• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/02/1996
  • Ngày hết hiệu lực: 15/06/2000
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN
Số: 13/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 12 tháng 2 năm 1996

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13TT/LB

Hà Nội , ngày 12 tháng 2 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Của bộ  tài chính - thuỷ sản số 13 tt/lb ngày 12 tháng 02 năm 1996 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh Thuỷ sản

Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 9 và Điều 24 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , ban hành ngày 27/12/1990;

Căn cứ Khoản 3, Điều 4 và Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

Căn cứ Khoản 6 và Khoản 7, Điều 2 của Nghị định 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;

Căn cứ Quyết định số 276 CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí;

Liên Bộ Tài chính - Thuỷ sản quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh sản phẩm thuỷ sản như sau:

I/ ĐỐI TƯỢNG NỘP:

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuỷ sản, có yêu cầu kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản theo quy định của pháp luật đều phải nộp phí và lệ phí theo qui định tại Thông tư này cho cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản.

II/ MỨC THU:

1) Mức thu phí kiểm tra điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thuỷ sản; phí kiểm tra chất lượng và lệ phí cấp các giấy phép, giấy chứng nhận điều kiện sản xuất thuỷ sản, bảo đảm chất lượng sản phẩm thuỷ sản, qui định tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

2) Trường hợp cấp lại hoặc gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận thì thu bằng 50% mức thu lệ phí cấp các giấy phép quy định tại Thông tư này.

3) Trường hợp khách hàng có nhu cầu gấp, có đơn đề nghị làm việc ngoài giờ hành chính để đảm bảo thời gian thì được phép thu thêm 50% mức thu quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này đối với công việc thực tế phải làm thêm ngoài giờ hành chính quy định.

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì Liên Bộ sẽ điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với thực tế.

III/ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÍ VÀ LỆ PHÍ:

1) Phí và lệ phí về quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản là khoản thu của ngân sách Nhà nước do cơ quan kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thuỷ sản thực hiện thu đồng thời với việc thực hiện chức năng quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản được pháp luật qui định.

2) Sử dụng và quản lý chứng từ thu phí, lệ phí:

- Bộ Tài chính (Cơ quan Thuế) phát hành biên lai thu tiền phí và lệ phí kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản. Cơ quan thu phí, lệ phí nhận biên lai thu tiền tại Cục Thuế địa phương nơi đóng trụ sở. Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp biên lai thu tiền, ghi đúng số tiền đã thu cho người nộp tiền phí, lệ phí.

Cơ quan nhận biên lai thu tiền phí, lệ phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán biên lai với Cơ quan Thuế theo đúng chế độ của Bộ tài chính quy định.

- Bộ Thuỷ sản (Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản) thống nhất phát hành các loại giấy đăng ký kê khai, giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản và cấp cho các đối tượng nộp phí, lệ phí.

3) Quản lý sử dụng tiền thu phí và lệ phí:

a) Cơ quan thu phí, lệ phí về quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản được tạm giữ lại 90% số tiền phí, lệ phí đã thu được theo mức thu quy định tại Thông tư này, để chi phí thường xuyên cho thực hiện công tác kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, cụ thể như sau:

- Mua sắm các thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện công tác kiểm nghiệm (trừ các khoản chi không thường xuyên cho việc mua sắm tài sản cố định, phải lập dự toán đề nghị ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch được duyệt hàng năm và phải quản lý theo chế độ riêng);

- Mua sắm vật tư để thực hiện công tác kiểm nghiệm;

- Trả tiền thuê chuyên gia kỹ thuật, thuê lao động hợp đồng và bồi dưỡng làm việc ngoài giờ hành chính Nhà nước quy định;

- Chi phí cho tổ chức khảo nghiệm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ và phương pháp kiểm nghiệm mới;

- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản;

- Thưởng cho cán bộ, công nhân viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có thành tích trong công tác kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản theo chế độ hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng mức thưởng bình quân một năm mỗi người tối đa không quá 3 tháng lương cơ bản theo chế độ tiền lượng của Nhà nước quy định;

Các khoản chi nêu trên phải thực hiện đúng chế độ tài chính hiện hành và phải được cân đối trong hoạch toán tài chính được duyệt hàng năm của đơn vị. Cuối năm quyết toán, nếu chưa sử dụng hết thì phải nộp hết số còn lại vào Ngân sách Nhà nước.

b) Số tiền còn lại sau khi trích cho cơ quan thu phí, lệ phí theo tỷ lệ quy định tại tiết a, điểm này phải nộp vào ngân sách Nhà nước ghi vào chương, loại, khoản, hạng tương ứng, mục 35 mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. Thời hạn nộp theo quy định của Cục Thuế địa phương, nhưng chậm nhất vào ngày 10 tháng sau phải nộp hết số phải nộp của tháng trước vào ngân sách Nhà nước.

4) Các cơ quan thu phí và lệ phí về quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản theo quy định tại Thông tư này, có trách nhiệm:

- Đăng ký với cơ quan thuế địa phương và mở sổ sách kế toán theo dõi tình hình thu, nộp, sử dụng tiền phí, lệ phí và sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí theo đúng pháp lệnh kế toán thông kê hiện hành của nhà nước.

- Hàng năm phải lập kế hoạch thu phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản đồng thời với kế hoạch thu, chi tài chính của đơn vị, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt (có sự tham gia của cơ quan thuế).

- Hàng năm phải quyết toán việc thu, nộp và sử dụng số tiền thu phí, lệ phí đồng thời với quyết toán thu chi tài chính của đơn vị và phải được cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp duyệt (có sự tham gia của cơ quan thuế cùng cấp).

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1) Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thu phí, lệ phí về kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí.

2) Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản hướng dẫn các chi nhánh trực thuộc thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

3) Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản giải quyết.

Nguyễn Thị Hồng Minh

(Đã ký)

Vũ Mộng Giao

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

MỨC LỆ PHÍ GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo thông tư liên bộ Tài chính-Thuỷ sản số 13 TT/LB ngày 12/2/1996)

TT

Nội dung khoản thu

Đơn

Mức thu

Ghi chú

 

 

vị tính

Trong nước

Nước ngoài

 

1

2

3

4

5

6

1

Giấy chứng nhận điều kiện an toàn vệ sinh.

Lần

50

150

Tiếng Việt và tiếng Anh

2

Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh để sản xuất thực phẩm thuỷ sản.

nt

30

70

nt

3

Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm.

 

 

 

 

 

- Cảm quan và vật lý

nt

10

30

nt

 

- Các chỉ tiêu hoá học

nt

10

30

nt

 

- Các chỉ tiêu vi sinh vật

nt

10

30

nt

4

- Đăng ký chất lượng hàng hoá

Một mặt hàng

30

70

tn

PHỤ LỤC 2

MỨC THU PHÍ KIỂM TRA LẬP HỒ SƠ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT AN TOÀN VÀ VỆ SINH (ĐKATVS)
(Ban hành kèm theo thông tư Liên bộ Tài chính - Thuỷ sản)
Đơn vị tính: 1000 Đồng ViệtNam

TT

Nội dung khoản thu

Đơn

Mức thu

Ghi chú

 

 

vị tính

Trong nước

Nước ngoài

 

1

2

3

4

5

6

1

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS bảo quản nguyên liệu trên tàu khai thác thuỷ sản

Lần / Tàu / năm

100

200

Đối với tàu sản xuất dài ngày có công suất từ 45 CV trở lên

2

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS tại cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm

Lần / cơ sở / 1 năm

 

 

 

2.1

Cơ sở có sản lượng từ 1-5 tấn

nt

50

100

 

2.2

Cơ sở có sản lượng từ 5-10 tấn

nt

100

200

 

2.3

Cơ sở có sản lượng từ 10-20 tấn

nt

200

400

 

2.4

Cơ sở có sản lượng trên 20 tấn

nt

300

600

 

3

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS cảng cá

Lần / cảng / 1 năm

200

400

 

4

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS các cơ sở thu mua nguyên liệu thuỷ sản

Lần / cơ sở / 1 năm

100

 

 

5

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS các cơ sở chế biến thuỷ sản XK

 

 

 

 

5.1

Giá trị kim ngạch XK (GĩKNK) dưới 1 triệu USD/năm

nt

350

700

 

5.2

GT KN XK 1-3 triệu USD/năm

nt

 

 

 

 

- Sản xuất 1 nhóm hàng

 

350

700

 

 

- Sản xuất 2 nhóm hàng

 

400

800

 

 

- Sản xuất 3 nhóm hàng trở lên

 

460

920

 

5.3

GTKN XK 3-5 triệu USD/năm

nt

 

 

 

 

- Sản xuất 1 nhóm hàng

 

400

800

 

 

- Sản xuất 2 nhóm hàng

 

460

920

 

 

- Sản xuất 3 nhóm hàng trở lên

 

530

1050

 

5.4

GTKN XK 5-10 triệu USD/năm

Lần / cơ sở / 1 năm

 

 

 

 

- Sản xuất 1 nhóm hàng

 

460

920

 

 

- Sản xuất 2 nhóm hàng

 

530

1050

 

 

- Sản xuất 3 nhóm hàng trở lên

 

600

12000

 

5.6

GTKN XK trên 20 triệu USD/năm

nt

 

 

 

 

- Sản xuất 1 nhóm hàng

 

600

1200

 

 

- Sản xuất 2 nhóm hàng

 

700

1400

 

 

- Sản xuất 3 nhóm hàng trở lên

 

800

1600

 

5.7

Đối với cơ sở sản xuất hàng sang thị trường EU và Mỹ ngoài mức thu tại điểm này thì được cộng thêm.

nt

600

1000

 

6

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKTVS cơ sở bảo quản, vận chuyển thành phẩm của đơn vị kinh doanh TS

nt

400

800

 

7

Kiểm tra lập hồ sơ ĐKATVS cơ sở SX hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa

 

 

 

 

71.

Cơ sở SX hàng ăn liền

nt

 

 

 

 

Doanh nghiệp có vốn kinh doanh

 

 

 

 

 

- Dưới 1 tỷ đồng

 

200

200

 

 

- Từ 1-3 tỷ đồng

 

300

300

 

 

- Từ 2-5 tỷ đồng

 

350

350

 

 

- Trên 5 tỷ đồng

 

400

400

 

7.2

Cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm sẵn đóng gói nhỏ

nt

 

 

 

 

Doanh nghiệp có vốn kinh doanh

 

 

 

 

 

- Dưới 1 tỷ đồng

 

100

100

 

 

- Từ 1-3 tỷ đồng

 

200

200

 

 

- Từ 2-5 tỷ đồng

 

250

250

 

 

- Trên 5 tỷ đồng

 

300

300

 

7.3

Cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tươi sống

nt

 

 

 

 

Doanh nghiệp có vốn kinh doanh

 

 

 

 

 

- Dưới 1 tỷ đồng

 

100

100

 

 

- Từ 1-3 tỷ đồng

 

200

200

 

 

- Từ 2-5 tỷ đồng

 

250

250

 

 

- Trên 5 tỷ đồng

 

300

300

 

8

Kiểm tra lập hồ sơ đình kỳ hoặc đột xuất việc duy trì ĐKSXATVS cơ sở sản xuất

nt

50% kiểm tra lần đầu

50% kiểm tra lần đầu

 

PHỤ LỤC 3

MỨC THU PHÍ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN VÀ VỆ SINH CỦA ĐKSX
(Ban hành kèm theo thông tư liên bộ Tài chính - Thuỷ sản số 13 TT/LB ngày 12/2/96)

TT

Nội dung khoản thu

Đơn

Mức thu

Ghi

 

 

vị tính

Trong nước

Nước ngoài

chú

1

2

3

4

5

6

 

Phần A. Phí kiểm tra chất lượng cho lô hàng xuất khẩu:

 

 

 

 

1

Lô hàng giá trị dưới 10.000 USD

% giá trị lô hàng

0,3

 

 

2

Lô hàng giá trị từ 10.000 USD đến dưới 30.000 USD

% giá trị lô hàng

0,25

 

 

3

Lô hàng giá trị từ 30.000 đến dưới 100.000 USD

% giá trị lô hàng

0,2

 

 

4

Lô hàng trên 100.000 USD

% giá trị lô hàng

0,15

 

 

 

Phần B. Phí kiểm tra chất lượng trên mẫu hoặc theo chỉ tiêu đơn lẻ tại cơ sở kiểm nghiệm.

 

 

 

 

1

Các chỉ tiêu cảm quan và vật lý

 

 

 

 

1.1

Xác định màu sắc, mùi vị

đ/chỉ tiêu

15.000

20.000

 

1.2

Trạng thái (mặt hàng, khuyết tật, trạng thái cơ thịt

nt

10.000

20.000

 

1.3

Kích cỡ

nt

7.000

10.000

 

1.4

Tạp chất

nt

5.000

10.000

 

1.5

Khối lượng tịnh

nt

5.000

10.000

 

1.6

Nhiệt độ trung tâm sản phẩm

nt

3.000

10.000

 

1.7

Độ chân không

nt

10.000

20.000

 

1.8

Độ kín của hộp

nt

20.000

40.000

 

1.9

Trạng thái bên trong hộp

nt

10.000

20.000

 

1.10

Khối lượng cái

nt

10.000

20.000

 

1.11

Tỷ lệ cái và nước

nt

10.000

20.000

 

1.12

Độ mịn

nt

20.000

40.000

 

1.13

Đánh giá điều kiện bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quan

nt

5.000

10.000

 

2

Các chỉ tiêu hoá học

 

 

 

 

2.1

Định tính Sun phua Hyđr (H2S)

đ/ chỉ tiêu

10.000

20.000

 

2.2

Xác định Nitơ Amoniăc (N H3)

nt

20.000

40.000

 

2.3

Xác định độ cứng của nước

nt

15.000

30.000

 

2.4

Xác định Clorin trong nước

nt

18.000

30.000

 

2.5

Xác định độ pH

nt

15.000

30.000

 

2.6

Xác định hàm lượng nước

nt

18.000

30.000

 

2.7

Xác định hàm lượng muối ăn (NaCl)

nt

35.000

6.000

 

2.8

Xác định hàm lượng axít

nt

15.000

30.000

 

2.9

Xác định hàm lượng mỡ

nt

40.000

70.000

 

2.10

Xác định hàm lượng tro

nt

25.000

50.000

 

2.11

Xác định hàm lượng Nitơ tổng số và Protein thô

nt

30.000

60.000

 

2.12

Xác định hàm lượng Nitơ Amin Amoniăc

nt

20.000

40.000

 

2.13

Xác định kim loại nặng (Cd, As, Hg, Pb...)

1 nguyên tố

35.000

70.000

 

2.14

Độc tố vi nấm

Nhóm

200.000

400.000

 

2.15

Dư lượng thuốc trừ dịch hại

đ/ chỉ tiêu

200.000

400.000

 

 

Thêm 1 chỉ tiêu tiếp theo

 

50.000

100.000

 

2.16

Hàn the

nt

40.000

80.000

 

2.17

Natribenzoat

nt

40.000

80.000

 

2.18

Cyclamate

nt

40.000

80.000

 

2.19

Saccarine

nt

40.000

80.000

 

2.20

Định tính Urê

nt

40.000

80.000

 

2.21

Canxi

nt

30.000

60.000

 

2.22

Photpho

nt

30.000

60.000

 

2.23

Sạn cát

nt

30.000

60.000

 

2.24

Sắt

nt

30.000

60.000

 

3

Các chỉ tiêu vi sinh

 

 

 

 

3.1

Chuẩn bị mẫu

nt

10.000

20.000

 

3.2

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

nt

15.000

30.000

 

3.3

Coliform

nt

15.000

30.000

 

3.4

E.Coli

đ/ chỉ tiêu

20.000

40.000

 

3.5

Clostridium perfringens

nt

10.000

20.000

 

3.6

Staphylococcus aureus

nt

20.000

40.000

 

3.7

Streptococcus faccalis

nt

30.000

60.000

 

3.8

Nấm men

nt

10.000

200.000

 

3.9

Nấm mốc

nt

10.000

20.000

 

3.10

Vi sinh vật gây đục (Barllus SP)

nt

50.000

15.000

 

3.11

Vibrio Parahaemolyticus

nt

20.000

40.000

 

3.12

Salmonella

nt

20.000

40.000

 

3.13

Shigella

nt

20.000

40.000

 

3.14

Tổng vi sinh vật kỵ khí sinh H2S

nt

10.000

20.000

 

3.15

Tổng vi sinh vật hiếu khí sinh H2S

nt

10.000

20.000

 

3.16

V.Cholera

nt

50.000

100.000

 

3.17

Xác định vi sinh vật chịu nhiệt

nt

30.000

60.000

 

Chú thích:

Nhóm hàng theo quy định của văn bản này như sau:

- Nhóm sản phẩn thuỷ sản sơ chế: Thuỷ sản tươi, thuỷ sản ướp nước đá, thuỷ sản đông lạnh dạng khối, đông lạnh dạng IQF.

- Nhóm sản phẩm thuỷ sản làm sẵn: Thuỷ sản đã qua chế biến thay đổi hình dạng tự nhiên, được đóng gói theo yêu cầu sử dụng.

- Nhóm sản phẩm thuỷ sản ăn liền: sản phẩm được chế biến trong điều kiện vô trùng, người tiêu dùng có thể ăn trực tiếp không qua chế biến.

- Nhóm sản phẩm thuỷ sản khô sơ chế (cá khô, tôm khô...).

- Nhóm sản phẩn thuỷ sản khô ăn liền (mực nướng cán mành, cá khô tẩm gia vị...), thuỷ sản khô làm sẵn (mực khô lột da...).

- Nhóm đồ hộp v.v...

Đang cập nhật Bộ Tài chính

Đang cập nhật Bộ Thuỷ sản

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Thị Hồng Minh

Vũ Mộng Giao

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.