• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 18/05/2016
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Số: 03/2013/QĐ-KTNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 3 tháng 4 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy trình kiểm toán Báo cáo Quyết toán Ngân sách nhà nước

____________________

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-KTNN ngày 15/02/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 02/2009/QĐ-KTNN ngày 07/4/2009 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN  ngày 03  tháng 4  năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) quy định trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành các bước công việc của cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN, gồm:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

2. Quy trình này được áp dụng đối với cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của Kiểm toán Nhà nước và được áp dụng đối với đoàn Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN.

Điều 2. Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN

Khi thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN, Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên và các thành viên khác của Đoàn kiểm toán phải tuân thủ các yêu cầu được quy định tại Mục 3, Chương I Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước và các quy định tại Quy trình này.

Điều 3. Loại hình kiểm toán

Kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN là cuộc kiểm toán kết hợp bởi 03 loại hình kiểm toán: Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính.

CHƯƠNG II

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Điều 4. Khảo sát, thu thập thông tin

1. Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội và tổng quát về NSNN năm được kiểm toán

- Những thông tin về tình hình kinh tế thế giới có tác động đến kinh tế trong nước (tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng, dịch bệnh...).

- Thông tin chung về tình hình kinh tế, xã hội như: Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, dịch bệnh, thiên tai, an sinh xã hội, xuất nhập khẩu, môi trường, đầu tư...

- Chiến lược phát triển bộ, ngành, địa phương và các chính sách tài chính, tiền tệ thực hiện trong năm được kiểm toán...

- Tình hình triển khai, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ và các giải pháp để quản lý, điều hành NSNN, phát triển kinh tế - xã hội...

- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm được kiểm toán và các năm trước; tỷ lệ huy động thuế, phí vào NSNN trên GDP; cán cân thương mại, cán cân thanh toán; tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của một số ngành chủ yếu; số liệu về nợ công, nợ nước ngoài của Quốc gia và mức độ an toàn tài chính...

- Khái quát kết quả đạt được và hạn chế trong điều hành ngân sách năm  được kiểm toán; tỷ lệ thực hiện tổng thu, tổng chi NSNN so với dự toán theo Nghị quyết của Quốc hội.

2. Thu thập thông tin về tình hình NSNN

a) Cân đối NSNN

a1) Thu cân đối NSNN

Thu thập thông tin về số quyết toán năm trước liền kề năm được kiểm toán và số liệu về dự toán, quyết toán của năm được kiểm toán (số tạm thời để báo cáo Quốc hội, chưa phải số quyết toán chính thức), như: Thu nội địa; thu từ dầu thô; thu cân đối NSNN từ xuất khẩu, nhập khẩu; thu viện trợ không hoàn lại; thu từ quỹ dự trữ tài chính; thu hồi các khoản cho vay.

a2) Kết chuyển từ năm trước sang: Thu thập thông tin về số kết dư ngân sách năm trước và số thu chuyển nguồn năm được kiểm toán.

a3) Chi cân đối NSNN

Thu thập thông tin về số quyết toán năm trước liền kề năm được kiểm toán và số liệu về dự toán, quyết toán của năm được kiểm toán (số tạm thời để báo cáo Quốc hội, chưa phải số quyết toán chính thức), như: Chi đầu tư phát triển; chi trả nợ và viện trợ; chi phát triển sự nghiêp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng ngân sách; chi chuyển nguồn và một số khoản chi khác phát sinh trong năm.

a4) Bội chi NSNN: Thu thập thông tin số vay trong nước, vay ngoài nước để bù đắp số chi lớn hơn thu trong năm được kiểm toán, tỷ lệ bội chi so với GDP năm trước và năm hiện tại để so sánh, phân tích nguyên nhân tăng giảm.

b) Kết quả thực hiện thu NSNN

Thông tin chi tiết về số quyết toán năm trước liền kề năm được kiểm toán và số liệu về dự toán, quyết toán của năm được kiểm toán (số tạm thời để báo cáo Quốc hội, chưa phải số quyết toán chính thức) của các chỉ tiêu trong thu cân đối NSNN, gồm: Thu nội địa (thu từ kinh tế quốc doanh, thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không kể dầu thô, thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thu phí xăng dầu, các loại phí, lệ phí, các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngân sách, thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã); thu từ dầu thô; thu cân đối NSNN từ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu (thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu, hoàn thuế GTGT và kinh phí quản lý thu thuế); thu viện trợ không hoàn lại; thu hồi cho vay của ngân sách trung ương; thu từ quỹ dự trữ tài chính; thu huy động theo Khoản 3, Điều 8 Luật NSNN; thu chuyển nguồn; thu kết dư.

c) Kết quả thực hiện chi NSNN

Thông tin chi tiết về số quyết toán năm trước liền kề năm được kiểm toán và số liệu về dự toán, quyết toán của năm được kiểm toán (số tạm thời để báo cáo Quốc hội, chưa phải số quyết toán chính thức) của các chỉ tiêu trong chi cân đối NSNN, gồm: Chi đầu tư phát triển (chi đầu tư xây dựng, chi xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi...); chi trả nợ, viện trợ (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước, viện trợ); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể (chi quốc phòng, chi an ninh, chi đặc biệt, chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chi y tế...); chi chuyển nguồn (chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm, chuyển nguồn điều chỉnh tiền lương của NS địa phương); chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi dự phòng, một số khoản chi khác.

3. Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin liên quan khác

a) Thông tin liên quan đến môi trường kiểm soát

- Cơ chế phân cấp quản lý tại các đơn vị được kiểm toán.

- Các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, chính sách, chế độ của Chính phủ điều chỉnh hoạt động quản lý, điều hành thu, chi ngân sách năm được kiểm toán.

b) Thông tin liên quan đến công tác kế toán

- Hệ thống chế độ kế toán áp dụng.

- Tổ chức bộ máy kế toán và tình hình chấp hành chế độ kế toán.

- Xem xét quy trình các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập Báo cáo quyết toán NSNN.

- Các hoạt động, các giao dịch... có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo quyết toán NSNN.

c) Thông tin liên quan đến các thủ tục kiểm soát

- Thu thập thông tin về các thủ tục kiểm soát chủ yếu liên quan đến lập, chấp hành, quyết toán thu, chi NSNN của đơn vị.

- Các quy định về tổ chức hoạt động và các quy chế, quy định về kiểm tra, giám sát của đơn vị trong công tác lập Báo cáo quyết toán NSNN.

Khi xem xét các thủ tục kiểm soát cần xác định rõ những thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền…

d) Các thông tin khác cần thu thập

- Những sai sót và gian lận được phát hiện, các ghi nhớ từ các cuộc kiểm toán trước;

- Những vấn đề, sự vụ thanh tra, kiểm tra đã có kết luận liên quan đến hoạt động trong thời kỳ được kiểm toán; những khiếu kiện có liên quan đến đơn vị được kiểm toán…

- Những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm...

4. Phương pháp thu thập thông tin

- Gửi văn bản yêu cầu cung cấp;

- Phỏng vấn trực tiếp;

- Sử dụng các tài liệu có liên quan của lần kiểm toán trước.

Điều 5. Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập, xác định trọng tâm, rủi ro kiểm toán

1. Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập liên quan đến báo cáo quyết toán NSNN

- Đánh giá độ tin cậy, tính hợp pháp, hợp lệ của các thông tin thu thập được.

- So sánh thực tế các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tình hình thu, chi, cân đối NSNN và các vấn đề liên quan đến dự toán, thực tế năm trước liền kề năm được kiểm toán để đưa ra những phân tích, đánh giá tình hình tài chính của quốc gia.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị được kiểm toán trên các mặt: Độ tin cậy, tính đầy đủ, tính liên tục, tính hiệu lực thông qua sự hiểu biết và đánh giá về môi trường kiểm soát thu - chi NSNN, công tác kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

- Đánh giá những hoạt động đặc thù, những biến động bất thường, những hoạt động chủ yếu, những khoản chi lớn trong năm được kiểm toán...

- Đánh giá những vấn đề tồn tại, đã và đang vướng mắc về cơ chế, chính sách... chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc chưa đủ cơ sở giải quyết.

- Đánh giá về các quy định nội bộ (về tổ chức và hoạt động) về kiểm soát, kiểm tra, thanh tra thu, chi NSNN, về các quy định quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.

- Đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chế nội bộ trong lập, chấp hành, quyết toán thu, chi NSNN của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

- Đánh giá về hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra thu, chi ngân sách (chủ yếu do các cơ quan: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện).

2. Xác định trọng tâm, rủi ro kiểm toán

a) Đánh giá rủi ro kiểm toán

Việc đánh giá và xác định rủi ro kiểm toán trong giai đoạn này là dựa trên những đánh giá tổng quát về các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tổng quát của từng đơn vị để làm cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán.

a1) Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Đánh giá những sai sót có thể xảy ra đối với các chỉ tiêu, các nội dung trong Báo cáo quyết toán NSNN trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Các nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro tiềm tàng đối với từng chỉ tiêu và toàn bộ Báo cáo quyết toán NSNN thường bao gồm: Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của các nhà lãnh đạo, quản lý; trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của các cá nhân thực hiện lập Báo cáo quyết toán NSNN; những áp lực bất thường đối với lãnh đạo đơn vị; tình hình kinh tế, chính trị của đất nước...

a2) Đánh giá rủi ro kiểm soát

Khi đánh giá rủi ro kiểm soát thường được dự kiến ở mức cao nhất có thể, kể cả trường hợp đã hiểu thấu đáo về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Để có thể sử dụng một mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

b) Lựa chọn các đơn vị được kiểm toán

Việc lựa chọn đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện kiểm toán chủ yếu dựa trên chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có liên quan đến công tác tổng hợp lập báo cáo quyết toán NSNN nên một số đơn vị thường xuyên phải chọn để kiểm toán (Bộ Tài chính: Vụ NSNN, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vụ Tổng hợp). Ngoài ra, dựa trên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán và yêu cầu quản lý để lựa chọn đơn các vị được kiểm toán khác thuộc 02 Bộ.

c) Xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán

Dựa trên đánh giá rủi ro kiểm toán; quy mô thu, chi NSNN và các chỉ tiêu quan trọng khác trên báo cáo quyết toán NSNN; những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các chính sách kinh tế thực hiện trong từng thời kỳ để xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán.

- Khi xác định trọng tâm kiểm toán đối với kiểm toán Báo cáo quyết toán thu NSNN cần lưu ý:

+ Các chỉ tiêu thu chủ yếu và các chỉ tiêu không hoàn thành dự toán; chỉ tiêu có số quyết toán vượt cao so với số dự toán đầu năm được Quốc hội quyết định;

+ Không thu hoặc không phản ánh kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết nguồn thu giữa các năm...;

+ Điều hành, sử dụng nguồn vượt thu không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích;

+ Các khoản tạm thu, tạm giữ...

- Khi xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán đối với kiểm toán Báo cáo quyết toán chi NSNN cần lưu ý:

+ Tập trung vào các lĩnh vực đang được các cơ quan chức năng của Nhà nước và xã hội quan tâm;

+ Phân bổ dự toán không đúng mục tiêu (đặc biệt là dự toán chương trình mục tiêu quốc gia); không phân bổ hết từ đầu năm theo quy định của Luật NSNN, giữ lại một phần dự toán để phân bổ dần không rõ ràng, thiếu minh bạch; phân bổ vốn đầu tư dàn trải...;

+ Các chỉ tiêu chi có số quyết toán vượt cao so với số dự toán đầu năm được Quốc hội quyết định;

+ Chi chuyển nguồn không đúng thủ tục, thẩm quyền...;

+ Điều hành, sử dụng nguồn dự phòng không đúng quy định;

+ Các  khoản ứng trước sai quy định, ứng trước chưa thu hồi...;

+ Chưa phản ánh các khoản chi thuộc ngân sách qua NSNN...

- Khi xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán đối với kiểm toán các khoản nợ công cần lưu ý:

+ Các khoản vay và trả nợ vay về bù đắp bội chi NSNN;

+ Các khoản vay và trả nợ vay về cho vay lại;

+ Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh;

+ Tổng mức nợ công, tỷ lệ nợ công so với GDP và an ninh tài chính quốc gia.

- Đối với các khoản thu, chi, các quỹ tài chính ngoài cân đối NSNN: Nội dung trọng tâm là các quỹ có nguồn gốc từ NSNN, các khoản thu, chi lớn và có bản chất NSNN (như trái phiếu Chính phủ...).

- Xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán đối với kiểm toán việc thực hiện các chính sách tài khóa, chính sách tài chính, tiền tệ trong niên độ được kiểm toán...

Điều 6. Lập, xét duyệt kế hoạch kiểm toán

1. Lập kế hoạch kiểm toán

Các nội dung chính cần xác định trong kế hoạch kiểm toán gồm:

a) Mục tiêu kiểm toán

- Đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo quyết toán NSNN niên độ được kiểm toán;

- Đánh giá việc tuân thủ Luật NSNN, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, văn bản pháp luật trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN thời kỳ được kiểm toán;

- Xác nhận tính khớp đúng và phù hợp giữa Báo cáo quyết toán NSNN với báo cáo quyết toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành và số liệu tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính...;

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;

- Thông qua hoạt động kiểm toán để chỉ ra và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về các sai phạm và biện pháp khắc phục; chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, công tác quản lý hoạt động của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính, kế toán nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất;

- Xác nhận số liệu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý nợ công theo Luật Quản lý nợ công; đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc sử dụng vốn vay và công tác quản lý nợ công; phát hiện những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công, sử dụng vốn vay; kiến nghị các cơ quan quản lý chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nợ công.

- Bước đầu đánh giá tính bền vững của NSNN.

- Làm cơ sở để Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm.

b) Phạm vi và giới hạn kiểm toán: Xác định niên độ (thời kỳ), đơn vị và các nội dung được kiểm toán, giới hạn, hạn chế không thể tiến hành kiểm toán đối với các nội dung được kiểm toán.

c) Nội dung và phương pháp kiểm toán

­c1) Nội dung kiểm toán

c1.1) Về quyết toán thu NSNN: Kiểm toán các khoản thu do ngành Hải quan quản lý; các khoản thu do ngành Thuế quản lý ở trung ương và địa phương; khoản thu về dầu thô; các khoản thu viện trợ; các khoản thu chuyển nguồn; các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng của NSĐP theo Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN; các khoản thu được để lại chi quản lý qua NSNN; các khoản thu vay của ngân sách trung ương, trong đó lưu ý các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách; các khoản tạm thu, tạm giữ; các chính sách, chế độ thu do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan ban hành.

c1.2) Về quyết toán chi NSNN: Kiểm toán chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ, viện trợ; các khoản chi chuyển nguồn; các khoản chi từ nguồn tăng thu NSNN, dự phòng và nguồn tiết kiệm chi của NSTW; chi bổ sung từ NSTW cho NSĐP; khoản chi trích lập quỹ dự trữ tài chính; các khoản chi từ nguồn thu để lại chi quản lý qua NSNN.

c1.3) Kiểm toán một số nội dung liên quan đến NSNN

- Kiểm toán các quỹ tài chính ngoài ngân sách (kiểm toán công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách đối với các quỹ tài chính do Bộ Tài chính trực tiếp quản lý).

- Kiểm toán các khoản chi cho vay từ nguồn vay nước ngoài về cho vay lại;  việc phát hành và phân bổ nguồn trái phiếu Chính phủ.

- Kiểm toán các khoản chi ứng trước dự toán cho năm sau liền kề niên độ được kiểm toán và hoàn trả khoản tạm ứng của các năm trước niên độ được kiểm toán trong niên độ kiểm toán.

- Kiểm toán việc triển khai thực hiện các chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ và những giải pháp của Chính phủ để điều hành nền kinh tế trong từng thời kỳ có liên quan đến niên độ được kiểm toán.

c1.4) Kiểm toán hoạt động trong kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN

Một số nội dung được đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả thông qua quá trình kiểm toán việc quản lý, sử dụng nguồn lực NSNN cho các hoạt động: Đầu tư phát triển; quản lý hành chính nhà nước; sự nghiệp công lập; các chương trình mục tiêu.

c2) Phương pháp kiểm toán

Tùy theo mục tiêu, nội dung kiểm toán để lựa chọn các phương pháp kiểm toán phù hợp. Một số phương pháp thường xuyên được sử dụng trong kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN, gồm:

- Tổng hợp, tính toán, phân tích các chỉ tiêu trong Báo cáo quyết toán NSNN.

- So sánh, phân tích, đánh giá giữa số thực hiện với dự toán và thực hiện năm trước; so sánh giữa một số chỉ tiêu trong Báo cáo quyết toán NSNN để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp.

- So sánh, đối chiếu giữa một số chỉ tiêu trong Báo cáo quyết toán NSNN với: Báo cáo quyết toán của một số bộ, ngành, cơ quan trung ương (các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương) và báo cáo quyết toán của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Báo cáo tổng hợp và chi tiết của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ NSNN, Vụ Đầu tư, Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại...).

- Đưa ra yêu cầu bằng văn bản với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc trong việc cung cấp số liệu, tài liệu và giải trình bằng văn bản đối với các đề nghị của Đoàn kiểm toán làm căn cứ kiểm tra và đưa ra nhận xét, kiến nghị.

d) Lập kế hoạch thời gian và bố trí nhân sự thực hiện kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Mục 5, Chương II Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

e) Xác định kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 5.7 Mục 5, Chương II Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Xét duyệt kế hoạch kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Mục 6, Chương II Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 7. Phổ biến quyết định, kế hoạch kiểm toán và cập nhật kiến thức cho các thành viên Đoàn kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Mục 7, Chương II Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 8. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đoàn kiểm toán       Thực hiện theo quy định tại Mục 8, Chương II Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

CHƯƠNG III

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

Điều 9. Quyết định kiểm toán và công bố quyết định kiểm toán

1. Quyết định kiểm toán: Thực hiện theo Điều 35 Luật KTNN.

2. Việc công bố quyết định kiểm toán thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương III Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 10. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan

Việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan được tiến hành đối với từng đơn vị được kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, gồm:

- Nghiên cứu, đánh giá về môi trường kiểm soát của đơn vị;

- Đánh giá công tác tổ chức kế toán ngân sách tại KBNN và công tác kế toán của các đơn vị khác được kiểm toán;

- Nghiên cứu, đánh giá các quy trình và thủ tục kiểm soát nội bộ về lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát thu, chi ngân sách;

- Nghiên cứu, đánh giá các quy trình và thủ tục kiểm soát nội bộ về theo dõi và quản lý vay nợ, viện trợ Chính phủ;

- Đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;

- Phân tích Báo cáo quyết toán NSNN.

Điều 11. Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết

1. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập tại các Tổ kiểm toán và lập cho từng đơn vị được kiểm toán như: Vụ Tổng hợp và các vụ có liên quan của Bộ Kế hoạch &Đầu tư; Vụ NSNN, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, KBNN và một số đơn vị liên quan. Nội dung và các chỉ tiêu của kế hoạch kiểm toán chi tiết phải thực hiện theo mẫu Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán của KTNN. Những nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán chi tiết, gồm:

- Mục tiêu kiểm toán: Tập trung đánh giá tính đúng đắn, trung thực của từng chỉ tiêu trên Báo cáo quyết toán NSNN; đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trong lập, chấp hành, quyết toán NSNN; việc tuân thủ, hợp lý, hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp, biện pháp; sự thống nhất và phù hợp giữa Báo cáo quyết toán NSNN với báo cáo của một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành và số liệu tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

- Phạm vi và nội dung kiểm toán: Xác định thời kỳ kiểm toán; các bộ phận được kiểm toán; xác định các nội dung trọng tâm kiểm toán trên cơ sở đánh giá về kiểm soát nội bộ và nội dung theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng KTNN phê duyệt.

- Các phương pháp kiểm toán: Xác định các phương pháp kiểm toán áp dụng đối với từng nội dung kiểm toán.

- Thời gian hoàn thành công việc: Xác định thời gian hợp lý để Kiểm toán viên được phân công hoàn thành công việc trên cơ sở khối lượng công việc giao.

- Phân công nhiệm vụ kiểm toán: Căn cứ năng lực, lĩnh vực chuyên môn để bố trí nhân sự thực hiện chương trình kiểm toán chi tiết theo từng nội dung kiểm toán đã được xác định.

2. Xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết

 Thực hiện theo quy định tại Khoản 2.2, Mục 2 Chương III Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 12. Nội dung và thủ tục kiểm toán tại Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc

1. Kiểm toán tại Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc

a) Kiểm toán tại Vụ NSNN

a1) Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý điều hành thu, chi NSNN và việc tuân thủ các quy định trong điều hành NSNN

- Tính toán, phân tích tính hợp lý của các chỉ tiêu trong Báo cáo quyết toán NSNN, lưu ý tính toán, xác định chi tiết tính khớp đúng của các khoản thu, chi đã được phản ánh trong cân đối ngân sách nhưng có thể là khoản thu, chi quản lý qua ngân sách và ngược lại đối với một số chỉ tiêu có số phát sinh lớn hoặc dễ có sai sót như thu doanh nghiệp nhà nước, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu ngoài quốc doanh, phí, lệ phí, thu khác, chi quản lý hành chính, chi khác…

 - So sánh, phân tích giữa số thực hiện với dự toán NSNN, số thực hiện năm được kiểm toán với năm trước liền kề năm được kiểm toán đối với các chỉ tiêu thu, chi NSNN, lưu ý phân tích đánh giá nguyên nhân các chỉ tiêu thu, chi không đạt dự toán hoặc vượt dự toán cao, các chỉ tiêu có biến động lớn so với năm trước làm cơ sở cho việc:

+ Xác định nguyên nhân, đánh giá tính tuân thủ pháp luật về thẩm quyền và nguồn sử dụng, tính hợp lý của các khoản chi bổ sung cho ngân sách trung ương ngoài dự toán đầu năm được Quốc hội quyết định;

+ Phân tích, đánh giá công tác lập và giao dự toán, tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển, xác định nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán đối với từng khoản chi;

+ Phân tích, đánh giá công tác lập và giao dự toán, tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên, xác định nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán theo từng lĩnh vực;

+ Xác định nguyên nhân tăng, giảm của các khoản chi chuyển nguồn; đánh giá tính hợp lý, tuân thủ pháp luật, hiệu quả của việc sử dụng kinh phí NSNN qua thực hiện chi chuyển nguồn;

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và quản lý chi chương trình mục tiêu;

- Việc bố trí dự phòng ngân sách, quản lý, sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu ngân sách; tình hình chi trả nợ, viện trợ (đối chiếu số liệu giữa Báo cáo quyết toán NSNN với báo cáo của KBNN và báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại); việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ dự trữ tài chính; tính kịp thời của việc phản ánh vào NSNN đối với các khoản chi từ nguồn thu được để lại chi quản lý qua NSNN; việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ dự toán NSNN trong thực hiện chi bổ sung từ NSTW cho NSĐP; công tác chỉnh lý, tổng hợp quyết toán ngân sách; tính hợp lý, hợp pháp của những căn cứ lập Báo cáo quyết toán NSNN; công tác thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách các địa phương.

- Kiểm toán đánh giá tính bền vững của NSNN thông qua phân tích, đánh giá khả năng linh hoạt của cơ cấu các khoản chi trong tổng NSNN, khả năng tăng các khoản chi..., thâm hụt NSNN việc bố trí các khoản dự phòng, dự trữ tài chính để khắc phục thâm hụt NSNN...

a2) Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán và số liệu trên Báo cáo quyết toán NSNN

- So sánh, đối chiếu giữa các số liệu chi tiết được tổng hợp trên Báo cáo quyết toán NSNN với số liệu trên báo cáo quyết toán ngân sách năm và báo cáo kiểm toán cùng thời kỳ được kiểm toán của một số tỉnh, thành phố (lưu ý các chỉ tiêu: Tổng thu, tổng chi, kết dư ngân sách, chi chuyển nguồn, chi thường xuyên....).

- Đối chiếu số thu ngân sách của các tỉnh, thành phố do Vụ NSNN thẩm định và tổng hợp vào Báo cáo quyết toán NSNN với số thu do KBNN theo dõi (lưu ý chi tiết theo mục lục NSNN).

- Đối chiếu tổng thu NSNN trên Báo cáo quyết toán NSNN do Bộ Tài chính lập với số thu ngân sách do KBNN cung cấp theo từng chỉ tiêu như thu về dầu thô, thu xuất nhập khẩu, thu nội địa (các khoản trong cân đối, ngoài cân đối, phân chia giữa ngân sách địa phương và ngân sách trung ương).

- Kiểm tra tính đúng đắn và đầy đủ các khoản thu từ dầu thô phản ánh vào niên độ ngân sách được kiểm toán; tình hình quản lý và sử dụng lợi nhuận được chia của nước chủ nhà.

- Xác định tổng thu viện trợ, qua đó đối chiếu, xác định số viện trợ được ghi thu, ghi chi giữa Báo cáo quyết toán thu NSNN với số liệu của KBNN, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

- Xác định tính khớp đúng của các khoản thu chuyển nguồn từ năm trước sang, các khoản tạm thu ngân sách;

- Xác định số chi ứng trước dự toán từ các năm trước được hoàn trả trong năm được kiểm toán và số chi ứng trước dự toán trong năm được kiểm toán cho các năm sau;

- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương;

- Xác định tổng số chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, chi tiết theo từng đơn vị (đối chiếu với số liệu KBNN); xác định số liệu và căn cứ cấp bù lỗ kinh doanh một số mặt hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong từng thời kỳ liên quan đến năm được kiểm toán;

- Đối chiếu số hoàn thuế theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế với số liệu trên Báo cáo quyết toán NSNN (tại Vụ NSNN) và số liệu tại KBNN.

a3) Kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành NSNN và việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách tài khóa.

a4) Kiểm toán các khoản vay trong nước (thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, tín phiếu KBNN và vay khác bù đắp bội chi)

- Kiểm toán đánh giá việc lập dự toán các khoản vay trong nước để bù đắp bội chi NSNN và vay thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ.

- Kiểm toán, xác nhận và đánh giá số liệu các khoản vay khác của NSNN (vay tồn ngân KBNN, vay BHXH, vay Quỹ tích lũy,...), gồm: Số dư nợ đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư nợ cuối năm thuộc niên độ được kiểm toán.

b) Kiểm toán tại Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp

b1) Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý điều hành thu, chi NSNN và việc tuân thủ các quy định trong điều hành NSNN.

- Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ chính sách, chế độ tài chính đối với các khoản ứng trước dự toán chi thường xuyên, việc bổ sung dự toán cho các bộ, ngành và đối chiếu số ghi thu, ghi chi của các bộ.

- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của những căn cứ lập quyết toán ngân sách; công tác thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách các bộ, ngành.

b2) Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán và số liệu trên Báo cáo quyết toán NSNN.

- Đối chiếu số ghi thu - ghi chi của các bộ, ngành, cơ quan trung ương do Vụ Tài chính HCSN thẩm định và tổng hợp vào Báo cáo quyết toán NSNN với số thu do KBNN theo dõi (lưu ý chi tiết theo mục lục NSNN);

- So sánh, đối chiếu giữa các số liệu chi tiết được tổng hợp trên Báo cáo quyết toán NSNN với số liệu trên báo cáo quyết toán ngân sách năm và báo cáo kiểm toán cùng thời kỳ được kiểm toán của một số bộ, ngành, cơ quan trung ương (lưu ý các chỉ tiêu: Kinh phí nhận trong năm, kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán, số kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang năm nay và số kinh phí chưa sử dụng năm nay chuyển năm sau...).

c) Kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước

c1) Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực giữa số liệu kế toán của KBNN với số liệu trên Báo cáo quyết toán NSNN (bao gồm cả số liệu chi tiết được tổng hợp vào Báo cáo quyết toán NSNN) và các số liệu liên quan đến quyết toán NSNN trong niên độ được kiểm toán, gồm: Các khoản tạm thu, tạm giữ chờ xử lý; số dư tiền gửi của đơn vị dự toán đến cuối niên độ được kiểm toán; các khoản thu và vay của NSNN (bao gồm cả số liệu theo hợp mục); số liệu tổng hợp và chi tiết theo chỉ tiêu thu NSNN; số liệu thu NSNN do ngành Hải quan quản lý, Quỹ hoàn thuế, tổng hợp chi NSNN và hợp mục chi NSNN, chi NSTW, chi NSĐP, chi các chương trình mục tiêu (bao gồm cả hợp mục chi), chi thanh toán vốn đầu tư từ NSNN, chi thường xuyên ngân sách theo hình thức rút dự toán, chi bổ sung NSTW cho NSĐP, vay và trả nợ trong nước, ghi thu - ghi chi NSTW và NSĐP đối với vốn ngoài nước; số liệu cân đối thu chi NSNN, NSTW, NSĐP và số giải ngân (thanh toán, tạm ứng) đối với các dự án, chương trình được phép kéo dài từ năm trước chuyển sang.

c2) Đánh giá về những bất cập, tồn tại trong công tác thanh toán vốn đầu tư.

c3) Đánh giá công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN của KBNN trên cơ sở báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, kiểm soát chi của hệ thống KBNN và kết quả kiểm toán về nội dung này tại các báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đã thực hiện trong năm.

c4) Đánh giá bước đầu về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo thu NSNN, việc thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân do KBNN lập;

c5) Đối chiếu và đánh giá việc điều chỉnh các khoản thu, chi ngân sách trong thời gian chỉnh lý quyết toán.

c6) Kiểm toán, xác nhận và đánh giá số liệu trái phiếu Chính phủ, tín phiếu KBNN, gồm: Số dư nợ đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư nợ cuối năm thuộc niên độ được kiểm toán.

d) Kiểm toán tại Tổng cục Thuế

d1) Kiểm toán công tác quản lý thu

- Kiểm tra, đánh giá công tác lập, giao dự toán thu NSNN (những căn cứ lập, giao dự toán thu; việc tuân thủ trình tự, thủ tục, tỷ lệ động viên trong lập, giao dự toán; sự hợp lý của các chỉ tiêu trong dự toán thu ngân sách);

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu NSNN theo từng sắc thuế, phí, lệ phí; xác định nguyên nhân đạt, không đạt dự toán (kết hợp với nội dung kiểm toán này tại Vụ NSNN);

- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, điều hành thu NSNN của Tổng cục Thuế, gồm: Việc tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch thu; tổ chức thực hiện các giải pháp của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến thu thuế, phí trong niên độ được kiểm toán; các biện pháp quản lý thu của ngành Thuế, việc điều chỉnh dự toán thu; xác định số nợ đọng thuế đến cuối niên độ được kiểm toán, phân loại nợ đọng, so sánh, đánh giá mức độ tăng giảm, phân tích nguyên nhân tăng, giảm nợ đọng; công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế (việc tuân thủ các quy định về thanh, kiểm tra đối tượng nộp thuế, kết quả thanh, kiểm tra…); công tác xóa nợ thuế (tính hợp pháp của các khoản nợ thuế được xóa, nguyên nhân các khoản nợ đủ điều kiện xóa nợ nhưng chưa được xóa…); công tác miễn, giảm thuế…

- Kiểm tra, đánh giá việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ hoàn thuế GTGT; các khoản tạm thu, tạm giữ trong niên độ được kiểm toán (gồm cả số dư đầu kỳ từ năm trước chuyển sang); tính tuân thủ pháp luật trong việc ban hành các văn bản của ngành thuế liên quan đến chính sách, chế độ thu nộp thuế, phí vào NSNN.

- Kiểm tra, đánh giá tính bền vững NSNN thông qua kiểm toán, đánh giá cơ cấu các khoản thu chủ yếu và bền vững của NSNN như thu từ dầu thô, thu từ DNNN, thu từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng thu NSNN.

d2) Kiểm toán, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán

- Đối chiếu, xác định số thu nội địa theo từng lĩnh vực và sắc thuế, phí của Tổng cục Thuế với số liệu của KBNN (phần do ngành thuế quản lý); số liệu Quỹ hoàn thuế GTGT (số dư đầu kỳ, cuối kỳ và số phát sinh trong kỳ) do ngành thuế cung cấp với số liệu trên tài khoản quỹ hoàn thuế tại KBNN.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo kế toán, quyết toán theo chế độ quy định của nhà nước.

e) Kiểm toán tại Tổng cục Hải quan

e1) Kiểm toán công tác quản lý thu

- Kiểm tra, đánh giá công tác lập, giao dự toán thu NSNN (những căn cứ lập, giao dự toán thu; việc tuân thủ trình tự, thủ tục, tỷ lệ động viên trong lập, giao dự toán; sự hợp lý của các chỉ tiêu trong dự toán thu ngân sách);

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu NSNN theo từng sắc thuế, phí, lệ phí; xác định nguyên nhân đạt, không đạt dự toán (kết hợp với nội dung kiểm toán này tại Vụ NSNN);

- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, điều hành thu NSNN của Tổng cục Hải quan, gồm: Việc tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch thu; tổ chức thực hiện các giải pháp của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến thu thuế, phí trong niên độ được kiểm toán; các biện pháp quản lý thu của ngành Hải quan, việc điều chỉnh dự toán thu; công tác áp mã hàng hóa, áp thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu; xác định số nợ đọng thuế chuyên thu, tạm thu đến cuối niên độ được kiểm toán, phân loại nợ thuế, so sánh, đánh giá mức độ tăng giảm, phân tích nguyên nhân tăng, giảm nợ đọng; công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, kiểm tra sau thông quan (việc tuân thủ các quy định về thanh, kiểm tra đối tượng nộp thuế, kết quả thanh, kiểm tra…); truy thu thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa… ; công tác xóa nợ thuế (tính hợp pháp của các khoản nợ thuế được xóa, nguyên nhân các khoản nợ đủ điều kiện xóa nợ nhưng chưa được xóa…); công tác hoàn thuế (hoàn thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tạm thu đối với hàng tạm nhập, tái xuất, nguyên liệu nhập sản xuất hàng xuất khẩu đã xuất khẩu); công tác miễn, giảm thuế…

- Kiểm tra việc xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ của niên độ được kiểm toán (gồm cả số đầu kỳ từ năm trước chuyển sang);

- Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong việc ban hành các văn bản của ngành hải quan liên quan đến chính sách, chế độ thu nộp thuế, phí vào NSNN.

- Kiểm toán, đánh giá tính bền vững NSNN thông qua kiểm toán, đánh giá  trọng khoản thu cân đối NSNN từ dịch vụ, hàng hóa xuất nhập khẩu trong tổng thu NSNN.

e2) Kiểm toán, đánh giá tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán

- Đối chiếu, xác định số thu thuế đối hoạt động xuất nhập khẩu theo sắc thuế, phí của Tổng cục Hải quan với số liệu của KBNN (phần do ngành hải quan quản lý).

- Đối chiếu số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổng hợp từ báo cáo của các Cục Hải quan địa phương (số liệu đã được các Cục Hải quan đối chiếu với KBNN địa phương) với số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do KBNN tổng hợp từ báo cáo của các KBNN địa phương; xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có), đề nghị các đơn vị kiểm tra, điều chỉnh để xác định chính xác số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ thống kê và báo cáo kế toán, quyết toán theo chế độ quy định của nhà nước.

f) Kiểm toán tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Cục Quản lý nợ)

f1) Kiểm toán tổng hợp tình hình nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia

- Kiểm toán, đánh giá tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu, số liệu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của Luật Quản lý nợ công, gồm: Nợ Chính phủ (nợ nước ngoài và nợ trong nước); nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương; nợ nước ngoài của quốc gia (nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng).

- Kiểm toán đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các quy định hướng dẫn thực hiện và các quy định khác liên quan đến quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

 - Xác định và đánh giá các tỷ lệ, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia (chỉ tiêu về quy mô nợ, khả năng trả nợ, rủi ro danh mục nợ, hiệu quả công tác quản lý nợ) theo quy định.

- Kiểm toán, đánh giá tính bền vững NSNN qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ công so với GDP, phân tích cơ cấu nợ, việc sử dụng các khoản vay nợ...

f2) Kiểm toán tình hình vay và trả nợ nước ngoài

f2.1) Đánh giá việc tuân thủ quy trình, thủ tục, việc theo dõi số rút vốn, số trả nợ và dư nợ của từng Hiệp định vay nợ; việc tuân thủ quy trình tổng hợp lập báo cáo tổng số rút vốn, trả nợ và dư nợ vay nước ngoài. Lưu ý: Việc xác định và theo dõi (tổng hợp, chi tiết) các khoản vay bù đắp bội chi và vay về cho vay lại; việc theo dõi, quy đổi tỷ giá từ nguyên tệ sang ngoại tệ quy đổi và Việt Nam Đồng.

f2.2) Đánh giá việc tuân thủ các quy định trong việc rút vốn vay

- Đánh giá công tác lập dự toán trên cơ sở đề nghị rút vốn của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các cam kết rút vốn tại các Hiệp định vay của Chính phủ.

- Xác nhận số rút vốn vay, nhận nợ với nước ngoài.

f2.3) Đánh giá việc tuân thủ quy trình, thủ tục; kiểm toán tính đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng niên độ của việc ghi thu - ghi chi các khoản rút vốn vay nước ngoài.

f2.4) Xác nhận, đánh giá số rút vốn vay nước ngoài chưa sử dụng, số dư trên các tài khoản đặc biệt, số dư tồn ngân tại KBNN.

f2.5) Kiểm toán, xác nhận và đánh giá tính hiện hữu, đầy đủ, việc ghi thu - ghi chi, đánh giá số dư tồn ngân tại KBNN và hiệu quả sử dụng của các khoản rút vốn vay trực tiếp bằng tiền vào NSNN;

f2.6) Kiểm toán, đánh giá tình hình và việc tuân thủ các quy định trong việc trả nợ vay nước ngoài

- Đánh giá công tác lập dự toán trả nợ trên cơ sở các nghĩa vụ nợ đến hạn (gốc, lãi và phí) của các Hiệp định vay nợ nước ngoài của Chính phủ.

- Xác nhận và đánh giá tình hình, số liệu trả nợ vay nước ngoài. Lưu ý: Việc áp dụng tỷ giá  quy đổi; so sánh, đối chiếu số trả nợ nước ngoài chi tiết theo từng Hiệp định với số thực chuyển trả nợ từ NSNN, từ Quỹ tích lũy trả nợ và từ các cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếp theo ủy quyền của Bộ Tài chính; xác nhận nghĩa vụ trả nợ của NSNN về các khoản vay nước ngoài để bù đắp bội chi.

f2.7) Kiểm toán số dư nợ vay nước ngoài

- Xác nhận, đánh giá tính hiện hữu, đầy đủ, hợp lý các khoản nợ nước ngoài. Lưu ý một số khoản nợ không được tổng hợp, báo cáo trong danh mục nợ nước ngoài.

- Xác định, đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ, gồm: Tỷ lệ nợ trung và dài hạn trong tổng số nợ nước ngoài của Chính phủ; tỷ lệ nợ vay hỗ trợ phát triển ODA, vay thương mại; cơ cấu loại tiền vay; mức lãi suất; các chỉ tiêu an toàn về nợ theo các quy định...

f2.8) Kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ theo quy định.

f3) Kiểm toán các khoản vay nước ngoài về cho vay lại

- Kiểm tra, xác nhận số nhận nợ, số dư nợ vay và nhận viện trợ nước ngoài về cho vay lại thuộc niên độ được kiểm toán của các tổ chức cho vay lại thông qua việc: Đối chiếu số liệu giải ngân và nhận nợ của các dự án từ các tổ chức cho vay lại với số liệu nhận nợ của các tổ chức cho vay lại với Bộ Tài chính; xác định số đã giải ngân nhưng chưa nhận nợ với Bộ Tài chính; số liệu cho vay, thu nợ của các dự án cho vay lại; số phải trả, số đã trả Bộ Tài chính; số phải trả, số đã trả trực tiếp nước ngoài theo ủy quyền của Bộ Tài chính; số còn phải trả theo kế hoạch nhưng chưa trả.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình trả nợ (gốc, lãi và phí) của các tổ chức cho vay lại, gồm:

+ Kiểm tra, đối chiếu, xác định nghĩa vụ và tình hình trả Quỹ tích lũy trả nợ, trả trực tiếp nước ngoài theo ủy quyền của Bộ Tài chính của các tổ chức cho vay lại.

+ Kiểm tra, đối chiếu, xác định số thu hồi nợ (gốc, lãi, phí) từ các dự án của các tổ chức cho vay lại, số nợ đã thu hồi từ các dự án nhưng chưa trả Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại Hợp đồng ủy quyền.

+ Đối chiếu số liệu thu hồi nợ và trả nợ Quỹ tích lũy trả nợ của các tổ chức cho vay lại trên sổ kế toán và báo cáo tài chính với số trả nợ Bộ Tài chính.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình trả nợ của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài và viện trợ không hoàn lại về cho vay lại; đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn vay của các dự án (Lưu ý các dự án có nợ quá hạn).

- Đánh giá việc tuân thủ các quy định quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài về cho vay lại.

f4) Kiểm toán tình hình cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ

- Kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ quy trình, thủ tục thẩm định, cấp và quản lý bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ về đối tượng, quy mô và hạn mức cấp bảo lãnh hàng năm theo quy định và đảm bảo các chỉ tiêu về nợ nước ngoài, nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh của quốc gia trong giới hạn an toàn;

- Kiểm toán việc thực hiện các cam kết vay và trả nợ theo các Hợp đồng tín dụng, việc tuân thủ chế độ báo cáo của các dự án có bảo lãnh Chính phủ;

- Kiểm toán, xác nhận số được Chính phủ bảo lãnh, số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh thuộc niên độ được kiểm toán;

- Kiểm toán, đánh giá mức độ an toàn về nợ đối với số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh trên cơ sở kiểm tra, đánh giá phương án trả nợ và khả năng tài chính thực tế của các đối tượng được bảo lãnh.

f5) Kiểm toán đối với quỹ ngoài NSNN “Quỹ tích luỹ trả nợ” (Quỹ tích lũy)

f5.1) Kiểm toán, xác nhận, đánh giá các khoản thu của Quỹ tích luỹ

- Xác nhận, đánh giá tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của các khoản thu hồi cho vay lại từ các tổ chức cho vay lại (gốc, lãi và phí), đối chiếu chi tiết số nợ phải thu, việc xác nhận nợ của các tổ chức cho vay lại, trong đó:

+ Đối chiếu số liệu hạch toán thu hồi nợ (gốc, lãi và phí) của các dự án, số trả nợ Bộ Tài chính của các tổ chức cho vay lại với số liệu theo dõi thu hồi nợ về Quỹ tích lũy; các khoản nợ quá hạn và lãi chậm nộp (nếu có); việc áp dụng lãi phạt đối với các trường hợp chậm nộp về Quỹ tích lũy.

+ Các trường hợp đã thu hồi nợ (gốc, lãi và phí) của các dự án nhưng trả hoặc hoàn trả không kịp thời về Quỹ tích lũy.

+ Một số khoản thu từ các dự án nhưng không được Bộ Tài chính theo dõi, tổng hợp vào Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.

- Xác định, đánh giá các khoản đến hạn chưa thu hồi được từ các tổ chức cho vay lại.

- Xác nhận, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của các khoản thu hồi ứng trả nợ thay cho các dự án được Chính phủ bảo lãnh và các khoản cho vay theo quyết định của Bộ Tài chính (kể cả các khoản cho NSNN vay).

- Xác nhận, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của các khoản thu phí bảo lãnh, thu lãi đầu tư và các khoản thu khác.

f5.2) Kiểm toán, xác nhận, đánh giá các khoản chi Quỹ tích luỹ

- Xác nhận, đánh giá việc tuân thủ quy định trong việc sử dụng các khoản chi, tính hiệu quả của các khoản đầu tư sử dụng tiền nhàn rỗi của Quỹ tích lũy.

- Xác nhận và đánh giá nghĩa vụ hoàn trả NSNN của Quỹ tích lũy trên cơ sở nghĩa vụ nợ đến hạn (gốc, lãi và phí) của các Hiệp định vay nợ nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại, xác định số nợ phải trả nước ngoài về cho vay lại thuộc nghĩa vụ hoàn trả của Quỹ tích lũy (chú ý sự phù hợp về tỷ giá).

- Xác nhận và đánh giá tính tuân thủ quy định đối với các khoản ứng trả thay cho các dự án có bảo lãnh của Chính phủ, cho vay theo quyết định của Bộ Tài chính, cho NSNN vay…

- Xác nhận và đánh giá tính tuân thủ, tính hiệu quả của các khoản đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ tích lũy.

f5.3) Kiểm toán, xác nhận số dư Quỹ tích luỹ

- Xác nhận, đánh giá tính đúng đắn, hợp lý, đầy đủ của số dư các khoản mục Quỹ tích luỹ thông qua việc đối chiếu với các bên có liên quan để xác nhận tính hiện hữu, đầy đủ của số dư các khoản mục Quỹ tích luỹ (đối chiếu các khoản cho vay, trả nợ thay, các khoản tiền gửi và đầu tư…).

f5.4) Kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ chế độ tài chính trong quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ tích luỹ; đánh giá mức dự trữ ngoại tệ tối thiểu theo quy định.

f6) Kiểm toán các khoản thu viện trợ nước ngoài không hoàn lại thuộc nguồn ngân sách trung ương

- Kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch thu viện trợ, tổng hợp dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính;

- Kiểm tra, đánh giá việc quản lý tài chính, giải ngân và xác nhận viện trợ đối với nguồn vốn viện trợ theo quy định về quản lý vốn viện trợ; việc kê khai xác nhận viện trợ của các dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại (lưu ý đối với các khoản nhận viện trợ trực tiếp);

- Kiểm tra, đánh giá việc kiểm soát chi đối với các khoản vốn nhận viện trợ của KBNN, việc ghi thu - ghi chi NSNN đối với nguồn vốn nhận viện trợ (lưu ý các khoản nhận viện trợ về cho vay lại);

- Kiểm tra tình hình sử dụng và hiệu quả các nguồn vốn viện trợ; tình hình quản lý tài chính, phân phối, sử dụng viện trợ của các chương trình, dự án; việc tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại tại các cơ quan sử dụng viện trợ.

- Đối chiếu việc hạch toán NSNN đối với các khoản viện trợ cho các Bộ, cơ quan sử dụng nguồn vốn viện trợ.

g) Kiểm toán tại Vụ Đầu tư

Kiểm toán tổng hợp việc quản lý, quyết toán vốn đầu tư phát triển do Vụ Đầu tư lập. Trong đó kiểm toán viên cần xem xét, tập trung đánh giá một số nội dung chủ yếu sau:

- Kiểm tra, đánh giá việc tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hàng năm do các cơ quan trung ương quản lý (lưu ý đối chiếu với số liệu của KBNN). Trường hợp có chênh lệch cần yêu cầu làm rõ nguyên nhân; đối với trường hợp cấp bằng lệnh chi tiền, không qua kiểm soát của KBNN, khi kiểm toán cần xem xét, đối chiếu với số liệu trong báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng khoản kinh phí cấp bằng lệnh chi tiền.

- Kiểm tra, đánh giá việc theo dõi, đôn đốc quyết toán vốn đầu tư của các dự án hoàn thành (gồm: các dự án đã hoàn thành chưa lập quyết toán, số dự án lập quyết toán chậm; các dự án đã lập quyết toán vốn nhưng chưa được phê duyệt quyết toán; các dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư).

- Kiểm tra, đánh giá việc theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (số còn dư năm trước chuyển sang, số huy động trong năm, số đã sử dụng trong năm và số còn dư chuyển năm sau).

- Kiểm tra, đánh giá số giải ngân so với dự toán được giao, chi tiết theo từng nguồn vốn (bao gồm cả số giao đầu năm và số giao bổ sung trong năm), phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trong trường hợp không đạt hoặc vượt dự toán. Khi phân tích, lưu ý cần loại trừ các khoản không có dự toán trong năm nhưng được đưa vào quyết toán như số quyết toán đối với các dự án được phép kéo dài; các dự án sử dụng vốn nước ngoài (quyết toán theo số giải ngân); số thanh toán thu hồi tạm ứng...

- Kiểm tra công tác theo dõi, tổng hợp việc ứng trước dự toán cho các năm sau và thu hồi các khoản ứng trước dự toán phải thu hồi trong năm (trong đó tách rõ dự án do trung ương quản lý, địa phương quản lý và lưu ý đến điều kiện được ứng trước, thẩm quyền cho phép ứng và thu hồi ứng);

- Tình hình thanh toán và quyết toán vốn năm (chi tiết theo từng dự án) của các dự án được phép kéo dài từ các năm trước sang và thống kê các dự án được phép kéo dài sang năm sau (số dự án, số vốn được kéo dài). Trong đó lưu ý đối với các dự án được phép kéo dài có thuộc đối tượng được kéo dài và thời điểm phê duyệt cho phép kéo dài có đảm bảo phù hợp với quy định.

- Kiểm tra đánh giá nợ đọng đầu tư đến 31/12 của năm được kiểm toán theo từng bộ, ngành, địa phương, trong đó lưu ý làm rõ các dự án hoàn thành đã có quyết toán nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án được ghi kế hoạch vốn, có khối lượng hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn để thanh toán (nếu có);

- Kiểm tra, đánh giá việc giao dự toán bổ sung từ các nguồn dự phòng, tăng thu, các nguồn khác. Trong đó cần làm rõ căn cứ pháp lý và thẩm quyền của từng cấp trong việc bổ sung dự toán theo quy định của Luật NSNN.

- Đối chiếu số liệu với các tài liệu có liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KBNN.

h) Kiểm toán tại Cục Tài chính doanh nghiệp

- Kiểm toán cơ chế, chính sách, việc điều hành quỹ ngoài NSNN đối với Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương.

- Kiểm toán các khoản cấp bù cho các mặt hàng kinh doanh theo quy định.

i) Kiểm toán tại Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

- Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch, dự toán, hạn mức đối với việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

- Đối chiếu, xác nhận số liệu phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh, gồm: Số dư nợ đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư nợ cuối năm thuộc niên độ được kiểm toán

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh thông qua phát hành trái phiếu.

- Đánh giá việc tuân thủ các quy định về cấp và quản lý bảo lãnh đối với phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Điều 13. Kiểm toán tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Thực hiện kiểm toán tại Vụ Tổng hợp và các vụ liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiểm toán viên cần:

- Làm rõ căn cứ của việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng và huy động vốn vay đầu tư xây dựng (kể cả việc lập dự toán các khoản vay, phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước để thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ); qui hoạch của bộ, ngành và kế hoạch 5 năm về đầu tư xây dựng của ngành; việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng của bộ, ngành.

- Phân tích, đánh giá công tác lập và giao dự toán chi đầu tư phát triển, lưu ý việc điều chỉnh, bổ sung dự toán NSTW về thẩm quyền và nguồn sử dụng.

- Phân tích, đánh giá công tác lập và giao dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó lưu ý đến căn cứ phân bổ có đảm bảo phù hợp theo quy định (có xây dựng được hệ thống tiêu chí để phân bổ?...).

- Việc tuân thủ quy định đầu tư xây dựng và tính phù hợp trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng; trình tự, thủ tục lập, thẩm tra, phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.

- Xác định số chi ứng trước dự toán cho các năm sau, trong đó lưu ý đến trình tư, thủ tục, điều kiện, đối tượng và tỷ lệ ứng theo quy định.

- Tình hình thực hiện và nợ đọng vốn đầu tư xây dựng của NSNN.

- Đánh giá tình hình thực hiện công tác giám sát đầu tư; việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Đánh giá việc thực hiện công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.

- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

- Việc tuân thủ quy định về  quản lý, sử dụng vốn ODA (tình hình giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA; cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA), trong đó lưu ý đến căn cứ phân bổ vốn đối ứng từ NSNN.

- Tình hình thực hiện và quản lý chi hỗ trợ doanh nghiệp.

- Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định từng năm của Chính phủ, Quốc hội.

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý chi đầu tư phát triển, việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách tài khóa.

Điều 14. Lập Biên bản kiểm toán

1. Tổ trưởng Tổ kiểm toán kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do Kiểm toán viên thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2.4 Mục 2, Chương III Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Kiểm toán viên ký các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2.5 Mục 2, Chương III của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

3. Tổ kiểm toán lập Biên bản kiểm toán trên cơ sở các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên.

CHƯƠNG IV

LẬP, PHÁT HÀNH, GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TRA VIỆC

THỰC HIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

 

Điều 15. Lập, phát hành và gửi báo cáo kiểm toán

1. Lập, phát hành và gửi báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN thực hiện theo các quy định tại Chương IV Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-KTNN ngày 26/02/2008 của Tổng KTNN về ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

2. Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN bao gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Khái quát về tình hình cuộc kiểm toán gồm: Mục tiêu, nội dung kiểm toán; phạm vi và giới hạn kiểm toán; căn cứ kiểm toán.

b) Tổng hợp kết quả kiểm toán gồm:

- Các phát hiện qua kiểm toán; các đánh giá, nhận xét về công tác quản lý điều hành NSNN theo trình tự của chu trình ngân sách (bao gồm cả các đánh giá về số liệu và tình hình nợ công), việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của các cơ quan tham mưu của Chính phủ (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư); đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, điều hành NSNN.

- Tổng hợp các phát hiện kiểm toán quan trọng, có tính chất vĩ mô, có ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành NSNN... từ báo cáo kiểm toán các cuộc kiểm toán của toàn ngành đã thực hiện trong năm.

c) Kiến nghị kiểm toán.

Điều 16. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

 

Thực hiện theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và Quy trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước./. 

Tổng Kiểm toán Nhà nước

(Đã ký)

 

Đinh Tiến Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.