết định bán doanh nghiệp đến:

a)Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương;

b)Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;

c)Cơ quan thuế;

d)Cơ quan đăng ký kinh doanh;

đ)Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;

3.Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).

Điều 25.Bàn giao doanh nghiệp

Trongthời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tổ chức việcbàn giao doanh nghiệp cho người mua.

Khibàn giao số lượng và thực trạng tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượngvà thực trạng tài sản đã ghi trong hợp đồng mua, bán, thì người mua có quyềnyêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.

Điều 26.Thanh toán tiền mua doanh nghiệp

Người mua doanh nghiệp thanh toán trong thời hạn quy định tại hợp đồng mua, bán, nhưngtối đa không quá 3 năm kể từ thời điểm quyết định bán doanh nghiệp.

Điều 27.Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơidoanh nghiệp đóng trụ sở chính (nếu người mua chưa có giấy phép kinh doanh)theo một trong các loại hình của Luật Doanh nghiệp hoặc đăng ký bổ sung (nếu ngườimua doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh).

Điều 28.Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp

1.Được chủ động sử dụng tài sản mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức lạisản xuất, đầu tư mới, thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanhnghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật.

2.Trường hợp tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, người mua được kế thừa các quyền lợi của doanh nghiệp theo thoả thuậntrong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.

3.Có nghĩa vụ thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo thời hạn và các điều kiện ghitrong hợp đồng mua bán doanh nghiệp; thực hiện đúng các điều kiện và cam kếtvới người bán doanh nghiệp; kế thừa các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồngvà quy định của pháp luật.

Điều 29.Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng

Người quyết định bán doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thựchiện các cam kết trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị cáccơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với trườnghợp người mua vi phạm cam kết của hợp đồng.

 

Chương IV

KHOÁN KINH DOANH VÀ CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục I

KHOÁN KINH DOANH

Điều 30. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh

Căncứ vào đặc điểm của từng ngành, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, người raquyết định khoán kinh doanh quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinhdoanh nhưng phải xem xét các yêu cầu sau:

1.Bảo toàn vốn Nhà nước;

2.Giải quyết việc làm và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động;

3.Tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ doanh nghiệp;

4.Thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký.

Điều 31. Tổ chức trao đổi, thỏa thuận nội dung, các chỉ tiêu vàđiều kiện khoán

Nộidung khoán kinh doanh, các điều kiện khoán, quyền và trách nhiệm cụ thể của cácbên trong giao nhận khoán; nội dung hợp đồng phải được trao đổi và thỏa thuận giữangười nhận khoán và người giao khoán kinh doanh.

Điều 32. Hợp đồng khoán kinh doanh

Hợpđồng khoán kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau:

1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhà nước giao khoán kinh doanh và người nhậnkhoán;

2.Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn khoán;

3.Quyền, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện khoán; thời hạn khoándo hai bên giao nhận khoán thỏa thuận nhưng không ít hơn 5 năm;

4.Xử lý các vi phạm, thưởng, phạt trong quá trình thực hiện khoán;

5.Các nội dung khác có liên quan đến khoán kinh doanh.

Điều 33. Quyền và trách nhiệm của người nhận khoán

1.Quản lý và sử dụng vốn, tài sản và tiếp nhận lao động của doanh nghiệp theo cácquy định tại hợp đồng khoán kinh doanh không trái với các quy định của phápluật; kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

2.Quyết định tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong doanhnghiệp.

3.Được hưởng và tự quyết định việc phân phối các thu nhập do vượt định mức khoán.Đối với phần lợi nhuận vượt định mức khoán, sau khi nộp thuế thu nhập doanhnghiệp và trích lập qũy dự trữ, người nhận khoán kinh doanh được chủ động sửdụng.

4.Chịu giảm thu nhập nếu không hoàn thành các định mức, yêu cầu khoán đã ghitrong hợp đồng nhận khoán.

Điều 34. Quyền và trách nhiệm của người quyết định khoán kinh doanh

1.Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng khoán kinh doanh,xử lý các trường hợp vi phạm cam kết ghi trong hợp đồng.

2.Không can thiệp vào việc điều hành của người nhận khoán; tạo điều kiện thuậnlợi cho người nhận khoán thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng khoán kinhdoanh. 

 

Mục II

THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 35. Các hình thức thuê doanh nghiệp

Ngườithuê có thể lựa chọn thuê doanh nghiệp theo các hình thức sau:

1.Thuê tài sản của doanh nghiệp: người thuê nhận thuê toàn bộ các tài sản hợpthành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kèm theo thuê lao động củadoanh nghiệp, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chothuê;

2.Thuê doanh nghiệp hoạt động: người thuê thực hiện thuê tài sản hợp thành cơ sởsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động của doanh nghiệpđồng thời kế thừa các khoản vay, nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩavụ khác của doanh nghiệp theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

Điều 36. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu

1.Trường hợp có từ hai người đăng ký thuê trở lên thì phải tổ chức đấu thầu.

2.Người quyết định cho thuê doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồngđấu thầu thông báo cho người đăng ký thuê thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giátối thiểu, mức tiền đặt cọc; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đạichúng và niêm yết việc đấu thầu cho thuê doanh nghiệp tại trụ sở doanh nghiệp.

3.Người đăng ký thuê nộp hồ sơ đấu thầu thuê doanh nghiệp và tiền đặt cọc cho Hộiđồng đấu thầu.

Hộiđồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xácnhận được tham gia đấu thầu.

4.Người tham gia dự thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán,bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.

5.Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo đăng ký dự thầu, người đăng ký thuê doanhnghiệp phải gửi hồ sơ xin đấu thầu đến Hội đồng đấu thầu.

Hồsơ gồm:

a)Đơn thuê trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản(nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người thuê;

b)Hình thức thuê, thời hạn thuê;

c)Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;

d)Đề nghị giá thuê doanh nghiệp;

đ)Báo cáo về khả năng tài chính của người thuê.

Hồsơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.

6.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửithông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêmyết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 2ngày trước khi mở thầu.

7.Mở thầu trong thời gian không quá 1 ngày và thực hiện như sau:

a)Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng ngườitham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từngngười để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giábỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;

b)Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.

8.Xét thầu:

a)Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầuđể biểu quyết chọn người thắng thầu;

b)Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp vàngười quyết định cho thuê doanh nghiệp.

Điều 37. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp

1.Cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp chỉ thực hiện khi chỉ có mộtngười đăng ký thuê.

2.Người đăng ký thuê có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảngkiểm kê tài sản và khảo sát thực trạng tài sản doanh nghiệp.

3.Người đăng ký thuê nộp hồ sơ xin thuê doanh nghiệp cho Ban Đổi mới quản lýdoanh nghiệp. Nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp thuê doanh nghiệptheo phương thức đấu thầu.

4.Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp có nhiệm vụ:

a)Xây dựng phương án cho thuê doanh nghiệp;

b)Định giá cho thuê tối thiểu làm cơ sở để trao đổi thỏa thuận với bên thuê;

c)Trao đổi trực tiếp với người thuê về phương án sử dụng lao động, giá thuê, thờihạn thuê và các điều kiện của hợp đồng cho thuê doanh nghiệp;

d)Thỏa thuận với người thuê về giá cho thuê và hợp đồng thuê doanh nghiệp;

đ)Trình hồ sơ, biên bản và dự thảo hợp đồng đến người quyết định cho thuê.

Điều 38. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê

1.Thực hiện việc kiểm kê, phân loại toàn bộ tài sản hiện có ở doanh nghiệp: tàisản đi thuê, cho thuê, mượn, giữ hộ, chiếm dụng; đánh giá thực trạng tài sảnnày.

2.Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phảithu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi;doanh nghiệp có nghĩa vụ giải quyết nợ phải thu và nợ phải trả trước khi quyếtđịnh cho thuê doanh nghiệp.

3.Lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định cho thuê doanh nghiệp.

4.Lập danh sách lao động của doanh nghiệp và các hồ sơ có liên quan của người laođộng.

5.Bàn giao tài sản, lao động, hồ sơ, sổ sách có liên quan cho người thuê theothỏa thuận ghi trong hợp đồng thuê doanh nghiệp.

6.Quản lý sổ sách, tài liệu, hồ sơ về tài sản và lao động của doanh nghiệp trongthời gian cho thuê.

7.Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, chính sách và chế độ với người lao độngtheo quy định của pháp luật và hợp đồng thuê doanh nghiệp.

8.Có quyền đề nghị người quyết định cho thuê chấm dứt hợp đồng thuê trước thờihạn (nếu bên thuê vi phạm hợp đồng).

Điều 39. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của doanh nghiệp khicho thuê

Việcxử lý tài sản, tài chính khi cho thuê doanh nghiệp như sau:

1.Tài sản hiện có ở doanh nghiệp được kiểm kê để xác định số lượng và thực trạngbao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tài sản lưu động và đầu tư ngắnhạn; tài sản đi thuê, mượn, cho thuê, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng;

Tàisản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, chiếm dụng được kiểm kêphân loại riêng.

2.Tài sản hiện có ở doanh nghiệp được phân loại và xử lý như sau:

a)Tài sản cho thuê được phân loại và đánh giá trị thực trạng, phẩm chất, tínhnăng kỹ thuật và xác định giá trị thực tế;

Giátrị thực tế của các tài sản cho thuê được xác định căn cứ vào sổ sách kế toáncủa doanh nghiệp tại thời điểm cho thuê, nhu cầu sử dụng của người thuê và giáthị trường tại thời điểm cho thuê;

Giátrị thực tế của các tài sản tại thời điểm cho thuê dùng làm căn cứ để xác địnhmức giá thuê doanh nghiệp;

b)Tài sản không thuộc danh mục cho thuê phải được xử lý trước khi cho thuê theocác hình thức: điều động, thanh lý, nhượng bán hoặc nhờ bảo quản khi chưa xử lýđược;

c)Tài sản lưu động do người cho thuê và người thuê thỏa thuận;

d)Tài sản được hình thành từ qũy khen thưởng, qũy phúc lợi được chuyển giao chotập thể lao động do Công đoàn doanh nghiệp quản lý hoặc người cho thuê và ngườithuê thỏa thuận.

3.Doanh nghiệp đối chiếu và xác định các loại công nợ, lập danh sách chủ nợ và sốnợ phải trả, người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân loại nợ có khả năngthu hồi và nợ không có khả năng thu hồi.

Nếubên thuê không kế thừa những khoản nợ phải thu, phải trả, thì bộ phận quản lýcòn lại của doanh nghiệp được người quyết định cho thuê bố trí để theo dõi hợpđồng thuê, có trách nhiệm tiếp tục thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toáncác khoản nợ phải trả.

4.Trường hợp thuê doanh nghiệp hoạt động: người cho thuê cùng với người thuê bànvới các bên có liên quan để thỏa thuận về việc kế thừa các quyền lợi và nghĩavụ của pháp nhân doanh nghiệp cho thuê.

Điều 40. Giải quyết lao động khi thuê doanh nghiệp

1.Doanh nghiệp cho thuê lập danh sách số lao động hiện có tại thời điểm quyếtđịnh cho thuê, phân loại lao động và lập các hồ sơ có liên quan đến người laođộng:

a)Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;

b)Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp;

c)Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;

d)Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

đ)Số lao động còn hạn hợp đồng lao động sẽ chuyển sang làm việc tại doanh nghiệpcho thuê;

2.Nếu thuê doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động thì người thuê doanh nghiệp cótrách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm và bảo đảm các quyền lợi của người laođộng theo hợp đồng thuê không trái với các quy định của pháp luật về lao động.

Giámđốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổbảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanhnghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.

3.Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Giám đốcdoanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm giảiquyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.

4.Đối với các trường hợp thôi việc:

a)Giám đốc doanh nghiệp làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệpđóng bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hộitheo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội;

b)Giám đốc doanh nghiệp giải quyết trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành của Chính phủ.

5.Trường hợp cho thuê nhưng người nhận thuê không chấp nhận sử dụng hết số laođộng hiện có thì người quyết định cho thuê và doanh nghiệp cho thuê có tráchnhiệm bố trí việc làm hoặc giải quyết theo chính sách đối với số lao động cònlại.

Điều 41. Nguyên tắc xác định giá thuê doanh nghiệp

1.Giá thuê doanh nghiệp được xác định căn cứ vào: hình thức thuê, giá cho thuêtối thiểu do người quyết định cho thuê quy định, giá trị thực tế doanh nghiệp,thỏa thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợpcho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấphơn mức giá cho thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê quy định.

2.Giá cho thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:

a)Bảo đảm bù đắp được chi phí hao mòn về tài sản cố định cho thuê;

b)Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giámsát tài sản cho thuê;

c)Tính lãi trong giá cho thuê doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình trạng tài chính vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trước khi cho thuê:

Đốivới các doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi: Giá thuê doanh nghiệp không thấphơn mức lợi nhuận tối thiểu do bên cho thuê quy định.

Đốivới các doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc chưa có lãi: khi cho thuê không tính lợinhuận vào trong mức giá cho thuê tối thiểu.

Điều 42. Quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Căncứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, cấp có thẩm quyền ra quyếtđịnh cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Quyếtđịnh gồm các nội dung chính sau:

a)Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê và người thuê;

b)Nội dung, hình thức, thời hạn cho thuê;

c)Giá cho thuê và phương thức thanh toán;

d)Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người được ủy quyền ký hợpđồng trong tổ chức cho thuê doanh nghiệp;

đ)Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê, của các cơ quan liên quan trong xử lýlao động, các vấn đề tồn tại và phát sinh khác.

Điều 43. Hợp đồng thuê doanh nghiệp

Hợpđồng thuê doanh nghiệp do người thuê và người được cấp quyết định cho thuê ủyquyền ký, gồm các nội dung chính sau:

1.Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp cho thuê và của bên thuê;

2.Giá thuê doanh nghiệp và phương thức thanh toán tiền thuê;

3.Thời hạn thuê doanh nghiệp do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận nhưng không íthơn 3 năm;

4.Quyền hạn, trách nhiệm của người cho thuê, người thuê doanh nghiệp;

5.Giải quyết lao động, tài sản, tài chính, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệpđược kế thừa trong trường hợp thuê doanh nghiệp hoạt động;

6.Hoàn trả hoặc xử lý đối với doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng;

7.Cam kết của các bên ký kết hợp đồng;

8.Nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.

Kèmtheo hợp đồng thuê là bảng kê tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đánh giágiá trị còn lại của tài sản đó và danh sách lao động (nếu thuê doanh nghiệphoạt động).

Điều 44. Thông báo quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định cho thuê doanh nghiệp, Ban Đổi mớiquản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây:

1.Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc cho thuê doanh nghiệp.

2.Gửi quyết định cho thuê doanh nghiệp đến các cơ quan sau đây:

a)Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương;

b)Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;

c)Cơ quan thuế;

d)Cơ quan đăng ký kinh doanh;

đ)Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

3.Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).

Điều 45. Bàn giao doanh nghiệp

Ngườicho thuê có trách nhiệm bàn giao tài sản, sổ sách, lao động và các hồ sơ cóliên quan cho người thuê trong thời hạn được thỏa thuận tại hợp đồng thuê doanhnghiệp.

BanĐổi mới quản lý doanh nghiệp cùng người ký hợp đồng cho thuê và Giám đốc doanhnghiệp bàn giao doanh nghiệp cho người thuê.

Khibàn giao, nếu số lượng và gía trị tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượngvà giá trị tài sản đã ghi trong hợp đồng thì người thuê có quyền hoãn nhận bàngiao và yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp

Ngoàiviệc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người thuê tài sản quy định tại Mục 5,Chương II, Phần thứ ba của Bộ Luật dân sự, người thuê doanh nghiệp còn có cácquyền và nghĩa vụ sau:

1.Quyền của người thuê doanh nghiệp:

a)Chủ động quản lý, sử dụng các tài sản và lao động thuê của doanh nghiệp để phụcvụ các hoạt động kinh doanh không trái với các thỏa thuận trong hợp đồng và quyđịnh của pháp luật;

b)Được thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹthuật, duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các tài sản bị hỏng trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu cho thuê lại tài sản phải được sự đồngý của người quyết định cho thuê;

c)Tự quyết định tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh, phương thức trả lương, thưởngtrong doanh nghiệp;

d)Được hưởng các quyền lợi do việc thuê doanh nghiệp đem lại sau khi đã làm xongnghĩa vụ đối với Nhà nước và bên cho thuê;

đ)Kế thừa toàn bộ các hợp đồng thuê đất, mặt bằng, cung cấp điện, nước của doanhnghiệp nhà nước cho thuê (nếu có nhu cầu).

2.Nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp:

a)Trả tiền thuê doanh nghiệp theo đúng các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;

b)Sử dụng tài sản đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê; không đượcdùng tài sản đi thuê (trừ phần đầu tư mới thuộc phần vốn của mình) để cầm cốhoặc thế chấp; không được cho thuê lại quyền sử dụng đất;

c)Bảo toàn giá trị các tài sản của doanh nghiệp cho thuê khi thanh lý hợp đồng;

d)Cùng người cho thuê giải quyết các vấn đề phát sinh về quyền và nghĩa vụ theohợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước, nguyên vật liệu, bán sản phẩm, hợp đồnglao động; cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và vệ sinh môi trường;

đ)Chịu sự kiểm tra, giám sát của người cho thuê về sử dụng tài sản thuê;

e)Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng thuê doanh nghiệp.

3.Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, ngườithuê còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

a)Trường hợp doanh nghiệp được doanh nghiệp nhà nước khác thuê thì ngoài quyền vànghĩa vụ theo hợp đồng như quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này và các quyđịnh khác của pháp luật, sau khi nộp các loại thuế, doanh nghiệp nhà nước nhậnthuê có toàn quyền sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp màmình đã thuê;

b)Trường hợp người thuê doanh nghiệp nhà nước đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp hoặc Luật Hợp tác xã thì có quyền sử dụng tài sản đi thuê và lao động đểphục vụ cho mục tiêu kinh doanh theo cơ chế quy định đối với loại hình doanhnghiệp đã đăng ký, đồng thời bảo đảm các quy định của hợp đồng thuê và các quyđịnh tại khoản 1, 2 của Điều này;

c)Trường hợp tập thể người lao động hoặc cá nhân người lao động trong doanhnghiệp nhận thuê doanh nghiệp thì phải có nguồn vốn riêng, đăng ký thành lậpdoanh nghiệp của tập thể người lao động hoặc của cá nhân và có quyền sử dụngdoanh nghiệp nhà nước đã thuê theo cơ chế quy định đối với loại hình doanhnghiệp đã đăng ký.

4.Người thuê doanh nghiệp vi phạm các cam kết trong hợp đồng gây tổn thất đếndoanh nghiệp cho thuê, ngoài các trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồngthuê, người quyết định cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng và buộc người nhận thuêphải bồi thường tổn thất do mình gây ra.

Điều 47. Quyền và trách nhiệm của người quyết định cho thuê doanhnghiệp và người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp

1.Người quyết định cho thuê doanh nghiệp có quyền tổ chức chỉ đạo thực hiện hợpđồng thuê doanh nghiệp; giải quyết các đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanhnghiệp, của người ký kết hợp đồng; quyết định giá cho thuê doanh nghiệp; quyếtđịnh thu hồi doanh nghiệp cho thuê theo kiến nghị của người ký hợp đồng thuêdoanh nghiệp.

2.Người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm:

a)Tổ chức triển khai việc thực hiện các nội dung và cam kết trong hợp đồng thuêdoanh nghiệp;

b)Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; không can thiệpvào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi chobên thuê thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thuê doanh nghiệp;

c)Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; kiến nghị xử lý theo quy định củapháp luật đối với người thuê không thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp

1.Hết thời hạn thuê doanh nghiệp ghi trong hợp đồng, người thuê bàn giao giá trịdoanh nghiệp cho người cho thuê; hai bên cùng đánh giá trị thực trạng và giátrị tài sản còn lại, tài sản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, đối chiếu với hợpđồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và thỏa thuận việc xử lý giá trị các tàisản đầu tư mới và tiến hành thanh lý hợp đồng;

2.Trường hợp đang thuê hoặc kết thúc hợp đồng thuê, người thuê có nhu cầu mua lạidoanh nghiệp thì hai bên thanh lý hợp đồng thuê và tiến hành các thủ tục muatheo phương thức trực tiếp quy định trong Nghị định này.

 

Chương V

NHỮNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO,MUA,

THUÊ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 49. Ưu đãi đối với doanh nghiệp giao, bán, cho thuê

1.Doanh nghiệp giao cho tập thể người lao động; doanh nghiệp bán cho tập thể, cánhân hoặc pháp nhân:

a)Được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp mới thành lập và các quy định của LuậtKhuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Trường hợp không đủ điều kiện hưởng ưuđãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50%thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động;

b)Được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí trước bạ đối với tài sản thuộcquyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước chuyển thành sở hữu doanhnghiệp mới;

c)Được tiếp tục duy trì các hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai của doanh nghiệp cũtheo quy định của Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật hiện hành;

d)Được tiếp tục vay vốn của Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính và các tổchức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế lãi suất áp dụng đối với doanhnghiệp nhà nước;

đ)Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành nhưđối với doanh nghiệp nhà nước;

e)Trước khi chuyển sang giao, bán họặc cho thuê, doanh nghiệp được chủ động sửdụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) để chia cho người laođộng đang làm việc tại doanh nghiệp (không phải nộp thuế thu nhập);

g)Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình vănhóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao độngtiếp tục làm việc tại doanh nghiệp giao hoặc bán. Những tài sản này thuộc sởhữu của tập thể người lao động do tổ chức Công đoàn doanh nghiệp quản lý.

2.Doanh nghiệp cho thuê được hưởng những ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e,g khoản 1 Điều này.

Điều 50.Ưu đãi đối với người mua là tập thể lao động trong doanh nghiệp

Tậpthể người lao động đáp ứng quy định tại khoản 13 Điều 3 của Nghị định này khimua doanh nghiệp thì Chủ tịch Công đoàn hoặc người đại diện tập thể người laođộng do Đại hội toàn thể công nhân viên chức doanh nghiệp bầu thay mặt tập thểngười lao động thực hiện các thủ tục mua doanh nghiệp và được hưởng các ưu đãisau:

1.Đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp để tiếp tục duy trì sản xuấtkinh doanh, bảo đảm việc làm cho mình và cam kết tiếp nhận hết số lao động hiệncó tại doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợp đồng), khi mua doanh nghiệpthua lỗ ở mức mất khả năng thanh toán các khoản nợ và dự kiến số tiền thu đượctừ bán doanh nghiệp không đủ trang trải các khoản nợ:

a)Nếu tập thể người lao động bảo đảm từ 50% đến 100% số lao động hiện có củadoanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới, cam kết bảo đảm việclàm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 70% giá bán;

b)Nếu tập thể người lao động chỉ bảo đảm dưới 50% số lao động hiện có của doanhnghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết bảo đảm việc làmcho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 50% giá bán.

2.Đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp để tiếp tục duy trì sản xuất -kinh doanh, bảo đảm việc làm cho mình và cam kết tiếp nhận hết số lao động hiệncó tại doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợp đồng), khi mua doanh nghiệpđang có lãi hoặc không lỗ và dự kiến số tiền thu hồi từ bán doanh nghiệp có thểđủ để thanh toán các khoản nợ:

a)Nếu tập thể người lao động cùng bảo đảm từ 50% đến 100% số lao động hiện có củadoanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết bảo đảm việclàm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 50% giá bán.

b)Nếu tập thể người lao động chỉ đảm bảo dưới 50% số lao động hiện có của doanhnghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết việc làm cho số laođộng này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 40% giá bán.

3.Người mua là cá nhân hoặc một nhóm người lao động trong doanh nghiệp không đượccông nhận là đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp thì không đượchưởng những ưu đãi như đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp.

4.Mỗi người lao động trong tập thể mua doanh nghiệp được quyền sở hữu một phầngiá trị doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp, có quyền và nghĩa vụ của ngườigóp vốn nhưng không được chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài doanh nghiệptrong thời hạn 1 năm sau khi mua doanh nghiệp.

Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người laođộng

1.Nếu sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợpđồng lao động) và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trở lên thì đượcgiảm 50% giá bán.

2.Nếu chỉ sử dụng từ 50% đến dưới 100% số lao động của doanh nghiệp chuyển sanglàm việc tại doanh nghiệp mới và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trởlên thì được giảm 30% giá bán.

3.Nếu chỉ sử dụng từ 20% đến dưới 50% số lao động của doanh nghiệp chuyển sanglàm việc tại doanh nghiệp mới và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trởlên thì được giảm 20% giá bán.

Điều 52.Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay

Nếungười mua doanh nghiệp trả tiền ngay 1 lần sau khi mua thì được giảm tối đa là20% giá bán; nếu trả tiền nhiều lần trong 1 năm sau khi mua doanh nghiệp thì đượcgiảm tối đa là 10% giá bán.

Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi doanh nghiệp

Ngườilao động không được người mua tiếp tục sử dụng hoặc tự động chấm dứt hợp đồng:

1.Trước khi bán được doanh nghiệp sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi(bằng tiền) chia cho người lao động;

2.Được hưởng các chế độ khác theo pháp luật về lao động.

 

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH,

CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 54.Thẩm quyền lựa chọn và quyết định áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh, chothuê doanh nghiệp

Căncứ vào phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt:

1.Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao, bán,khoán kinh doanh, cho thuê đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kể cả cácdoanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty 90.

2.Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, chothuê doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty.

Điều 55.Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệpnhà nước

1.Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Tổng công ty 91 là cơ quan giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hộiđồng quản trị Tổng công ty 91 tổ chức thực hiện việc giao, bán, khoán kinh doanhcho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Tùytheo tính chất ngành nghề, hình thức là giao, bán, khoán kinh doanh hoặc thuêdoanh nghiệp và tình trạng tài chính của doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lýdoanh nghiệp mời thêm các thành viên đại diện của Ngân hàng, doanh nghiệp, ngườilao động trong doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan tham gia.

2.Doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê phải được Bộ, Uỷban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định thành lập Ban Đổi mới tại doanhnghiệp để thực hiện các công tác chuẩn bị, dự thảo phương án, tổ chức kiểm kêtài sản, tiền vốn và công nợ; lập danh sách lao động của doanh nghiệp và cácthủ tục cần thiết khác theo hướng dẫn của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cấptrên.

Điều 56.Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố,Tổng công ty 91 trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanhnghiệp

1.Trường hợp giao doanh nghiệp:

a)Xây dựng phương án giao doanh nghiệp; thông báo với toàn thể người lao độngtrong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc giao doanhnghiệp;

b)Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định hiện trạng tài sản, phẩm chất và tínhnăng kỹ thuật của tài sản và mặt bằng giá trị trường;

c)Đối chiếu công nợ; lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ củacác chủ nợ và các khoản nợ phải trả; xây dựng phương án xử lý các tồn tại vềtài chính và lao động của doanh nghiệp;

d)Lập hợp đồng giao doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;

đ)Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồitài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn,nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giaotài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người nhận giao doanh nghiệptheo thỏa thuận của hợp đồng giao doanh nghiệp;

e)Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc giao doanhnghiệp.

2.Trường hợp bán doanh nghiệp:

a)Xây dựng phương án bán doanh nghiệp; thông báo với toàn thể người lao độngtrong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng việc bán doanhnghiệp;

b)Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định giá dự kiến bán doanh nghiệp trên cơsở giá trị sổ sách, hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tàisản theo mặt bằng giá trị trường;

c)Đối chiếu công nợ, lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ trảcho các chủ nợ; xây dựng phương án xử lý các tồn tại về tài chính và lao độngcủa doanh nghiệp;

d)Tổ chức bán trực tiếp hoặc bán đấu thầu doanh nghiệp nhà nước; phân tích, đánhgiá hồ sơ dự thầu, kiến nghị giá bán (trường hợp bán trực tiếp) và chọn ngườithắng thầu (trường hợp đấu thầu) để người bán doanh nghiệp quyết định;

đ)Lập hợp đồng bán doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;

e)Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thu hồi tài sản củadoanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ;thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổsách và các hồ sơ có liên quan cho người mua theo thỏa thuận của hợp đồng bándoanh nghiệp;

g)Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc bán doanh nghiệp.

3.Trường hợp cho thuê doanh nghiệp:

a)Xây dựng phương án cho thuê doanh nghiệp; xác định chỉ tiêu và điều kiện chothuê doanh nghiệp; thông báo tại doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đạichúng về việc cho thuê doanh nghiệp;

b)Hướng dẫn Ban Đổi mới tại doanh nghiệp kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc sở hữu củadoanh nghiệp, xác định thực trạng tài chính và tài sản của doanh nghiệp quythành giá trị trước khi cho thuê;

c)Xác định giá cho thuê tối thiểu và kiến nghị giá cho thuê doanh nghiệp;

d)Phân tích, đánh giá về phương án thuê; trao đổi và thỏa thuận trực tiếp với ngườithuê về hợp đồng thuê hoặc tổ chức đấu thầu cho thuê doanh nghiệp. Đề xuất ngườinhận thuê trực tiếp (trường hợp trực tiếp) và người thắng thầu (trường hợp đấuthầu) để người quyết định cho thuê doanh nghiệp quyết định;

đ)Lập hợp đồng cho thuê doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;

e)Xử lý trong phạm vi thẩm quyền các vấn đề phát sinh từ việc cho thuê doanhnghiệp.

4.Trường hợp khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp:

a)Xác định các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh; tổ chức xây dựng phương ánkhoán kinh doanh đối với doanh nghiệp;

b)Thỏa thuận trực tiếp với người nhận khoán kinh doanh hoặc tổ chức đấu thầu lựachọn người nhận khoán kinh doanh;

c)Lập hợp đồng khoán kinh doanh, báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định.

Điều 57.Trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố,Tổng công ty 91

BanĐổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 chịutrách nhiệm về nội dung và kết quả công việc được giao trước người quyết địnhgiao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và trước pháp luật.

Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanhcho thuê doanh nghiệp

1.Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định: chỉ tiêu và điềukiện khoán kinh doanh, giá cho thuê, giá bán doanh nghiệp và phê duyệt phươngán giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nướctrên sổ sách kế toán dưới 1 tỷ đồng.

2.Những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán từ 1 tỷ đồng đến dưới 5tỷ đồng tùy trường hợp, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quảntrị Tổng công ty 91 trình Thủ tướng Chính phủ xét.

Điều 59.Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanhnghiệp

1.Hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộquản lý do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành hoặc người được Bộ trưởng Bộ quản lýngành ủy quyền ký.

2.Hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước thuộc địaphương quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc người được Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh ủy quyền ký.

3.Tổng giám đốc Tổng công ty 91 ký hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuêdoanh nghiệp thành viên Tổng công ty.

Điều 60.Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán,khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp

Ngườiký hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp có trách nhiệm:

1.Tổ chức thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp;

2.Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và xử lý các vấnđề phát sinh;

3.Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng giao bán, khoán kinh doanh,cho thuê doanh nghiệp do hai bên ký hợp đồng cùng giải quyết, nếu còn tranhchấp thì đề nghị Tòa Kinh tế cấp tỉnh quyết định.

Điều 61.Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp

BanĐổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Tổng công ty 91 thông báo cho doanh nghiệp biết và công bố công khai trên phươngtiện thông tin đại chúng về chủ trương chuyển doanh nghiệp sang áp dụng mộttrong các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và đăngký danh sách người nhận giao, mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp trongthời gian 30 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổidoanh nghiệp.

Quáthời hạn trên mà không có người đăng ký bất kỳ hình thức nào thì Ban Đổi mớiquản lý doanh nghiệp đề nghị cấp có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải thể doanhnghiệp; trường hợp doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì Giám đốcdoanh nghiệp phải làm đơn đề nghị Tòa Kinh tế cấp tỉnh mở thủ tục giải quyếtphá sản đối với doanh nghiệp.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 62. Hiệu lực thi hành, trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghịđịnh

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đâytrái với Nghị định này đều không còn giá trị.

Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Bộ: Tàichính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Ban Vật giá Chính phủ, Tổng cục Địa chính, các Bộ có liên quan hướngdẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 63.Trách nhiệm tổ chức thực hiện

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trịTổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành; định kỳ cứ 3 tháng một lần báo cáoThủ tướng Chính phủ và đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Nghị địnhnày./.

 

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải