• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 01/10/2020
CHÍNH PHỦ
Số: 77/2012/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 5 tháng 10 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác

_____________________________________

 

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, như sau:

1. Sửa đổi Khoản 14 Điều 3, bổ sung các Khoản 17,18, 19 Điều 3 như sau:

“14. Mã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này.”

“17. Tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn (sau đây gọi tắt là tên định danh) là tập hợp các ký tự được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin v ngun gửi trong các tin nhắn cung cấp dịch vụ.

18. Dịch vụ nội dung qua tin nhắn là dịch vụ sử dụng tin nhắn để cung cấp thông tin hoặc các ứng dụng, tiện ích cho người sử dụng.

19. Mã lệnh dịch vụ nội dung qua tin nhắn (sau đây gọi tắt là mã lệnh) là chui ký tự không phân biệt chữ hoa và chữ thường do nhà cung cp dịch vụ nội dung qua tin nhắn đưa ra để tham chiếu đến một dịch vụ nội dung qua tin nhắn cụ thể.”

2. Sửa đổi Điểm d, Điểm e Khoản 1 Điều 4, bổ sung Điểm 1, Điểm m Khoản 1 Điều 4 như sau:

“d) Chủ trì, phối hợp và điều phối tổ chức, cá nhân ngăn chặn, xử lý thư rác;”

“e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp mã số quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua Internet; tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp tên định danh cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn;”

“1) Ban hành quy định về dải số dành cho việc gửi tin nhắn quảng cáo và cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, quy định về cấp tên định danh;

m) Ban hành quy định liên quan cước tin nhắn quảng cáo.”

3. Sa đổi Khoản 6 Điều 6, bổ sung các Khoản 8, 9, 10 Điều 6 như sau:

“6. Trao đổi, mua bán danh sách địa chỉ điện tử mà không có sự đồng ý của người sở hữu địa chỉ đỉện tử.”

“8. Cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn không đúng với yêu cầu của người sử dụng.

9. Che dấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.

10. Thu cước sử dụng dịch vụ mà không thông báo với người sử dụng dịch vụ.”

4. Sửa đổi Điều 7 như sau:

“Điều 7. Nguyên tắc gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đối với tổ chức, cá nhân

1. Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận.

2. Phải chấm dứt việc gửi đến người nhận các thư điện tử quảng cáo hay tin nhắn quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận.

3. Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo từ đia chỉ điện tử và hệ thống theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Khi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo thì nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi đồng thi một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Không được phép gửi quá 01 thư điện tử quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người nhận.

6. Không được phép gửi quá 01 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chđược phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người nhận.

7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo”.

5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 12, sửa đổi Khoản 5 Điều 12 như sau:

“3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo đã bị từ chi đến người nhận đó.”

“5. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh để thực hiện yêu cầu từ chối nhận quảng cáo của người nhận.”

6. Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 14, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 14 như sau:

“b) [Mã số quản lý] đối với tin nhắn được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo;

c) Trong trường hợp cần thiết, có thể sdụng các ký tự đặc biệt khác thay thế ký tự “[” ,“] trong nhãn.”

7. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 16, sửa đổi Khoản 3 Điều 16, sửa đổi Khoản 5 Điều 16 lần lượt như sau:

“b) Phải có phần hướng dẫn người nhận từ chối tin nhắn quảng cáo mà người dùng đã đăng ký nhận trước đó;”

“3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến người nhận đó.”

“5. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh đthực hiện yêu cu từ chi nhận quảng cáo của người nhận.”

8. Sửa đổi Khoản 2 Điều 17 như sau:

“2. Người quảng cáo khi tự gửi thư điện tử quảng cáo phải:

a) Tuân thủ quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Gửi từ máy chủ dịch vụ thư điện tử có tên miền quốc gia Việt Nam (.vn);

c) Lưu lại thông tin về yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận yêu cầu từ chối và thông tin đăng ký nhận thư điện tử quảng cáo;

d) Lưu lại thư điện tử quảng cáo trong thời gian tối thiểu là 60 ngày;

đ) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

9. Sửa đổi Khoản 4 Điều 18, bổ sung Khoản 4a Điều 18 như sau:

“4. Lưu lại thông tin về yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận yêu cầu từ chối và thông tin đăng ký nhận thư điện tử quảng cáo;

4a. Lưu lại thư điện tử quảng cáo trong thời gian tối thiểu là 60 ngày.”

10. Bổ sung Khoản 4a Điều 19 như sau:

“4a. Cung cấp miễn phí công cụ ngăn chặn thư điện tử rác trên máy chủ thư điện tử cho người sử dụng.”

11. Sửa đổi Khoản 3 Điều 20 như sau:

“3. Cung cấp thông tin và ngăn chặn các nguồn phát tán thư điện tử rác, phần mềm độc hại theo yêu cu của cơ quan nhà nước có thm quyn.”

12. Sửa đổi Khoản 2 Điều 22 như sau:

“2. Người quảng cáo khi tự gửi tin nhắn quảng cáo phải:

a) Tuân thủ quy định tại Điều 13 Nghị định này;

b) Gửi tin nhắn quảng cáo từ địa chỉ điện tử do doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động cấp;

c) Lưu lại thông tin về yêu cầu từ chối, thông tin xác nhận yêu cầu từ chối và thông tin đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo;

d) Lưu lại tin nhắn quảng cáo trong thời gian tối thiểu là 60 ngày;

đ) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

13. Bổ sung Điều 22a như sau:

“Điều 22a. Tên định danh

1. Mọi tổ chức đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn và cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn.

2. Việc đăng ký và sử dụng tên định danh được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử;

b) Đăng ký trước được quyền sử dụng trước;

c) Thể hiện tính nghiêm túc để tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;

d) Không trùng với tên của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước.

3. Tổ chức đăng ký sử dụng tên định danh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng, tính chính xác của các thông tin đăng ký và bảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên định danh không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tchức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký.

4. Quy trình, thủ tục để được cấp tên định danh:

a) Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Hồ sơ đăng ký phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tổ chức sử dụng tên định danh bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản khai đăng ký tên định danh;

c) Tổ chức đăng ký phải nộp phí và lệ phí sử dụng tên định danh theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tên định danh; trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Việc thu hồi tên định danh được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật;

b) Không nộp phí sử dụng tên định danh;

c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

14. Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 23, bổ sung Khoản 3a, Khoản 3b Điều 23, sửa đổi Khoản 4 Điều 23, bổ sung Khoản 4a Điều 23 lần lượt như sau:

“a) Gửi tin nhắn quảng cáo từ hệ thống kỹ thuật đặt tại Việt Nam và hệ thống kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

“3a. Được tạo điều kiện để cung cấp dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung dịch vụ cung cấp trên hệ thống.

3b. Cung cấp yêu cầu từ chối của người nhận cho người quảng cáo trong trường hợp danh sách địa chỉ điện tử dùng để gửi quảng cáo trước đó là do người quảng cáo cung cấp.”

“4. Lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối.”

“4a. Lưu lại tin nhắn quảng cáo trong thời gian tối thiểu là 60 ngày.”

15. Bổ sung Điều 23a như sau:

“Điều 23a. Nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn

1. Nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn"; trang thông tin điện tử phải có chức năng cho phép người sử dụng tra cứu các thông tin về dịch vụ, tối thiểu bao gồm các thông tin giới thiệu dịch vụ, giá cước dịch vụ, cách sử dụng dịch vụ, cách từ chối sử dụng dịch vụ;

b) Có hệ thống cho phép người sử dụng đăng ký sử dụng dịch vụ và hệ thống tiếp nhận yêu cầu từ chối sử dụng dịch vụ của người dùng;

c) Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý.

2. Quy trình, thủ tục để được cấp mã số quản lý:

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Hồ sơ đăng ký phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn bao gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản khai đăng ký mã số quản lý, danh sách các dịch vụ cung cấp;

c) Tổ chức, cá nhân đăng ký phải nộp lệ phí đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận mã số quản lý; trường hợp từ chi, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Sử dụng mã số quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Được tạo điều kiện đ cung cấp dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung dịch vụ cung cấp.

5. Ngừng cung cấp dịch vụ tới khách hàng khi khách hàng đó yêu cầu.

6. Thực hiện quảng cáo theo quy định sau:

a) Tuân thủ các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo;

b) Khi quảng cáo dịch vụ trên các phương tiện truyền thông hiển thị (truyền hình, giấy tờ, ấn phẩm, Internet,....) phải cung cấp thông tin về giá cước dịch vụ và loại thiết bị phù hợp để sử dng dịch vụ bằng tiếng Việt Nam một cách dễ đọc, dễ hiểu. Thông tin về giá cước dịch vụ được hiển thị cùng kiểu với mã lệnh và có kích thước tối thiểu bằng 2/3 kích thước của mã lệnh;

c) Khi quảng cáo dịch vụ trên phương tiện truyền thanh phải thông báo về giá cước dịch vụ ngay sau thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ.

7. Cung cấp đầy đủ và rõ ràng thông tin về các dịch vụ trên trang thông tin điện tử trước khi cung cấp dịch vụ gồm có: Tên dịch vụ, mã lệnh tương ứng, mô tả dịch vụ, cách thức sử dụng, giá cước dịch vụ tương ứng, hướng dẫn hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng, cam kết đồng ý sử dụng dịch vụ.

8. Khi cung cấp các phần mềm hoặc trang thông tin điện tử có thu cước, phải đảm bảo các phần mềm và trang thông tin điện tử đó cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý sử dụng dịch vụ với mức cước tương ứng.

9. Không được phép thu cước dịch vụ đối với các tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mà doanh nghiệp công bố, tin nhắn do người dùng bị lừa đảo.

10. Phải thực hiện lưu trữ dữ liệu:

a) Mọi yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ của người sử dụng; mọi yêu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ;

b) Tin nhắn do người sử dụng gửi đến và tin nhắn do doanh nghiệp gửi đi trong thời gian ti thiểu là 01 năm;

c) Khiếu nại của người sử dụng trong thời gian tối thiểu là 01 năm.

11. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn cung cấp dịch vụ nội dung vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

12. Thực hiện báo cáo, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

16. Sửa đổi các Khoản 2, 6, 7 Điều 24, bổ sung các Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 5a, 5b, 5c, 5d, 5đ, 5e, 6a, 7a, 7b, 7c Điều 24 như sau:

“2. Cung cấp các công cụ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác từ người sử dụng, công cụ đăng ký nhận, từ chối tin nhắn quảng cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

“2a. Hướng dẫn thuê bao gửi thông báo tin nhắn rác và phản hồi các thông báo về tin nhắn rác tiếp nhận được.”

2b. Triển khai hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác tối thiểu có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn gửi.

2c. Thực hiện các biện pháp đánh giá tình trạng tin nhắn rác trên mạng di động của mình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2d. Cung cấp địa chỉ điện tử cho hoạt động gửi tin nhắn quảng cáo, hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

“5a. Cung cấp dịch vụ cho phép gửi nhận tin nhắn, dịch vụ cho phép gửi nhận tin nhắn sử dụng tên định danh cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý. Thỏa thuận về việc cung cấp dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5b. Chậm nhất trong vòng 01 tháng, phải cho phép doanh nghiệp đã được cấp mã số quản lý kết nối kỹ thuật với hệ thống của mình để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn và dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn.

5c. Không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn là đơn vị thành viên của mình với các nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhn khác.

5d. Công bố và cập nhật trên website của mình các thông tin về tất cả nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, tối thiểu bao gồm: Tên nhà cung cấp, ngày bắt đầu hoạt động, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, các dịch vụ đang cung cấp và mức cước tương ứng, số điện thoại chăm sóc khách hàng.

5đ. Hoàn lại cước dịch vụ theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn; thông báo cho người sử dụng về việc hoàn cước.

5e. Ngăn chặn, xử lý và hoàn lại cước dịch vụ đối với những dịch vụ nội dung qua tin nhắn chưa được cấp mã số quản lý.”

“6. Giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi, ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6a. Ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác.

7. Phối hp với các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác.”

“7a. Tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác của Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện yêu cầu xử lý các thông báo, phản ánh tin nhắn rác của Bộ Thông tin và Truyền thông.

7b. Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7c. Ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ.”

17. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 25 như sau:

“b) Có biện pháp xác thực nguồn gửi tin nhắn qua mạng Internet.”

18. Sửa đổi Điểm c Khoản 5 Điều 34 như sau:

“c) Trao đổi, mua bán danh sách địa chỉ điện tử mà không có sự đồng ý của người sở hữu địa chỉ điện t.”

19. Sửa đổi tiêu đề Điều 36 và bổ sung Điểm d, đ Khoản 3 Điều 36 như sau:

“Điều 36. Vi phạm các quy định về chức năng từ chối”

“d) Không có biện pháp xác thực nguồn gửi tin nhắn qua mạng Internet;

đ) Cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn không có hệ thống cho phép đăng ký sử dụng dịch vụ và tiếp nhận yêu cầu từ chối sử dụng dịch vụ.”

20. Sửa đổi Điểm a Khoản 2, bổ sung Điểm c Khoản 2, sửa đổi Điểm đ Khoản 3, bổ sung Điểm i Khoản 3 Điều 37 lần lượt như sau:

a) Không lưu lại thư điện tử hoặc tin nhắn quảng cáo trong thi gian tối thiểu 60 ngày;

c) Không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối.”

đ) Không gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối từ người có thư điện tử hoặc người nhận tin nhắn quảng cáo;

i) Không cung cấp miễn phí công cụ ngăn chặn thư điện tử rác trên máy chủ thư điện tử cho người sử dụng.”

21. Sửa đổi Điểm d Khoản 2, sửa đổi Điểm a, b Khoản 3, sửa đổi Điểm a, b Khoản 4, bổ sung Điểm d, đ Khoản 4 Điều 38 lần lượt như sau:

“d) Không chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo hoặc không chấm dứt cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận.”

“a) Gửi quá 01 thư điện tử quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong 24 giờ mà không có thỏa thuận khác vi ngưi nhận;

b) Gửi quá 01 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một thuê bao trong vòng 24 giờ hoặc gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 7 đến 22 giờ hàng ngày mà không có thỏa thuận khác vi người nhận;”

“a) Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của người nhận;

b) Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo từ địa chỉ điện tử, hệ thống kỹ thuật không theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;”

“d) Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Che dấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn.”

22. Sửa đổi Điểm b Khoản 1, bổ sung Điểm c, d, đ Khoản 1, sửa đổi Điểm a Khoản 2, bổ sung Điểm d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o Khoản 2, bổ sung Điểm c, d, đ, e, g, h, i Khoản 3 Điều 39 lần lượt như sau:

b) Cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử quảng cáo, dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet, dịch vụ nội dung qua tin nhắn mà không có trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

c) Không cung cấp đầy đủ và rõ ràng thông tin về các dịch vụ trên trang thông tin điện tử trước khi cung cấp dịch vụ gồm có: Tên dịch vụ, mã lệnh tương ứng, mô tả dịch vụ, cách thức sử dụng, giá cước dịch vụ tương ứng, hướng dẫn hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng, cam kết đồng ý sử dụng dịch vụ;

d) Sử dụng tên định danh xâm phạm các quyền, lợi ích hp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký;

đ) Sử dụng tên định danh trùng với tên của tổ chức Đảng hoặc cơ quan nhà nước.”

a) Cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn hoặc dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi chưa được cấp mã số quản lý;

d) Sử đụng tên định danh khi chưa được cấp giấy chứng nhận tên định danh;

đ) Quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, Internet, tin nhắn, thư điện tử, nhưng không cung cấp thông tin về giá, giá cước;

e) Quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, Internet nhưng giá cước không được hiển thị cùng mã lệnh hoặc thông tin về giá, giá cước có kích thước nhỏ hơn 2/3 mã lệnh;

g) Quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên báo hình nhưng thông tin giá cước bị trôi, chạy;

h) Thu cước dịch vụ đối với các tin nhắn lỗi, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, tin nhắn đã được cung cấp dịch vụ nhưng có nội dung khác với mã lệnh mà doanh nghiệp công bố, tin nhắn do người dùng bị lừa đảo;

i) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động về nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn;

k) Không hướng dẫn thuê bao gửi thông báo tin nhắn rác và phản hồi các thông báo về tin nhắn rác tiếp nhận được;

l) Chậm quá 01 tháng mới cho phép doanh nghiệp đã được cấp mã số quản lý kết nối kỹ thuật với hệ thống của mình để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhn hoặc dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn;

m) Không lưu trữ hoặc lưu trữ dữ liệu không đầy đủ theo quy định;

n) Thời gian lưu trữ dữ liệu ngắn hơn so với quy định;

o) Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn không cung cấp yêu cầu từ chối của người nhận cho người quảng cáo.

c) Cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn mà không sử dụng số gửi tin nhắn quảng cáo do doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động cấp;

d) Không cung cấp công cụ tiếp nhận thông báo tin nhắn rác từ người sử dụng, công cụ đăng ký nhận và từ chối tin nhắn quảng cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Không triển khai hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác tối thiểu có khả năng ngăn chặn tin nhắn rác theo nguồn gửi và từ khóa trong nội dung tin nhắn gửi;

e) Không cung cấp địa chỉ điện tử cho hoạt động gửi tin nhắn quảng cáo, hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

g) Không cung cấp dịch vụ gửi nhận tin nhắn, dịch vụ gửi nhận tin nhắn sử dụng tên định danh cho các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn hoặc nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý;

h) Không cho phép doanh nghiệp đã được cấp mã số quản lý kết nối kỹ thuật với hệ thống của mình để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn hoặc dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn;

i) Phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn;

23. Bổ sung Khoản 4 Điều 40 như sau:

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Không hoàn lại cước theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhn hoặc không thông báo cho người sử dụng về việc hoàn cước;

b) Cung cấp các phần mềm hoặc trang thông tin điện tử có thu cước mà không có chức năng cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý hoặc không đng ý sử dụng dịch vụ vi mức cước tương ứng.

24. Bổ sung Khoản 3 Điều 42 như sau:

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đi với hành vi giả mạo tên hoặc giả mạo địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhn.

25. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 43, bổ sung Khoản 6 Điều 43 lần lượt như sau:

“2. Thu hồi mã số quản lý, tên định danh đi với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 35; Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 38; Điểm d, đ Khoản 1 Điều 39.”

“4. Buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 39; Điểm a, b Khoản 4 Điều 40.

5. Tạm đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 36; Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 38; Điểm a, b Khoản 1, Điểm a, b, c, d, h Khoản 2, Điểm a, b, e Khoản 3 Điều 39; Điểm a, b, đ Khoản 4 Điều 40; Điều 41.”

“6. Buộc thu hồi số tiền có được đối vi hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 5 Điều 34; Điểm i Khoản 3 Điều 37.”

26. Thay thế khái niệm “nhà cung cp dịch vụ tin nhắn” bằng “doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động” tại các Điểm a Khoản 1 Điều 23, Khoản 7 Điều 24, Khoản 2 Điều 26, Điểm d Khoản 3 Điều 37, Điểm c Khoản 3 Điều 39.

Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.