THÔNG TƯ
SỐ 21/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC NHẬN TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI VÀO LÀM VIỆC
Thi hành Điều 120 của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Sau khi trao đổi ý kiến với các ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc như sau:
I. DANH MỤC NGHỀ VÀ CÔNG VIỆC ĐƯỢC NHẬN TRẺ EM
CHƯA ĐỦ 15 TUỔI VÀO LÀM VIỆC
1. Diễn viên: Múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v), điện ảnh;
2. Các nghề truyền thống: Chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài;
3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ;
4. Vận động viên năng khiếu: Thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng.
Danh mục nghề, công việc cho phép trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc có thể được sửa đổi, bổ sung khi có yêu cầu, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
II. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC NHẬN TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI
VÀO LÀM VIỆC
Người sử dụng lao động được nhận trẻ em làm các nghề và công việc quy định tại mục I của thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Trẻ em phải đủ 12 tuổi. Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật quy định tại điểm 1 mục I nói trên phải đủ 8 tuổi; Đối với một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ văn hoá - Thông tin quyết định.
2. Có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa;
3. Có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
4. Có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyển địa phương;
5. Môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý của trẻ em và không vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
6. Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm;
7. Đảm bảo thời giam học văn hoá cho trẻ em;
8. Có hợp đồng lao động. Nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 198/CP của Chính phủ về hợp đồng lao động.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc:
a. Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh (kèm theo giấy khai sinh), giới tính, địa chỉ thường trú, trình độ văn hoá, công việc đang làm, họ tên và địa chỉ của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp phát và những điều kiện lao động áp dụng với trẻ em;
b. Đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (mẫu kèm theo);
c. Phải kiểm tra sức khoẻ của trẻ em trước khi tuyển dụng và tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần;
d. Chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khoẻ của trẻ em trong quá trình làm việc;
2. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến thông tư này đến tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn của địa phương; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và tổng hợp tình hình trẻ em chưa đủ 15 tuổi đang làm việc trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghiên cứu giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thị Hằng
MẪU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI
LÀM VIỆC
Kèm theo Thông tư số... BLĐTBXH-TT ngày... tháng... năm
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI
ĐANG LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP,
CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: ......................................
Bộ, Tổng công ty, Sở chủ quản:..............................................................
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh ...........................
.................................................................................................................
STT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Giới tính
|
Trình độ văn hoá
|
Tên công việc
|
Loại HĐLĐ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng.... năm.....
Người sử dụng lao động
(Ký tên và đóng dấu)