• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/2013
QUỐC HỘI
Số: 35/2002/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 2 tháng 4 năm 2002

LUẬT CỦA QUỐC HỘI

Sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Luật này sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật lao động đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày23 tháng 6 năm 1994.

 

Điều 1

Sửa đổi, bổsung Lời nói đầu và một số điều của Bộ luật lao động:

1 -Đoạn cuối của Lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Bộluật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người laođộng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động,tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huytrí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của ngườiquản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong laođộng, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phầncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh".

2 -Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều18

1 - Tổ chứcgiới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động;cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập,cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật.

Chính phủquy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việclàm.

2 - Tổ chứcgiới thiệu việc làm được thu phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổchức dạy nghề theo các quy định tại Chương III của bộ luật này.

3 - Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chứcgiới thiệu việc làm".

3 -Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều27

1 - Hợp đồnglao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồnglao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng laođộng không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác địnhthời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồnglao động xác định thời hạn.

Hợp đồng laođộng xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thờiđiểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến36 tháng;

c) Hợp đồnglao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng.

2 - Khi hợpđồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà ngườilao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồnglao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kếthợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động khôngxác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồngxác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người laođộng vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn.

3 - Không đượcgiao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định màthời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làmnghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạmthời khác".

4 -Khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3 -Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản 2Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sungcho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyềnbuộc hủy bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giảiquyết theo quy định của pháp luật".

5 -Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều31

Trong trườnghợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyềnquản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao độngkế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với ngườilao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phươngán sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Người laođộng phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều này, được trợ cấpmất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật này".

6 -Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều33

1 - Hợp đồnglao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận hoặctừ ngày người lao động bắt đầu làm việc.

2 - Trongquá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dunghợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nộidung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng laođộng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên khôngthỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thìtiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy địnhtại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật này".

7 -Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều37

1- Người laođộng làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trongnhững trường hợp sau đây:

a) Không đượcbố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điềukiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Không đượctrả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Bị ngượcđãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thânhoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợpđồng;

đ) Được bầulàm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụtrong bộ máy nhà nước;

e) Người laođộng nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

g) Người laođộng bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theohợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tưthời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụhoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng laođộng chưa được hồi phục.

2 - Khi đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người laođộng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Đối vớicác trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

b) Đối vớicác trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ; ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồngxác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồngtheo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

c) Đối vớitrường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luậtnày.

3 - Ngườilao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trướcít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liềnthì phải báo trước ít nhất ba ngày".

8 -Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều38

1 - Người sửdụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trườnghợp sau đây:

a) Người laođộng thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

b) Người laođộng bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

c) Người laođộng làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làmtheo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khảnăng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì đượcxem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

d) Do thiêntai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ,mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phảithu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

đ) Doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

2 - Trướckhi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điềunày, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàncơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổchức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước vềlao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định vàphải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí vớiquyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và ngườilao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do phápluật quy định.

3 - Khi đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) ít nhất45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) ít nhất30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36tháng;

c) ít nhấtba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất địnhcó thời hạn dưới 12 tháng".

9 -Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều41

1 - Trong trườnghợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậtthì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phảibồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai thángtiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Trong trườnghợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồithường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quyđịnh tại Điều 42 của Bộ luật này.

Trong trườnghợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc vàngười lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoảnnày và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận vềkhoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

2 - Trong trườnghợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thìkhông được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửatháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

3 - Trong trườnghợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thườngchi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

4 - Trong trườnghợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báotrước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng vớitiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".

10 -Khoản 1 Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1 -Đại diện thương lượng thỏa ước tập thể của hai bên gồm:

a) Bên tậpthể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâmthời;

b) Bên ngườisử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệtổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp.

Số lượng đạidiện thương lượng thỏa ước tập thể của các bên do hai bên thỏa thuận".

11 -Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều47

1 - Thỏa ướctập thể đã ký kết phải làm thành bốn bản, trong đó:

a) Một bảndo người sử dụng lao động giữ;

b) Một bảndo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;

c) Một bảndo Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên.

d) Một bảndo người sử dụng lao động gửi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao độngtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệpchậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký.

2 - Thỏa ướctập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước, trường hợphai bên không thỏa thuận thì thỏa ước có hiệu lực kể từ ngày ký".

12 -Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều48

1 - Thỏa ướctập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thỏa ướctrái với quy định của pháp luật.

2 - Thỏa ướcthuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:

a) Toàn bộnội dung thỏa ước trái pháp luật;

b) Người kýkết thỏa ước không đúng thẩm quyền;

c) Khôngtiến hành theo đúng trình tự ký kết.

3 - Cơ quanquản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyềntuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ theo quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Đối với các thỏa ước tập thể trong các trườnghợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, nếu nội dung đã ký kết cólợi cho người lao động thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thờihạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hướng dẫn; nếu không làm lại thì bị tuyên bốvô hiệu. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước bị tuyên bốvô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật".

13 -Khoản 1 Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1 -Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sởhữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụnglao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vào phương án sử dụng lao độngđể xem xét việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ký thỏa ước tập thểmới".

14 -Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều57

Sau khi thamkhảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụnglao động, Chính phủ quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương vàđịnh mức lao động để người sử dụng lao động xây dựng và áp dụng phù hợp vớiđiều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định thang lương, bảng lươngđối với doanh nghiệp nhà nước.

Khi xây dựngthang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải thamkhảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở; thang lương, bảng lương phải đượcđăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động và công bố công khaitrong doanh nghiệp".

15 -Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều61

1 - Ngườilao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lươngcủa công việc đang làm như sau:

a) Vào ngàythường, ít nhất bằng 150%;

b) vào ngàynghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngàylễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

Nếu làm thêmgiờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nếu ngườilao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phảitrả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặctiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.

2 - Ngườilao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật này, thì đượctrả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lươngcủa công việc đang làm vào ban ngày".

16 -Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều64

Căn cứ vàokết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thànhcông việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao độnglàm việc tại doanh nghiệp.

Quy chế thưởngdo người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hànhcông đoàn cơ sở".

17 -Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều66

Trong trườnghợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyềnquản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao độngkế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người laođộng từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sảnthì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của ngườilao động theo thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là khoản nợ trướchết trong thứ tự ưu tiên thanh toán".

18 -Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều69

Người sửdụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quábốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt đượclàm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khitham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sửdụng lao động".

19 -Khoản 1 Điều 84 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1 - Ngườivi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trongnhững hình thức sau đây:

a) Khiểntrách;

b) Kéo dàithời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lươngthấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức;

c) Sathải".

20 -Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều85

1 - Hìnhthức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người laođộng có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc cóhành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người laođộng bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác màtái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức màtái phạm;

c) Người laođộng tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trongmột năm mà không có lý do chính đáng.

2 - Sau khisa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhànước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết".

21 -Điều 88 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều88

1 - Người bịkhiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lươnghoặc chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu khôngtái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

2 - Người bịxử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác saukhi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sửdụng lao động xét giảm thời hạn".

22 -Khoản 2 Điều 96 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2 -Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ,nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động,vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêmngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đăng ký và kiểm định theoquy định của Chính phủ."

23 -Khoản 3 Điều 107 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3 - Ngườisử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương vàphụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81%trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp màkhông do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thìcũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụcấp lương (nếu có).

Chính phủquy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5%đến dưới 81%".

24 -Khoản 3 Điều 111 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3 - Ngườisử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngđối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Trong thờigian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữđược tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xemxét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạtđộng".

25 -Điều 121 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều121

Người sửdụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những côngviệc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cáchvà có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặtlao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

Cấm sử dụngngười lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặctiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tớinhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ytế ban hành".

26 -Khoản 2 Điều 129 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2 - Ngườilao động được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ liên quan đến các sáng chế,giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, các đối tượng sở hữu công nghiệp khácdo mình tạo ra hoặc cùng tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng lao độngtheo pháp luật sở hữu công nghiệp, phù hợp với hợp đồng đã ký".

27 -Điều 132 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều132

1 - Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp tuyển lao động Việt Namhoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm và phải thông báo danh sách lao độngđã tuyển được với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương.

Đối với côngviệc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đápứng được, thì doanh nghiệp được tuyển một tỷ lệ lao động nước ngoài cho mộtthời hạn nhất định nhưng phải có chương trình, kế hoạch đào tạo người lao độngViệt Nam để sớm làm được công việc đó và thay thế họ theo quy định của Chínhphủ.

2 - Các cơquan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài tại Việt Namđược tuyển dụng lao động Việt Nam, lao động nước ngoài theo quy định của Chínhphủ.

3 - Mức lươngtối thiểu đối với người lao động là người Việt Nam làm việc trong các trườnghợp quy định tại Điều 131 của Bộ luật này do Chính phủ quy định và công bố saukhi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sửdụng lao động.

4 - Thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xãhội, việc giải quyết tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức và cáctrường hợp khác quy định tại Điều 131 được thực hiện theo quy định của Bộ luậtnày và của các văn bản pháp luật khác có liên quan".

28 -Khoản 1 Điều 133 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1 - Ngườinước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về laođộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; thời hạn giấy phép lao độngtheo thời hạn hợp đồng lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được giahạn theo đề nghị của người sử dụng lao động".

29 -Điều 134 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều134

1 - Nhà nướckhuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trườnglao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốctế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2 - Công dânViệt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ các tiêuchuẩn, điều kiện khác theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầucủa bên nước ngoài thì được đi làm việc ở nước ngoài".

30 -Bổ sung Điều 134 a như sau:

"Điều134a

Các hìnhthức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

1 - Cung ứnglao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài;

2 - Đưa laođộng đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài;

3 - Đưa laođộng đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài;

4 - Các hìnhthức khác theo quy định của pháp luật".

31 -Điều 135 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều135

1 - Doanhnghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nướcvề lao động có thẩm quyền.

2 - Doanhnghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có những quyền và nghĩa vụ sau:

a) Phải đăngký hợp đồng xuất khẩu lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩmquyền;

b) Khai thácthị trường, ký kết hợp đồng với bên nước ngoài;

c) Công bốcông khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi, nghĩa vụ của ngườilao động;

d) Trực tiếptuyển chọn lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động;

đ) Tổ chứcviệc đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nướcngoài theo quy định của pháp luật;

e) Ký hợpđồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; tổ chức cho người lao động đivà về nước theo đúng hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật;

g) Trực tiếpthu phí xuất khẩu lao động, đóng tiền vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theoquy định của Chính phủ;

h) Quản lývà bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ởnước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại;

i) Bồi thườngthiệt hại cho người lao động do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra;

k) Khởi kiệnđòi bồi thường thiệt hại do người lao động vi phạm hợp đồng gây ra;

l) Khiếu nạivới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnhvực xuất khẩu lao động.

3 - Doanhnghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợpđồng nhận thầu, khoán công trình và dự án đầu tư ở nước ngoài phải đăng ký hợpđồng với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền và thực hiện quyđịnh tại các điểm c, d, đ, e, h, i, k và 1 khoản 2 Điều này.

4 - Chínhphủ quy định cụ thể về việc người lao động có hợp đồng đi làm việc ở nước ngoàikhông thông qua doanh nghiệp".

32 -Bổ sung Điều 135a như sau:

"Điều135a

1 - Ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ sau:

a) Được cungcấp các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật về lao động, điều kiệntuyển dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở ngoài nước;

b) Được đàotạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

c) Ký vàthực hiện đúng hợp đồng;

d) Được bảođảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam,pháp luật nước sở tại;

đ) Tuân thủpháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tôn trọng phong tục, tập quán nướcsở tại;

e) Được bảohộ về lãnh sự và tư pháp;

g) Nộp phívề xuất khẩu lao động;

h) Khiếunại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam hoặc củanước sở tại về các vi phạm của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người sử dụnglao động nước ngoài;

i) Bồi thườngthiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra;

k) Được bồithường thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra.

2- Người laođộng đi làm việc ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 135có những quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và kkhoản 1 Điều này".

33- Bổsung Điều 135b như sau:

"Điều135b

Chính phủquy định cụ thể việc đào tạo lao động xuất khẩu; tổ chức, quản lý lao động ở nướcngoài và việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu laođộng".

34- Bổsung Điều 135c như sau:

"Điều135c

1- Nghiêmcấm việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.

2- Doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân lợi dụng xuất khẩu lao động để tuyển chọn, đào tạo, tổchức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật thì bị xử lý theoquy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người laođộng.

3- Người laođộng lợi dụng việc đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện mục
đích khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường".

35-Khoản 1 Điều 140 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1- Nhànước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng caoviệc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời sốngcho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thaisản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thấtnghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.

Chính phủquy định cụ thể việc đào tạo lại đối với người lao động thất nghiệp, tỷ lệ đóngbảo hiểm thất nghiệp, điều kiện và mức trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập quảnlý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp".

36-Điều 141 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều141

1- Loại hìnhbảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cósử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trởlên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ở những doanh nghiệp, cơquan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xãhội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng cácchế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thaisản, hưu trí và tử tuất.

2- Đối vớingười lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thìcác khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao độngtrả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hộitheo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng laođộng mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới,thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điềunày."

37-Điều 144 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều144

1- Trongthời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, người laođộng nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lươngvà được trợ cấp thêm một tháng lương.

2- Các chếđộ khác của người lao động nữ được áp dụng theo quy định tại Điều 117 của Bộluật này."

38- Bổsung khoản 1a vào Điều 145 như sau:

"1a-Lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nam đủ 60tuổi và đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng cùng tỷ lệ lương hưu hàngtháng tối đa do Chính phủ quy định."

39-Điều 148 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều148

Các doanhnghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có trách nhiệm tham giacác loại hình bảo hiểm xã hội, phù hợp với đặc điểm sản xuất và sử dụng laođộng trong từng ngành theo quy định của Chính phủ."

40-Điều 149 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều149

1- Quỹ bảohiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Người sửdụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;

b) Người laođộng đóng bằng 5% tiền lương;

c) Nhà nướcđóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với ngườilao động;

d) Tiền sinhlời của quỹ;

đ) Các nguồnkhác.

2- Quỹ bảohiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và công khai theo chế độ tài chínhcủa Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội đượcthực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định củaChính phủ."

41-Khoản 2 Điều 151 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2-Tranh chấp về bảo hiểm xã hội:

a) Tranhchấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quyđịnh tại Chương XIV của Bộ luật này;

b) Tranhchấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao độnghoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảohiểm xã hội do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án nhândân giải quyết."

42-Điều 153 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều153

1- những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất sausáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động cóhiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì sau sáu tháng kể từ ngày bắtđầu hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệm thành lậptổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người lao động và tập thể lao động.

Người sửdụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn sớm đượcthành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì công đoàn địa phương hoặccông đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện và bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

Nghiêm cấmmọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

2- Chính phủhướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Tổng liên đoàn laođộng Việt Nam."

43-Điều 163 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều163

1- Hội đồnghòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàncơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm số đại diện ngang nhau của bênngười lao động và bên người sử dụng lao động. Số lượng thành viên của Hội đồngdo hai bên thỏa thuận.

2- Nhiệm kỳcủa Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luânphiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở làmviệc theo nguyên tắc thỏa thuận và nhất trí.

3- Người sửdụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hòa giảilao động cơ sở."

44-Khoản 3 Điều 164 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3-Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lầnthứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồnghòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành. Bản sao biên bảnphải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hòagiải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giảiquyết tranh chấp. Hồ sơ gửi Tòa án nhân dân phải kèm theo biên bản hòa giảikhông thành."

45-Khoản 1 Điều 165 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1- Hòagiải viên lao động tiến hành việc hòa giải theo trình tự quy định tại Điều 164của Bộ luật này đối với các tranh chấp lao động cá nhân xảy ra ở nơi chưa thànhlập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghềvà chi phí dạy nghề."

46-Điều 166 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều166

1- Tòa ánnhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải laođộng cơ sở, hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giảilao động cơ sở, hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quyđịnh.

2- Tòa ánnhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhấtthiết phải qua hòa giải tại cơ sở:

a) Tranhchấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Tranhchấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Tranhchấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Tranhchấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

đ) Tranhchấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu laođộng.

3- Người laođộng được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấpmất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hạihoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

4- Khi xétxử, nếu Tòa án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thỏa ước tập thể,pháp luật lao động; thỏa ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bốhợp đồng lao động, thỏa ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

Quyền, nghĩavụ và lợi ích của các bên ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể bịtuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.

5- Chính phủquy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng laođộng, thỏa ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản3 Điều 48 và khoản 4 Điều này."

47-Điều 167 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều167

1- Thời hiệuyêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, kể từ ngày mỗi bên tranh chấpcho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm được quy định như sau:

a) Một năm,đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều166;

b) Một năm,đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166;

c) Ba năm,đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166;

d) Sáutháng, đối với các loại tranh chấp lao động khác.

2- Thời hiệuyêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày mà mỗibên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm."

48-Điều 181 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều181

1- Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước về lao động.

Bộ, cơ quanngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đểthực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về lao động.

2- yban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địaphương mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp ủy ban nhândân cùng cấp quản lý nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội.

3- Tổng liênđoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhànước về lao động theo quy định của pháp luật.

4- Đại diệncủa người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tham gia ý kiến với các cơquan nhà nước về chính sách, pháp luật và các vấn đề có liên quan tới quan hệlao động theo quy định của Chính phủ."

49-Điều 182 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều182

Trong thờihạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao độngphải khai trình việc sử dụng lao động và trong quá trình hoạt động phải báo cáotình hình thay đổi về nhân công với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phươngtheo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người sử dụng lao động phải báo cáovới cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương về việc chấm dứt sử dụnglao động.

Người sửdụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội."

50-Điều 183 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều183

Người laođộng được cấp sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật."

51-Điều 184 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều184

1- Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.

2- yban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nướcvề xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương.

3- Cơ quanquản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấyphép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, theo quy định tạikhoản 1 Điều 133 của Bộ luật này."

52-Điều 185 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều185

Thanh tranhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn laođộng, vệ sinh lao động.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương thựchiện thanh tra nhà nước về lao động."

53-Điều 186 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều186

Thanh tranhà nước về lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1- Thanh traviệc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động;

2- Điều tratai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

3- Tham giaxây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về antoàn lao động, vệ sinh lao động;

4- Giảiquyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;

5- Xử lýtheo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm phápluật lao động."

54-Khoản 2 Điều 191 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2- BộLao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập hệ thống tổ chức thanh tranhà nước về lao động; quy định tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, thuyên chuyển,miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên; cấp thẻ thanh tra viên; quy định chế độbáo cáo định kỳ, đột xuất và các chế độ, thủ tục cần thiết khác."

55- Bổsung Mục Va trong Chương XI:

"Laođộng Việt Nam làm việc ở nước ngoài" gồm các điều 134, 134a, 135, 135a,135b và 135c.

56-Sửa đổi, bổ sung về từ ngữ trong một số điều như sau:

a) Cụm từ"dịch vụ việc làm" trong các điều 10, 15 và 16 được sửa thành"giới thiệu việc làm".

b) Cụm từ"một năm trở lên" trong Điều 17 và Điều 42 được sửa thành "đủ 12tháng trở lên";

c) Cụm từ"phí dạy nghề" trong khoản 3 Điều 24 được sửa thành "chi phí dạynghề";

d) Đổi tênMục V Chương XI thành "Lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạiViệt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam";

đ) Cụm từ"khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này" trong khoản 4 Điều 145 được sửathành "khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3 Điều này";

e) Cụm từ"cơ quan lao động địa phương" và cụm từ "cơ quan lao động cấptỉnh" trong các điều 17, 82, 162 và 169 được sửa thành "cơ quan quảnlý nhà nước về lao động địa phương" và "cơ quan quản lý nhà nước vềlao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương".

Điều 2

Luật này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Điều 3

Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật nàyđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 11thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002./.

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.