Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản pháp luật nhằm

thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền Quy định của tỉnh

_________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Kon Tum, về việc thông qua các phương án đơn giản hóa TTHC thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 36/TT-STP ngày 28/6/2010 và đề nghị Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản pháp luật do tỉnh ban hành nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh Kon Tum, cụ thể:

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH CỦA TỈNH:

1. Sửa đổi Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 16/9/2009 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy định về thẩm định dự án đầu tư, báo cáo KTKT xây dựng công trình và hoạt động của Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh.

- Khoản 2, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Lập thành 5 bộ; riêng các dự án có mục tiêu đầu tư phát triển, căn cứ vào thành phần mời thẩm định mở rộng, Chủ đầu tư nộp đủ số bộ hồ sơ theo hướng dẫn của các cơ quan Thường trực Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh để gửi đến các thành viên Ban thẩm định dự án tỉnh mỗi thành viên 01 bộ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ dự án hợp lệ.

Sau khi thẩm định, Chủ đầu tư chỉnh sửa theo quy định và nộp cho cơ quan thường trực Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh 02 bộ dùng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh:

2.1. Khoản 1, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh; cấp giấy phép dạy thêm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia dạy các lớp cấp trung học phổ thông và các lớp ở các trường thuộc quyền quản lý trực tiếp có giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông”.

2.2. Khoản 1, Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thành phố; cấp giấy phép dạy thêm đối với tổ chức, cá nhân tham gia dạy các lớp bậc tiểu học và trung học cơ sở, trừ các lớp thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Quy định này”.

2.3. Điểm 1.1, Khoản 1 Điều 11, được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1.1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải đăng ký với nhà trường (đối với học sinh tiểu học do phụ huynh đăng ký); nhà trường có đủ điều kiện theo Quy định này thì Hiệu trưởng lập hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.”

2.4. Đoạn thứ nhất, Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2.1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải đăng ký với giáo viên mình muốn học (đối với học sinh tiểu học do phụ huynh đăng ký); nếu có đủ các điều kiện theo Quy định này thì giáo viên lập hồ sơ mở lớp dạy thêm; hiệu trưởng phê duyệt hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép dạy thêm.”

2.5. Khoản 2, Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đối với dạy thêm ngoài nhà trường:

2.1. Mức thu

Chỉ thu học phí học thêm khi đạt được sự thỏa thuận giữa người dạy và cha mẹ học sinh về mức thu, đồng thời không được thu vượt quá khung quy định sau đây:

- Đối với học sinh tiểu học (theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của bản Quy định này): Không quá 80.000 đồng/tháng (tương ứng 06 tiết/tuần).

- Đối với học sinh trung học cơ sở: Không quá 90.000 đồng/tháng/môn (tương ứng 05 tiết/tuần).

- Đối với học sinh trung học phổ thông: Không quá 100.000 đồng/tháng/môn (tương ứng 06 tiết/tuần)”.

2.6. Khoản 4, Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Trong quá trình thực hiện, mức thu học phí sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về mức lương cơ bản của giáo viên và thực tế giá cả sinh hoạt. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên theo dõi và tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chỉnh.”.

2.7. Ý 4, Điểm 2, Khoản 2, Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“+ Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ứng với bộ môn của cấp học đăng ký dạy thêm”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định (tạm thời) về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 15/4/2009 của UBND tỉnh:

3.1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 6. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

3.2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 7. Giải quyết hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

3.3. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 61 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Riêng hồ sơ xin cấp phép khai thác phải kèm theo biên bản thỏa thuận đền bù với chủ đất nơi có mỏ, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.”.

3.4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Riêng hồ sơ xin cấp phép chế biến phải kèm theo biên bản thỏa thuận đền bù với chủ đất nơi xây dựng cơ sở chế biến, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.”.

3.5. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác phải nộp hồ sơ gồm:

a) Hai (02) đơn xin khai thác, kèm theo bản đồ khu vực theo hệ tọa độ VN 2000 tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000 đã được thẩm định tại Sở Tài nguyên và Môi trường;

b. Hai (02) bộ dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường kèm theo văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, Quyết định phê duyệt dự án theo quy định;

c.Hai (02) bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d. Hai (02) bộ bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

e. Hai (02) bản Cam kết sản phẩm khai thác được chỉ phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, kè sông … có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã.

g. Chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh:

4.1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 Điều 3. Người điều khiển phương tiện 

1. Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú tại địa phương.

2. Có đủ sức khỏe để lái xe; không sử dụng ma túy, rượu, bia khi hoạt động.

3. Tuổi lái xe: Từ đủ 16 tuổi trở lên đối với xe gắn máy; từ đủ 18 tuổi trở lên đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.

4. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đối với phương tiện quy định không có giấy phép lái xe thì phải có giấy chứng nhận học Luật Giao thông đường bộ.

5. Trang bị mũ bảo hiểm cho mình và cho hành khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

6. Phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi dự kiến hoạt động để được cấp biển hiệu. Khi hoạt động phải đeo biển hiệu trước ngực. Khuyến khích các tổ, đội, nghiệp đoàn … sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa tự thống nhất về đồng phục cho người điều khiển phương tiện khi hoạt động.”.

4.2. Bổ sung Điều 6a thuộc Chương II như sau:

“Điều 6a. Trình tự, thủ tục cấp biểu hiệu cho người sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa

1. Cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn có nhu cầu cấp biển hiệu sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi được cơ quan có thẩm quyền công nhận điểm đậu, đỗ xe.

Hồ sơ cấp biển hiệu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này);

b) Bản sao chứng minh nhân dân;

c) Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú;

d) Bản sao giấy đăng ký xe;

đ) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực (nếu xe thuộc diện phải chứng nhận kiểm định);

e) Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

f) Bản sao giấy phép lái xe;

g) 02 (hai) ảnh màu cỡ 3cm x 4cm;

Bản sao các giấy tờ nêu trên không phải chứng thực. Khi làm thủ tục, người đến làm thủ tục phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định này) cho cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn đã nộp hồ sơ. Trường hợp không thể cấp được biển hiệu, Ủy ban nhân dân phải trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do không được cấp.

3. Trường hợp đã được cấp biển hiệu nhưng biển hiệu bị mất, hư hỏng không thể sử dụng, hoặc có sự thay đổi một trong những thông tin ghi trên biển hiệu đã được cấp, thì cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn được đề nghị cấp lại biển hiệu. Hồ sơ đề nghị cấp lại biển hiệu như quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ Điểm a, Điểm b) và Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này). Khi cấp lại biển hiệu, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thu hồi biển hiệu đã cấp trong trường hợp bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin.

Trường hợp người đã được cấp biển hiệu không tiếp tục hoạt động thì phải thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã cấp biển hiệu biết. Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi lại biển hiệu đã cấp.

4. Chi phí cấp biển hiệu (cấp mới và cấp lại) bao gồm chi phí về in biển hiệu, giấy, mực …; giao Ủy ban nhân dân cấp xã quy định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng không quá 10.000 đồng/biển hiệu.”.

4.3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 8 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu và quy định cấp biển hiệu cho cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn có nhu cầu; thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của xe gắn máy; xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa trên địa bàn; xử lý các vi phạm nếu có và định kỳ báo cáo tình hình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.”.

5. Bổ sung Quy định về điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, ban hành kèm theo Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh:

“Điều 6a. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dự kiến địa bàn hoạt động chính. Hồ sơ gồm:

a) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này).

b) 02 ảnh khổ 10 x 15cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện (01 ảnh dán phía sau Giấy chứng nhận; 01 ảnh lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận).

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận vào Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ và chuyển hồ sơ cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Phòng Kinh tế và Hạ tầng tiến hành kiểm tra thực tế và hoàn thiện Phiếu kiểm tra phương tiện thủy nội địa thô sơ (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện Phiếu kiểm tra phương tiện thủy nội địa thô sơ và xét thấy đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động, chuyển cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trả cho tổ chức, cá nhân.”.

II. BÃI BỎ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH CỦA TỈNH:

1. Bãi bỏ các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 11/5/2007 của UBND tỉnh, về việc ban hành tạm thời Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc giải quyết hồ sơ, công việc có liên quan.

2. Bãi bỏ Công văn số 1252/UB-VX ngày 20/10/2000 của UBND tỉnh, về việc cấp thẻ tiếp viên.

3. Bãi bỏ Công văn số 51/LĐTBXH-XH ngày 06/11/2000 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn quy trình cấp, quản lý và sử dụng thẻ tiếp viên các cơ sở hoạt động văn hóa, dịch vụ tư nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Bãi bỏ các Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh, về việc ban hành Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quyết định này.

- Tổ chức sửa đổi, cập nhật dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản pháp luật nhằm

thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền Quy định của tỉnh

_________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Kon Tum, về việc thông qua các phương án đơn giản hóa TTHC thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 36/TT-STP ngày 28/6/2010 và đề nghị Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản pháp luật do tỉnh ban hành nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh Kon Tum, cụ thể:

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH CỦA TỈNH:

1. Sửa đổi Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 16/9/2009 của UBND tỉnh, về việc ban hành quy định về thẩm định dự án đầu tư, báo cáo KTKT xây dựng công trình và hoạt động của Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh.

- Khoản 2, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Lập thành 5 bộ; riêng các dự án có mục tiêu đầu tư phát triển, căn cứ vào thành phần mời thẩm định mở rộng, Chủ đầu tư nộp đủ số bộ hồ sơ theo hướng dẫn của các cơ quan Thường trực Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh để gửi đến các thành viên Ban thẩm định dự án tỉnh mỗi thành viên 01 bộ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ dự án hợp lệ.

Sau khi thẩm định, Chủ đầu tư chỉnh sửa theo quy định và nộp cho cơ quan thường trực Ban Thẩm định dự án đầu tư tỉnh 02 bộ dùng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh:

2.1. Khoản 1, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh; cấp giấy phép dạy thêm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia dạy các lớp cấp trung học phổ thông và các lớp ở các trường thuộc quyền quản lý trực tiếp có giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông”.

2.2. Khoản 1, Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thành phố; cấp giấy phép dạy thêm đối với tổ chức, cá nhân tham gia dạy các lớp bậc tiểu học và trung học cơ sở, trừ các lớp thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Quy định này”.

2.3. Điểm 1.1, Khoản 1 Điều 11, được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1.1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải đăng ký với nhà trường (đối với học sinh tiểu học do phụ huynh đăng ký); nhà trường có đủ điều kiện theo Quy định này thì Hiệu trưởng lập hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.”

2.4. Đoạn thứ nhất, Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2.1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải đăng ký với giáo viên mình muốn học (đối với học sinh tiểu học do phụ huynh đăng ký); nếu có đủ các điều kiện theo Quy định này thì giáo viên lập hồ sơ mở lớp dạy thêm; hiệu trưởng phê duyệt hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép dạy thêm.”

2.5. Khoản 2, Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đối với dạy thêm ngoài nhà trường:

2.1. Mức thu

Chỉ thu học phí học thêm khi đạt được sự thỏa thuận giữa người dạy và cha mẹ học sinh về mức thu, đồng thời không được thu vượt quá khung quy định sau đây:

- Đối với học sinh tiểu học (theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của bản Quy định này): Không quá 80.000 đồng/tháng (tương ứng 06 tiết/tuần).

- Đối với học sinh trung học cơ sở: Không quá 90.000 đồng/tháng/môn (tương ứng 05 tiết/tuần).

- Đối với học sinh trung học phổ thông: Không quá 100.000 đồng/tháng/môn (tương ứng 06 tiết/tuần)”.

2.6. Khoản 4, Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Trong quá trình thực hiện, mức thu học phí sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về mức lương cơ bản của giáo viên và thực tế giá cả sinh hoạt. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên theo dõi và tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chỉnh.”.

2.7. Ý 4, Điểm 2, Khoản 2, Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“+ Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ứng với bộ môn của cấp học đăng ký dạy thêm”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định (tạm thời) về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 15/4/2009 của UBND tỉnh:

3.1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 6. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

3.2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 7. Giải quyết hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

3.3. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 61 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Riêng hồ sơ xin cấp phép khai thác phải kèm theo biên bản thỏa thuận đền bù với chủ đất nơi có mỏ, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.”.

3.4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

Tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản phải nộp đầy đủ 2 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, kèm theo chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Riêng hồ sơ xin cấp phép chế biến phải kèm theo biên bản thỏa thuận đền bù với chủ đất nơi xây dựng cơ sở chế biến, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.”.

3.5. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác phải nộp hồ sơ gồm:

a) Hai (02) đơn xin khai thác, kèm theo bản đồ khu vực theo hệ tọa độ VN 2000 tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5.000 đã được thẩm định tại Sở Tài nguyên và Môi trường;

b. Hai (02) bộ dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường kèm theo văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, Quyết định phê duyệt dự án theo quy định;

c.Hai (02) bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d. Hai (02) bộ bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

e. Hai (02) bản Cam kết sản phẩm khai thác được chỉ phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, kè sông … có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã.

g. Chủ trương thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh:

4.1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 3. Người điều khiển phương tiện

1. Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú tại địa phương.

2. Có đủ sức khỏe để lái xe; không sử dụng ma túy, rượu, bia khi hoạt động.

3. Tuổi lái xe: Từ đủ 16 tuổi trở lên đối với xe gắn máy; từ đủ 18 tuổi trở lên đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.

4. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đối với phương tiện quy định không có giấy phép lái xe thì phải có giấy chứng nhận học Luật Giao thông đường bộ.

5. Trang bị mũ bảo hiểm cho mình và cho hành khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

6. Phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi dự kiến hoạt động để được cấp biển hiệu. Khi hoạt động phải đeo biển hiệu trước ngực. Khuyến khích các tổ, đội, nghiệp đoàn … sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa tự thống nhất về đồng phục cho người điều khiển phương tiện khi hoạt động.”.

4.2. Bổ sung Điều 6a thuộc Chương II như sau:

“Điều 6a. Trình tự, thủ tục cấp biểu hiệu cho người sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa

1. Cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn có nhu cầu cấp biển hiệu sử dụng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi được cơ quan có thẩm quyền công nhận điểm đậu, đỗ xe.

Hồ sơ cấp biển hiệu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này);

b) Bản sao chứng minh nhân dân;

c) Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú;

d) Bản sao giấy đăng ký xe;

đ) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực (nếu xe thuộc diện phải chứng nhận kiểm định);

e) Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

f) Bản sao giấy phép lái xe;

g) 02 (hai) ảnh màu cỡ 3cm x 4cm;

Bản sao các giấy tờ nêu trên không phải chứng thực. Khi làm thủ tục, người đến làm thủ tục phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quyết định này) cho cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn đã nộp hồ sơ. Trường hợp không thể cấp được biển hiệu, Ủy ban nhân dân phải trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do không được cấp.

3. Trường hợp đã được cấp biển hiệu nhưng biển hiệu bị mất, hư hỏng không thể sử dụng, hoặc có sự thay đổi một trong những thông tin ghi trên biển hiệu đã được cấp, thì cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn được đề nghị cấp lại biển hiệu. Hồ sơ đề nghị cấp lại biển hiệu như quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ Điểm a, Điểm b) và Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này). Khi cấp lại biển hiệu, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thu hồi biển hiệu đã cấp trong trường hợp bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin.

Trường hợp người đã được cấp biển hiệu không tiếp tục hoạt động thì phải thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã cấp biển hiệu biết. Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi lại biển hiệu đã cấp.

4. Chi phí cấp biển hiệu (cấp mới và cấp lại) bao gồm chi phí về in biển hiệu, giấy, mực …; giao Ủy ban nhân dân cấp xã quy định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng không quá 10.000 đồng/biển hiệu.”.

4.3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 8 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu và quy định cấp biển hiệu cho cá nhân, tổ, đội, nghiệp đoàn có nhu cầu; thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của xe gắn máy; xe mô tô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hóa trên địa bàn; xử lý các vi phạm nếu có và định kỳ báo cáo tình hình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.”.

5. Bổ sung Quy định về điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, ban hành kèm theo Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh:

“Điều 6a. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động nộp 01 bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dự kiến địa bàn hoạt động chính. Hồ sơ gồm:

a) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này).

b) 02 ảnh khổ 10 x 15cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện (01 ảnh dán phía sau Giấy chứng nhận; 01 ảnh lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận).

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận vào Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ và chuyển hồ sơ cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Phòng Kinh tế và Hạ tầng tiến hành kiểm tra thực tế và hoàn thiện Phiếu kiểm tra phương tiện thủy nội địa thô sơ (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện Phiếu kiểm tra phương tiện thủy nội địa thô sơ và xét thấy đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động, chuyển cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trả cho tổ chức, cá nhân.”.

II. BÃI BỎ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH CỦA TỈNH:

1. Bãi bỏ các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 11/5/2007 của UBND tỉnh, về việc ban hành tạm thời Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc giải quyết hồ sơ, công việc có liên quan.

2. Bãi bỏ Công văn số 1252/UB-VX ngày 20/10/2000 của UBND tỉnh, về việc cấp thẻ tiếp viên.

3. Bãi bỏ Công văn số 51/LĐTBXH-XH ngày 06/11/2000 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn quy trình cấp, quản lý và sử dụng thẻ tiếp viên các cơ sở hoạt động văn hóa, dịch vụ tư nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Bãi bỏ các Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh, về việc ban hành Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quyết định này.

- Tổ chức sửa đổi, cập nhật dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.