• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 12/11/2007
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 25/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 21 tháng 3 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP

ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chínhápdụng cho đơn vị sự nghiệp có thu

 

Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủvề chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫnnhư sau:

 

I- Đối tượng và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

1. Đối tượng:

Thôngtư này được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập, hoạt độngcó thu trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môi trường,văn hóa thông tin, Thể dục thể thao, Sự nghiệp kinh tế, Dịch vụ việc làm... baogồm:

Cáccơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Cáccơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng.

CácTổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi trường.

Cácđoàn nghệ thuật, Trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá, thư viện bảo tồn bảo tàng,Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm thông tin, báo chí, xuất bản.

CácTrung tâm huấn luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao.

Cáctrung tâm chỉnh hình, kiểm định an toàn lao động.         

Cácđơn vị dịch vụ tư vấn, dịch vụ giải quyết việc làm.

Cácđơn vị sự nghiệp kinh tế: Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Giao thông; Công nghiệp;Địa chính; Khí tượng thuỷ văn.

Đốivới các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các Tổng công ty, Tổ chức chính trị,các Tổ chức chính trị-Xã hội cũng được thực hiện theo Thông tư này.

Thôngtư này không áp dụng đối với các đơn vị:

Cáccơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, cáctổ chức xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Cácđơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập không có nguồn thu, được ngân sách Nhà nướcbảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu:

Cácđơn vị sự nghiệp có thu được sắp xếp vào 2 loại sau:

a)Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vịcó nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên,ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên chođơn vị.

b)Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vịcó nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên cho đơnvị.

3. Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp có thu:

a)Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên làđơn vị có nguồn thu chưa trang trải được toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, có mức kinh phí tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị đượcxác định theo công thức sau đây nhỏ hơn 100%:

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x

100

Tổng số chi hoạt động thường xuyên           

Trongđó:

Tổngsố thu sự nghiệp của đơn vị theo quy định tại điểm 1.2, Mục II của Thông tưnày.

Tổngsố chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo quy định tại điểm 2.1, Mục II củaThông tư này.

Tổngsố thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên đơn vị tính theo dự toánthu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định; tình hình thực hiện dự toán thu, chi củanăm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

b)Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên là cácđơn vị sau đây:

Đơnvị có cách tính theo công thức tại tiết a, điểm 3, mục I nói trên, bằng hoặclớn hơn 100%.

Đơnvị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sựnghiệp, ngân sách Nhà nước không cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyêncho đơn vị.

Đơnvị sự nghiệp đã tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sựnghiệp và từ nguồn ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặthàng.

Đơnvị sự nghiệp làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm tra chất lượng...mànguồn thu đã bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ các dịch vụ trên theoquy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách Nhà nước khôngcấp thêm kinh phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên.

II- Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị:

1. Nguồn tài chính của đơn vị, gồm:

1.1.Ngân sách Nhà nước cấp:

a)Đối với cả 2 loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí và đơn vị tự bảo đảm mộtphần chi phí, ngân sách Nhà nước cấp:

Kinhphí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chươngtrình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyềngiao.

Kinhphí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệmvụ của Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định (điều tra,quy hoạch, khảo sát...)

Kinhphí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đốivới số lao động trong biên chế dôi ra.

Vốnđầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sựnghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

b)Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí: Ngân sách Nhà nước cấp kinhphí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được ổn địnhtheo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủquyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác địnhlại cho phù hợp.

1.2.Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:

a)Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thu theoquy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng vànội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối vớitừng loại phí, lệ phí.

b)Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này doThủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tíchluỹ.

c)Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

1.3.Nguồn khác theo quy định (nếu có): Các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tíndụng.

2. Nội dung chi.

2.1.Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp:

a)Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương; cáckhoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo quy định...

b)Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liênlạc, công tác phí, hội nghị phí...

c)Chi hoạt động nghiệp vụ.

d)Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí.

e)Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu haotài sản cố định).

g)Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy mócthiết bị...

h)Chi khác.

2.2.Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chươngtrình mục tiêu Quốc gia; chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; chi vốnđối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.

2.3.Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

2.4.Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trangthiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.

2.5.Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

2.6.Các khoản chi khác (nếu có).

III-Về định mức chi.

Trêncơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhànước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ,để bảo đảm hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vịvà tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.

Đốivới các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại,công vụ phí...), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tuỳ theo từng nội dungcông việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị được quyếtđịnh mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồnthu được sử dụng.

IV- Chi trả tiền lương.

1. Xác định quỹ tiền lương, tiền công (gọi chung là quỹ tiền lương)của đơn vị như sau:

Quỹ tiền lương của đơn vị

=

Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước qu định

x

Hệ số điều chỉnh (1+ tăng thêm) mức lương tối thiểu

x

Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân

x

Biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên

x 12 tháng

QuỹLương tối Hệ số Hệ số lương Biên chế tiền thiểu chung điều chỉnh cấp bậc bìnhvà lao động lương = người/tháng x (1 + tăng thêm ) x quân và hệ số x hợp đồng x12 tháng của do nhà nước mức lương phụ cấp lương từ 1 năm đơn vị qui định tốithiểu bình quân trở lên

Hệsố lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương, gồm:

Hệsố lương cấp bậc bình quân chung của đơn vị, theo Nghị định số 25/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ.

Hệsố phụ cấp lương: Theo các chế độ phụ cấp hiện hành.

Biênchế: Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp trên có thẩm quyền đã giao, đơn vị đượcchủ động sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Tuỳtheo kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự bảo đảm chi phí được xác định tổngquỹ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu khôngqúa 3,5 lần tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước (trong đó 1 lần lương hiệnhưởng và tăng thêm không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung doNhà nước quy định). Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí được tính không quá 3lần (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2 lần so với mứctiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định).

Vídụ: Năm 2002 đơn vị A được xếp vào loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phầnchi phí, có 200 biên chế được cấp có thẩm quyền giao và 100 lao động hợp đồngdài hạn. Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị là 3,5. Phụ cấp lương của đơnvị là 0,4 (phụ cấp chức vụ bình quân 0,1; phụ cấp trách nhiệm 0,2; phụ cấp khuvực 0,1). Đơn vị có nguồn tài chính để chi trả tiền lương cho người lao độngtheo quy định. Căn cứ vào mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là210.000 đồng/tháng, quỹ tiền lương năm 2002 của đơn vị được xác định theo côngthức nêu trên, như sau:

Quỹtiền lương tối đa của đơn vị = 210.000 đồng x (1 + 2) x (3,5 + 0,4) x 300 ngườix 12 tháng = 8.845 triệu đồng.

Đơnvị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để chi trả tiền lươngtăng thêm cho người lao động: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện tinhgiản biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành;Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ đột suất của cấp có thẩmquyền giao; tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệphí được để lại đơn vị theo quy định; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trangthiết bị, sửa chữa lớn tài sản; vốn đối ứng các dự án; vốn viện trợ; vốn vay;kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.

Vềviệc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàncủa người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy địnhhiện hành.

2. Trong phạm vi quỹ tiền lương được xác định như trên, Thủ trưởng đơnvị quyết định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động, sau khithống nhất với tổ chức Công đoàn và công khai trong đơn vị, theo nguyên tắc ngườinào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chithì được hưởng nhiều hơn.

Căncứ vào quỹ lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người lao động đượcxác định như sau:

Tiền lương cá nhân

=

Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước quy ịnh

x`

Hệ số điều chỉnh tăng (1+ thêm cho) cá nhân  

x

Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp lương của cá nhân

Trườnghợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người laođộng, Thủ trưởng đơn vị thống nhất với tổ chức Công đoàn sử dụng quỹ dự phòngổn định thu nhập để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động trongđơn vị.

3.Khi Nhà nước thay đổi hoặc điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lươngtối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách Nhà nước,thì các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm, từ cácnguồn sau:

a)Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoảntiết kiệm chi và các quỹ của đơn vị.

b)Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp,các khoản tiết kiệm chi các quỹ của đơn vị và kinh phí ngân sách Nhà nước cấptăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

V. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Cácđơn vị sự nghiệp có các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệmđăng ký kê khai và nộp các loại thuế và các khoản nộp khác (nếu có); được hưởngcác chế độ về miễn giảm thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướngdẫn hiện hành.

Trườnghợp có nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ khác nhau, trong thực tế khó hạch toánriêng, để xác định mức thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy định, đơn vịphải báo cáo với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Cơ quan thuếđịa phương thẩm tra có văn bản báo cáo Tổng cục Thuế để xác định mức thuế phảinộp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị.

VI. Trích lập và sử dụng các quỹ.

1.Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoảnchi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác (nếu có) cho ngân sách Nhà nước; nếucòn chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị được trích lập: Quỹ dự phòng ổn định thunhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chênhlệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau:

Chênh lệch thu, chi

 

=

Thu sự nghiệp và ngân sách Nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên và chi Nhà nước đặt hàng  

-

Chi hoạt động thường xuyên và chi Nhà nước đặt hàng (*)

(*)Trong đó: Chi hoạt động thường xuyên được xác định theo điểm 2.1, Mục II củaThông tư này.

Đơnvị sự nghiệp không được trích lập các quỹ từ các nguồn sau: Kinh phí ngân sáchNhà nước cấp để thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học đềtài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiệnnhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao; tiền mua sắm, sửa chữa tài sản đượcxác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định; vốn đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản; vốn đối ứng cácdự án; vốn viện trợ; vốn vay; kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang nămsau thực hiện.

2.Mức trích lập và sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính ápdụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

VII-Quản lý và sử dụng vốn, tài sản.

1.Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quảtheo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này.

2.Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phảitrích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước.Số khấu hao của tài sản cố định đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vậtchất, đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có).

Đốivới tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phíthanh lý, được để lại đơn vị.

Toànbộ tiền khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nóitrên, được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư tăng cườngcơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị

VIII- Lập, chấp hành dự toán thu, chi.

1. Lập dự toán thu, chi đối với năm đầu của thời kỳ ổn định.

Đơnvị sự nghiệp có thu lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước hàng năm thực hiệntheo quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướngdẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và theo cơchế quy định tại Thông tư này, như sau:

1.1.Lập dự toán.

Căncứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kếhoạch; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nướcquy định; Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trước liền kề(có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch:

a)Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Để làm căn cứ xác định mức bảo đảm chiphí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoạt độngthường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).

Căncứ để lập dự toán thu:

Đốivới các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu của từng loạiphí, lệ phí.

Đốivới các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cung ứng dịch vụ và mức giá do đơn vị quyết địnhhoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí vàcó tích luỹ.

Căncứ lập dự toán chi:

Cáckhoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương: Tínhtheo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương theo quy định hiện hànhđối với từng ngành nghề, công việc.

Đốivới đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công tính theo đơn giá.

Chihoạt động nghiệp vụ: Căn cứ vào chế độ và khối lượng hoạt động nghiệp vụ.

Chiquản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí... theochế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Chihoạt động sản xuất, dịch vụ: Vật tư, hàng hoá... theo định mức kinh tế, kỹthuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện của năm trước;khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước; mứcthuế theo quy định hiện hành.

Dựtoán thu, chi đơn vị lập theo nội dung quy định tại điểm 1.2 và điểm 2.1 Mục IIcủa Thông tư này.          

b)Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chươngtrình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước;kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị; vốnđối ứng dự án, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

Dựtoán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nộidung thu, chi và mục lục ngân sách Nhà nước gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vịsự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với cácđơn vị sự nghiệp thuộc địa phương) theo quy định hiện hành và theo biểu mẫuđính kèm.

1.2.Giao dự toán.

Đốivới các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương: Căn cứ vào dự toán thu, chingân sách được Thủ tướng Chính phủ giao; căn cứ dự toán thu, chi của đơn vịlập; Bộ trưởng Bộ chủ quản xem xét, thẩm tra và ra văn bản xác định đơn vị sựnghiệp thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí;giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, trong đó cómức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảođảm một phần chi phí).

Đốivới các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương: Căn cứ vào dự toán thu, chingân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ dự toán thu, chi do đơnvị lập; Cơ quan chủ quản thẩm tra, xem xét trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáccấp.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ quản và cơ quantài chính cùng cấp ra văn bản xác định đơn vị sự nghiệp thuộc loại tự bảo đảmchi phí hoặc đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí; giao dự toán thu, chingân sách Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có mức ngân sách Nhà nướcbảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí)

2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.

Đốivới dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên.

BộTài chính thông báo mức ngân sách Nhà nước được Thủ tướng chính phủ quyết địnhtăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực.

Căncứ vào mức ngân sách Nhà nước được tăng và dự toán thu, chi hoạt động thườngxuyên được Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân các cấp giao năm đầu, các năm tiếptheo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm,gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơquan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) và Kho bạcNhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dựtoán của đơn vị. Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toáncho 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.

Dựtoán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chươngtrình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước;kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị; vốnđối ứng dự án; hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy địnhhiện hành.

3. Cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước.

Đốivới kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vịbảo đảm một phần chi phí), cấp qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chikhác" của mục lục ngân sách Nhà nước. Đơn vị thực hiện chi và kế toán,quyết toán theo các mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nước tương ứng với từngnội dung chi.

Đốivới các khoản kinh phí khác của 2 loại đơn vị sự nghiệp: Kinh phí thực hiệnnhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,cấp Bộ ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tinh giản biên chế;thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng các dự ánvà vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị, quản lý, cấp phát

theodự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các mục chi của Mục lục ngân sáchNhà nước theo quy định hiện hành.

4. Điều chỉnh dự toán.

Trongquá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sựnghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hìnhthực tế của đơn vị, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộcTrung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địaphương) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, quảnlý.

Đốivới các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí đề tàinghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, ngành; kinh phí thực hiện nhiệm vụNhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phíthực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án vàvốn viện trợ; việc điều chỉnh dự toán theo hiện theo quy định hiện hành.

5. Kinh phí chuyển năm sau.

Cuốinăm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang nămsau để hoạt động, bao gồm:

Kinhphí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệptự bảo đảm một phần chi phí).

Cáckhoản thu sự nghiệp của 2 loại đơn vị.

Đốivới các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia;kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất đượccấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư xâydựng cơ bản; vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ, dự toán năm trướcchưa thực hiện không được chuyển sang năm sau, trừ trường hợp đặc biệt theo quyđịnh của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tàichính.

IX- Mở tài khoản giao dịch.

1.Đơn vị sự nghiệp có thu mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, để thực hiện chi quaKho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, gồm: Thu,chi phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

2.Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nướcđể phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.

X- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi .

1.Đối với Kho bạc Nhà nước:

Đốivới thu, chi sự nghiệp; kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thườngxuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí) Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dựtoán thu, chi của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với năm đầu)hoặc dự toán thu, chi do đơn vị lập (đối với các năm được giao ổn định) để kiểmsoát chi bảo đảm thuận tiện cho đơn vị.

Đốivới tiền lương, tiền công cho người lao động. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểmsoát chi căn cứ vào kết quả hoạt động sự nghiệp, báo cáo kết quả tài chính quý,năm và phương án chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị.

Đốivới các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia;kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất đượccấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư xâydựng cơ bản; vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ, Kho bạc Nhà nướccăn cứ vào dự toán hoặc đơn gía được cấp có thẩm quyền giao để thanh toán chođơn vị.

2.Đối với cơ quan chủ quản và các cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện việckiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thutheo quy định tại Thông tư này.

XI- Tổ chức thực hiện.

1.Đối với các đơn vị sự nghiệp: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tàichính hiện hành của Nhà nước quy định; Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt độngthường xuyên năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thườngxuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chicủa năm đầu thời kỳ ổn định, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp doTrung ương quản lý), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sựnghiệp do địa phương quản lý).

2.Bộ chủ quản xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi của đơn vị; quyết định bằng vănbản cho đơn vị về dự toán thu, chi và mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt độngthường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí thuộc Trung ươngquản lý) trong phạm vi dự toán thu, chi được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.

Cơquan chủ quản địa phương xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi của đơn vị, trìnhChủ tịch Uỷ ban nhân các cấp quyết định bằng văn bản cho đơn vị về dự toán thu,dự toán chi, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơnvị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí thuộc địa phương quản lý) trong phạmvi dự toán thu, chi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.

Cơquan chủ quản Trung ương và địa phương tổng hợp kết quả thẩm định dự toán thu,chi, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sựnghiệp tự bảo đảm một phần chi phí trực thuộc), gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.

3.Cơ quan Tài chính các cấp xem xét và có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan chủquản về dự toán thu, chi, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên(đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).

4.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm 2002.

5.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ Tàichính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.

 

Tênđơn vị:..

Thuộcchương...

                                                                       

                                    Dựtoán thu, chi NSNN năm....

                         (Dùng cho đơn vị sự nghiệp có thu lập hàngnăm)

                                    Đơnvị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước TH

Dự toán

 

 

năm 200...

năm 200...

1

2

3

4

I

Tổng số thu:

 

 

 

- Thu phí, lệ phí

 

 

 

(chi tiết theo tên từng loại phí, lệ phí)

 

 

 

- Thu hoạt động SX, cung ứng dịch vụ

 

 

 

(chi tiết theo từng loại hoạt động dịch vụ)

 

 

 

- Thu sự nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

II

Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp:

 

 

1

Kinh phí hoạt động thường xuyên

 

 

 

- Mục...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

2

Kinh phí thực hiện đề tài NCKH

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

3

Kinh phí thực hiện NV Nhà nước đặt hàng

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

4

Kinh phí thực hiện CT mục tiêu quốc gia

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

5

Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

6

Kinh phí đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

7

Kinh phí khác

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

1

2

3

4

III

Tổng số chi

 

 

1

Chi hoạt động thường xuyên.

 

 

a

Chi cho người lao động

 

 

 

- Mục 100. Tiền lương

 

 

 

- Mục 101. Tiền công

 

 

 

- Mục 102. Phụ cấp lương

 

 

 

- Mục...

 

 

b

Chi quản lý hành chính:

 

 

 

- Mục 109. Dịch vụ công cộng

 

 

 

- Mục...

 

 

c

Chi hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

- Mục 119. Nghiệp vụ phí

 

 

 

 

 

 

d

Chi tổ chức thu phí, lệ phí.

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

e

Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ

 

 

 

- Mục...

 

 

 

 

 

 

g

Chi mua sắm, SCTX TSCĐ

 

 

 

- Mục 117

 

 

 

- Mục 145

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

h

Chi hoạt động thường xuyên khác

 

 

 

- Mục...

 

 

 

 

 

 

2

Chi thực hiện đề tài NCKH

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

3

Chi thực hiện NV nhà nước đặt hàng

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

4

Chi thực hiện CT mục tiêu quốc gia

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

5

Chi thực hiện tinh giảm biên chế

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

6

Chi đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

1

2

3

4

7

Chi khác

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

- Mục ...

 

 

 

 

 

 

IV

Các khoản phải nộp NSNN:

 

 

1

Nộp phí, lệ phí

 

 

 

- Mục...

 

 

 

 

 

 

2

Nộp thuế

 

 

 

- Mục...

 

 

 

 

 

 

3

Các khoản nộp khác (nếu có)

 

 

 

- Mục...

 

 

 

 

 

 

Thuyếtminh chi tiết cơ sở tính toán:

Cácchỉ tiêu nghiệp vụ: (số học sinh, số giường bệnh,... )

Chitiết theo từng nội dung thu

Chitiết theo từng nội dung chi

Cáckhoản kinh phí ngân sách Nhà nước cấp

Thunhập của người lao động.

Nhữngkiến nghị.

 

                                                                         Ngày tháng năm 200...

Ngườilập biểu                Thủ trưởng đơn vị

(kýtên)                                                                        (ký tên, đóng dấu)

 

 

Cơquan chủ quản...                                                    cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

----------                                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:                                                                   ---------------------------------------

                                                                         ... , ngày tháng năm 200...

 

Biểu tổng hợp dự toán thu, chi NSNN của các đơn vị sựnghiệp có thu năm...

 

 

Dự toán thu sự nghiệp

Dự toán chi hoạt động thường xuyên

NSNN

Số

Tên đơn vị

Tổng

Phí, lệ

Thu

Thu

Tổng

Chi cho

Chi

Chi HĐ

Chi tổ

Chi

Chi MS

Chi

cấp

TT

 

số

phí phần

SX DV

SN khác

số

người

QL HC

nghiệp

chức

SX DV

SCTX

HĐTX

chi

 

 

 

để lại chi

 

 

 

lao động

 

vụ

thu phí

 

tài sản

khác

TX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15= 7-3

1

Đơn vị...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ngườilập biểu Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I

(Kýtên)                                                                                                                                               (Ký tên, đóng dấu)

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.