• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/04/2018
UBND TỈNH NAM ĐỊNH
Số: 05/2018/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 3 tháng 4 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định phân cấp, quản lý cây xanh đô thị

trên địa bàn tỉnh Nam Định

                                                                       -------------------------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/N%C4%90-CP&match=True&area=2&lan=1" target="_blank">64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 18/TTr-SXD ngày 21/3/2018 của Sở Xây dựng, Báo cáo thẩm định số 27/BC-STP ngày 16/3/2018 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định; các tổ chức, cá nhân và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH

Phân cấp, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Nam Định

(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)

-------------------------------------

                                                                                                                                                                                                                                                         

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về phân cấp và quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Nam Định.

2. Những nội dung khác liên quan đến quản lý cây xanh không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2010/N%C4%90-CP&area=2&type=0&match=False&vc=True&lan=1" target="_blank">64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện); các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh

1. Khi lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch, dự án xây dựng,... phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh và quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng và các văn bản quy định hiện hành.

2. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện.

4. Việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Lựa chọn chủng loại và cây trồng phải phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan không gian kiến trúc, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

6. Việc trồng mới hoặc cải tạo cây xanh trên các tuyến đường giao thông trong đô thị phải đảm bảo các yêu cầu về hành lang an toàn giao thông và hành lang an toàn lưới điện theo quy định.

Điều 4. Phân cấp quản lý hệ thống cây xanh

1. UBND cấp huyện tổ chức quản lý hệ thống cây xanh tại các đô thị thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức quản lý hệ thống cây xanh trong phạm vi khu công nghiệp do tỉnh quản lý.

          Điều 5. Danh mục cây đường phố, cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng, cây hạn chế trồng và cây bảo tồn

          1. Danh mục cây đường phố theo Phụ lục 1 của Quy định này.

          2. Danh mục cây khuyến khích trồng theo Phụ lục 2 của Quy định này.

          3. Danh mục cây hạn chế trồng trong đô thị theo Phụ lục 3 của Quy định này.

          4. Danh mục cây cấm trồng trong đô thị theo Phụ lục 4 của Quy định này.

          5. Danh mục cây bảo tồn trong đô thị gồm: Cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử - văn hóa.

          6. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục cây khuyến khích trồng, cây trồng hạn chế hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến cơ quan quản lý trước khi trồng đảm bảo không gây ảnh hưởng đô thị. Trường hợp không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì trồng thí điểm trước khi đề xuất thực hiện. Từng bước loại bỏ cây xanh hiện hữu thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị.

Chương II

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH, TRỒNG, CHĂM SÓC,

BẢO VỆ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 6. Quy định chung về quản lý cây xanh

1. Phải được thường xuyên duy trì và thực hiện công tác chăm sóc cây xanh, chặt hạ cây chết, cây sâu mục, thay thế cây không đúng chủng loại, cây làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

2. Kiểm tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch cắt sửa đối với cây lệch tán, nặng tán, cây có cành khô, cành sâu mục, nguy hiểm, cây sống ký sinh, cây vướng đèn tín hiệu giao thông, cây ảnh hưởng đến đèn đường, dây điện, phát hiện cây chết, cây sâu mục, cây nguy hiểm đề nghị cấp phép chặt hạ và có phương án lập kế hoạch khảo sát, lập dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt trồng thay thế theo đúng chủng loại cây vào vị trí cây đã chặt hạ.

3. Đơn vị quản lý lập hệ thống hồ sơ, lý lịch cây xanh, đánh số cây trồng để thuận tiện cho việc quản lý và quy hoạch cây xanh.

4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình lân cận.

Điều 7. Quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh

1. Việc trồng cây xanh phải tuân thủ quy hoạch đô thị, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc trồng cây phải đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây và đảm bảo theo quy định về khoảng cách giữa các cây trồng, khoảng cách tối thiểu đối với lề đường.

3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có các biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

4. Đối với các tuyến phố khi đầu tư, cải tạo, nâng cấp hè, đường, phải xem xét đến hệ thống cây xanh hiện có, có biện pháp bảo vệ cây, tránh chặt rễ cây làm chết cây hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

5. Cây xanh được lựa chọn trồng phải là cây xanh không nằm trong danh mục cây cấm trồng.

Điều 8. Bảo vệ, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà đất của tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc cây xanh trồng trong khuôn viên do mình quản lý.

2. Cây trồng phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; đảm bảo các bộ phận của cây không gây hư hại đến các công trình lân cận thuộc tổ chức, cá nhân khác quản lý.

Điều 9. Quản lý cây xanh thuộc danh mục cây cần bảo tồn, cây di sản đô thị

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cây xanh thuộc danh mục cây cần bảo tồn, cây di sản đô thị trong phạm vi công viên, đường phố, khuôn viên do mình quản lý.

2. Các tổ chức quản lý chuyên ngành về công viên, cây xanh đô thị có trách nhiệm:

a) Tổ chức tốt việc bảo quản, chăm sóc cây xanh thuộc danh mục cây cần bảo tồn trong phạm vi được phân cấp quản lý và hướng dẫn việc bảo quản, chăm sóc đối với cây cần bảo tồn do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

b) Các loại cây được bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn.

c) Thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời đối với cây bị sâu bệnh, cây có cành khô, cây có nguy cơ không đảm bảo an toàn.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành                        

1. Sở Xây dựng:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.

b) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

2. Sở Tài chính:

Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.

3. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh trong khuôn viên khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

b) Kiểm tra, giám sát công tác quản lý cây xanh theo phạm vi quản lý, đảm bảo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

c) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình quản lý cây xanh về Sở Xây dựng theo quy định.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý tại Điều 4 của Quy định này.

2. Chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý cây xanh theo phạm vi quản lý, đảm bảo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Thực hiện công tác thống kê, lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý, phân loại cây, đánh số cây, lập hồ sơ quản lý đối với cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây cần bảo tồn. Hàng năm tổng hợp báo cáo về Sở Xây dựng.

4. Đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm trên địa bàn gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành.

5. Tuyên truyền, vận động, phổ biến các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện quy định về quản lý bảo vệ cây xanh.

6. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn.

Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Các chủ đầu tư dự án quy hoạch đô thị và chủ đầu tư các công trình xây dựng có cây xanh sử dụng công cộng đô thị có trách nhiệm bàn giao cho UBND cấp huyện theo đúng thời gian trong Quyết định chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi chưa bàn giao phải chịu trách nhiệm quản lý theo đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường công viên, vườn hoa, cây xanh công cộng, cây trong khuôn viên khu vực trụ sở và gia đình.

3. Khi phát hiện cây nguy hiểm, cây sâu mục, cây chết và các hành vi phá hoại hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh cần thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng hoặc đơn vị quản lý trực tiếp để kịp thời giải quyết.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Xây dựng) xem xét, quyết định./.


  Phụ lục 1

DANH MỤC CÂY TRỒNG ĐƯỜNG PHỐ

(Kèm theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của UBND tỉnh Nam Định)

 

STT

Loài cây

 

Tên Việt Nam

Tên khoa học

 
 
 

 

I. Cây đại mộc

 

 

1

Dầu nước (Dầu con rái)

Dipterocarpus alatus

 

2

Giáng hương (Dáng hương)

Pterocarpus pedatus pierre

 

3

Long não

Cinnamomum camphora nees et ebern

 

4

Nhạc ngựa (Dái ngựa lá to)

Swietenia mahogani jacq

 

5

Sao đen

Hopea odorata roxb

 

 

II. Cây trung mộc

 

 

1

Huỳnh đàn

Dalbergia tonkinensis prain

 

2

Bằng lăng

Lagerstroemia flosreginae retz

 

3

Muồng hoa đỏ (Osaka đỏ)

Erythrina Fusca

 

4

Ngọc lan

Michelia alba de

 

5

Kèn hồng

Tabebuia Heterophylla

 

 

III. Cây tiểu mộc

 

 

1

Chuông vàng

Tabebuia aurea

 

2

Móng bò tím

Banhinia purpureaes l.

 

3

Móng bò trắng

Bauhinia acuminata

 

4

Tử Vi

Lagerstroemia indica

 

5

Vàng anh

Saraca dives pierre

 

*Ghi chú: Vỉa hè ≥ 5m có thể sẽ bố trí, nghiên cứu loại cây đại mộc, trung mộc, tiểu mộc để trồng (các loại cây không nằm trong danh sách bị cấm)
Phụ lục 2

DANH MỤC CÂY KHUYẾN KHÍCH TRỒNG TRONG ĐÔ THỊ

(Kèm theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của UBND tỉnh Nam Định)

 

STT

Loài cây

 

Tên Việt Nam

Tên khoa học

 
 
 

1

Bằng lăng

Lagerstroemia flosreginae retz

 

2

Chuông vàng

Tabebuia aurea

 

3

Dầu nước (Dầu con rái)

Dipterocarpus alatus

 

4

Giáng hương (Dáng hương)

Pterocarpus pedatus pierre

 

5

Hoàng nam

Polyalthia longifolia

 

6

Huỳnh đàn (Sưa, Trắc thối, Huê mộc vàng) {IA}

Dalbergia tonkinensis prain

 

7

Kèn hồng

Tabebuia Heterophylla

 

8

Lát hoa

Chukrasia tabularis

 

9

Lim xẹt (Lim vàng)

Peltophorum tonkinensis a.chev

 

10

Long não

Cinnamomum camphora nees et ebern

 

11

Lộc vừng

Barringtoria racemosa roxb

 

12

Mai vàng

Ochna integerrima

 

13

Móng bò tím

Banhinia purpureaes l.

 

14

Móng bò trắng

Bauhinia acuminata

 

15

Muồng hoa đỏ (Osaka đỏ)

Erythrina Fusca

 

16

Muồng hoàng yến (bò cạp nước)

Cassia fistula l.

 

17

Muồng tím

 Samanea saman

 

18

Ngọc lan

Michelia alba de

 

19

Ngân hoa

 Grevillea robusta

 

20

Nhạc ngựa (Dái ngựa lá to)

Swietenia mahogani jacq

 

21

Phượng vĩ

Delonix regia raf

 

22

Sanh

Ficus indiaca linn

 

23

Sao đen

Hopea odorata roxb

 

24

Tử Vi

Lagerstroemia indica

 

25

Vàng anh

Saraca dives pierre

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 3

DANH MỤC CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TRONG ĐÔ THỊ

(Kèm theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của UBND tỉnh Nam Định)

 

STT

Loài cây

Lý do hạn chế trồng

Biện pháp hạn chế

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Sữa (Mò cua)

Alstonia scholaris

Hoa có mùi gây khó chịu; cành nhánh giòn, dễ gãy

Hạn chế trồng tập trung quá 02 cây trong phạm vi bán kính 50m

2

Huỳnh liên (Sò đo bông vàng)

Tecoma stans

Cành nhánh mềm, dễ gãy đổ khi mưa bão

Hạn chế  trồng trên đường phố trong đô thị

3

Mù u

Calophyllum inophyllum

Thân cây thường có dáng nghiêng; quả rụng nhiều ảnh hưởng vệ sinh đường phố

Hạn chế  trên đường phố trong đô thị

4

Điệp phèo heo

Enterolobium cyclocarpum

Rễ mọc ngang, lồi trên mặt đất gây hư hại vỉa hè và các công trình hạ tầng kỹ thuật; cành nhánh giòn dễ gãy

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

5

Lọ nồi (Đại phong tử)

Hydnocarpus anthelmintica

Quả to, rụng gây nguy hiểm

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

6

Liễu

Salyx

Không phù hợp trồng trên đường phố đô thị

Chỉ trồng ở dải phân cách, công viên, vườn hoa.

7

Sò đo cam

Spathodea campanulata

Cành nhánh giòn, dễ gãy, quả chín hạt phát tán nhanh

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị, chỉ trồng ở công viên, vườn hoa.

8

Xà cừ (Sọ khỉ)

Khaya senegalensis a.Juss

Rễ mọc ngang, lồi trên mặt đất gây hư hại vỉa hè và các công trình hạ tầng kỹ thuật

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

9

Keo (các loại )

Acacia

Cành nhánh giòn, dễ gãy

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

10

Đa (Da, Đề, Sung)

Ficus

Có rễ phụ làm hư hại công trình; dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh đường phố

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

11

Trứng cá

Muntingia calabura

Quả khuyến khích trẻ em leo trèo; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường

Hạn chế trồng trên vỉa hè đường phố trong đô thị; khi trồng với mục đích sử dụng công cộng khác phải có biện pháp bảo vệ phù hợp

12

Thông 3 lá

Pinus kesiya

 

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị, chỉ trồng ở công viên, vườn hoa.

13

Thông 5 lá

Pinus dalatensis

Là loại cây quý hiếm, sinh trưởng chậm

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị, chỉ trồng ở công viên, vườn hoa.

14

Tre

Bambuseae

Cây có nhiều nhánh nhỏ thấp, phát triển bụi rậm

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

15

Gáo

Sarcocephalus cordatus miq

Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

16

Trôm

Sterculia foetida 1

Quả to, hoa có mùi

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị; trồng tập trung quá 02 cây trong phạm vi bán kính 50m

17

Các loài cây ăn quả

 

Cây có quả khuyến khích trẻ em leo trèo; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố

Khi trồng với mục đích sử dụng công cộng phải có biện pháp bảo vệ phù hợp

18

Đủng đỉnh

Caryota mitis

Quả có chất gây ngứa

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

19

Bàng

Terminalia catappa

Dễ bị sâu (gây ngứa khi đụng phải)

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

20

Viết

Mimusops elengi Linn

Cây bị sâu đục thân gây chết khô

Hạn chế trồng trên đường phố trong đô thị

 


Phụ lục 4

DANH MỤC CÂY CẤM TRỒNG TRONG ĐÔ THỊ

(Kèm theo Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của UBND tỉnh Nam Định)

 

STT

Loài cây

Lý do cấm trồng

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bã đậu (Vông đồng)

Hura crepitas 1

Cây có nhựa và hạt chứa độc tố

2

Bồ hòn

Sapindus mukorossi

Quả có chứa chất độc

3

Bồ kết

Gleditsia triacanthos

Thân có nhiều gai rất to

4

Cao su

Hevea brasiliensis

Cành nhánh giòn, dễ gãy

5

Cô ca cảnh

Erythroxylum novogranatense

Lá có chất cocaine gây nghiện

6

Gòn (Bông gạo)

Ceiba pentandra gaertn

Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả chín phát tán ảnh hưởng vệ sinh đường phố

7

Lòng mức (các loại)

Wrightia

Quả chín phát tán, hạt có lông ảnh hưởng môi trường

8

Mã tiền

Strychnos nux-vomica

Hạt có chứa chất độc

9

Me keo

Pithecellobium dulce

Thân và cành nhánh có nhiều gai

10

Xiro

Carissa carandas

Thân và cành nhánh có nhiều gai

11

Sưng Nam bộ, Sơn lu

Semecarpus cochinchinensis

Nhựa cây có chất làm ngứa, lở loét da

12

Thông thiên

Thevetia peruviana

Hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc

13

Trúc đào

Nerium oleander

Thân và lá có chất độc

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

(Đã ký)

 

Ngô Gia Tự

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.