CHỈ THỊ
Về việc Tiếp tục đẩy mạnh an toàn giao thông trên địa bàn Tỉnh
____________________________
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông Tỉnh, trong 7 tháng đầu năm 2006, trên địa bàn Tỉnh đó xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông làm chết 26 người, bị thương 27 người. So với 7 tháng đầu năm 2005, số vụ tăng 13,6% (25/22), số người chết giảm 13,3% (26/30), số người bị thương tăng 17,39%. Tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông làm nơi biên bản, họp chợ, tự ý san ủi mặt bằng gây ô nhiễm môi trường bất chấp pháp luật, an toàn giao thông đang diễn ra phổ biến.
Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông trên chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém; do công tác quản lý của các ngành chức năng, các cấp chính quyền cũn chưa chặt chẽ; sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia đảm bảo an toàn giao thông chưa thống nhất, công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến về Luật Giao thông đường bộ chưa được triển khai rộng đến các địa bàn cơ sở; việc xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm chưa kiên quyết.
Để thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ và các quy định về đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, nghành; Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, Thị xã:
- Chủ động phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông, lực lượng Thanh tra giao thông rà soát các trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt là dọc tuyến quốc lộ 12, quốc lộ 4D, tại khu vực Thị xã Lai Châu và xã San Thàng, Bình Lư, Thị trấn Mường So, xã Pa Tần. kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường họp chợ, buôn bán và sử dụng làm mục đích khác gây ách tắc giao thông.
2. Sở Giao thông Vận tải:
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông vận tải tăng cường công tác tuần tra kiểm tra, kiểm soát các xe chở khách ngay từ điểm xuất phát, các bến xe, các điểm dừng đón trả khách. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự vận tải hành khách theo Nghị định 152/2005/NĐ-CP.
- Tổ chức phân luồng, tuyến và thời gian vận hành phự hợp cho các loại phương tiện tham gia giao thông; kịp thời duy tu, sửa chữa các điểm sạt lở, các “điểm đen” trên các tuyến đường; củng cố hệ thống quản lý chất lượng phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là các loại phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, bổ sung hệ thống biển báo, cấm đỗ, cấm dừng ở một số khu vực trong nội thị làm cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với sở Y tế chỉ đạo, các cơ sở khám sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện giao thông theo đúng quy định của Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ Y tế; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép Lái xe, điều khiển mô tô trên địa bàn.
3. Công an Tỉnh:
- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến trọng điểm như Quốc lộ 4D, Quốc lộ 12... Xử lý nghiêm những xe tải, xe khách, xe công nông, xe máy vi phạm các quy định về an toàn giao thông; kiểm tra người điều khiển phương tiện giao thông xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp Thanh tra giao thông tập trung vào các đối tượng tham gia giao thông cú các hành vi làm gia tăng tai nạn giao thông như: đi xe lạng lỏch đỏnh vừng, phúng nhanh vượt ẩu, sử dụng phương tiện khụng đảm bảo an toàn kỹ thuật, chở đất đỏ rơi vói, các trường hợp lấn chiếm hành lang để họp chợ, đổ vật liệu. Kiờn quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
4. Sở Văn hóa – Thông tin: Phối hợp sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông Tỉnh, sở Giáo dục, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh Truyền hình, Đoàn Thanh niên phát động các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh, sinh viên, các đối tượng tham gia giao thông. Xây dựng các panô, áp phích, các bài viết, phóng sự tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ.
5. Đề nghị Uỷ ban mặt trận tổ quốc Tỉnh và các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ngành và các huyện, Thị xã trong công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
6. Thủ trưởng các ngành, huyện, Thị xã: Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến Luật Giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, cụ thể theo từng đối tượng, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm Thị xã, thị trấn, thị tứ, trong các trường học. Tổ chức cam kết trong nhân dân, cán bộ công nhân viên, học sinh về thực hiện các biện pháp an toàn giao thông.
7. Ban An toàn giao thông Tỉnh: Thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với Ban An toàn giao thông các huyện, Thị xã để công tác trật tự An toàn giao thông được duy trì thường xuyên, liên tục trên địa bàn và có báo cáo định kỳ về trật tự An toàn giao thông về UBND Tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thị xã, các đơn vị trên địa bàn Tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.