• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 03/06/2004
UBND TỈNH LAI CHÂU
Số: 19/2004/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 3 tháng 6 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU

V/v: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của S Giao thông - Vận tải.

________________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10/12/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/TT-LT ngày 29/3/1997 của Bộ Giao thông - Vận tải và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải (Sở GTCC) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của UBND lâm thời tỉnh Lai Châu vè việc Thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;

- Căn cứ Thông báo số 33-TB/TC ngày 21/3/2004 của Ban tổ chức Tỉnh uỷ về việc Thành lập các phòng, ban thuộc Sở Giao thông - Vận tải;

- Xét đề nghị của Giám đốc các Sở: Giao thông - Vận tải, Nội vụ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Vị trí và chức năng.

Sở Giao thông - Vận tải là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh (bao gồm đường bộ và đường thuỷ nội địa), chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giao thông - Vận tải.

Sở Giao thông - Vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động và được mở tài khoản theo quy định của Pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn.

1/ Thực hiện pháp luật về giao thông vận tải.

- Giúp UBND tỉnh soạn thảo các văn bản để thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác về chuyên ngành giao thông vận tải tại địa phương.

- Cấp, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, bằng lái các loại phương tiện cơ giới đường bộ và cơ giới đường thuỷ nội địa cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của địa phương hoạt động trong lĩnh vực giao thông - Vận tải theo quy định của pháp luật, của Bộ GTVT, hướng dẫn của cục quản lý chuyên ngành và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.

- Thực hiện công tác thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành việc chấp hành luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác về chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định pháp luật, hướng dẫn của Bộ GTVT và của UBND tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền cơ sở để tuyên truyền, giáo dục phổ biến các văn bản pháp luật về GTVT, an toàn giao thông, bảo vệ các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.

2/ Về quản lý giao thông vận tải.

Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông và vận tải trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức quản lý duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông của địa phương, của Trung ương do bộ GTVT uỷ thác cho địa phương, và đảm bảo giao thông các tuyến do tỉnh quản lý.

- Thiết lập, thông báo và chỉ dẫn hệ thống mạng lưới giao thông do tỉnh trực tiếp quản lý, áp dụng các qui định của Bộ GTVT về tải trọng, đặc tỉnh kỹ thuật của phương tiện được phép vận hành trên mạng lưới giao thông của địa phương bảo đảm an toàn giao thông và kết cấu công trình giao thông.

- Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu trên các tuyến giao thông của tỉnh (bao gồm đường bộ và đường thuỷ nội địa), tổ chức việc thẩm định trình Hội đồng thẩm xét tỉnh hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các luận chứng cấp phép cho xây dựng công trình vượt đường, giao cắt, lắp đặt hệ thống điện nước có liên quan đến kết cấu và ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn giao thông của cầu, đường do tỉnh quản lý. Đối với các công trình cầu, đường, do Trung ương quản lý, việc xây dựng công trình phải được Bộ Giao thông Vận tải hoặc Cục quản lý chuyên ngành thẩm định và cấp phép.

- Thẩm định và đề xuất trình UBND tỉnh phân loại đường xá, định kỳ cấp phép sử dụng, khai thác hoặc đình chỉ khai thác sử dụng các công trình, các tuyến giao thông do địa phương trực tiếp quản lý khi có sự cố về an toàn.

- Chỉ đạo và phối hợp các lực tượng vận tải của địa phương ổn định tuyến vận tải hàng hoá và hành khách, đáp ứng nhu cầu vận tải trong phạm vi địa bàn tỉnh và liên tỉnh.

- Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền các cấp ở địa phương kiểm tra theo qui định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho phương tiện, người và tài sản trên phương tiện đó hoạt động trên địa bàn tỉnh.

3/ Về quản lý xây dựng công trình giao thông.

Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông. Quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông:

- Xây dựng chiến tược qui hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, kế hoạch 5 năm và các dự án phát triển giao thông (cả giao thông nông thôn) và tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện chức năng của Chủ đầu tư xây dựng các công trình giao thông của địa phương (bao gồm các công trình xây dựng do nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn Trung ương cấp cho địa phương, vốn huy động từ nhân dân hoặc các tổ chức đóng góp, vốn đầu tư của nước ngoài) theo qui định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT, của UBND tỉnh.

- Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng các công trình giao thông của tỉnh theo đúng qui trình kỹ thuật, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản.

- Thẩm xét và giám định các công trình trong phạm vi được giao.

- Trình hội đồng thẩm xét và giam định cấp tỉnh đối với các công trình thuộc nhóm B và C.

- Chủ trì soạn thảo các dự án đầu tư về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh (kể cả dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài) để trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý công tác khảo sát thiết kế dự toán công trình

- Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh theo đúng pháp luật của nhà nữớc và qui định của Bộ GTVT.

- Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình và chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật các công trình giao thông thuộc các dự án cho Bộ GTVT và UBND tỉnh quyết định đầu tư để trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý chất lượng công trình.

- Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật.

- Tổ chức hoặc tham gia giám định chất lượng xây dựng các công trình giao thông do tỉnh quản lý, tham gia nghiệm thu các công trình xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ GTVT và Cục quản lý chuyên ngành.

- Chủ trì hoặc tham gia việc điều tra sự cố các công trình đã xây dựng trên địa bàn do tỉnh quản lý, tham gia giải quyết các tranh chấp về sự cố công trình, tổng hợp báo cáo với Bộ GTVT và UBND tỉnh.

4/ Quản lý nghiệp vụ - Kỹ thuật giao thông vận tải.

- Đăng ký và kiểm tra kỹ thuật các loại phương tiện thi công công trình giao thống, các loại phương tiện vận tải đường bộ và đường thuỷ nội địa theo qui định của Bộ GTVT và hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành.

- Trình xét duyệt thiết kế và thẩm định việc cải tạo, sửa đổi phục hồi, đóng mới và sản xuất phương tiện, thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải theo qui định của Bộ GTVT hoặc của Cục quản lý chuyên ngành.

- Hướng dẫn các cơ quan, các tổ chức trực thuộc chấp hành qui định của Bộ GTVT và các cơ quan nhà nước về xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải.

5/ Quản lý các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Giúp UBND tỉnh quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp theo phân cấp quản lý trong phạm vi ngành có nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Thực hiện chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm doanh nghiệp SXKD và doanh nghiệp công ích) và các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh.

- Tổ chức thực hiện việc thanh, kiểm tra hoạt động chuyên ngành GTVT theo lãnh thồ đối với các đơn vị SXKD, sự nghiệp của Trung ương, các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần... đóng trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất của ngành từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở.

- Tổ chức chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các đơn vị sự nghiệp quản lý thu, nộp lệ phí giao thông-vận tải theo qui định thống nhất uỷ nhiệm giữa Bộ Tài chinh va Bộ GTVT.

6/ Quản lý giao thông vận tải ở cấp huyện và thị xã.

Giao cho Giám đốc Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng giao thông giúp UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh về quản lý giao thông vận tải trên địa bàn.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Sở.

1/ Lãnh đạo Sở.

Sở Giao thông - Vận tải có Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thoả thuận với Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải. Các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải.

2/ Các phòng chuyên môn.

- Phòng tổ chức - Hành chính.

- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.

- Phòng Quản lý vận tải - Phương tiện và người lái.

- Phòng Tài chính - Kế toán.

3/ Các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của Pháp luật gồm:

- Ban Thanh tra giao thông vận tải.

- Ban quản lý dự án.

Giao cho Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải có trách nhiệm xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc theo các quy định hiện hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Các ông (bà): Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giao thông-Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Quang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.