• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 28/01/2009
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 66/2005/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 30 tháng 11 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và

định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam.

2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam.

3. Quyết định này áp dụng đối với tầu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Quyết định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tầu dầu là tầu được chế tạo và sử dụng để vận chuyển xô dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ;

2. Tầu chở hoá chất là tầu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để vận chuyển xô bất kỳ một sản phẩm ở dạng lỏng nào được quy định tại Chương 17 của Bộ luật quốc tế về cấu trúc và thiết bị của tầu vận chuyển xô hoá chất nguy hiểm (IBC Code);

3. Tầu chở khí hoá lỏng là tầu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để vận chuyển xô bất kỳ một chất khí hoá lỏng nào được quy định tại Chương 19 của Bộ luật Quốc tế về cấu trúc và thiết bị của tầu vận chuyển xô khí hoá lỏng (IGC Code);

4. Tầu khách Ro-Ro là tầu chở khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được định nghĩa trong Quy tắc II-2/3 của Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi;

5. Hành trình gần bờ là hành trình của tầu dưới 500 GT trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam;

6. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên thực tập sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên;

7. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tầu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW;

8. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tầu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan;

9. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp;

10. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên làm việc trên tầu biển;

11. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995;

12. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995;

13. Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tầu biển Việt Nam;

14. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được thủ trưởng cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá huấn luyện tương ứng theo quy định tại quy tắc IV/2 và quy tắc V/1 của Công ước STCW.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

Điều 3. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT trở lên

Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:

1. Hàng hải theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tầu dưới 50 GT

Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tầu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên

Sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

Sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Hàng hải theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;

3. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành;

4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.

Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca

Thủy thủ trực ca phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.

Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

Máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII-2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý.

Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW

Máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức quản lý;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức quản lý.

Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

Sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và A-VIII-2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành.

Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW

Sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo Chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:

1. Kỹ thuật máy tầu biển theo mức vận hành;

2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;

3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;

4. Kiểm soát hoạt động của tầu và chăm sóc người trên tầu theo mức vận hành.

Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca

Thợ máy trực ca phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tầu biển theo mức trợ giúp.

Chương III

CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN

Mục 1

CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 13. Phân loại và mẫu chứng chỉ chuyên môn

1. Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tầu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (viết tắt GCNKNCM);

b) Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;

d) Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt.

2. Mẫu các loại chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I của Quyết định này.

Điều 14. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Quyết định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. GCNKNCM có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều 15. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản

1. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp với quy định của Công ước STCW.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản không hạn chế thời gian sử dụng.

Điều 16. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt

1. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW, sau đây:

a) Làm quen tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách hoặc tầu khách Ro-Ro;

b) Nâng cao về khai thác tầu dầu, tầu chở hóa chất hoặc tầu chở khí hóa lỏng;

c) Quản lý đám đông;

d) An toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tầu;

đ) Quản lý khủng hoảng;

e) An toàn.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều 17. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

1. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW, sau đây:

a) Quan sát và đồ giải Radar;

b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);

c) Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);

d) Chữa cháy nâng cao;

đ) Sơ cứu y tế;

e) Chăm sóc y tế;

g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;

h) Xuồng cứu nạn cao tốc.

2. Giấy chứng nhận huấn luyện GOC, ROC có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp; các Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ khác không hạn chế thời gian sử dụng.

Mục 2

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

Điều 18. Điều kiện chung

Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;

2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển hoặc khai thác máy tầu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;

b) Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa hoặc máy phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa;

4. Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 43 của Quyết định này;

5. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Quyết định này.

Điều 19. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 3000 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 3000 GT trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

Điều 20. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.

Điều 21. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ

Đối với thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ: không quy định điều kiện và cấp GCNKNCM riêng. Thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tầu từ 500 GT đến dưới 3000 GT theo quy định tại Điều 20 của Quyết định này.

Điều 22. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng, đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.

Điều 23. Điều kiện cấp GCNKNCM thuyền trưởng tầu dưới 50 GT

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tầu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển:

Có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 24. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;

b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tầu từ 500 GT trở lên.

Điều 25. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ

Đối với sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ: không quy định điều kiện và cấp GCNKNCM riêng. Sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tầu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 24 của Quyết định này.

Điều 26. Điều kiện cấp GCNKNCM Sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tầu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu từ 50 GT trở lên.

Điều 27. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 28. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 29. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng, máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng;

b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 30. Điều kiện cấp GCNKNCM máy trưởng tầu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tầu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.

2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều 31. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ cao đẳng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;

b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tầu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.

Điều 32. Điều kiện cấp GCNKNCM sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian đào tạo dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tầu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên.

Điều 33. Điều kiện cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca

1. Thuỷ thủ trực ca:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tầu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c) Có thời gian tập sự thuỷ thủ trực ca 02 tháng.

2. Thợ máy trực ca:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tầu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tầu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

c) Có thời gian tập sự thợ máy trực ca 02 tháng.

Mục 3

TỔ CHỨC THI SỸ QUAN

Điều 34. Hội đồng thi sỹ quan

1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các uỷ viên là đại diện Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải, đại diện của một số ban chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sở huấn luyện.

2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:

a) Tư vấn để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Ban giám khảo) để tổ chức coi và chấm thi; đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;

b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát, điều hành các kỳ thi;

c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;

d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.

Điều 35. Ban Giám khảo

1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.

2. Số lượng thành viên Ban giám khảo tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khoá thi.

3. Nhiệm vụ của Ban giám khảo:

a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;

b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;

c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi để kịp thời giải quyết.

Mục 4

XÁC NHẬN, GIA HẠN, ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI GCNKNCM

Điều 36. Xác nhận về việc công nhận GCNKNCM

Thuyền viên nước ngoài làm việc trên tầu biển Việt Nam ngoài GCNKNCM phù hợp với từng chức danh phải có Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp theo quy định của Công ước STCW.

Điều 37. Gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi GCNKNCM

1. GCNKNCM hết thời hạn sử dụng có thể được gia hạn nếu thuyền viên đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trong độ tuổi lao động và đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;

b) Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 5 năm; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 3 tháng theo chức danh của GCNKNCM.

2. GCNKNCM bị hư hỏng, rách nát thì được đổi lại.

3. GCNKNCM bị mất thì được cấp lại nếu thuyền viên có đơn đề nghị cấp lại có xác nhận của cảng vụ, cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

4. GCNKNCM bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ để dự thi hoặc tẩy xóa, giả mạo, bán, cho thuê, cho mượn GCNKNCM. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc thu hồi.

5. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ vào hồ sơ gốc quyết định việc gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCM.

Mục 5

HUẤN LUYỆN VÀ CƠ SỞ HUẤN LUYỆN

Điều 38. Huấn luyện cơ bản

1. Thuyền viên tốt nghiệp trường đào tạo chuyên ngành hàng hải thì được trường đó cấp giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản.

2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện cơ bản thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản theo quy định và được cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận.

Điều 39. Huấn luyện đặc biệt

1. Huấn luyện đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tầu dầu, tầu chở hoá chất, tầu chở khí hoá lỏng, tầu khách và tầu khách Ro-Ro.

2. Huấn luyện đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tầu dầu, tầu chở hoá chất, tầu chở khí hoá lỏng bao gồm huấn luyện làm quen và huấn luyện nâng cao.

3. Huấn luyện đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tầu khách và tầu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện làm quen và huấn luyện quy định riêng đối với từng chức danh.

4. Đối với tầu dầu, tầu chở hoá chất, tầu chở khí hoá lỏng, tầu khách và tầu khách Ro-Ro, giấy chứng nhận huấn luyện làm quen được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện làm quen và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

5. Đối với tầu dầu, tầu chở hoá chất, tầu chở khí hoá lỏng, giấy chứng nhận huấn luyện nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

6. Đối với tầu khách Ro-Ro, giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:

a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý đám đông và thi đạt yêu cầu theo quy định;

b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tầu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tầu đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tầu và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

7. Đối với tầu khách, giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:

a) Thuyền viên có nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý đám đông và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

b) Thuyền trưởng, đại phó và thuyền viên chịu trách nhiệm về việc lên xuống tầu của hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn hành khách và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;

d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

Điều 40. Huấn luyện nghiệp vụ

1. Quan sát và đồ giải Radar:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

2. ARPA:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

3. GMDSS:

a) Giấy chứng nhận khai thác viên tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tầu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên tổng quát và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông;

b) Giấy chứng nhận khai thác viên hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tầu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hạn chế và đạt kết quả thi theo quy định.

4. Chữa cháy nâng cao:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

5. Sơ cứu y tế:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

6. Chăm sóc y tế:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tầu đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

7. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy chính đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

8. Xuồng cứu nạn cao tốc:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy chính làm việc trên tầu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.

Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.

Điều 41. Xác nhận việc cấp giấy chứng nhận

Thuyền viên Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt về làm quen và nâng cao đối với tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, GOC, ROC phải được Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận.

Điều 42. Cơ sở huấn luyện

1. Cơ sở huấn luyện là cơ sở đào tạo hàng hải có đủ các trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục II của Quyết định này và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

2. Cơ sở huấn luyện có trách nhiệm:

a) Tổ chức huấn luyện theo chương trình đã được phê duyệt;

b) Tổ chức thi và đánh giá kết quả thi;

c) Cấp giấy chứng nhận huấn luyện;

d) Hàng năm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình hình huấn luyện, cấp giấy chứng nhận huấn luyện và tiến hành đánh giá nội bộ theo quy định của Công ước STCW.

3. Trong khoảng thời gian 5 năm, các cơ sở huấn luyện phải được đánh giá độc lập theo quy định của Công ước STCW.

Mục 6

HỒ SƠ CẤP, XÁC NHẬN GCN KNCM, GCN HUẤN LUYỆN

VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Điều 43. Hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi, cấp, xác nhận GCNKNCM, GCN huấn luyện

1. Hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan bao gồm:

a) Đơn đề nghị;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu;

d) Bản sao GCNKNCM;

đ) Giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quyết định này;

e) Bản sao các giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, chứng chỉ tiếng Anh theo quy định đối với chức danh dự thi;

g) Bản khai thời gian đi biển, thời gian đảm nhiệm chức danh có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên; bản phôtô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ Thuyền viên;

h) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

2. Hồ sơ cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

b) Bản khai thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó, máy hai tương ứng với chức danh ghi trên GCNKNCM có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

c) Bản sao GCNKNCM đại phó, máy hai;

d) Bản phôtô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

đ) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

3. Hồ sơ cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca bao gồm:

a) Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên ngành và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

b) Bản phôtô Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

c) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên có ghi rõ thời gian tập sự trực ca;

d) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

4. Hồ sơ gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCM và đổi, cấp lại GCN huấn luyện bao gồm:

a) Đơn đề nghị có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên, trong đó ghi rõ: họ tên, ngày sinh, nơi sinh, đơn vị công tác, thời gian cấp GCNKNCM, GCN huấn luyện, thời gian đảm nhiệm chức danh, lý do đề nghị;

b) GCNKNCM, GCN huấn luyện;

c) Xác nhận của cảng vụ, cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đối với trường hợp bị mất;

d) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

b) Bản sao Giấy chứng nhận GOC, ROC, huấn luyện đặc biệt;

c) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên ghi rõ thời hạn hợp đồng lao động;

b) GCNKNCM (xuất trình bản gốc);

c) 03 ảnh màu 3 x 4 cm.

Điều 44. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ

1. Cơ sở huấn luyện tiếp nhận hồ sơ dự khóa đào tạo nâng cao, dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và dự thi sỹ quan.

2. Cơ sở huấn luyện đã cấp GCN huấn luyện trước đây tiếp nhận hồ sơ gia hạn, cấp lại GCN huấn luyện.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cấp GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận, Giấy xác nhận về việc công nhận GCNKNCM.

Chương IV

ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU

Điều 45. Khung định biên an toàn tối thiểu

1. Quy định chung đối với tầu biển Việt Nam

a) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT)

Chức danh

Dưới

50 GT

Từ 50 GT đến dưới 500 GT

Từ 500 GT đến

dưới 3000 GT

Từ 3000 GT

trở lên

Thuyền trưởng

01

01

01

01

Đại phó

 

01

01

01

Sỹ quan boong

 

 

01

02

Sỹ quan VTĐ (*)

 

 

01

01

Thuỷ thủ trực ca

01

01

02

02

Tổng cộng

02

03

06

07

 

(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tầu thì không phải bố trí chức danh sỹ quan VTĐ.

b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (KW)

Chức danh

Dưới

75 KW

Từ 75 KW đến dưới 750 KW

Từ 750 KW đến

dưới 3000 KW

Từ 3000 KW

trở lên

Máy trưởng

01

01

01

01

Máy hai

 

 

01

01

Sỹ quan máy

 

01

01

01

Thợ máy trực ca

 

01

02

03

Tổng cộng

01

03

05

06

 

2. Căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hoá và vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tầu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tầu.

3. Đối với tầu khách, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quy định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với tầu công vụ, căn cứ vào cỡ tầu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tầu, Cơ quan đăng ký tầu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.

5. Mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo quy định tại Phụ lục IV của Quyết định này.

Điều 46. Bố trí thuyền viên trên tầu biển Việt Nam

1. Chủ tầu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tầu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tầu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phải có GCN KNCM, giấy chứng nhận huấn luyện phù hợp với chức danh mà thuyền viên đó đảm nhiệm;

b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tầu dầu, tầu chở hóa chất, tầu chở khí hóa lỏng, tầu khách, tầu khách Ro-Ro thì ngoài GCNKNCM và các giấy chứng nhận huấn luyện cần phải có khi làm việc trên tầu biển thông thường, còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện tương ứng với từng chức danh trên loại tầu đó.

3. Nguyên tắc bố trí chức danh trong một số trường hợp đặc biệt:

a) Đối với việc bố trí chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong, sỹ quan máy làm việc trên tầu lai dắt, tầu công trình, tầu tìm kiếm cứu nạn và các tầu công vụ khác thì Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ cỡ tầu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tầu hướng dẫn cơ quan đăng ký tầu biển thực hiện;

b) Trong trường hợp tầu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tầu, người khai thác tầu có thể bố trí đại phó, máy hai thay thế thuyền trưởng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên;

c) Thuyền trưởng tầu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tầu không phải là tầu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tầu khách tối thiểu 24 tháng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03/06/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển Việt Nam, Quyết định số 1581/1999/QĐ-BGTVT ngày 30/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Khung định biên an toàn tối thiểu cho tầu biển Việt Nam.

2. Các chứng chỉ chuyên môn đã được cấp, đổi theo Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03/06/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển Việt Nam và các Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu đã được cấp theo Quyết định số 1581/1999/QĐ-BGTVT ngày 30/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Khung định biên an toàn tối thiểu cho tầu biển Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

3. Thuyền viên có GCNKNCM cấp theo Quyết định số 2115/2001/QĐ-BGTVT ngày 04/07/2001, Quyết định số 103/2002/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GCN KNCM được chuyển đổi đặc cách) chỉ được bố trí làm việc trên những tầu có tổng dung tích hoặc tổng công suất máy chính tương ứng với GCN KNCM được cấp. Thuyền viên có GCNKNCM này muốn được nâng hạng lên chức danh cao hơn hoặc lên hạng tầu cao hơn phải đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32 của Quyết định này.

Điều 48. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đào Đình Bình

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.