• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/07/2002
UBND TỈNH HƯNG YÊN
Số: 29/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 19 tháng 6 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN

V/v phê duyệt chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến 2010.

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

 

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989;

- Căn cứ Nghị quyết số: 12-NQ/TU ngày 15 tháng 01 năm 2002 của Tỉnh uỷ Hưng Yên về chương trình phát triển sự nghiệp Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Y tế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến 2010.

Điều 2: Giao cho Sở Y tế tổ chức triển khai và phối hợp với các sở ngành có liên quan, các địa phương thực hiện tốt chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến 2010.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Cao Văn Cường

CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE

NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2002/-UB ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

________________________

I- Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Phấn đấu để mọi người dân được hưởng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi

2. Những mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm sây dịch, không để dịch lớn xảy ra, duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán phong, tiến tới loại trừ bệnh sởi, hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, tích cực phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, thương tích, bệnh nghề nghiệp, tự tử, tâm thần.

- Củng cố y tế cơ sở, đưa dịch vụ có chất lượng về trạm y tế cấp xã, nâng cao một cách có hiệu quả tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, có chính sách thích hợp hỗ trợ cho người nghèo, người có công, người già không có nơi nương tựa và trẻ em.

- Tăng cường hiệu quả các hoạt động của toàn ngành, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế (dự phòng, chữa bệnh, cung ứng thuốc), đến năm 2005 chất lượng y tế chuyên sâu ngang với các tỉnh khu vực sông Hồng. Tăng cường giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành, ngãn chặn tiêu cực trong việc khám và chữa bệnh. Các chỉ tiêu đạt được trong năm 2005 và năm 2010:

Tên chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Tỷ lệ bác sỉ và dược sĩ đại học/10.000 dân

4,5

5,2

Tỷlệ giường bệnh /10.000 dân

18,2

20

Tỷlệ trạm y tế xã có bác sĩ

100%

100%

Tỷ lệ thon có cán bộ y tế

100%

100%

Tỷ lệ phu nữ mang thai được chăm sóc trước và sau đẻ

100%

100%

Tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi

18%

15%

Tỷlệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

25%

18%

Tuổi thọ trung bình

69,8

71,1

 

II- Các giải pháp giai đoạn 2001 - 2005:

1- Chú trọng truyền thống giáo dục sức khoẻ:

Để mọi người dân hiểu và tự giác tham gia rèn luyện thể dục thể thao nâng cao thể lực, tăng sức khoẻ và tuổi thọ, xây dựng nếp sống lành mạnh xã hội.

- Mở những chuyên mục giáo dục sức khoẻ trên Đài truyền hình, Báo Hưng Yên.

- Mở rộng việc phát hành Tập san của ngành Y tế, Báo sức khoẻ, cung cấp những kiến thức y tế phổ thông đến với nhân dân.

- Phối họp với ngành Giáo dục và các đoàn thể, đưa một số chương trình sức khoẻ vào hoạt động thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện an toàn lao động, an toàn siao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa tai nạn.

- Thành lập Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ làm nhiệm vụ đầu mối phối hợp các ngành đoàn thể, phát huy hiệu quả công tác xã hội trong lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khoẻ.

2- Nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh:

Thực hiện công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và Bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Kiện toàn hệ thống y tế, hoàn chỉnh mạng lưới và quy mô các Bệnh viên theo hướng phục vụ cụm dân cư phù hợp với điều kiện, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và tuyên chuyên môn kỹ thuật.

Hoàn thành nâng cấp, hiện đại hoá Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo dư án đã được duyệt, có tính đến nhu cầu phát triển quy mô đến năm 2010 và 2020

Đầu tư xây mới Bệnh viện đa khoa II Phố Nối qui mô 200 giường

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Lao và bệnh phổi qui mô 100 giường.

Đầu tư xây dựng Bệnh viện tâm thần 100 giường.

Đầu tư cải tạo các trung tâm y tế huyện đảm bảo kiên cố, khang trang đủ năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Ưu tiên phát triển chuyên môn sâu đáp úng điều trị một số bệnh đang có xu hướng phát triển mạnh như: Ung thư, tim mạch, chấn thương. Giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến trên (đến năm 2005 còn 9-10%). Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện thường xuyên, ổn định các kỹ thuật như phẫu thuật gan mật, phẫu thuậUồng ngực, bướu cổ, nội soi điều trị, mổ đục thuỷ tinh thể.

- Chuẩn hoá các phương tiện kỹ thuật theo hướng hiện đại và đồng bộ, đầu tư phù hợp với nhiệm vụ tuyến kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu của Bệnh viện và khả năng thanh toán của nhân dân; khuyến khích sử dụng các loại thuốc sản xuất trong nước, đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý, chống lạm dụns việc sứ dụng thuốc đắt tiền, các kỹ thuật cao không cần thiết trong chẩn đoán và điều trị.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ chuyên môn thường xuyên và có hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở, triển khai nhanh việc thực hiện cấp cứu 05, đón và chuyển người bệnh kịp thời.

- Nâng cao trình độ chuyên môn ở các tuyến tập trung, ưu tiên các hoạt động của khoa ngoại, sản, nhi và cấp cứu. Tăng cường y đức, thái độ phục vụ người bệnh, tâm lý tiếp xúc của cán bộ ớ các sớ y tế. Đến năm 2005 các cơ sở điều trị thực hiện đầy đủ nội dung chăm sóc toàn diện và 100% các Bệnh viện đạt Y đức khá trở lên.

Đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ người bệnh tại bệnh viện (thuốc, các dịch vụ bệnh viện) và vệ sinh trật tự trong cơ sở điều trị.

- Chú trọng đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, kháng sinh đồ. Xây dựng 2 phòng xét nghiệm hiện đại (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng).

Đảm bảo thực hiện tốt các xét nghiệm phục vụ điều trị và y tế cộng đồng

- Tập trung triển khai tốt các quy chế Bệnh viện, cải tiện các thủ tục hành chính, nhanh chóng thuận lợi không phiền hà cho người bệnh, ứng dụng công nghệ thõng tin trong quản lý các dịch vụ y tế.

- Gắn trách nhiệm với quyền lợi của đơn vị và từng cá nhân, từng bước tiến hành hoạch toán thu chi theo các qui định đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí.

Triển khai đồng bộ và hiệu quả thuốc bảo hiểm y tế ở 100% Trạm Y tế xã có bác sỹ, thực hiện tốt chính sách đối với người có công với nước, trẻ em, hỗ trợ người nghèo, người tàn tật cô đơn.

- Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ sức khoẻ sinh sản, đảm bảo bà mẹ có thai được khám trên 3 lần, 100% phụ nữ đẻ được cán bộ y tế giúp đỡ, giảm tối đa tỷ lệ tử vong liên quan đến thai sản và tử vong của trẻ em.

3- Khắc phục cơ bản những bệnh nhiêm trùng và kỷ sinh trùng:

- Chủ động phòng chống các bệnh điển hình của khu vực nông nghiệp đang trên đà phát triển công nghiệp nhất là các bệnh nhiễm trung, ký sinh trùng và các bệnh phát sinh do đời sống nâng lên như: Tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, ngộ độc, tự tử, các bệnh do lối sống không lành mạnh nghiện hút, rượu chè).

- Thường xuyên chủ động phòng chống dịch từ tỉnh đến cơ sở, tập trung huy động nguồn lực, kiên quyết không để dịch lớn xảy ra. Khống chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh như thương hàn, sốt xuất huyết sốt rét, viêm gan, viêm não, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Thực hiện chương trình mục tiêu phòng, chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Khống chế, tiến tới giảm số mắc lao mới 0,1 % dân số năm 2000 xuống còn 0,08% nãm 2005. Giảm tỷ lệ mắc sốt rét 10% hàng năm, không để xẩy ra dịch sốt rét và không có trường hợp tử vong sốt rét. Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-12 tuổi còn 5% và thanh toán tình trạng rối loạn do thiếu hụt lốt vào năm 2005. Duy trì tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vacxin trên 99%, đưa 2 loại vacxin viêm não Nhật Bản B và viêm gan B vào tiêm chủng mở rộng trên quy mỏ toàn tỉnh vào năm 2005. 100% bà mẹ có thai được tiêm phòng uốn ván 2 mũi. Giảm 50% tỷ lệ mắc các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà so với năm 2000, đảm bảo an toàn truyền máu, giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết. Khám phát hiện, mổ đục thuỷ tinh thể hàng năm từ 500-1000 trường hợp an toàn.

- Củng cố và hiện đại hoá hệ thống giám sát dịch tễ, hệ thống quản lý, thống kê, thông tin kịp thời cho việc xử lý các vụ dịch.

- Tích cực phòng chống, chủ động giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Thực hiện tích cực trong việc phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp, ưu tiên xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh viện, hoá chất trừ sâu v.v...

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị đảm bảo 100% mẫu máu được kiểm tra về nguy cơ nhiễm HIV và viêm gan B.

4- Tiêu chuẩn hoá cán bộ y tế:

Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ y tế ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, đảm bảo đủ, cân đối về tỷ lệ giữa thầy thuốc và điều dưỡng; giữa chuyên môn và phi chuyên môn; giữa y và dược; giữa dự phòng và điều trị đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

+ Đối với tuyến tỉnh: Giám đốc và các Phó giám đốc có trình độ chuyên khoa I hoặc tương đương trớ lên; 30% trưởng khoa có trình độ chuyên khoa cấp II hoặc tương đương, số còn lại có trình độ chuyên khoa cấp I mỗi khoa có ít nhất 1 cử nhân điều dưỡng. Các bác sỹ điều trị được đào tạo chuyên khoa tương ứng với vị trí công việc.

- Đào tạo các chuyên khoa sâu, đào tạo nâng cao để đủ khả năng triển khai và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt chuyên khoa ngoại, chấn thương, nội soi, sản, nhi, xét nghiệm và bảo dưỡng các trang thiết bị y tế. Chú trọng đào tạo các chuyên khoa sâu, cán bộ chuyên khoa đầu nganh ở bệnh viện tuyến tỉnh.

+ Đối với huyện thị: 100% Giám đốc và Phó giám đốc có trình độ chuyên khoa cấp 1,50% bác sĩ trưởng khoa có bằng chuyên khoa 1, 100% bác sĩ tham gia điều trị phải được đào tạo chuyên khoa tương ứng với vị trí chuyên môn; mỗi TTYT tuyến huvện phải có 1 cử nhân điều dưỡng.

+ Tuyến xã, phường: Năm 2005 có 100% Trạm Y tế xã có bác sĩ công tác, kết hợp đào tạo, tuyển dụng và tổ chức thực hiện tốt đề án tăng cường bác sĩ về xã. Ưu tiên đào tạo bác sĩ tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, hàng năm tổ chức ôn thi ít nhất 03 tháng cho cán bộ y tế xã, giải quyết các chế độ đãi ngộ để mỗi năm có trên 30 y sĩ được đi chuyên tu đại học. Đào tạo cán bộ sơ học để duy trì 100% số thôn có cán bộ y tế. Trước mắt năm 2002-2003, tập trung đào tạo cho tuyến xã, phường và có các chính sách thu hút các bác sĩ về công tác tại Trạm y tế xã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các Bác sĩ yên tâm công tác tại cơ sở.

5- Thực hiện xã hội hoá, cung cấp các dịch vụ y tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết 90 của Chính phủ về: “Phương hướng và chủ trương các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá” đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh, bao gồm cơ sở Nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân, khoa bán công trong bệnh viện công lập, thống nhất quản lý về chuyên môn nghiệp vụ các cơ sở y tế tư nhân với hệ thống y tế Nhà nước, tạo sức cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Khai thác các nguồn lực cho y tế, tranh thủ mọi nguồn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước; xây dụng nếp sống văn minh, từng bước xoá bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ; xây dựng các điển hình tiên tiến an toàn cộng đồng.

- Thu hút mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ sức khoẻ, thông qua các phong trào phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân, gia đình và tham gia cộng đồng. Củng cố các ban chăm sóc sức khoẻ tuyến huyện xã, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, thực hiện phối hợp liên ngành trong các hoạt động.

6- Sử dụng có hiệu quả và đa dạng hoá các nguồn lực.

- Đầu tư chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, hỗ trợ của các viện Trung ương, viện trợ của các tổ chức quốc tế. Trong đó, đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đến năm 2005, đảm bảo chi từ ngân sách cho hoạt động y tế bình quân đầu người 29.000 đồng bình quân đầu giuờng bệnh tuyến tỉnh đạt 17.000.000đ, tuyến huyện đạt 12.000.000đ. Thực hiện mức chi thường xuyên cho y tế đạt 9% trong tổng số chi ngân sách của tỉnh vào năm 2005. Thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Ngân sách Nhà nước được ưu tiên cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại Y tế cơ sở, y tế dự phòng, y học cổ truyền, khám chữa bệnh cho người nghèo và các chế độ chính sách, các mục tiêu chương trình y tế quốc gia và chương trình sức khoẻ ưu tiên từng năm. Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện tại một số huyện và xây dựng lộ trình triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Điều chỉnh giá viện phí tương xứng với trình độ kỹ thuật của từng tuyến, theo từng loại đối tượng để phù hợp với khả năng chi trả của nhân dân, từng bước phấn đấu để nguồn thu từ Bảo hiểm y tế và viện phí đạt tỷ trọng 50% trong kinh phí đầu tư cho y tế tại tuyến điều trị.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá trong quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà đầu tư để nâng cấp Bệnh viện tỉnh đạt trình độ khá trong khu vực vào năm 2005. Huy động, điều phối, cân đối, họp lý ngân sách Nhà nước và các nguồn viện trợ, vốn vay cho hô trợ y trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngành Y tế nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các cấp, xoá bỏ đầu tư bất hợp lý, tránh thất thoát và tăng cường hiệu quả đầu tư.

7- Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền:

Củng cố và phát triển Y học cổ truyền từ tỉnh đến trạm y tế xã, phường. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của khoa Y học cổ truyền ở các bệnh viện tuyến huyện. Các trạm y tế xã có cán bộ được bổ túc về kiến thức Y học cổ truyền. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trở thành trung tâm Y, dược học cổ truyền trong tỉnh, xác định các bệnh ưu tiên có thể chữa trị bằng y học cổ truyền, xây dụng các bài thuốc để hướng dẫn các đơn vị điều trị. Các trạm y tế xã phát triển vườn thuốc nam và các kỹ thuật không dùng thuốc Với hiệu quả chữa bệnh ngày càng cao. Gắn phát triển các loại cây thuốc với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp để Hưng Yên trở thành vùng cung cấp dược liệu của khu vực. Coi trọng việc chế biến dược liệu và khai thác, giữ gìn và phát huy vốn Y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông. Phấn đấu sản xuất được một số loại thuốc, dược liệu qua chế biến có thế phục vụ trong tỉnh và cạnh tranh trong khu vực và cả nước.

8- Cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế:

Thực hiện cổ phần hoá Công ty Dược - Vật tư y tế, mở rộng năng lực cung ứng thuốc, đảm bảo cung cấp đủ các mặt hàng thuốc thiết yếu cho các cơ sở chữa bệnh trong tỉnh và các trạm y tế xã. Đầu tư kỹ thuật chế biến các mặt hàng y tế đông dược, có khả năng cạnh tranh với một số tỉnh. Giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm, loại bỏ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất.

9- Nâng cao năng lực của hệ thống Y tế

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới trong toàn ngành, theo hướng tinh giản, chất lượng. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành theo Nghị định của Chính phủ, thống nhất sự điều hành về chuyên môn, tổ chức và kinh phí từ tỉnh đến cơ sở, phân cấp quản lý cho các tuyến để phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc xây dụng và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ theo nhu cầu của từng địa phương.

- Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giảng dạy tại trường Trung học Y tế, đủ năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế có chất lượng.

- Có chính sách và chế độ trợ giúp, để tăng cường đào tạo cán bộ y tế cơ sở, bác sĩ chuyên tu cho trạm y tế xã, đẩy mạnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa I, chuyên khoa II cho tuyến tỉnh và tuyến huyện kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo theo địa chỉ ở các Viện chuyên khoa đầu ngành.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ tỉnh đến huyện vào năm 2005.

- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp về kiến thức tổ chức và quản lý trong lĩnh vực y tế

- Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các hoạt động của ngành y tế.

- Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra y tế đủ về số lượng, chất lượng nhằm thực hiện tốt chức năng được quy định. Thực hiện điều hành quản lý về y tế theo quy chế, đồng thời tăng cường; việc thanh tra kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

III- Kinh phí thực hiện:

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao thực hiện chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2005, sở Y tế xây dựng dự toán gửi sở Tài chính - Vật giá, sở Kế hoạch và Đầu tư, cân đối vào ngân sách hàng năm trình UBND tỉnh để thông qua HĐND tỉnh phê duyệt.

IV- Thời gian thực hiện chương trình: từ năm 2001 đến năm 2005.

Sở Y tế là cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, đảm bảo tài chính, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm để báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức sơ lết thực hiện chương trình hàng năm và tổng kết thực hiện chương trình vào cuối năm 2005.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.