Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Ban hành Quy định mối quan hệ phới hợp giữa các ngành và UBND cấp huyện trong việc quản lý Nhà nước đới với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

______________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Xét đề nghị của Giám, đốc Sở Công nghiệp tại Công văn số 420/CN-TC ngày 27/10/2000, ý kiến của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về mối quan hệ phới hợp giữa các ngành và UBND các huyện trong việc quản lý Nhà nước đối vối các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Thương mại, Thủy sản, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

TM/UBND TỈNH NGHỆ AN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG

 

QUY ĐỊNH mối quan hệ phối hợp giữa các ngành và UBND các huyện trong việc quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

(Ban hành kèm theo Quyết định số 102/ 2003/QĐ-UB ngày 01 tháng 12 năm 2003 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh của quy định:

Bản quy định này quy định mối quan hệ giữa các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện trong việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Trong bản quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Các ngành và UBND các huyện" là các Sở, Ban, Ngành cơ quan cấp tỉnh có cơ sở sản xuất công nghiệp và các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.

2. "Cơ sở sản xuất công nghiệp" là tất cả các cơ sở có sản xuất các ngành nghề công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện, dầu khí, khai thác khoáng sản, hóa chất (bao gồm cả hóa dược), vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước (Trung ương, ngoại tỉnh và địa phương), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.

Điều 3. Nguyên tắc cơ bản của việc phối hợp.

1. Sự phối hợp giữa các ngành, UBND các huyện dựa trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định, đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau thực hiền tốt chức năng quản lý nhà nước đảm bảo các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

2. Sở Công nghiệp với chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp hoạt động.

Chương II

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP

Điều 4: Nội dung phối hợp.

1. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật, các quy định của Chính phủ, Bộ công nghiệp và các Bộ, ban ngành khác liên quan đến các cơ sở sản xuất công nghiệp;

2. Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển trong lĩnh vực cụ thể;

3. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn công nghiệp theo quy định của Chính phủ, các Bộ và UBND tỉnh.

4. Giải quyết chính sách và các vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp;

5. Thông tin kinh tế thị trường liên quan đến các cơ sở sản xuất công nghiệp;

Điều 5. Trách nhiệm của sở Công nghiệp.

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Hướng dẫn các Phòng Giao thông - Công nghiệp - Xây dựng cấp huyện thực hiện nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

2. Chủ trì dự thảo các văn bản do UBND ban hành (Quyết định, chỉ thị) thực hiện luật, các văn bản dưới luật để quản lý các cơ sở sản xuất công nghiệp; chủ trì dự thảo các văn bản trình UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành các cơ chế, chính sách đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; hoặc để UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ các Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành các cơ chế, chính sách đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.

3. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật, quy hoạch phật triển công nghiệp của tỉnh; Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp và các Bộ, ban ngành khác có liên quan đến các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Phối hợp với các ngành và UBND các huyện giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong trường hợp cần thiết liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh giải quyết.

4. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn công nghiệp theo quy định của Nhà nước; Thông tin kịp thời cho các ngành và UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã cửa Lò về các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước, các tiến bộ KHKT...

5. Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện an toàn kỹ thuật công nghiệp, bao gồm: đăng ký, kiểm định an toàn các thiết bị áp lực thiết bị nâng, an toàn khai thác mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp và môi trường công nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Tham gia thẩm định nội dung các dự án đầu tư về lĩnh vực công nghiệp.

7. Tổ chức giao ban công nghiệp, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp hàng quý, 6 tháng, cả năm và trong từng giai đoạn.

8. Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho ngành, địa phương chủ quản biết.

9. Đề xuất khen thưởng nhũng cơ sở sản xuất công nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, những sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Điều 6. Trách nhiệm của các ngành và UBND các huyện.

1. Lập quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp của ngành phù hợp với quy hoạch công nghiệp của tỉnh; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của mình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định của UBND tỉnh và các Bộ, ban ngành liên quan; thực hiện tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn công nghiệp theo quy định. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc thì trao đổi, phối hợp với Sở Công nghiệp để bàn bạc giải quyết hoặc cùng đề xuất UBND tỉnh và các Bộ, ban ngành liên quan giải quyết.

2. Báo cáo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, cả năm) tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, của địa phương cho Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại các cơ sở sản xuất công nghiệp đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; Khi thành lập mới, tổ chức lại các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước do ngành, địa phương quản lý thì đồng thời gửi báo cáo về Sở Công nghiệp để theo dõi.

            4. Phối hợp, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý sau kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định của Pháp luật.

5. Phản ánh, đề xuất, góp ý kiến, cung cấp thông tin liên quan đến các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc ngành để sở Công nghiệp tổng hợp trình UBND tỉnh ban hành các văn bản (quyết định, chỉ thị...) nhằm quản lý các cơ sở sản xuất công nghiệp; sửa đổi chính sách đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn hoặc đề xuất với Chính phủ, các Bộ, Ngành bổ sung, sửa đổi chính sách đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Điều 7. Phương pháp phối hợp khi giải quyết các công việc cụ thể.

1. Khi có những vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp liên quan đến nhiều ngành thì sở Công nghiệp chủ trì mời các ngành hợp để bàn bạc giải quyết. Nếu vượt quá thẩm quyền thì Sở Công nghiệp có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh để UBND tỉnh chủ trì xem xét, giải quyết.

2. Khi cần họp để giải quyết các vấn đề của cơ sở sản xuất công nghiệp trực thuộc mà liên quan đến nhiều ngành thì ngành, địa phương đó chủ trì mời các ngành liên quan họp để giải quyết; nếu vượt quá thẩm quyền thì ngành, địa phương đó để nghị UBND tỉnh chủ trì. Sở Công nghiệp được mời để tham gia ý kiến.

3. Trong trường hợp cần giải quyết công việc mà không tổ chức họp được, hoặc không cần tổ chức họp thì có thể làm công văn trao đổi, thống nhất ý kiến.

4. Trường hợp cần thiết sở quản lý doanh nghiệp có thể tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn công tác liên ngành.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8.

1. Giao Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, UBND các huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của Bản quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, các ngành, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò phản ánh bằng văn bản về Sở Công nghiệp để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét giải quyết, sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.

UBND tỉnh Nghệ An

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Hồng Trường