• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2008
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 140/2007/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trung Ương, ngày 30 tháng 11 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập

__________________________

 

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Căn cứ Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Cơ sở ngoài công lập, như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là tất cả các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là cơ sở ngoài công lập) theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ. 

2. Cơ sở ngoài công lập thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (dưới đây gọi là Quyết định 48/2006/QĐ-BTC) và Thông tư này. Thông tư này hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán, sổ kế toán, mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính có thay đổi so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

3. Cơ sở ngoài công lập phải mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tài chính theo quy định.

4. Kỳ kế toán: Kỳ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Cơ sở ngoài công lập có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan Thuế quản lý trực tiếp biết.

5.  Công khai

5.1. Nội dung công khai

Tình hình hoạt động và tình hình tài chính, bao gồm các nội dung:

- Công khai mức thu phí, lệ phí;

- Công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập;

- Công khai các khoản đóng góp cho NSNN của cơ sở ngoài công lập;

- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

- Trích lập và sử dụng các quỹ;

- Kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác;

- Thu nhập của người lao động;

- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Hình thức và thời hạn công khai

Việc công khai được thực hiện theo các hình thức:

- Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo bằng văn bản;

- Niêm yết;

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở ngoài công lập phải công khai hàng năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

5.3. Trách nhiệm công khai: Hội đồng quản trị, Hội đồng trường hoặc Thủ trưởng (Đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của đơn vị mình.

6. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này được thực hiện theo Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính.

II- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:

1. Bổ sung 4 tài khoản cấp 1:

Tài khoản 161 - Chi dự án

Tài khoản 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án

Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

và 1 tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán: Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.

2. Không áp dụng các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán sau:

Tài khoản 3413 - Trái phiếu phát hành

Tài khoản 34131 - Mệnh giá trái phiếu

Tài khoản 34132 - Chiết khấu trái phiếu

Tài khoản 34133 - Phụ trội trái phiếu

Tài khoản 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ.

Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 01.

3. Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán bổ sung áp dụng cho cơ sở ngoài công lập

3.1. Tài khoản 161 - Chi dự án

Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án, đề tài đã được Nhà nước phê duyệt  bằng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau:

- Tài khoản 161 “Chi dự án” chỉ sử dụng ở những cơ sở ngoài công lập được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và được NSNN cấp kinh phí để thực hiện chương trình, dự án, đề tài theo chương trình mục tiêu quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết chi phí của từng chương trình, dự án và tập hợp chi phí cho việc quản lý dự án, chi phí thực hiện dự án theo Mục lục Ngân sách Nhà nước và theo nội dung chi trong dự toán được duyệt của từng chương trình, dự án, đề tài;

- Đối với những khoản thu (nếu có) trong quá trình thực hiện chương trình, dự án được hạch toán vào bên Có TK 711 “Thu nhập khác” (Chi tiết: Thu thực hiện dự án). Tùy thuộc vào qui định xử lý của cơ quan cấp phát kinh phí, số thu trong quá trình thực hiện dự án được kết chuyển vào các tài khoản có liên quan;

- Tài khoản 161 được mở theo dõi luỹ kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng;

- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi chương trình, dự án trong năm được chuyển từ TK 1612 “Năm nay” sang TK 1611 “Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 161 - Chi dự án

Bên Nợ: Chi thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án.

Bên Có: 

- Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi;

- Số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí dự án.

Số dư bên Nợ: Số chi chương trình, dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 161- Chi dự án,  có 2 tài khoản cấp 2 sau:

- Tài khoản 1611- Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi chương trình, dự án thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán.

- Tài khoản 1612- Năm nay: Phản ánh các khoản chi  chương trình, dự án thuộc kinh phí năm nay.

Trong từng tài khoản cấp 2, cơ sở ngoài công lập có thể mở chi tiết chi quản lý chương trình, dự án và chi thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu quản lý.

c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi chi  cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 161- Chi dự án

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

- Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 161- Chi dự án

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

- Dịch vụ mua ngoài sử dụng cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có các TK 111, 112, 331,...

- Tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ chuyên trách và nhân viên hợp đồng của dự án để  thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

- Thanh toán tạm ứng tính vào chi dự án, ghi :

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có TK 141 - Tạm ứng.

Rút dự toán chi chương trình, dự án để chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có TK 461 - Nguồn kinh phí dự án.

Đồng thời ghi Có TK 0081- Dự toán chi chương trình, dự án (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

- Mua TSCĐ sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Có các TK 111,112, 331…

Đồng thời ghi:

Nợ TK 161- Chi dự án

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

- Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của dự án hoàn thành, ghi:

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có TK 241 - XDCB dở dang.

Những khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức, không được duyệt y phải thu hồi chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388- Phải thu khác)

Có TK 161 - Chi dự án.

- Khi phát sinh các khoản thu ghi giảm chi dự án, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 161 - Chi dự án.

- Khi thu hồi các khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức không được duyệt y theo quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ các TK 111, 334

Có TK 138 - Phải thu khác (1388- Phải thu khác)

- Khi nộp ngân sách Nhà nước các khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức, không được duyệt y, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí dự án

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

- Khi quyết toán chi dự án được duyệt kết chuyển số chi dự án để ghi giảm nguồn kinh phí, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí dự án

Có TK 161 - Chi dự án.

3.2. Tài khoản 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở ngoài công lập.

Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở ngoài công lập được hình thành do Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

- Tài khoản 441 “Nguồn kinh phí đầu tư XDCB” chỉ sử dụng ở cơ sở ngoài công lập được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB được dùng để mua sắm TSCĐ,  xây dựng các công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Công tác đầu tư XDCB ở cơ sở ngoài công lập phải chấp hành và tôn trọng quy định  của Luật xây dựng;

- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB phải được theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình, theo nội dung kinh phí đầu tư XDCB và phải theo dõi số kinh phí nhận được từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng;

- Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành, cơ sở ngoài công lập phải tiến hành bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng và thực hiện quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, phải ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Bên Nợ: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB giảm, do:

- Các khoản chi về đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt y;

- Chuyển nguồn kinh phí đầu tư XDCB thành nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;

- Hoàn lại kinh phí đầu tư XDCB cho Ngân sách;

- Các khoản khác làm giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

Bên Có: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB tăng do nhận được kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán.

c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi nhận được kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

- Khi nhận được kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp theo dự toán chi đầu tư XDCB được giao:

+ Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi Nợ TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)

+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng: ghi Có TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

Căn cứ vào tình hình rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, kế toán ghi vào các TK có liên quan, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Rút về quỹ để chi)

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Mua vật tư, thiết bị về nhập kho)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Mua công cụ, dụng cụ về nhập kho)

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Các khoản chi trực tiếp)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (3331) (Các khoản ứng trước hoặc thanh toán cho người bán, người nhận thầu)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

- Khi nhận kinh phí đầu tư XDCB để chuyển trả kinh phí đã tạm ứng từ Kho bạc khi được giao dự toán, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc)

Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

Đồng thời ghi Có TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

- Khi việc mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB được phê duyệt, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ hoặc số chi sai không được duyệt phải thu hồi)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412- XDCB).

Đồng thời ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

- Khi nộp lại kinh phí đầu tư XDCB thừa cho Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.3. Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án

Tài khoản này dùng cho cơ sở ngoài công lập để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án, đề tài do NSNN cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau:

- Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án” chỉ sử dụng cho những cơ sở ngoài công lập được cấp kinh phí chương trình, dự án, đề tài để thực hiện  chương trình mục tiêu quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Không phản ánh vào tài khoản này nguồn kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. 

- Tài khoản 461 được hạch toán chi tiết theo từng chương trình, dự án và theo từng nguồn cấp phát kinh phí. Quá trình sử dụng kinh phí phải phản ảnh theo Mục lục Ngân sách nhà nước;

- Kinh phí chương trình, dự án phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung hoạt động và trong phạm vi dự toán được duyệt;

- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc chương trình, dự án cơ sở ngoài công lập phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí chương trình, dự án với cơ quan Tài chính;

Ngoài ra, các cơ sở ngoài công lập còn phải làm thủ tục quyết toán theo nội dung công việc, theo từng kỳ (năm, 6 tháng,...), từng giai đoạn và toàn bộ chương trình theo các nội dung chi và Mục lục Ngân sách Nhà nước của từng chương trình.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 461- Nguồn kinh phí dự án

Bên Nợ:

- Số kinh phí sử dụng không hết phải nộp lại cho NSNN;

- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí chương trình, dự án;

- Kết chuyển số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của từng chương trình, dự án.

Bên Có:

- Số kinh phí chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ;

- Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án.

Số dư bên Có: Số kinh phí chương trình, dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4611- Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí dự án thuộc ngân sách năm trước đã sử dụng, nhưng quyết toán chưa được duyệt y;

- Tài khoản 4612 - Năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí dự án thuộc ngân sách năm nay bao gồm các khoản kinh phí năm trước chưa sử dụng chuyển sang năm nay, các khoản kinh phí được cấp năm nay.

c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi cơ sở ngoài công lập nhận được quyết định của cấp có thẩm quyền giao dự toán chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi đơn bên Nợ TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán);

- Khi rút dự toán ra sử dụng, căn cứ vào Giấy rút dự toán chi chương trình, dự án và các chứng từ có liên quan, ghi đơn bên Có TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu rút tiền mặt về nhập quỹ)

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Mua nguyên liệu, vật liệu nhập kho)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Mua công cụ, dụng cụ nhập kho)

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 161 - Chi dự án (Chi trực tiếp)

Có TK 461 - Nguồn kinh phí dự án.

- Khi chưa được giao dự toán, cơ sở ngoài công lập được Kho bạc Nhà nước cho tạm ứng kinh phí, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 161 - Chi dự án

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước).

- Khi cơ sở ngoài công lập tiến hành thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước (khi được giao dự toán), căn cứ vào giấy đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán tạm ứng và giấy rút dự toán, chuyển số đã thanh toán tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án, ghi Có TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối tài khoản), đồng thời ghi:

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

 (Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước)

Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.

- Trường hợp cơ sở ngoài công lập được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng Lệnh chi tiền, khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:

Nợ  TK 112- Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.

- Tiếp nhận kinh phí chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liêu, vật liệu

Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ

Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.

- Nhận kinh phí chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK  461- Nguồn kinh phí dự án.

Đồng thời ghi:

Nợ TK 161- Chi dự án 

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc chương trình, dự án, kết chuyển số chi dự án vào nguồn kinh phí dự án khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí dự án

Có TK 161- Chi dự án.

- Cuối kỳ kế toán năm hoặc khi kết thúc chương trình, dự án số kinh phí dự án sử dụng không hết phải nộp NSNN, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí dự án

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng.

3.4. Tài khoản 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của cơ sở ngoài công lập.

Tài khoản 466 chỉ sử dụng đối với cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí để đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau

- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng trong các trường hợp:

+ Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm TSCĐ bằng các nguồn kinh phí đầu tư XDCB hoặc kinh phí dự án do NSNN cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;

+ Các trường hợp khác.

- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm trong các trường hợp:

+ Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng;

+ Các trường hợp ghi giảm TSCĐ: Thanh lý, nhượng bán;

+ Các trường hợp khác.

b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do:

- Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hàng năm;

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán và các trường hợp giảm khác...

- Giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm).

Bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do:

- Giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng).

Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của cơ sở ngoài công lập.

c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ  kinh tế chủ yếu

- Khi mua sắm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng:

+ Trường hợp rút dự toán chi chương trình, dự án để chi trả việc mua tài sản cố định để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi Có TK 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.

Nếu không phải qua lắp đặt (Mua về dùng ngay), ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.

Nếu phải qua lắp đặt, chạy thử,... trong quá trình lắp đặt, chạy thử... phản ánh các khoản chi thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2412)

Có TK 111- Tiền mặt (Xuất quỹ chi phí lắp đặt)

Có TK 331- Phải trả cho người bán (Phải trả người nhận thầu)

Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.

+ Khi lắp đặt, chạy thử... xong, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2412).

+ Các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định:

Nợ TK 161- Chi dự án (Nếu TSCĐ mua bằng nguồn kinh phí chương trình, dự án)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

- Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hình thành do Ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, khi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định (Nguyên giá).

Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Cuối năm, tính và phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hình thành do Ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

3.5. Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án

Tài khoản này dùng cho cơ sở ngoài công lập được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chương trình, dự án để phản ánh số dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao cho các chương trình, dự án và việc rút dự toán chi các chương trình, dự án ra sử dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

a) Kết cấu và nội  dung phản ánh của Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.

Bên Nợ:

- Dự toán chi chương trình, dự án được giao;

- Số dự toán điều chỉnh trong năm (Tăng ghi dương (+), giảm ghi âm (-))

Bên Có:

- Rút dự toán chương trình, dự án ra sử dụng;

- Số nộp khôi phục dự toán (ghi âm (-)).

Số dư bên Nợ: Dự toán chương trình, dự án còn lại chưa rút

Tài khoản 008 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 0081 “Dự toán chi chương trình, dự án”

- Tài khoản 0082 “Dự toán chi đầu tư XDCB”.

4. Hướng dẫn một số nội dung kế toán đặc thù của cơ sở ngoài công lập

4.1. Kế toán tài sản cố định

4.1.1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ:

Cơ sở ngoài công lập phải thực hiện các nguyên tắc kế toán đối với tài sản cố định theo quy định trong các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó cần chú ý tiêu chuẩn quy định cho từng loại TSCĐ như sau:

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do cơ sơ ngoài công lập nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định hữu hình:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

+ Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên).

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định đều được coi là một tài sản cố định hữu hình.

- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do cơ sở ngoài công lập nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi một tài sản thoả mãn đồng thời: Định nghĩa TSCĐ vô hình và 4 tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình.

- TSCĐ thuê tài chính: Thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

4.1.2. Phương pháp kế toán TSCĐ:

Cơ sở ngoài công lập phải thực hiện các phương pháp kế toán cho từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính theo đúng quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hướng dẫn bổ sung sau:

a) Kế toán các trường hợp tăng, giảm TSCĐ hình thành bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như hướng dẫn trong các tài khoản 161 “Chi dự án”, tài khoản 441 “Nguồn kinh phí đầu tư XDCB”, tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án”, tài khoản 008 “Dự toán chi chương trình, dự án” mục 3 phần II Thông tư này.

b) Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê TSCĐ" và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

- TSCĐ phát hiện thừa:

+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 154, 631, 642 (TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141).

+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) để theo dõi giữ hộ.

- TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

+ Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác phát hiện thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ các TK 111, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu cơ sở ngoài công lập chịu tổn thất)

Có TK 211 - TSCĐ.

Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia phát hiện thiếu :

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao  động)

Có các TK liên quan (Tuỳ theo quyết định xử lý).

+ Trường hợp TSCĐ chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác phát hiện thiếu: Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu cơ sở ngoài công lập chịu tổn thất)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

c) TSCĐ hữu hình giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ:

- Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).

- Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác, ghi:

Nợ TK 214 -  Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ các TK 154, 631, 642 (Giá trị còn lại nếu nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại nếu lớn phải phân bổ dần)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).

d) Kế toán khấu hao TSCĐ:

TSCĐ hiện có của cơ sở ngoài công lập có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác (gồm cả TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.

- Định kỳ hàng tháng, khi tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang, hoặc

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo.phương pháp kiểm kê định kỳ)

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 811- Chi phí khác (Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

4.2. Kế toán các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập

a) Nguyên tắc kế toán các khoản thu hộ, chi hộ

- Các cơ sở đào tạo ngoài công lập sử dụng TK 338 - Phải trả, phải nộp khác để phản ánh các khoản mang tính chất thu hộ, chi hộ không thuộc các khoản doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác như: Bảo hiểm y tế, phí dịch vụ bảo hiểm, ...

- Cơ sở ngoài công lập chỉ sử dụng TK 338 - Phải trả, phải nộp khác để phản ánh các khoản thu hộ, chi hộ trong trường hợp chênh lệch giữa số thu hộ lớn hơn chi hộ phải hoàn trả cho các đối tượng nộp theo thoả thuận giữa cơ sở ngoài công lập với đối tượng nộp.

- Cơ sở đào tạo ngoài công lập phải theo dõi chi tiết, rõ ràng, rành mạch để thanh quyết toán theo từng khoản thu hộ, chi hộ và xử lý số chênh lệch (nếu có) theo quy chế của cơ sở ngoài công lập với các đối tượng nộp là học sinh, trẻ em,... (là khách hàng được cung cấp dịch vụ).

b) Phương pháp kế toán

- Các khoản thu hộ, chi hộ khi thu được tiền, căn cứ vào phiếu thu và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết từng khoản thu hộ, chi  hộ và chi tiết theo từng đối tượng nộp).

- Khi phát sinh các khoản chi hộ như: Trả tiền thu hộ cho các doanh nghiệp bảo hiểm (về phí dịch vụ bảo hiểm) hoặc cho cơ quan quản lý quỹ BHXH (đối với bảo hiểm y tế),..., ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có các TK 111, 112, 141...

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc công việc, trường hợp các khoản thu hộ không chi hết, căn cứ vào thoả thuận theo quy chế giữa cơ sở đào tạo ngoài công lập với đối tượng nộp, khi trả lại cho các đối tượng nộp các khoản thu lớn hơn chi, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết từng khoản thu hộ, chi hộ và chi tiết theo từng đối tượng nộp)

Có các TK 111, 112.

4.3. Kế toán các khoản nhận hỗ trợ từ NSNN

a) Nguyên tắc kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN

- Cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chi tiết và thanh quyết toán theo quy định về chế độ báo cáo, quyết toán của nhà nước cho từng loại kinh phí được nhà nước cấp hỗ trợ, gồm: Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động; Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất; Khoản kinh phí khác.

- Cơ sở ngoài công lập phải công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ.

- Cơ sở ngoài công lập hạch toán vào các tài khoản có liên quan các khoản hỗ trợ từ NSNN phù hợp chính sách tài chính cho từng loại kinh phí được NSNN hỗ trợ.

b) Phương pháp kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN      

- Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí chương trình, dự án hoặc kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì quá trình tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ được phản ánh vào các tài khoản kế toán bổ sung như hướng dẫn ở mục 1, 3 phần I Thông tư này.

- Khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia, nếu TSCĐ sử dụng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia được bàn giao bổ sung ghi tăng nguồn vốn kinh doanh để sử dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

Các TSCĐ này khi dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác, hàng tháng phải tính khấu hao TSCĐ và cuối năm không phải tính hao mòn TSCĐ.

- Kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:

Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, bổ sung vốn hoạt động khi mới thành lập hoặc trong quá trình hoạt động, khi nhận được các khoản kinh phí hỗ trợ từ NSNN, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211,...

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4118).

- Kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN ghi tăng doanh thu

+ Khi nhận được khoản kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để đào tạo bồi dưỡng người lao động cho cơ sở ngoài công lập, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118).

+ Các khoản NSNN cấp để tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho cơ sở ngoài công lập,  khi nhận được các khoản hỗ trợ từ NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

4.4. Kế toán các khoản tiền thưởng, tài trợ, biếu, tặng

- Khi cơ sở ngoài công lập nhận được các khoản tiền thưởng, tài trợ, biếu tặng của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị (trừ các khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách) bằng tiền, vật tư, dụng cụ, TSCĐ..., cho các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao... ghi:

Nợ TK 111, 152, 211...

Có TK 711- Thu nhập khác.

- Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (4118), ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4118). 

4.5. Kế toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ

Doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em của cơ sở ngoài công lập được phản ánh vào Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

4.5.1. Hạch toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ cần tôn trọng một số quy định sau:

a) Các khoản thu phản ánh vào tài khoản 511 gồm:

- Thu học phí (bao gồm cả thu bán trú, học lại, thi lại), thu tiền hướng dẫn chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp, phí tuyển sinh, phí thi, thu tiền hỗ trợ giáo dục như tư vấn hướng nghiệp, tâm lý,...; các khoản thu đào tạo theo chuyên đề của học sinh, sinh viên, học viên,... trong các cơ sở giáo dục đào tạo;

- Thu viện phí bao gồm: thu tiền khám bệnh, chữa bệnh, làm xét nghiệm, tiền điều trị nội, ngoại trú, phục hồi chức năng,… trong các cơ sở y tế;

- Thu tiền bán vé vào cửa xem biểu diễn nghệ thuật, xem phim, xem triển lãm, xem thi đấu hoặc tập luyện thể thao, … trong các cơ sở văn hoá, thể thao;

- Thu từ các hợp đồng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân về đào tạo, dạy nghề, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện thể thao,...;

- Thu từ hoạt động cho thuê tài sản;

- Thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng người lao động của các cơ sở ngoài công lập;

- Các khoản Nhà nước thanh toán cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;

- Các khoản chênh lệch thu lớn hơn chi không phải hoàn trả phát sinh từ các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập;

- Các khoản thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ khác (như thu tiền bán sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, bán thuốc, bán băng đĩa, tranh ảnh, đồ lưu niệm, quần áo, dụng cụ thể thao, thu dịch vụ phô tô, thu dịch vụ trông giữ xe, thu dịch vụ căng tin, giải khát, quầy kiốt,.. (do cơ sở ngoài công lập tự tổ chức, ...).

Trường hợp cơ sở ngoài công lập giao thầu cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài thực hiện các dịch vụ như phô tô, trông giữ xe, căng tin, quầy kiốt,... thì chỉ phản ánh vào Tài khoản 511 số phải thu theo mức khoán từng kỳ theo hợp đồng giao thầu với các tổ chức, cá nhân bên ngoài đó.

b) Khi thu tiền, cơ sở ngoài công lập phải sử dụng hoá đơn, chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đồng ý bằng văn bản cho phép in và sử dụng. Nếu được Bộ Tài chính cho in, cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ đúng quy định về chế độ quản lý, phát hành và sử dụng hoá đơn, chứng từ của Bộ Tài chính.

c) Tất cả các khoản thu về hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào Bên Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

d) Đối với những hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.

đ) Đối với trường hợp thu học phí, thu bán vé xem thi đấu hoặc tập luyện thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật,… cho nhiều kỳ thì chỉ được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

e) Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như miễn giảm học phí, viện phí cho học sinh, sinh viên, bệnh nhân là con em gia đình thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình khó khăn hoặc là con em cán bộ hoặc là sinh viên, học sinh giỏi,... thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

g) Không hạch toán vào TK 511 các trường hợp sau:

- Các khoản thu tiền tạm ứng viện phí, học phí, thu tiền bán vé,... trước khi dịch vụ thực hiện;

- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất của Nhà nước;

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi từ cổ phiếu, trái phiếu;

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác và các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

h) Tài khoản 511 phải được chi tiết theo từng loại dịch vụ cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, như trong lĩnh vực giáo dục, trường đại học ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng hệ đào tạo chính quy và hệ không chính quy, theo từng bậc đại học, cao đẳng, trên đại học; trong hệ không chính quy phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng hình thức đào tạo: Tại chức, chuyên tu, liên thông, từ xa; trong đào tạo tại chức phải theo dõi chi tiết doanh thu theo đơn vị mở lớp: mở tại trường hoặc mở ngoài trường,... Đồng thời phải theo dõi chi tiết doanh thu các dịch vụ khác ngoài dịch vụ đào tạo như nghiên cứu khoa học, thực hành và thực nghiệm làm kinh tế, cho thuê ký túc xá, trông giữ xe, căng tin giải khát,... Trong lĩnh vực y tế, bệnh viện ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng loại dịch vụ như: khám chữa bệnh; cho thuê giường bệnh, phòng bệnh; dịch vụ khác (căng tin ăn uống, trông giữ xe,....).

Cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng loại hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong từng  loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như chi tiết doanh thu cho từng loại hàng hoá, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý của cơ sở ngoài công lập và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

4.5.2. Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ:

- Doanh thu của khối lượng dịch vụ được xác định đã tiêu thụ trong kỳ kế toán.

+ Đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ như dạy học, dạy nghề, khám chữa bệnh, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao,... không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ đã hoàn thành theo số tiền học phí, viện phí, vé bán vào cửa,... không có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112, hoặc

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 (5113) (chi tiết cho từng dịch vụ, từng khoản thu).

+ Khi cơ sở ngoài công lập hoàn trả lại học phí cho học sinh, sinh viên thôi học, trả lại tiền viện phí cho bệnh nhân thôi khám chữa bệnh hoặc khi hoàn trả lại tiền bán vé, khi chi trả tiền, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112.

+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Trường hợp cơ sở ngoài công lập nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

Trường hợp cơ sở ngoài công lập nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).

- Trường hợp thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân khi vào khám chữa bệnh, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

- Khi xác định số viện phí và các khoản khác phải thu (tiền phòng điều trị, tiền xét nghiệm, tiền thuốc,...) của bệnh nhân khi ra viện, ghi:

+ Trường hợp số phải nộp lớn hơn số tiền thu ứng trước của bệnh nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (số phải thu thêm)

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (số đã thu)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu viện phí và các khoản khác) (ghi vào các TK cấp 2 phù hợp)

Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có).

+ Trường hợp số phải nộp nhỏ hơn số tiền thu ứng trước của bệnh nhân, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số đã thu)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu viện phí và các khoản khác) (ghi vào các TK cấp 2 phù hợp)

Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Có các TK 111, 112 (số thu quá trả lại bệnh nhân).

- Khi thu học phí, thu bán vé tập luyện thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật,… cho nhiều kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, TK 112 (Tổng số tiền nhận trước)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Phần doanh thu của kỳ kế toán)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).

Trường hợp trả lại tiền học phí, tiền bán vé do sinh viên, học sinh thôi học hoặc do phải huỷ bỏ cuộc biểu diễn, thi đấu, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Có các TK 111, TK 112

- Khi quyết toán các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập, nếu có phần chênh lệch thu lớn hơn chi không phải hoàn trả, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).

- Phần hoa hồng do các tổ chức, cá nhân chi trả cho cơ sở ngoài công lập liên quan đến các hoạt động thu hộ, chi hộ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 338

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118).

- Doanh thu các dịch vụ cơ sở ngoài công lập giao khoán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài được phản ánh theo số phải thu theo mức khoán từng  kỳ, ghi:

Nợ các TK 111,112 (Nếu đã thu tiền)

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Nếu chưa thu tiền)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Số phải thu).

- Trường hợp cơ sở ngoài công lập thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, khi có khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành nghiệm thu bàn giao, kế toán phản ánh doanh thu được Nhà nước thanh toán căn cứ vào đơn giá thanh toán và khối lượng thực tế được nghiệm thu thanh toán, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ khác của cơ sở ngoài công lập hạch toán theo hướng dẫn tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

+ Đối với các khoản học phí, viện phí đã ghi nhận doanh thu, khi có quyết định miễn giảm học phí, viện phí cho các đối tượng theo quy chế của cơ sở ngoài công lập, ghi:

Nợ TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)

Có các TK 111, 112, 131.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu do miễn giảm học phí, viện phí,... phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

4.6. Kế toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ

Chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em của cơ sở ngoài công lập được phản ánh vào Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

a) Hạch toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ cần tôn trọng một số quy định sau

- Chỉ được phản ánh vào TK 154 những nội dung chi phí sau:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc cung cấp dịch vụ (như giấy, bút, mực, phấn, sổ công tác, văn phòng phẩm, giáo cụ, đồ dùng giảng dạy, thí nghiệm, thực hành,... đối với hoạt động giáo dục đào tạo; hoá chất, thuốc dịch truyền, máu và các vật tư y tế tiêu hao khác đối với dịch vụ y tế; công cụ, dụng cụ tập luyện,... đối với lĩnh vực thể thao,...);

+ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của cơ sở ngoài công lập và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, ....;

+ Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các khoa, phòng, ban, bộ phận phục vụ trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, chi phí sửa chữa và khấu hao TSCĐ, tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, chi phí thuê tài sản, ... chi phí dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền phát sinh ở các khoa, phòng, ban, bộ phận trực tiếp cung cấp dịch vụ.

- Tài khoản 154 phải được chi tiết theo từng loại dịch vụ cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, như trong lĩnh vực giáo dục, trường đại học ngoài công lập phải theo dõi chi tiết theo từng hệ đào tạo chính quy và hệ không chính quy, theo từng bậc đại học, cao đẳng, trên đại học; trong hệ không chính quy phải theo dõi chi tiết chi phí theo từng hình thức đào tạo: Tại chức, chuyên tu, liên thông, từ xa; trong đào tạo tại chức phải theo dõi chi tiết theo đơn vị mở lớp: mở tại trường hoặc mở ngoài trường,... Đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí cho  các dịch vụ khác ngoài dịch vụ đào tạo như nghiên cứu khoa học, thực hành và thực nghiệm làm kinh tế, cho thuê ký túc xá, trông giữ xe, căng tin giải khát,... Trong lĩnh vực y tế, bệnh viện ngoài công lập phải được mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: khám chữa bệnh; cho thuê giường bệnh, phòng bệnh; dịch vụ khác (căng tin ăn uống, trông giữ xe,....).

- Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:

+ Chi phí quản lý kinh doanh (như quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách, chi vận hành trang web, chi làm tờ rơi, tờ gấp, chi phí về lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý cơ sở ngoài công lập,...);

+ Chi cho hoạt động tài chính của đơn vị (như chi đầu tư chứng khoán, chi trả lãi tiền vay,...);

+ Chi phí khác (như chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ của đơn vị, chi các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt thuế,...;

+ Chi chương trình, dự án;

+ Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác;

+ Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác như chi khen thưởng, phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất…

b) Phương pháp kế toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ:

- Khi xuất vật liệu, công cụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 152, 153 (Nếu xuất kho vật liệu, công cụ ra sử dụng)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Nếu vật liệu, công cụ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay).

- Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ cung cấp dịch vụ thì phải phân bổ dần (như thiết bị, máy móc không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ....). Khi xuất dùng, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Nếu phân bổ ngắn hạn)

Nợ TK TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Định kỳ, khi phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

- Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương phải trả của người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận theo quy định của Nhà nước và theo cam kết của cơ sở ngoài công lập với người lao động, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh,... thuộc các khoa, phòng, ban, bộ phận thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thuê địa điểm, trụ sở làm việc, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 111, 112, 331,...

- Trường hợp trả tiền thuê trụ sở, văn phòng làm việc phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho nhiều kỳ, kế toán phải phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi trả tiền, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có các TK 111, 112.

Khi phân bổ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 142, 242.

- Trường hợp cơ sở ngoài công lập có thực hiện hoạt động dịch vụ không thu tiền như khám và phát thuốc miễn phí, biểu diễn hoặc luyện tập thể thao miễn phí,... chi phí cho các hoạt động này khi phát sinh, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Nếu chi phí cho các hoạt động trên tính vào chi phí kinh doanh)

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Nếu chi phí cho các hoạt động trên lấy từ quỹ phúc lợi)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

4.7. Kế toán phân chia lợi nhuận

a) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận:

- Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, lợi nhuận của cơ sở ngoài công lập sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn;

- Việc trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở.

b) Phương pháp kế toán phân chia lợi nhuận

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK  911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối ( 4212).

+ Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối ( 4212)

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

- Khi có quyết định về trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Khi Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định chia lãi cho các thành viên góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có các TK 111, 112 ... (Nếu chi trả lãi ngay cho các thành viên góp vốn)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Nếu chưa chi trả lãi ngay cho thành viên góp vốn)

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (Nếu bổ sung vốn góp từ các chia lãi cho các thành viên góp vốn).

- Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

III- BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập được thực hiện theo quy định tại Phần thứ Ba - Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và các nội dung bổ sung, sửa đổi sau:

1. Bổ sung báo cáo

Báo cáo tài chính của cơ sở ngoài công lập được bổ sung thêm 01 báo cáo B04- NCL và 03 phụ biểu bắt buộc:

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

 

B04- NCL

- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án

 

F04- 1NCL

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước

 

F04- 2NCL

- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước

 

F04- 3NCL

2. Bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu trong các báo cáo sau:

a) Bảng Cân đối kế toán:

- Bỏ 2 chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” (Mã số 412) và chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” (Mã số 414).

- Bổ sung 03 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Mã số 416)

+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí (Mã số 432)

+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ  (Mã số 433)

- Bổ sung 01 chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán: Chỉ tiêu Dự toán chi chương trình, dự án

b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Sửa đổi 03 chỉ tiêu sau trong Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ :

- Sửa chỉ tiêu “Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 31) thành chỉ tiêu “Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu”;

- Sửa chỉ tiêu “Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành” (Mã số 32) thành chỉ tiêu “Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu”;

- Sửa chỉ tiêu “Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu” (Mã số 36) thành chỉ tiêu “Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu”.

c) Thuyết minh Báo cáo tài chính:

- Trong mục 7- Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu, phần III: Bỏ 2 chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” và “Cổ phiếu quỹ”;

- Bổ sung thêm Mục 8- Số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập (Chi tiết theo từng loại kinh phí) trong phần III.

3. Hệ thống báo cáo tài chính của cơ sở ngoài công lập

Hệ thống báo cáo tài chính quy định cho cơ sở ngoài công lập gồm:

a) Báo cáo bắt buộc

- Bảng Cân đối kế toán:

Mẫu số B01- NCL

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:  

Mẫu số B02- DNN

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán

   kinh phí đã sử dụng

Mẫu số B04- NCL

- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án

Mẫu số F04- 1NCL

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại

  Kho bạc Nhà nước

Mẫu số F04- 2NCL

- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước

Mẫu số F04- 3NCL

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B09- NCL

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:

- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F01- DNN

b) Báo cáo khuyến khích lập:

- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- NCL

Mẫu biểu báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 02

4. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính

a) Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:

Tất cả các cơ sở ngoài công lập phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định trong Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với cơ sở giáo dục đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác với năm dương lịch, nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thì cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B04- NCL) và 3 phụ biểu: Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu số F04- 1NCL), Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (Mẫu số F04- 2NCL), Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (Mẫu số F04- 3NCL) để gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính.

b) Nơi nhận báo cáo tài chính năm:

Báo cáo tài chính năm của cơ sở ngoài công lập phải gửi cho các cơ quan: Cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan thống kê.

5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có bổ sung, sửa đổi trong các báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập.

5.1. Bảng Cân đối kế toán:

5.1.1. Mục B Phần vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)

a) Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416).

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của các thành viên góp vốn vào cơ sở ngoài công lập. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” là số dư Có của Tài khoản 4111 “Nguồn vốn kinh doanh” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111.

- Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 412): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” là số dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 413): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Chỉ tiêu này chỉ có số liệu đối với báo cáo tài chính của những cơ sở ngoài công lập mới thành lập đang trong quá trình đầu tư XDCB có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ.  

- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 414): Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” là số dư Có của TK 418 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên sổ Cái, hoặc Nhật ký- Sổ Cái.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 415): Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (lỗ) chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ” là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Mã số 416): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 

b) Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433)

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431): Chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của TK 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.

- Nguồn kinh phí (Mã số 432): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn kinh phí dự án được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi dự án lớn hơn nguồn kinh phí dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí” là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án” với số dư Nợ Tài khoản 161 “Chi dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 “Chi dự án” lớn hơn số dư Có TK 461“Nguồn kinh phí dự án” thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.

5.1.2. Chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán

Dự toán chi chương trình, dự án: Phản ánh số dự toán chi chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi chương trình, dự án ra sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 008 “Dự toán chi chương trình, dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.

5.2. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

- Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập góp vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tiền nhận được do Nhà nước cấp hỗ trợ được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn kinh doanh" (Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo.

- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu (Mã số 32):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn kinh doanh" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả lợi nhuận được chia cho chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Lợi nhuận chưa phân phối", sổ kế toán tài khoản “Phải trả, phải nộp khác" (Chi tiết số tiền đã trả về lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Chỉ tiêu này không bao gồm lợi nhuận được chia nhưng không trả cho chủ sở hữu mà được chuyển thành vốn.

IV- HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN

Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:

1. Bổ sung các sổ sau:

- Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí : (S31- NCL)

- Sổ chi tiết chi dự án : (S32- NCL)

- Sổ theo dõi dự toán : (S33- NCL)

- Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc (S34- NCL)

Mẫu các sổ bổ sung xem Phụ lục số 03.

2. Bỏ các mẫu sổ

Cơ sở ngoài công lập không áp dụng 02 mẫu sổ quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC như sau:

- Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ :  (S22-DNN)

- Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu (S21-DNN)

Danh mục sổ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 03.

3. Giải thích phương pháp ghi chép các mẫu sổ bổ sung:

3.1. Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S31- NCL)

a) Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí dự án và nguồn kinh phí đầu tư XDCB của cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Sổ này được theo dõi riêng cho từng loại kinh phí (Kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB) theo loại, khoản và nhóm mục hoặc mục.

Mỗi loại kinh phí (Kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB) phải theo dõi riêng 1 quyển, mỗi nhóm mục hoặc mục được theo dõi trên một số trang sổ riêng.

Căn cứ để ghi sổ là những chứng từ liên quan đến rút dự toán ngân sách và các chứng từ khác có liên quan;

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ kế toán;

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán;

- Cột 1: Ghi số kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang;

- Cột 2: Ghi số kinh phí thực nhận trong kỳ;

- Cột 3: Ghi số kinh phí được sử dụng kỳ này (Cột 3 = Cột 1 + Cột 2);

- Cột 4: Ghi số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳ;

- Cột 5: Ghi số kinh phí giảm trong kỳ;

- Cột 6: Ghi số kinh phí còn lại chưa sử dụng chuyển kỳ sau, số này được tính như sau: Lấy số kinh phí được sử dụng kỳ này trừ (-) Số đã sử dụng, trừ (-) Số kinh phí giảm (Cột 6 = Cột 3 - cột 4 - cột 5).

3.2. Sổ chi tiết chi dự án (Mẫu số S32- NCL)

a) Mục đích: Sổ này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí đã sử dụng cho từng chương trình, dự án nhằm quản lý, kiểm tra tình hình chi tiêu kinh phí chương trình, dự án, kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí chương trình, dự án và kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán chi cho dự án. Sổ được đóng thành quyển và theo dõi riêng từng chương trình, dự án và theo nội dung chi quản lý dự án, chi thực hiện dự án và theo mục lục NSNN;

- Mỗi loại, khoản mở một số trang, mỗi mục mở riêng một trang;

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ; 

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ;

- Cột D: Nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán;

- Cột 1: Tổng số tiền phát sinh bên Nợ TK có liên quan (TK161 “Chi dự án” hoặc TK 241 “XDCB dở dang”) trên chứng từ;

- Cột 2 đến cột 7: Căn cứ vào nội dung ghi trên chứng từ để ghi vào các tiểu mục tương ứng;

- Cột 8: Ghi tổng số tiền phát sinh bên Có TK có liên quan (TK161 “Chi dự án” hoặc TK 241 “XDCB dở dang”) (Các khoản ghi giảm chi - nếu có);

Cuối kỳ: Cộng tổng số phát sinh, số luỹ kế từ đầu năm, luỹ kế từ khi khởi đầu đến cuối kỳ.

3.3. Sổ theo dõi dự toán (Mẫu số S33- NCL)

a) Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi dự toán được giao và việc tiếp nhận dự toán của cơ sở ngoài công lập được cấp dự toán chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

Căn cứ vào Quyết định giao dự toán và Giấy rút dự toán để ghi cho từng loại dự toán và theo từng Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục. Sổ chia làm 2 phần:

- Phần I: Giao dự toán

+ Cột A: Ghi tình hình dự toán, gồm: Số dự toán năm trước còn lại chuyển sang; Số dự toán giao đầu năm nay và số dự toán giao bổ sung trong năm (Bổ sung vào quý nào thì ghi vào quý đó), Số dự toán được sử dụng trong năm (Số dự toán được sử dụng = Số dự toán năm trước còn lại chuyển sang + Dự toán giao đầu năm + Dự toán giao bổ sung).

+ Cột 1: Ghi tổng số dự toán

+ Cột 2 đến Cột 5: Ghi số dự toán giao năm nay

Trong đó:

Dự toán phân bổ cho quý I: Ghi vào Cột 2

Dự toán phân bổ cho quý II: Ghi vào Cột 3

Dự toán phân bổ cho quý III: Ghi vào Cột 4

Dự toán phân bổ cho quý IV: Ghi vào Cột 5

- Phần II: Theo dõi nhận dự toán

+ Cột A: Ghi Mục đã rút của Loại, Khoản, nhóm mục

+ Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ nhận dự toán

+ Cột D: Ghi nội dung rút dự toán

+ Cột 1: Ghi số dự toán đã rút

+ Cột 2: Ghi số dự toán phải nộp khôi phục

+ Cột 3: Ghi số dự toán bị huỷ

+ Cột 4: Ghi số dự toán còn lại

Cuối quý cộng số đã nhận trong quý

3.4. Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc (Mẫu số S34- NCL)

a) Mục đích: Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc dùng cho các cơ sở ngoài công lập  được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chương trình, dự án và kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để theo dõi tình hình tạm ứng kinh phí, thanh toán kinh phí đã tạm ứng và số kinh phí đã tạm ứng nhưng chưa thanh toán với KBNN.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:

- Loại tạm ứng: Ghi rõ thuộc loại kinh phí tạm ứng khi chưa được giao dự toán và kinh phí tạm ứng khi đã được giao dự toán (nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán);

- Loại kinh phí tạm ứng: Ghi rõ thuộc loại kinh phí chương trình, dự án hay  kinh phí đầu tư XDCB;

Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ liên quan đến việc nhận tạm ứng của Kho bạc và giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng, giấy rút dự toán ngân sách ,... để ghi sổ.

- Cột A, B, C: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ;

- Cột D: Diễn giải nội dung ghi trên chứng từ;

- Cột 1: Ghi số kinh phí đã tạm ứng; 

- Cột 2: Ghi số kinh phí tạm ứng đã thanh toán;

- Cột 3: Ghi số kinh phí tạm ứng nộp trả;

- Cột 4: Ghi số kinh phí tạm ứng còn lại chưa thanh toán.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Các hoạt động kinh tế phát sinh trước ngày 01/01/2008 thực hiện theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các cơ sở ngoài công lập tiến hành khoá sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2007 để tính chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới từ ngày 01/01/2008 theo Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này.

Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hoá, y tế, thể  dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em hết hiệu lực từ ngày 01/01/2008.

2. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán cho cơ sở ngoài công lập ở các đơn vị trên địa bàn quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.