THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-
BQP ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo
Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ
________________________
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 - 2013;
Căn cứ Nghị định số 74/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TT-BLĐTBXH-BQP ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi tên gọi Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ
Sửa đổi tên gọi Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP) thành “Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội”.
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội sau đây gọi chung là Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP
1. Sửa đổi Điều 3 về xếp lương và phụ cấp lương như sau:
“Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người lao động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội được xếp lương, phụ cấp lương như sau:
1. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên (sau đây gọi chung là viên chức quản lý), người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện xếp lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Công nhân viên quốc phòng, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, thực hiện xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do Tập đoàn Viễn thông Quân đội xây dựng theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương (sau đây gọi là Nghị định số 49/2013/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.”.
2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 4 về đơn giá tiền lương như sau:
“1. Đơn giá tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội được giao ổn định trong hai năm 2014 và 2015 là 200 đồng/1.000 đồng tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương.
Việc xác định chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí chưa có lương thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.”.
3. Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 4 về mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân như sau:
“c. Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân.
Tiền lương bình quân, năng suất lao động bình quân, mức tăng tiền lương bình quân, mức tăng năng suất lao động bình quân được xác định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”.
4. Sửa đổi Khoản 2 Điều 5 về xác định quỹ tiền lương thực hiện hàng năm như sau:
“Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm được xác định căn cứ chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương thực hiện, năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
a) Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được tính theo công thức:
Vthđg = Vđgôd x Cth (2)
Trong đó:
Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương.
Vđgôd: Đơn giá tiền lương được giao ổn định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Cth: Chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương thực hiện.
b) Điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận và năng suất lao động:
- Trường hợp 1: Khi lợi nhuận thực hiện và năng suất lao động bình quân thực hiện bằng hoặc cao hơn lợi nhuận kế hoạch và năng suất lao động bình quân kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được tính theo công thức (2).
- Trường hợp 2: Khi lợi nhuận thực hiện và năng suất lao động bình quân thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch và năng suất lao động bình quân kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo công thức:
Vthđgđc = Vthđg - Vp - Vw (3)
Trong đó:
+ Vthđgđc: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh.
+ Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương tính theo công thức (2).
+ Vp: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, tính theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, tính theo công thức:
Vp = Pkh - Pth (4)
Trong đó:
Vp: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận.
Pkh: Lợi nhuận kế hoạch ứng với đơn giá tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Pth: Lợi nhuận thực hiện.
Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối, tính theo công thức:
1/01/clip_image002.gif" width="203" /> (5)
Trong đó:
Vp: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận.
Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương tính theo công thức (2).
Vcđ: Quỹ tiền lương chế độ được tính theo công thức:
Vcđ = Vcđsq + Vcđlđ (6)
Trong đó:
Vcđsq: Quỹ tiền lương chế độ của viên chức quản lý và người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được xác định bằng số viên chức quản lý và người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực tế sử dụng bình quân nhân với hệ số lương, phụ cấp bình quân theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Vcđlđ: Quỹ tiền lương chế độ của công nhân viên quốc phòng, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xác định bằng số công nhân viên quốc phòng, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thực tế sử dụng bình quân nhân với tiền lương theo hợp đồng lao động bình quân.
Pkh: Lợi nhuận kế hoạch ứng với đơn giá tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Pth: Lợi nhuận thực hiện.
+ Vw: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động (áp dụng đối với trường hợp sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận theo công thức (4) hoặc công thức (5) mà năng suất lao động bình quân thực hiện thấp hơn năng suất lao động bình quân kế hoạch) tính theo công thức sau:
1/01/clip_image004.gif" width="176" /> (7)
Trong đó:
Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương tính theo công thức (2).
Vp: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, tính theo công thức (4) hoặc công thức (5).
Wth, Wkh: Năng suất lao động bình quân thực hiện và năng suất lao động bình quân kế hoạch được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp 3: Khi năng suất lao động bình quân thực hiện thấp hơn năng suất lao động bình quân kế hoạch và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn lợi nhuận kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo công thức:
Vthđgđc = Vthđg - Vw (8)
Trong đó:
+ Vthđgđc: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh.
+ Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện.
+ Vw: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, tính theo công thức:
1/01/clip_image006.gif" width="136" /> (9)
Trong đó:
Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương tính theo công thức (2).
Wth, Wkh: Năng suất lao động bình quân thực hiện và năng suất lao động bình quân kế hoạch, được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp 4: Khi lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch và năng suất lao động bình quân thực hiện bằng hoặc cao hơn năng suất lao động bình quân kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau:
Vthđgđc = Vthđg - Vp (10)
Trong đó:
+ Vthđgđc: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh.
+ Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện.
+ Vp: Phần quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, tính theo công thức (4) hoặc công thức (5).
Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh theo lợi nhuận và năng suất lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này không được thấp hơn quỹ tiền lương chế độ. Trường hợp, khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, đối với người lao động có mức lương chế độ (tính trên cơ sở hệ số lương, phụ cấp lương được xếp theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nhân với mức lương cơ sở hoặc tiền lương theo hợp đồng lao động bình quân) thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì phần chênh lệch giữa mức lương chế độ của những người này và mức lương tối thiểu vùng được tính bổ sung vào quỹ tiền lương thực hiện.
- Trường hợp 5: Khi không có lợi nhuận hoặc lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định bằng quỹ tiền lương chế độ theo công thức (6) Điểm b Khoản 2 Điều này.”.
5. Sửa đổi Điểm c và bổ sung điểm d Khoản 1 Điều 8 về trách nhiệm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
“c) Triển khai xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thực hiện để áp dụng trong Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
d) Thực hiện tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện thí điểm quản lý tiền lương của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2015 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
“a) Có ý kiến về kế hoạch lao động, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và quy chế trả lương để Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện.
b) Lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trước khi có ý kiến với Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh đơn giá tiền lương quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này theo đề nghị của Tập đoàn Viễn thông Quân đội khi Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
d) Thực hiện tổng kết đánh giá kết quả thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2015 theo quy định của pháp luật trong quý III năm 2015.”.
7. Sửa đổi Điểm d Khoản 3 Điều 8 về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
“d) Tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2015.”.
8. Sửa đổi Khoản 2 Điều 9 về hiệu lực thi hành như sau:
“2. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.”.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2014.
2. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.