Sign In
No tile

CHÍNH PHỦ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ LuậtDân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Nhằm khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

1.Nghị định này điều chỉnh hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, trừ dịchvụ tư vấn pháp luật.

2.Nghị định này không điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn mà người sửdụng dịch vụ tư vấn không phải thanh toán phí tư vấn cho người cung ứng dịch vụtư vấn.

Điều 2.Đối tượng áp dụng.

1.Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam cung ứng và sử dụngdịch vụ tư vấn thuộc mọi thành phần kinh tế.

2.Nghị định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung ứngdịch vụ tư vấn tại Việt Nam.

Điều 3.Áp dụng các văn bản pháp luật.

1.Tất cả các hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 1 Điều 1 đều phải tuân theo cácquy định của Nghị định này.

2.Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quyđịnh khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của các Điềuước quốc tế đó.

Điều 4.Khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn.

1.Nhà nước công nhận hoạt động tư vấn là một loại hình dịch vụ chuyên môn thuộcdanh mục ngành nghề được Nhà nước quản lý.

2.Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển hoạt động tư vấn, việc thành lậpcác hiệp hội tư vấn và có chính sách ưu đãi để phát triển các tổ chức tư vấnchuyên nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

3.Hoạt động tư vấn được hưởng các mức ưu đãi cao nhất trong hệ thống các chínhsách đối với hoạt động cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 5.Giải thích từ ngữ.

TrongNghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Hoạt động tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thứcchuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giámsát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập,khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.

2.Nhà tư vấn là tổ chức chuyên môn hoặc cá nhân thực hiện cung ứng dịch vụ tư vấnphù hợp với các quy định của Nghị định này.

3.Tổ chức tư vấn chuyên nghiệp là tổ chức chỉ tiến hành hoạt động cung ứng dịchvụ tư vấn và các hoạt động khác gắn liền với nghề tư vấn như nghiên cứu, đàotạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin hoặc đại diện hợp pháp trong việc giảiquyết các vấn đề đòi hỏi kiến thức chuyên môn.

4.Người sử dụng dịch vụ tư vấn là tổ chức hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn donhà tư vấn cung ứng phù hợp với các quy định của Nghị định này.

5.Sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước là trường hợp sử dụng dịchvụ tư vấn mà phí trả cho nhà tư vấn được lấy từ ngân sách nhà nước.

6.Tư vấn độc lập là dịch vụ tư vấn được cung ứng bởi nhà tư vấn không phụ thuộcvề hành chính hoặc về tài chính đối với người sử dụng dịch vụ tư vấn.

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN

Mục A. CUNG ỨNG DỊCH VỤ TƯ VẤN

Điều 6.Điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn.

1.Đối với tổ chức hoạt động tư vấn:

a)Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực vàkinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, được thành lập và đăng ký hoạtđộng phù hợp với các quy định của pháp luật;

b)Có trụ sở và phương tiện làm việc;

c)Có ít nhất 2 người có đủ điều kiệnquy định tại khoản 2 Điều này.

2.Đối với cá nhân hoạt động tư vấn:

a)Có trình độ cao đẳng, đại học trởlên thuộc lĩnh vực hành nghề tư vấn hoặc có chứng chỉ hành nghề tư vấn trong trườnghợp pháp luật có quy định;

b)Có tư cách đạo đức tốt;

c)Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

d)Không ở trong tình trạng đang bị truycứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhtrong lĩnh vực hành nghề tư vấn;

đ)Phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn nhất định.

3.Cán bộ, công chức được phép tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn trong trường hợpsự tham gia đó không trái với Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Điều 7.Nguyên tắc hoạt động tư vấn.

1.Tuân thủ pháp luật.

2.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động nghề nghiệp của mình.

3.Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

4.Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.

5.Giữ bí mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quátrình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc pháp luậtcó quy định khác.

Điều 8.Quyền của nhà tư vấn.

1.Tham dự bình đẳng các cuộc tuyển chọn hoặc đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

2.Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.

3.Thu phí tư vấn theo thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn.

4.Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thườngthiệt hại trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụđã cam kết trong hợp đồng tư vấn.

5.Yêu cầu người sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết choviệc thực hiện hợp đồng tư vấn.

6.Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng tư vấn.

7.Tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tư vấn.

8.Thành lập tổ chức tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

9.Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định củapháp luật.

10.Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9.Nghĩa vụ của nhà tư vấn.

1.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn.

2.Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ tư vấn nộp đơn yêu cầu bảo hộquyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quảnhận được từ quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trừ trường hợp hợp đồng tưvấn có quy định khác.

3.Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các nghĩa vụđã cam kết trong hợp đồng tư vấn.

4.Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

5.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

6.Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10.Nguyên tắc tính phí tư vấn.

1.Phí tư vấn được xác định thông qua thỏa thuận của hai bên trên cơ sở sau đây:

a)Nội dung, khối lượng và tính chất công việc được xác định trong hợp đồng tưvấn;

b)Thời gian và điều kiện làm việc của nhà tư vấn;

c)Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của nhà tư vấn.

2.Phí tư vấn được thỏa thuận theo các phương thức sau đây:

a)Theo thời gian làm việc trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn;

b)Theo vụ việc với chi phí trọn gói;

c)Theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị công việc được tư vấn.

Mục B. SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN

Điều 11.Quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn.

1.Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.

2.Yêu cầu nhà tư vấn thực hiện công việc tư vấn theo đúng khối lượng, chất lượng,thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác theo hợp đồng tư vấn.

3.Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệthại theo quy định của hợp đồng tư vấn trong trường hợp nhà tư vấn vi phạm nhữngnghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tư vấn.

Điều 12.Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ tư vấn.

1.Cung cấp trung thực cho nhà tư vấn những thông tin, tài liệu cần thiết để thựchiện dịch vụ tư vấn.

2.Thanh toán đầy đủ phí tư vấn cho nhà tư vấn theo thỏa thuận trong hợp đồng tưvấn.

3.Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mục C.

NGUỒN KINH PHÍ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN

Điều 13.Nguồn kinh phí sử dụng dịch vụ tư vấn.

1.Các cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước, thìchi phí sử dụng dịch vụ tư vấn được tính vào kinh phí chuẩn bị, thực hiện chươngtrình, dự án và tuân thủ đúng Luật Ngân sách nhà nước về chi ngân sách.

2.Các cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn kinh phí của cơ quan, đơnvị thì chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn được tính vào chi phí hoạt động hoặc chiphí sản xuất - kinh doanh của cơ quan, đơn vị.

3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiBộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn vềnguồn kinh phí và phương pháp xác định chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn quy địnhtại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.

Mục D.

SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 14.Sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước.

1.Các cơ quan, đơn vị được sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập bằng nguồn ngân sáchnhà nước đối với các chương trình, dự án sau đây:

a)Các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất hoặc dịch vụ, xây dựng cơ sởhạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường,phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo;

b)Các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có mục đíchđổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp, các tổchức khoa học và công nghệ, tổ chức đào tạo;

c)Các chương trình, dự án xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành,vùng; dự án nghiên cứu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoặc cóảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và côngnghệ, tổ chức đào tạo;

d)Chương trình, dự án khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

2.Các chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng tư vấn chocác công việc sau đây:

a)Nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, chuẩn bị văn kiện chương trình, dựán hoặc cung cấp luận cứ để thẩm định, phản biện;

b)Lập thiết kế sau giai đoạn nghiên cứu khả thi, lập tổng dự toán;

c)Giám sát, đánh giá đối với chương trình, dự án

Điều 15.Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Ngoàinhững nghĩa vụ chung của người sử dụng dịch vụ tư vấn quy định tại Điều 12 củaNghị định này, người sử dụng dịch vụ tư vấn bằng nguồn ngân sách nhà nước cònphải có những nghĩa vụ sau:

1.Tổ chức tuyển chọn nhà tư vấn theođúng các nguyên tắc, thủ tục được quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

2.Giám sát, thúc đẩy công việc của nhà tư vấn, có giải pháp xử lý kịp thời khinhà tư vấn không thực hiện đúng hợp đồng tư vấn.

3.Nghiệm thu kết quả tư vấn, thanh toán và thanh lý hợp đồng theo đúng quy địnhtrong hợp đồng tư vấn.

4.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sừ dụng dịch vụ tư vấn của mình.

Điều 16.Nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn tư vấn.

1.Cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ tưvấn bằng nguồn ngân sách nhà nước phải tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn theoquy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về đấu thầu.

2.Cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ tưvấn bằng nguồn ngân sách nhà nước trong trường hợp không phải đấu thầu do yêucầu giữ bí mật quốc gia, an ninh, quốc phòng hoặc những công việc có tính chấtcấp bách do cấp có thẩm quyền quyết định thì thực hiện tuyển chọn tư vấn theonguyên tắc sau đây:

a)Phải xác định yêu cầu đặt ra đối với nhà tư vấn bằng một bản điều khoản giaoviệc trong đó nêu rõ: bối cảnh, mục tiêu, phạm vi, kết quả phải đạt được, yêucầu về phương pháp thực hiện, về năng lực chuyên môn của tổ chức tư vấn, trìnhđộ, kinh nghiệm của các cá nhân sẽ trực tiếp thực hiện dịch vụ tư vấn;

b)Phải xác định rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, lựa chọn nhà tư vấn và côngbố tiêu chuẩn đó đồng thời với bản điều khoản giao việc;

c)Phải thông báo nhu cầu sử dụng tư vấn kèm theo bản điều khoản giao việc cho ítnhất ba (3) tổ chức tư vấn và lựa chọn nhà tư vấn đáp ứng đầy đủ và cao nhất cáctiêu chuẩn đã xác định;

d)Phải yêu cầu nhà tư vấn đưa ra bản đề xuất kỹ thuật trong đó nêu rõ dự kiến vềcách thức thực hiện dịch vụ, giới thiệu trình độ, kinh nghiệm của các cá nhântham gia thực hiện và bản đề xuất tài chính trong đó nêu rõ giá cả của dịch vụ,các căn cứ để xác định giá.

Mục Đ.

HỢP ĐỒNG TƯ VẤN

Điều 17.Hình thức hợp đồng tư vấn.

Nhàtư vấn và người sử dụng dịch vụ tư vấn phải thể hiện các thỏa thuận và cam kếtbằng hợp đồng tư vấn phù hợp với các quy định của pháp luật.

Điều 18.Nội dung hợp đồng tư vấn.

1.Hợp đồng tư vấn (sau đây gọi tắt là hợp đồng) có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, thư điện tử của nhà tư vấn và người sử dụng dịchvụ tư vấn;

b)Mục tiêu của dịch vụ tư vấn, phạm vi và kết quả phải đạt được của dịch vụ tưvấn;

c)Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn;

d)Nghĩa vụ, quyền của người sử dụng dịch vụ tư vấn;

đ)Thời hạn, tiến độ thực hiện dịch vụ tư vấn;

e)Phí dịch vụ và phương thức thanh toán;

g)Các thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả tư vấn;

h)Pháp luật cần áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp;

i)Các trường hợp bất khả kháng;

k)Chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm của các Bên khi chấm dứt hợp đồng;

l)Điều kiện hiệu lực của hợp đồng;

m)Thời hạn hợp đồng, nguyên tắc, thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;

n)Các trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh.

2.Tùy theo từng trường hợp cụ thể, nếu được sự nhất trí của cả hai Bên, có thểđiều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung khác trong hợp đồng tư vấn.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

Điều 19. Nộidung quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn.

1.Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển hoạt động tư vấn ở Việt Nam.

2.Ban hành, hướng đẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạtđộng tư vấn.

3.Tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ tư vấn.

4.Thống kê, theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động tư vấn.

5.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạtđộng tư vấn.

6.Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề tư vấn.

7.Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về hoạt động tưvấn.

Điều 20.Quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn.

1.Bộ Khoa học và Công nghệ giúpChính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ,quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nướcđối với hoạt động tư vấn chuyên ngành, ban hành quy chế hoạt động tư vấn chuyênngành theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3.y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn trongphạm vi địa phương theo thẩm quyền.

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 21.Khen thưởng.

Tổchức, cá nhân có thành tích trong hoạt động tư vấn thì được khen thưởng theoquy định của pháp luật.

Điều 22.Xử lý vi phạm.

Tổchức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 23.Khiếu nại, tố cáo.

1.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại và cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quanchức năng có thẩm quyền về những quyết định, hành vi của bất kỳ tổ chức, cá nhân nàotrong hoạt động tư vấn nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạmcác quy định của Nghị định này hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp củamình.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiệnviệc giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định hiện hànhcủa pháp luật.

3.Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại,tố cáo.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.Điều khoản chuyển tiếp.

Tổchức tư vấn đã thành lập và đang hoạt động hợp pháp trước khi Nghị định này cóhiệu lực, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định này thì đượctiếp tục hoạt động và phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các vănbản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 25.Hiệu lực thi hành.

1.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2.Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì,phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết các quy định tạiĐiều 6, Điều 14, ban hành danh mục các lĩnh vực tư vấn chuyên ngành và phối hợpvới Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinhphí sử dụng dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.

3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải