Sign In
No tile

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứLuật Tổchức Chínhphủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 1998,;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thanhtra giáo dục.

Thanhtra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục thựchiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảmviệc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý viphạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 2.Đối tượng của Thanh tra giáo dục.

1.Các cơ sở giáo dục của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân, của tổ chức kinh tế và của cánhân.

2.Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hợp tác với tổ chức, cá nhânnước ngoài về giáo dục hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

3.Tổ chức, cá nhân hoạt động đưa ngườiđi đào tạo ở nước ngoài theo chương trìnhgiáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, giáo dục nghề nghiệp chocông dân Việt Nam.

4.Tổ chức, cá nhân hoạt động giảngdạy, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dụcnghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học thực hiện ngoài các cơ sở giáo dụcnói tại các khoản 1 và 2 Điều này (sau đây gọi tắt là hoạt động giảngdạy, giáo dục thực hiện ngoài cơ sở giáo dục).

Điều 3.Nội dung hoạt động của Thanh tra giáo dục.

1.Thanh tra việc thi hành pháp luật về giáo dục của các đối tượng được quy địnhtại Điều 2 của Nghị định này.

2.Thanh tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của các đối tượng được quy định tạiĐiều 2 của Nghị định này về việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình,nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp vănbằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảmchất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

3.Xác minh, kết luận, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo theo quy định của pháp luật.

4.Hướng dẫn nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và nghiệp vụ thanh tra giáodục cho Thanh tra giáo dục cấp dưới.

5.Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hànhchính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục.

Điều 4.Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục đối với Thanh tra giáo dụccùng cấp.

1.Xây dựng tổ chức bộ máy Thanh tra giáo dục và tạo điều kiện, phương tiện đểThanh tra giáo dục, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra hoàn thành nhiệm vụđược giao.

2.Chỉ đạo Thanh tra giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra,thanh tra, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên về công tác thanh tra.

3.Xem xét, xử lý kiến nghị của Thanh tra giáo dục, bảo đảm hiệu lực của hoạt độngthanh tra.

4.Sử dụng kết quả thanh tra để xem xét việc khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp bố trísử dụng, xét công nhận và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáosư, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, thực hiện chế độđãi ngộ đối với cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên, nhân viên và quyếtđịnh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi văn bằng, chứng chỉđược cấp phát, sử dụng không hợp pháp; đình chỉ, giải thể hoặc đề nghị cấp cóthẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục thành lập trái phép hoặc vi phạm nghiêmtrọng quy định của pháp luật.

Điều 5.Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra giáo dục.

Hoạtđộng của Thanh tra giáo dục chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trướcpháp luật nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật và hiệu lực của công tác quản lýgiáo dục. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạtđộng thanh tra giáo dục.

 

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 6.Hệ thống tổ chức của Thanh tra giáo dục.

1.Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (dưới đâygọi tắt là Thanh tra Bộ).

2.Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

Hoạtđộng thanh tra giáo dục ởcấp huyện do Trưởngphòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách và theo sự chỉ đạo nghiệp vụ củaThanh tra

Mục I.

THANH TRA BỘ

Điều 7.Tổ chức Thanh tra Bộ.

Thanhtra Bộ là tổ chức Thanh tra Nhà nướccó chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếpquản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức,nghiệp vụ thanh tra.

Thanhtra Bộ thực hiện quyền thanh tra trongphạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáodục và Đào tạo; quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở giáodục thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng và chỉ đạo, hướng đẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành choThanh tra Sở. Thanh tra Bộ cóChánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệmChánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định tại Pháp lệnhThanh tra, Nghị định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) vàquy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Cơcấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ do Bộtrưởng quyết định,sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Thanh tra Nhà nước.

Thanhtra Bộ có con dấu riêng.

Điều 8.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ.

1.Thanh tra việc thực hiện Luật Giáo dục và quy định khác của pháp luật về giáodực đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này theo thẩmquyền quản lý nhà nước của Bộ Giáodục và Đào tạo.

2.Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ sởgiáo dục, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 99 của Luật Giáodục theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.Thực hiện quyền hạn được quy định tại Điều 100 và trách nhiệm được quy định tạiĐiều 101 của Luật Giáo dục.

5.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 14 củaPháp lệnh Thanh tra.

6.Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật.

7.Tổng kết thực tiễn về thanh tra giáo dục; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thihành pháp luật về giáo dục; đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, banhành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

Điều 9. Nhiệmvụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ.

1.Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết địnhthanh tra, lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh trathực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.

2.Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể cơ sở giáo dụcnếu có đủ căn cứ kết luận cơ sở đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

3.Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thực hiện hoặc bãi bỏ các quyết địnhliên quan đến quyền lợi của người học trong các cơ sở giáo dục, nếu có đủ căncứ kết luận các quyết định đó trái với pháp luật.

4.Thực hiện các quyền được quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Thanh tra.

5.Căn cứ kết luận thanh tra, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổchức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

6.Tạm đình chỉ các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và kiến nghịcơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

7.Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật.

Mục II.

THANH TRA SỞ

Điều 10.Tổ chức Thanh tra Sở.

Thanhtra Sở là tổ chức Thanh tra Nhà nướccó chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục, do Giám đốc Sở Giáo đục và Đào tạo trực tiếpquản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo công tác, hướng dẫn nghiệp vụ thanh trachuyên ngành của Thanh tra Bộ; sự chỉ đạo công tác tổ chức, nghiệp vụ của Thanhtra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thanhtra Sở thực hiện quyền thanh tra trongphạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáodục và Đào tạo; chỉ đạo nghiệp vụ hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện.

Thanhtra Sở có Chánh Thanh tra, Phó ChánhThanh tra, Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó ChánhThanh tra và sắp xếp bộ máy Thanh tra Sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6năm 1990 của Hội đồng Bộtrưởng (nay làChính phủ) và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Thanhtra Sở có con dấu riêng.

Điều 11. Nhiệmvụ, quyền hạn của Thanh tra Sở.

1.Thanh tra việc thi hành Luật Giáo dục và quy định khác của pháp luật về giáodục đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này theo phạmvi thẩm quyền quản lý của Sở Giáodục và Đào tạo.

2.Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của PhòngGiáo dục và Đào tạo cấp huyện và của cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân thuộcquyền quản lý trực tiếp của Sở Giáodục và Đào tạo. Chỉ đạo, quản lý công tác thanh tra đối với hoạt động giảngdạy, giáo dục của giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp công lập, ngoài công lập và hoạt động trong lĩnhvực giáo dục do tổ chức, cá nhân thực hiện ngoài cơ sở giáo dục theo thẩm quyềnquản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 99 của Luật Giáodục theo thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.Thực hiện quyền hạn được quy định tại Điều 100 và trách nhiệm được quy định tạiĐiều 101 của Luật Giáo dục.

5.Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật.

Điều 12.Quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở.

ChánhThanh tra Sở có các quyền hạn được quy địnhtại Điều 9 của Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo

Mục III.

THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

Điều 13.Thanh tra viên.

Thanhtra viên là người được phân công làm công tác thanh tra tại tổ chức Thanh tragiáo dục, được bổ nhiệm theo Quy chế Thanh tra viên ban hành theo Nghị đinh số191/HĐBT ngày 18 tháng 6 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

1.Khi thanh tra, Thanh tra viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:

a)Thực hiện quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Pháp lệnh Thanh tra và Điều 100 của Luật Giáo dục.

b)Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật.

c)Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 101 của Luật Giáo dục.

2.Thanh tra viên, sau khi được bổ nhiệm, được hưởng lương ngạch thanh tra và cácchính sách đối với Thanh tra viên.

Điều 14.Cộng tác viên thanh tra.

Cáctổ chức Thanh tra giáo dục sử dụng Cộng tác viên thanh tra theo quy định củaPháp lệnh Thanh tra. Khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia cộng tácthanh tra, Cộng tác viên thanh tra được tạo điều kiện cần thiết để hoàn thànhnhiệm vụ.

Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,phối hợp với các cơ quan có liên quan, quy định chế độ cộng tác và đãi ngộ đốivới Cộng tác viên thanh tra.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15.Chế độ khen thưởng.

Tổchức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra giáo dục được khen thưởngtheo quy định của Nhà nước.

Điều 16. Xửlý vi phạm.

Ngườicản trở, đưa hối lộ, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, vi phạm pháp luật vềthanh tra; người lợi dụng quyền hạn thanh tra, vì động cơ cá nhân hoặc thiếutinh thần trách nhiệm mà kết luận thanh tra không đúng, xâm phạm quyền, lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Nghịđịnh này thay thế Nghị định số 358/HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1992 của Hội đồngBộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổchức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Những quy định trước đây trái vớiNghị định này đều bãi bỏ.

Điều 18.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫnthi hành Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.

 

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải