• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 25/04/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 25/11/2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 10/2014/TT-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lào Cai, ngày 12 tháng 3 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường,

phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia

_____________________

 

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định s2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;

Căn cứ Quyết định s12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định s 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 (sau đây viết tắt là Chương trình SPQG và Quyết định số 2441/QĐ-TTg).

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan tham gia thực hiện phát triển sản phẩm quốc gia nằm trong Danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được cấp có thẩm quyền giao cho Cơ quan chủ quản, Đơn vị quản lý sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là SPQG).

2. Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Cơ quan chủ quản) là các Bộ, ngành được giao trách nhiệm quản lý, phát triển sản phẩm quốc gia.

3. Đơn vị quản lý sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý) là Ban Chủ nhiệm Chương trình SPQG (đối với các SPQG do Bộ Khoa học và Công nghệ là Cơ quan chủ quản) hoặc đơn vị được Cơ quan chủ quản giao trách nhiệm quản lý các Dự án sản phẩm quốc gia.

4. Dự án sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Dự án SPQG) là Dự án khoa học và công nghệ hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia. Dự án khoa học và công nghệ, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia, Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia được hiểu theo khái niệm nêu tại Điều 2 của Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN).

5. Tổ chức chủ trì Dự án SPQG là tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định giao chủ trì thực hiện Dự án SPQG.

6. Đề án xúc tiến thương mại được hiểu theo những quy định tại Điều 13 của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình XTTMQG và Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg).

7. Dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển SPQG là dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho lắp ráp các SPQG. Dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ được hiểu theo khái niệm nêu tại Điều 2 Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ (sau đây viết tắt là Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg).

8. Ban chỉ đạo Chương trình SPQG là Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Chương II

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM QUỐC GIA

Điều 3. Nội dung ưu đãi về xúc tiến thương mại sản phẩm quốc gia

1. Đề án xúc tiến thương mại cho sản phẩm quốc gia được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

2. Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng liên quan và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm quốc gia xây dựng, phát triển thương hiệu đạt Thương hiệu quốc gia và ưu tiên tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia.

4. Đề án xúc tiến thương mại cho sản phẩm quốc gia được ưu tiên xét duyệt, tham gia Chương trình xúc tiến thương mại do các Bộ, ngành quản lý.

5. Các nội dung ưu đãi khác về xúc tiến thương mại được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 4. Trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi về cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm quốc gia

1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án SPQG của cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan chủ quản lựa chọn đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại cho SPQG (sau đây viết tắt là Đơn vị chủ trì) theo quy định hiện hành.

2. Đơn vị chủ trì phối hợp với Đơn vị quản lý SPQG để xây dựng đề án xúc tiến thương mại cho SPQG tham gia Chương trình XTTMQG theo quy chế hiện hành.

Đề án xúc tiến thương mại SPQG phải được Cơ quan chủ quản chấp thuận bằng văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

3. Đối với đề án xúc tiến thương mại cho SPQG tham gia Chương trình XTTMQG:

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, xét duyệt và quản lý đề án XTTMQG cho SPQG theo quy định hiện hành;

b) Khi xét duyệt, Đề án XTTMQG cho SPQG được nhận điểm tối đa cho nhóm chỉ tiêu đánh giá về sự cần thiết của đề án và ưu tiên xét điểm cho các nhóm chỉ tiêu còn lại;

c) Đề án XTTMQG cho SPQG thẩm định đạt yêu cầu được ưu tiên phê duyệt tham gia Chương trình XTTMQG.

Chương III

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM QUỐC GIA

Điều 5. Nội dung ưu đãi về phát triển thị trường sản phẩm quốc gia

1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước ưu tiên mua, sử dụng sản phẩm quốc gia và được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu theo các quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP) và Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định (sau đây viết tắt là Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg).

2. Sản phẩm quốc gia thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây viết tắt là Thông tư số 68/2012/TT-BTC) được ưu tiên tham gia vào các chương trình, hoạt động và dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Khi đó sản phẩm quốc gia được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 14 và Điều 32 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh sản phẩm quốc gia bao gồm mua, tham gia vào hệ thống phân phối, xuất khẩu sản phẩm quốc gia được xem xét vay vốn tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam.

4. Các nội dung ưu đãi khác về phát triển thị trường sản phẩm quốc gia được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi về cơ chế, chính sách phát triển thị trường phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia

1. Đơn vị quản lý SPQG xây dựng Đề án phát triển thị trường SPQG theo mẫu được quy định tại Thông tư này và trình Cơ quan chủ quản thẩm định.

2. Cơ quan chủ quản thành lập Hội đồng thẩm định gồm ít nhất 07 thành viên do đại diện Cơ quan chủ quản làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xét duyệt Đề án phát triển thị trường SPQG đảm bảo khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành. Cơ quan chủ quản quyết định tiêu chí đánh giá Đề án phát triển thị trường SPQG phù hợp với từng sản phẩm quốc gia được giao trách nhiệm quản lý.

3. Cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG.

Hồ sơ thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG bao gồm: Đề án phát triển thị trường SPQG; Đề án khung phát triển SPQG, Dự án SPQG đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu có liên quan. Hồ sơ thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG phải được gửi đến các thành viên ít nhất 05 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng thẩm định. Đề án phát triển thị trường SPQG được thông qua khi có trên 70% số thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý.

4. Cơ quan chủ quản phối hợp với Đơn vị quản lý SPQG hoàn thiện Đề án phát triển thị trường SPQG trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan chủ quản tổ chức phê duyệt và thực hiện Đề án phát triển thị trường SPQG theo quy định hiện hành.

Chương IV

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA

Điều 7. Nội dung ưu đãi về phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia

1. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho Dự án sản phẩm quốc gia được xem xét hưởng những ưu đãi về chính sách theo quy định của Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg và các văn bản pháp lý có liên quan.

2. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho Dự án sản phẩm quốc gia được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu khi thực hiện dự án theo các quy định tại Điều 40, Điều 41 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg.

3. Các ưu đãi khác liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8. Thực hiện ưu đãi về cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia

1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án SPQG của cơ quan có thẩm quyền, Đơn vị quản lý SPQG phối hợp với chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho SPQG xây dựng dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển SPQG.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho SPQG có trách nhiệm lập dự án đầu tư gửi về Bộ Công Thương theo quy định và hướng dẫn hiện hành về trình tự thủ tục lập dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình SPQG, Cơ quan chủ quản và các Bộ, ngành có liên quan thành lập Hội đồng thẩm định dự án đầu tư. Bộ Công Thương tổ chức thẩm định dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định hiện hành và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thiện, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định hiện hành.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện:

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu báo cáo Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia về tình hình thực hiện.

2. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt, quản lý các Đề án xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm quốc gia và triển khai các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho sản phẩm quốc gia theo quy định hiện hành.

3. Vụ Công nghiệp nặng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt và quản lý việc thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia theo quy định hiện hành.

Điều 10. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia

Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt và thực hiện Đề án phát triển thị trường sản phẩm quốc gia.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2014.

Trong trường hợp các văn bản pháp lý dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới tương ứng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Công Thương để được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Cao Quốc Hưng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.